Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 76: Cố hương

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 76: Cố hương

1. MỤC TIÊU

 1.1.Kiến thức:

 - HS biết:

 + Bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.

 +Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.

 - HS hiểu:

 + Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương.

 + Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.

 + Màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm Cố hương.

 + Những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn1trong truyện Cố hương.

 1.2.Kỹ năng:

 - Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.

 -Vạn dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

 - Kể tóm tắt được truyện.

 

doc 88 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 76: Cố hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16 - Tiết :76
Tuần:16
CỐ HƯƠNG
 Lỗ Tấn 
1. MỤC TIÊU
 1.1.Kiến thức: 
 - HS biết:
 + Bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
 +Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
 - HS hiểu:
 + Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương.
 + Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
 + Màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm Cố hương. 
 + Những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn1trong truyện Cố hương.
 1.2.Kỹ năng: 
 - Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
 -Vạân dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
 - Kể tóm tắt được truyện.
 1.3. Thái độ: 
 Giáo dục tình yêu quê hương. 
 THGDMT: môi trường xã hội và sự thay đổi của môi trường.
2. TRỌNG TÂM
 - Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3. CHUẨN BỊ
 3.1. Giáo viên: bảng phụ ghi bố cục
 3.2. Học sinh: soạn bài, vở bài tập
4.TIẾN TRÌNH
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
 4.2. Kiểm tramiệng: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
 4.3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Vào bài 
 Quê hương – nơi chốn rau cắt rốn của mỗi người.Vì vậy khi xa quê, ai cũng nhớ về quê nhà. Nỗi nhớ quê hương xa vời từng là đề tài cho biết bao nhà thơ từ cổ kim, những khi có dịp về quê cũ (cố hương) sau bao năm xa cách, thì không phải ai cũng vui mừng, hài lòng. Bởi vì, có khi như Hạ Tri Chương trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư:
 Trẻ đi, già trở lại nhà
 Giọng quê không đổi sương pha mái đầu.
 Gặp nhau mà chẳng biết nhau
 Trẻ cười hỏi: khách từ đâu đến làng?
 Sau nhiều năm đi xa, khi nhân vật tôi trong truyện Cố hương của nhà văn Loà Tấn trở lại quê nhà, tuy không đến nỗi bẽ bàng như nhà thơ họ Hạ nhưng cũng bùi ngùi tê tái vì cảnh quê, người quê.Và tâm trạng người về thăm quê lần cuối như thế nào? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc chú ý giọng điệu chậm buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả; giọng ấp úng của nhân vật Nhuận Thổ, giọng chua chát của thím Hai Dương, giọng suy ngẫm, triết lí ở một số câu, đoạn.
- GV đọc một đoạn gọi học sinh đọc tiếp theo và nhận xét, sửa chữa cách đọc.
* Em nêu đôi nét về tác giả:
è GV mở rộng: nguyên mẫu của hình tượng nhân vật Nhuận Thổ là Chương Nhuận Thủy, một con người có thật. 
* Nêu hiểu biết về tác phẩm ?
* Xác định thể loại của tác phẩm?
*Em hãy xác định bố cục của văn bản này?.
õ Có 3 đoạn : (GV sử dụng bảng phụ)
+ Đoạn 1: “Tôi không quản đang làm ăn sinh sống”è “tôi” trên đường về quê.
+ Đoạn 2:“Tinh mơ sáng hôm sausạch trơn như quét” è những ngày “ tôi” ở quê.
+ Đoạn 3: “ Thuyền chúng tôi thẳng tiếnthành đường thôi” è “tôi” trên đường xa quê.
 Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
- GV yêu cầu học sinh tóm tắt truyện: Sau 20 năm xa quê, nhân vật “tôi” trở về thăm làng cũ. So với ngày trước, cảnh vật và con người nơi quê thật tàn tạ, nghèo hèn. Mang nỗi buồn thương, nhân vật “tôi” rời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ được thay đổi.
*Em hãy xác định truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Vai trò, ý nghĩa của cách kể này?
