Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 66 đến tiết 70

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 66 đến tiết 70

Tiết: 66,67 Văn bản

LẶNG LẼ SAPA

(Nguyễn Thành Long)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Giúp học sinh :

- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ đối với mọi người.

- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của câu chuyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.

- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện : miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.

CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

- Giáo viên : Soạn giáo án, sưu tầm tranh ảnh về Sa Pa, tìm hiểu thêm về SaPa và Nguyễn Thành Long.

- Học sinh : Chuẩn bị bài và soạn câu hỏi trong SGK trang 159

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 66 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	14	tháng	 11	Năm 2009
Ngày dạy: 17 	tháng 11 	năm 2009
Tiết: 66,67 	Văn bản
Lặng lẽ sapa
(Nguyễn Thành Long)
Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh : 
- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ đối với mọi người.
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của câu chuyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện : miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên : Soạn giáo án, sưu tầm tranh ảnh về Sa Pa, tìm hiểu thêm về SaPa và Nguyễn Thành Long.
- Học sinh : Chuẩn bị bài và soạn câu hỏi trong SGK trang 159
Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
? Nhân vật ông Hai trong truyện làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về người nông dân Việt Nam trong kháng chiến ? Tìm một số chi tiết chứng minh điều đó? ( Người nông dân yêu làng, yêu nước).
Bài mới :
I - Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- SaPa, một địa danh thắng cảnh nổi tiếng mà ai cũng đã từng nghe đến, nhưng không chỉ nổi tiếng về thắng cảnh mà nơi đây còn có những con người nổi tiếng bời họ hết sức tận tình và có trách nhiệm trong công việc, một trong số họ đã được nhà văn Nguyễn Thành Long khắc hoạ thật rõ nét trong văn bản Lặng Lẽ SaPa mà ngày hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu.
II - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu chú thích.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung hoạt động
- Yêu cầu đọc phần tác giả sgk/188.
ị Giáo viên nhấn mạnh và chốt ý.
? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ?
- Gv cho hai học sinh tìm hiểu các từ khó trong SGK.
- Hướng dẫn cách đọc : Chậm cảm xúc lắng sâu ị kết hợp tóm tắt tác phẩm. 
? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật nào ? Tác dụng của lối kể này ? 
ị Để họa sĩ xưng tôi khi kể chuyện, trừ một đoạn nhỏ tác giả chuyển điểm nhìn sang cô kỹ sư. ị sáng tạo của tác giả.
- Văn bản chia làm ? đoạn. Nêu ý của mỗi đoạn ?
- Giáo viên dùng bảng phụ để chốt ý.
Đọc sách giáo khoa trang 188.
- Học sinh trả lời.
- Hai em tìm hiểu từ khó theo hình thức hỏi - đáp.
- Học sinh đọc văn bản 
- Kể tóm tắt câu chuyện.
- Học sinh thảo luận và trả lời, nhận xét, bổ xung.
- Học sinh trả lời: Ba đoạn.
- Quan sát, nghe và ghi chép.
I) Đọc – hiểu chú thích.
1) Tác giả.
- Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), quê Quảng Nam.
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và ký ị Hướng vào cuộc sống đời thường. Trưởng thành từ kháng chiến chống Pháp.
2) Tác phẩm.
- Viết 1970 trong một chuyến đi công tác ở Lào Cai ị In trong tập “ Giữa trong xanh ” ( 1972 ).
3) Từ Khó.
- Trang 188.
1) Đọc 
- Ngôi kể ở ngôi thứ ba; điểm nhìn trần thuật vào nhân vật ông họa sĩ già mặc dù không dùng ngôi thứ nhất ị Vẻ đẹp chân thực và khách quan, nổi chất trữ tình, đào sâu suy tư của nhân vật.
2) Bố cục : Ba đoạn.
Đoạn 1 : Từ đầu ị anh ta kia. (181)
ị Giới thiệu cuộc gặp gỡ tình cờ.
Đoạn 2 : Tiếp “ Những lời giới thiệu ị không có vật gì như thế.” (187)
ị Diễn biến cuộc gặp gỡ.
Đoạn 3 : Còn lại.
ị Cuộc chia tay cảm động giữa anh thanh niên và đoàn khách.
III - Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc – hiểu nội dung văn bản.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung hoạt động
GV nêu vấn đề cho học sinh thảo luận:
? Em có nhận xét gì về tình huống truyện ? Vai trò của tình huống này trong việc giới thiệu nhân vật chính? 
ị Giáo viên gợi : ị cốt truyện đơn giản với một tình huống độc đáo ị cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi giữa anh thanh niên và đoàn khách trên đỉnh Yên Sơn.
? Hãy kể tên nhân vật phụ trong truyện và phân loại những nhân vật này
? Nếu thiếu các nhân vật đó câu chuyện có được đầy đủ chủ đề không ? Vì sao ?
ị ông họa sĩ có vị trí quan trọng trong truyện.
- GV Hướng dẫn phân tích nhân vật anh thanh niên 
?Vị trí của nhân vật anh thanh niên trong truyện ? Hãy nhận xét cách miêu tả của tác giả về nhân vật này? ( dụng ý như thế nào ?)
Gợi ý : có hai cách tìm hiểu
+ Lời giải thích của bác lái xe
+ Phút gặp gỡ giưa anh thanh niên và ông họa sĩ, cô kỹ sư
- Theo lời kể của anh thanh niên ta biết được anh làm công việc gì ? trong hoàn cảnh như thế nào ? Em hiểu gì về nhân vật này ?
 Giáo viên gợi : Nơi sống, làm việc, giờ giấc.
? Anh đối với công việc như thế nào ? (Say mê làm việc có ích cho đất nước)
? Em đánh giá như thế nào về cách sống và làm việc của anh thanh niên ?
? Trong đoạn trích, em còn thấy được những chi tiết nào thể hiện tính cách và phẩm chất đáng mến nào của anh thanh niên? Đó là những phẩm chất và tnhs cách gì?
? Khi ông hoạ sĩ vẽ anh , anh thể hiện thái độ như thế nào ? Thái độ đó thể hiện đức tính nào ?
? Qua phân tích , hãy nêu những suy nghĩ của mình về anh thanh niên ?
? Vì sao anh có thể vượt qua những khó khăn thử thách đó ? Và anh còn có những phẩm chất gì khi gặp gỡ với người họa sĩ già và cô kỹ sư trẻ?
?ấn tượng của em về nhân vật anh thanh niên ? ( Giữa thiên nhiên lặng lẽ của Sa Pa vẫn vang lên những sắc màu lung linh, lan tỏa hơi ấm tình người và sự sống của con người lao động ị Giản dị, thiêng liêng, khát vọng .)
* Gv nhấn mạnh để chuyển ý:
- Xác định mục đích công việc ị tìm niềm vui trong cuộc sống ị Tình tiết diễn biến cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ị nhân vật tự bộc bạch tự nhiên, chân thành những nét đẹp tính cách, tâm hồn, tình cảm ị Anh thanh niên hiện lên rõ nét với những phẩm chất tốt đẹp, trong sáng về tinh thần, t/c, cách sống và suy nghĩ về ngh ngh và cách sống ị công việc bình thường lặng lẽ ị có ích cho nhân dân, đất nước.
? Có những nhân vật phụ nào ? Vai trò của từng nhân vật ?
? Ông họa sĩ đóng vai trò gì ? ( Quan trọng sau nhân vật anh thanh niên, là người thể hiện những suy nghĩ, tình cảm cho tác giả. )
? Em hiểu gì về nhân vật cô kỹ sư trẻ? Tác giả đưa nhân vật này có dụng ý gì ? 