- HS thảo luận nhóm nhỏ, trình bày.
õ GV: Chọn ngôi kể thứ nhất cho nhân vật 
“tôi”, làm tăng đậm chất trữ tình của truyện. (tôi trực tiếp quan sát, cảm xúc, suy ngẫm, phát biểu quan niệm). Nhưng không thể đồng nhất “tôi” và tác giả mặc dù Lỗ Tấn có sử dụng nhiều chi tiết có thật trong cuộc đời mình nhưng đây vẫn là truyện ngắn (với những sáng tạo hư cấu nghệ thuật) có cách kể gần như hồi kí, có sử dụng những chi tiết có thực.
* Em hãy cho biết trong truyện có những nhân vật nào ?
õ Nhân vật anh Tấn (tôi), Nhuận Thổ, chị Hai Dương- nàng Tây Thi đậu phụ, thằng bé Hoàng, thằng bé Thủy Sinh, bà mẹ, những người dân làng.
* Nhận xét phần đầu và phần cuối của truyện tác giả sử dụng không gian, thời gian nào?
* Về:+ Không gian: đi trên con thuyền dưới bầu trời u ám về cố hương.
 + Thời gian: trong đêm khuya
I. Đọc –tìm hiểu chú thích:
1.Đọc:
2. Chú thích:
 - Tác giả: Lỗ Tấn (1881- 1936), tên thật Chu Thụ Nhân, là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Bối cảnh Trung Quốc trì trệ lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX đã thôi thúc nhà văn có ý chí và mục đích lập nghiệp cao cả. Lỗ Tẫn đã để lại công trình các tác phẩm đồ sộ và đa dạng, trong đó có hai tập truyện Gào thét và Bàng hoàng. 
-Tác phẩm: Cố hương là truyện ngắn in trong tập Gào thét.
-Nhân vật trung tâm: “tôi”, nhân vật chính: Nhuận Thổ.
-Thể loại: truyện ngắn có yếu tố hồi kí (không phải hồi kí)
II. Đọc- Hiểu văn bản:
 1.Tóm tắt truyện:
* Đi: +Không gian: Trên con thuyền có thêm mẹ và cháu.
 +Thời gian: hoàng hôn
à Đầu cuối tương ứng
* Cốt truyện diễn ra theo trình tự nào?
* Thời gian
- GV hướng dẫn tìm hiểu nhân vật Nhuận Thổ.
* Em có nhận xét gì về nhân vật Nhuận Thổ trong truyện ?
*Nhân vật Nhuận Thổ hiện lên trong kí ức của “tôi”qua những hình ảnh nào?.
“Kí ức tôi bổng hiện ra một cảnh tượng thần tiên, kì dị: Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm, dưới một bãi cát trên bờ biển, một đứa bé trạc mười một tuổi, cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, dang cố sức đâm theo một con tra”.
 “Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, dầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”, “chưa đầy nửa ngày chúng tôi chơi thân với nhau”.
“Nhuận Thổ hắn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, không sao kể xiết !”.
* Thái độ tình cảm của Tôi đối với Nhuận Thổ lúc nhỏ thế nào?
* Hiện tại, Nhuận Thổ thay đổi như thế nào?
* “Cao gấp hai trước, vàng xạm, nếp răn sâu hoắm. Cặp mắt giống hệt mắt bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên, bàn tay thô kệch vừa nặng nệ vừa nứt nẻ như vỏ câu thông”, “anh đội cái mũ lông chiên rách bươm, áo bông mỏng dính.. người co ro cúm rúm, nói không ra tiếng...
* GDMT: Qua sự thay đổi của Nhuận Thổ trong quá khứ và hiện tại, em nhận xét điều ø gì ảnh hưởng đến sự thay đổi ấy?
- Cuộc sống nghèo khổ đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của con người, cụ thể là Nhuận Thổ.
* Sự thay đổi của Nhuận Thổ phản ánh điều gì của đất nước Trung Quốc?
* Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi kể về Nhuận Thổ?
- Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
2. Nhuận Thổ là nhân vật chính trong tác phẩm:
 Có hai hình ảnh Nhuận Thổ trong truyện, một Nhuận Thổ trong kí ức của người kể chuyện và một Nhuận Thổ trong hiện tại.
a.Nhuận Thổ trong quá khứ: 
 Hiện ra dưới vầng trăng vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh thần tiên và kì dị.
- Nhuận Thổ là cạâu bé khỏe mạnh., sống trong gia đình đầy đu.û
-Thông minh hiểu biết nhiều chuyện.
->Tôi rất khâm phục Nhuận Thổ.
b.Nhuận Thổ trong hiện tại: 
- Không được khỏe.
- Nghèo khổ, vất vả, tội nghiệp.
à Sự khác biệt như vậy phản ánh hiện thực về sự thay đổi của xã hội trung Quốc.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV chia lớp nhiều nhóm thảo luận
* Em hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ?
- GV để các em phát biểu tự do theo cảm tính riêng, không bắt buộc phải nói theo sách.
-Nhuận Thổ thay đổi hoàn toàn, từ hình dáng đến suy nghĩ , tình cảm.