(Thoát khỏi sự hiếu kỳ thì có dáng dấp một câu chuyện tình yêu nhưng ở đây tác giả muốn nói đến sự đồng cảm, lý tưởng của thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mỹ)
? Bác lái xe có vai trò gì? (Nổi bật phẩm chất là chú ý quan tâm đến người khác)
? Ngoài những nhân vật trên còn có những nhân vật nào vắng mặt được nhắc đến ? 
(Ông kỹ sư vườn rau, anh bạn ở trạm khí tượng Phan xi păng, anh kỹ sư lập bản đồ sét. )
- Học sinh thảo luận
 - Cốt truyện đơn giản, tình huống độc đáo, cuộc gặp gỡ tình cờ...
Học sinh trả lời được các nhân vật phụ ( Ông họa sĩ, cô gái, bác lái xe...)
- Trả lời, nhận xét và bổ xung.
Học sinh thảo luận
 - Là nhân vật chính: Tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ, mừng được tặng sách, pha trà mời khách, tặng hoa cho cô gái...
Học sinh thảo luận
 - Trên đỉnh Yên Sơn, làm nghề khí tượng...
Học sinh thảo luận
 - Anh xác định rõ mục đích của công việc, chủ động trong cuộc sống.
- Tìm kiếm, tra đổi và trả lời.
- Trao đổi và trả lời, nhận xét và bổ xung.
- Học sinh trả lời: Nhân vật tự bộc bạch 
Học sinh thảo luận
 - Lòng khâm phục, kính trọng.
- HS nghe 
- Học sinh trả lời: Họa sĩ, cô gái, bác lái xe.
- Học sinh trả lời: ít nói, ngỡ ngàng, làm quen với anh thanh niên.
- Nghe và tìm hiểu
- Trả lời, nhận xét và bổ xung.
II. Đọc – hiểu nội dug văn bản.
1) Tình huống truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Tình huống đơn giản ị Tạo thuận lợi cho nhân vật chính xuất hiên tự nhiên ị Anh thanh niên được hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác.
- Nhân vật phụ : Ông họa sĩ, cô gái, bác lái xe ị Nhìn về nhân vật chính ị Tạo sự phong phú đầy đủ, rõ nét về nhân vật chính.
- Ông kỹ sư, anh cán bộ kỹ thuật nghiên cứu về sét vắng mặt ị Bổ sung ý nghĩa tình tiết của truyện ị Thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. 
2) Nhân vật anh thanh niên
a) Vị trí của nhân vật và cách miêu tả
- Anh là nhân vật chính được miêu tả xuất hiện trong cuộc gặp gỡ chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp thời ghi nhận về con người và đất Sa Pa : Có những con người làm việc và lo nghĩ vì đất nước.
b) Những nét đẹp về nhân vật anh thanh niên
- Một mình trên đỉnh cao Yên Sơn 2600 m ị Cô đơn.
- Công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu ngày đêm 4 lần : 1g, 4g, 11g, 19g ị Cô đơn, công việc cần tỉ mỉ, chính xác ị anh vẫn hoàn thành nhiệm vụ và sống vui vẻ.
-> Sống có mục đích, có lí tưởng, làm việc nghiêm túc, tận tâm, tận lực, có ý thức trách nhiệm và kỉ luật cao.
- Gửi gói thuốc làm qùa cho vợ bác lái xe.
- mừng quýnh, cầm quyển sách
- tặng hoa cho cô gái.
- pha trà mời khách
- thèm nghe chuyện dưới xuôi.
-> chân thành, cởi mở, quý trọng tình cảm. 
- Bác đừng vẽ cháucháu giới thiệu với bác những người khác đáng vẽ hơn.
-> khiêm tốn, thành thực, cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.
- Say mê nghề, hiểu được ý nghĩa công việc anh làm là góp phần vào công việc chung của đất nước.
- Anh sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, thích đọc sách quan tâm đến người khác.
- Cởi mở, hiếu khách khiêm tốn.
Bảng phụ
* Anh thanh niên: 
+ Chân thật, tận tuỵ trong công việc ovà với con ngườ; đầy lòng tin yêu cuộc sống.
+ Đó là một cách sống tích cực, tốt đẹp, mới mẻ. 
+ Đó là tấm gương sáng để mọi người lao động noi theo. 
3) Các nhân vật khác :
a) Nhân vật ông họa sĩ:
- Là nhân vật trong truyện vừa là điểm nhìn trần thuật của tác giả.
- Xúc động và bối rối khi nghe anh thanh niên kể chuyện.
- Suy tư sâu sắc về nghề nghiệp, về cuộc sống con người.
b) Các nhân vật khác:
- Cô kĩ sư : Xúc động, bàng hoàng, khám phá cuộc sống của anh thanh niên.
- Bác lái xe ị Vui nhộn ị Sinh động, hấp dẫn ị góp phần làm nổi bật nhân vật anh thanh niên thêm sinh động.
IV - Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết và luyện tập.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung hoạt động
? Truyện hấp dẫn người đọc ở những thành công nghệ thuật nào ? (Có nhiều chi tiết thực, kết hợp giữa tự sự và miêu tả và biểu cảm, cách thể hiện nội tâm nhân vật. )
? Vì sao các nhân vật lại không có tên ? 
(Đó là những con người vô danh, lao động bình thường và thường gặp trong quần chúng nhân dân trên mọi nẻo đường đất nước làm việc và cống hiến)
? Em cảm nhận gì về vai trò công việc đối với đời sống ?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ trang 189.
- Hãy tóm tắt ngắn gọn truyện lặng lẽ SaPa? 
- HS dựa vào ghi nhớ để trả lời.
- Thaolr luận và trả lời các câu hỏi.
- Đọc ghi nhớ.
- Tóm tắt truyện và trình bày trước lớp.
IV) Tổng kết – Ghi nhớ :
1) Nghệ thuật :
- Cốt truyện đơn giản, tạo tình huống tự nhiên, chọn ngôi kể và điểm nhìn trần thuật hợp lí.
- Khắc họa rõ nét tính cách của nhân vật :
+ Qua lời nói, cử chỉ qua việc làm, qua các mặt
2) Ghi nhớ / sgk /189.
V) Luyện tập : sgk/190.
V - Hoạt động 5: Hướng dẫn HS học ở nhà
- Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh thanh niên trong truyện.
- Tìm các yếu tố đối thoại vf độc thoại nội tâm trong hai truyện ngắn: Làng và Lặng lẽ SaPa.
- Chuẩn bị trước bài: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
----------------- ... inh tế, nhạy cảm của nhân vật ông Hai ị Tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu ị Góp phần khắc họa thành công tính cách nhân vật của ông Hai.
3) Ghi nhớ trang 178.
II - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung hoạt động
- Gv Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 tr 178.
 Giáo viên gợi tìm lượt lời của bà Hai.
1) Này, thầy nó ạ !
2) Thầy nó ngủ rồi à ?
3) Tôi thấy người ta đồn ...
- Ông Hai
1)
2) Gì ?
3) Biết rồi !
Giáo viên gợi :
- Vì sao ông Hai bỏ lượt lời (1) mà không trả lời ?
ị Vì chán chường...
ị Tâm lý tình huống nhân vật: Ông Hai thấy không phải với bà Hai; Bà Hai chẳng có lỗi gì ?
Giáo viên gợi học sinh viết đoạn văn sau đó nhận xét, bổ sung.
- Đọc bài tập trang 178.
Học sinh thảo luận và trả lời 
- Học sinh làm vào bảng phụ (nếu có đủ) hoặc giấy khổ to.
- Viết đoạn văn và trình bày trước lớp.
II) Luyện tập
Bài 1 (trang 178).