-Nguyên nhân sâu sa: do hiện thực xã hội trung Quốc.
-Chúng ta có suy nghĩ về con đường để mở mang dân trí, phát triển dân tộc.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
 - Đối với bài học ở tiết học này:
 +Tóm tắt truyện, tác giả, tác phẩm.
 +Nhân vật Nhuận Thổ:- Trong hồi ức Nhuận Thổ là người thế nào?
	 - Hiện tại Nhuận Thổ thay đổi ra sao?
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 + “Tôi” là người như thế nào?
 + Chứng kiến sự thay đổi của quê hương và con người tôi có suy nghĩ gì?
 + Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
5. RÚT KINH NGHIỆM :
- Nội dung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Phương pháp:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Bài 16 Tiết 76
Ngày dạy: 28/11/2011 Tuần CM: 16
 CỐ HƯƠNG ( TT )
 1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 
-HS biết:
 +Bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
 +Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
-HS hiểu:
 +Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương.
 +Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuật hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
 +Màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm Cố hương. 
 +Những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn1trong truyện Cố  ... ÄI DUNG BÀI HỌC
4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
* Hoạt động 2:
1.Chọn một đoạn truyện đã học bất kỳ trong các văn bản “ Làng” hoặc “ Lặng lẽ Sa Pa “
? Xác định người kể chuyện trong một đoạn văn cụ thể sau?
Ví dụ: - Ai là người kể chuyện trong đoạn trích sau :
 “ Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai.., nhưng vẫn im lặng” (Lặng lẽ Sa Pa- SGK/ Tr.188 – phần cuối )
2.Chọn một trong ba nhân vật họa sĩ, anh thanh niên , cô kỹ sư)là người kể chuyện, sau đó chuyển thành một đoạn khác sau cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất.
?Phân tích tác dụng của ngôi kể thứ nhất??Ngôi kể này có những ưu , nhược điểm nào?
II. Luyện tập:
1. Xác định người kể chuyện trong đoạn văn:
Ông họa sĩ.
2.Tác dụng của người kể chuyện trong một văn bản:
-Ngôi thứ nhất:
-Ưu:Người kể dẽ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “ tôi’.
-Nhược:khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, 
?So với ngôi kể thú nhất ngôi kể thứ ba có những ưu điểm nào ?
dễ tạo cảm giác đơn điệu trong giọng trần thuật.
-Ngôi thứ ba:
+Ưu điểm:Người kể này lại có mặt tất cả mọi nơi trong văn bản, đã biết hết mọi sự việc, nhìn thấu được nhân vật trong truyện.
 5 Hướng dẫn học sinh tự học:
-Đối với bài học của tiết học này:
+Ghi lại hình dung của em về một người kể chuyện trong một văn bản.
-Đối với bài học của tiết học tiếp theo:
 +Chuẩn bị bài ‘Chiếc lược ngà”
 +Đọc văn bản: tìm hiểu tác giả, tác phẩm
 +Tình cảm cha con của ông Sáu.
V. Rút kinh nghiệm:
-Nội dụng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . -Phương pháp:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . –Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tiết 79, 80
Ô N TẬP TẬP LÀM VĂN
I. Nội dung ôn tập: 
1/ Trọng tâm của chương trình Tập làm văn 9- tập 1:
 - Văn bản thuyết minh: luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
 - Văn bản tự sự :
 + Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận.
 + Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như : đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự; người kể chuyện trong văn bản tự sự.
 2/ Vai trò và tác dụng của các biện pháp, các yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
 - Trong thuyết minh, nhiều khi chúng ta phải biết kết hợp các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động và hấp dẫn.
 - Nếu thiếu các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả, bài văn thuyết minh sẽ khô khan và thiếu sinh động.
3/ Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh:
MIÊU TẢ
THUYẾT MINH
- Đối tượng của miêu tả thường là các sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể.
- Có hư cấu, tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