- Tác dụng của hình thức đối thoại:
a) Nhân vật bà Hai có ba lượt lời.
b) Nhân vật ông Hai có hai lượt lời.
c) Nhận xét : Ông Hai bỏ lượt lời ( 1) thể hiện tâm trạng chán chường đến mức không muốn nói đến cái chuyện làng.
- Hai lượt lời ( 2), ( 3) thì trả lời cộc lốc ị Miễn cưỡng bất đắc dĩ ị Vì đau đớn dằn vặt nên ông Hai chỉ có thể trả lời cho xong chuyện để bà Hai khỏi tủi thânmà thôi.
Bài 2 trang 179.
- Viết đoạn văn.
III - Hoạt động 3: Hướng dẫn HS học ở nhà.
- Hoàn thành bài viết đoạn văn.
- Tìm các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”.
- Chuẩn bị bài mới : Lập dàn ý cho các đề văn ở bài “ Luyện nói”.
--------------------*****-------------------
Ngày soạn:	14	tháng	 11	Năm 2009
Ngày dạy: 21 	tháng 11 	năm 2009
Tiết 65
Luyện nói 
tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh :
- Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thế lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc thứ ba. Trong khi kể có kết hợp miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Rèn luyện kỹ năng nói trên cơ sở những kiến thức tổng hợp vế văn bản tự sự.
- Có ý thức coi trọng các yếu tố trong bài văn tự sự.
Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên : Soạn giáo án, bảng phụ, các đoạn văn tự sự.
- Học sinh : Chuẩn bị bài tập sgk trang 179.
Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới :
I - Hoạt động 1: kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh và tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
 Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung hoạt động
Giáo viên
- Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
- Giáo viên phân nhóm học sinh thảo luận và trình bày trong nhóm sau đó cử đại diện trình bày.
Giáo viên gợi : 
b) Tâm trạng của em như thế nào sau khi gây chuyện.
- Em suy nghĩ, dằn vặt do dự, tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở ?
- Em có những suy nghĩ gì ? Lời hứa với bản thân ? Rút ra bài học gì ? ( Biết sai nhưng không đủ can đảm nói lời xin lỗi. )
- Yêu cầu đọc câu 2 / 179.
b) Nội dung ý kiến của em :
- Phân tích nguyên nhân khiến các bạn hiểu lầm bạn Nam, quan hệ của bạn Nam.
- Những lý lẽ dẫn chứng khẳng định Nam là một người bạn tốt. ( Có nhiều lý do : Gia đình khó khăn...)
- Suy nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối với bạn Nam và bài học chung cho quan hệ bạn bè.
Yêu cầu học sinh đọc bài 3 / 179.
Học sinh trình bày giáo viên nhận xét.
- Yêu cầu các nhóm trình bày một số yêu cầu khi nói.
Yêu cầu người nghe phải chú ý lắng nghe, trật tự, nghiêm túc, biết nhận xét bài nói của bạn và rút ra cách nói trước tập thể cho mình.
- Nói không dùng từ địa phương, hoặc nói ngọng.
Giáo viên cho học sinh nhận xét chung giờ luyện nói.
Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh những mặt được và chưa được của học sinh.
- GV nêu yêu cầu về kỹ năng nói:
- Kỹ năng nói : Tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc.
- Tư thế : Ngay ngắn, nghiêm túc, đàng hoàng, tự tin hướng vào người nghe, thu hút vào nội dung cân nói.
- Diễn đạt bằng lời nói có thể làm thêm điệu bộ, cử chỉ, tuyệt đối không đọc một bài đã được viết sẵn.
- Lời nói phải đảm bảo chuẩn mực, phát âm trong sáng.
Lớp phó học tập cho các nhóm kiểm tra chéo sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
Học sinh thảo luận
- Đề 1 nhóm 1, 2.
- Đề 2 nhóm 3, 4.
- Đề 3 nhóm 5, 6.
Học sinh trình bày theo nhóm và nhận xét.
- Học sinh thực hiện nói trước lớp, các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ xung cho nhóm bạn.
I) Chuẩn bị ở nhà.
- Lập các đề cương cho các đề sau :
Đề 1 trang 179
a) Diễn biến sự việc :
- Gây cho bạn chuyện gì không hay ? Khi nào ? ở đâu ? Hậu quả ? Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm sai trái của em ? 
- Sự việc ở mức độ có lỗi đối với bạn như thế nào ?
- Ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết.
Đề 2 trang 179.
a) Không khí chung của buổi sinh hoạt lớp.
- Một buổi sinh hoạt định kì hay đột xuất.
- Có nhiều nội dung hay chỉ một nội dung là góp ý cho bạn Nam.
- Thái độ của các bạn đối với Nam như thế nào ?
Đề 3 trang 179.
- Đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “ Tôi ”.
- Phân tích suy nghĩ tình cảm của nhân vật ị Kể lại câu chuyện.
- Bày tỏ niềm ân hận đối với vợ.
II) Luyện nói
II - Hoạt động 2: Rút kinh nghiệm giờ luyện nói. 
- GV nhận xét, đánh giá chung về những ưu điểm học sinh đã thực hiện được; những tồn tại cần khắc phụ..
- Giáo viên nhận xét cho điểm các em có bài viết hay và tích cực trong học tập.
- Tổng kết và nhắc nhở học sinh những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể.
III - Hoạt động 3: Hướng dẫn HS học ở nhà.
- Hoàn thành bài nói thành bài viết hoàn chỉnh.
- Chuân bị trước bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
--------------------*****-------------------
Ngày soạn:	14	tháng	 11	Năm 2009
Ngày dạy: 21 	tháng 11 	năm 2009
Tiết 70
người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS : 
- Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Rèn kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn.
- Giáo dục HS ý thức sáng tạo khi tạo lập văn bản .
Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ, tài liệu có liên quan.
- Học sinh:	Chuẩn bị bài theo hướng dẫn trong SGK.
Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Ngôi kể là gì ? Trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” ngôi kể là ngôi thứ mấy ? Tác giả nhìn sự việc ở góc độ nào ? Người kể và ngôi kể có quan hệ gì không ? 
3. Bài mới :
I - Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò cảu người kể trong văn bản tự sự. 
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung hoạt động
- Yêu cầu học sinh đọc văn bản và câu hỏi sách giáo khoa trang 192. 
? Đoạn trích kể về ai, về sự việc gì ?
Người kể chuyện là ai ? Dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện ?
Giáo viên gợi : Anh thanh niên vừa vào kêu lên.
- Cô kỹ sư đỏ mặt.
- Người họa sĩ già quay lại.
? Chuyện được kể ở ngôi thứ mấy ? ? Nếu là một trong ba nhân vật trên thì người kể và lời văn phải thay đổi như thế nào ?
- Yêu cầu đọc câu c trang 193.
? Những câu văn đó là nhận xét của người nào, nói về ai ?
? Căn cứ vào đâu có thể nhận xét người kể chuyện dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi người. mọi hoạt động tâm tư tình cảm của các nhân vật ?
Giáo viên gợi: Thực ra đây là vốn sống, sự từng trải và trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn ị Các hành động được miêu tả một cách khách quan.
? Có những hình thức kể chuyện nào? Kể ở ngôi thứ ba người kể cần phải như thế nào ? Tác dụng của cáh kể này ?
? Vậy người kể chuyện có vai trò gì trong văn bản tự sự ?
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ trang 193.
- Đọc trang 192.
- Học sinh trả lời.
- Cuộc chia tay của ba nhân vật.
Học sinh thảo luận
 - Vì người kể không xuất hiện.
Học sinh trả lời.
- Ngôi thứ ba.
- Đọc câu c trang 193.
Học sinh thảo luận
 - Là lời nhận xét của người kể chuyện.
Học sinh thảo luận
 - Đây chính là sự am hiểu của nhà văn về cuộc sống.
Học sinh trả lời
- Dấu mặt, kể khách quan hơn.
Đọc ghi nhớ tr193.
I) Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
1) Đọc : (VD trang192.)
2) - a) Chuyện kể về cuộc chia tay giữa ba người ( Họa sĩ, cô kỹ sư, anh thanh niên ).
b) Người kể chuyện dấu mặt, không xuất hiện trong câu chuyện ị Ba nhân vật trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan.
- Chuyện kể ở ngôi thứ ba ị Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì người kể và lời văn phải thay đổi; Ví dụ có thể xưng tôi hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đó.
c) Những câu văn đó là nhận xét của người kể chuyện, nhập vào vai anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện.
d) Người kể chuyện không xuất hiện trong đoạn văn tức là đứng ở bên ngoài để quan sát, miêu tả, suy nghĩ, tưởng tượng để hóa thân vào từng nhân vật.
Tóm lại : Người kể chuyện phải am hiểu tất cả mọi sự việc, hoạt động và những diễn biến nội tâm tinh tế của các nhân vật.
3) Ghi nhớ : sgk trang 193.
II - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
 Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung hoạt động
- Yêu cầu đọc bài tập 1 trang 193.
Người kể chuyện là ai ? ở ngôi kể này có những ưu điểm gì ?
Giáo viên gợi : Người kể là tôi ( Chú bé là người trang cuộc ị Kể ở ngôi thứ nhất.)
Yêu cầu học sinh đọc câu b trang 194.
Giáo viên chia nhóm học sinh làm luyện tập ị Mỗi nhóm sẽ viết một nhân vật.
Mỗi nhân vật sẽ bày tỏ được những suy nghĩ, cảm xúc gì khi đóng vai người kể chuyện, các nhân vật đó có những hạn chế gì trong cách thể hiện ?
Học sinh trình bày giáo viên nhân xét.
Đọc bài tập tr 193.
Học sinh thảo luận
 - Chú ý ngôi kể.
Học sinh thảo luận
 - Các nhóm làm vào bảng phụ sau đó trình bày.
II) Luyện tập 
Bài 1 trang 193.
Câu a : Người kể chuyện trong đoạn văn là nhân vật “ Tôi”ị Kể lại cuộc gặp gỡ cảm động với người mẹ của mình sau những năm xa cách.
- Ưu điểm : Miêu tả được diễn biến tâm lý, sâu sắc, phức tạp những tình cảm tinh tế, sinh động của nhân vật tôi.
- Hạn chế: Không miêu tả được những diễn biến nội tâm nhân vật người mẹ ị Lời văn trần thuật dễ nhàm chán, đơn điệu.
Câu b : trang 194.
- Nhân vật anh thanh niên : 
+ Ưu điểm : Cảm xúc khi thấy thời gian hết nên tâm trạng buồn, tiếc rẽ.
+ Tồn tại : Không biết được hoạt động của cô gái.
- Nhân vật cô gái thì có tâm trạng khi thấy anh thanh niên thông báo hết thời gian.
+ Lời muốn nói trong suy nghĩ của cô khi nắm tay anh thanh niên.
- Nhân vật ông họa sĩ già : Tình cảm suy nghĩ như thế nào để quy định thời gian quay lại nơi này một lần nữa; Và không giám nhìn cảnh bọn trẻ chia tay.
III - Hoạt động 3: Hướng dẫn HS học ở nhà.
 - Học ghi nhớ / sgk.
- Làm BT / b ( những phần còn lại ).
- Xác định trong các văn bản “ Làng”, “ Chiếc lược ngà”, “ chuyện người con gái Nam Xương”, người kể thường được đứng ở vị trí nào ? Vai trò ?
 - Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 3

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9(64_70).doc