- Ít dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật.
- Đa nghĩa.
- Đối tượng của thuyết minh thường là các loại sự vật, đồ vật,
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.
- Ít dùng tưởng tượng, so sánh.
- Bảo đảm tính khách quan, khoa học.
- Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.
- Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hoá, khoa học,..
- Đơn nghĩa.
4/ Nhận diện yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại nội tâm: 
 - Miêu tả trong văn bản tự sự:làm cho văn bản cụ thể chi tiết, câu chuyện hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
 - Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:là ý kiến, nhân xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng để câu chuyện thêm phân triết lí.
 - Yếu tố biểu cảm:là những tư tưởng tình cảm của nhân vật thể hiện trong văn bản làm cho câu chuyện sinh động, gần gũi.
- Đoạn truyện có yếu tố miêu tả, biểu cảm: làm cho đoạn văn cụ thể, chi tiết, hấp dẫn và sinh động.
5. Tìm hiểu đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 a.Vai trò, tác dụng: 
 Là hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
b. Ví dụ :
 + Đối thoại : “ Ông lão ôm thằng con út - Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.” ( SGK/ Tr.169- 170; Tp Làng )
 + Độc thoại : 
 “ Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiuphỉ nhổ” ( SGK/ Tr.45-46)
 ( Chuyện người con gái nam Xương)
 + Độc thoại nội tâm:
 Hoạ sĩ nghĩ thầm: “ Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gắp chăn chẳng hạn”.
 ( Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)
6. Tìm hiểu người kể chuyện trong văn bản tự sự
7. So sánh văn bản tự sự ở lớp 9 với kiểu văn bản tự sự ở lớp dưới( lớp 6):
 * Giống nhau: 
 Đều có yếu tố tự sự : có lời kể, có nhân vật, có cốt truyện
 * Khác nhau: 
 - Ở lớp 9, văn tự sự có sự nâng cao: Kết hợp với miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
8. Tìm hiểu văn bản tự sự :
 Trong một văn bản có đủ các yếu tố tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm vẫn được gọi là văn bản tự sự. Vì các yếu tố đó chỉ hỗ trợ, phương thức chính vẫn là tự sự.
 9.Tìm hiểu phương thức biểu đạt:
S
T
T
Kiểu văn bản chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự
M.
tả
Ngh
luận
B. cảm
Th. minh
Đ. hành
1
Tự sự
X
X
X
X
2
Miêu tả
X
X
X
3
Nghị luận
X
X
X
4
Biểu cảm
X
X
X
5
Thuyết minh
X
X
6
Điều hành
10. Tìm hiểu bố cục trong văn bản tự sự
 Bài văn tự sự của HS vẫn đủ 3 phần. Bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, HS đang trong giai đoạn luyện tập, rèn luyện theo những yêu cầu “chuẩn mực” của nhà trường. Sau khi HS đã trưởng thành có thể viết tự do, “phá cách” như các nhà văn”.
11, 12. Tìm hiểu tính tích hợp trong bộ môn ngữ văn :
 Khi học về các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho các em hiểu sâu sắc hơn đoạn trích Truyện Kiều cũng như Truyện làng, lặng lẽ Sa Pa,
Các văn bản tự sự trong SGK Ngữ văn đã cung cấp cho các em các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc,
1.Văn bản thuyết minh:
 a. Tái hiện kiến thức đã học về văn bản thuyết minh:
 Văn bản thuyết minh: là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất của các hiện tượng sự vật trong tự nhiên, xã hội.
 b.Vai trò và tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
- Trong thuyết minh, nhiều khi chúng ta phải biết kết hợp các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động và hấp dẫn.
 - Nếu thiếu các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả, bài văn thuyết minh sẽ khô khan và thiếu sinh động.
 2.Văn bản tự sự:
 a.Tái hiện kiến thức đã học về văn bản tự sự, tóm tắt văn bản tự sự, miêu tả và nghị luận trong văn bản tự sự, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
 b. Liên hệ với các văn bản thuyết minh và tự sự đã học trong chương trình.
 -Thuyết minh: Vì sao lá cây có màu xanh lục, Nông Văn Dân, Cây cọ quê tôi ( SGK lớp 8).
-Tự sự: Trong lòng mẹ, Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương
II.Luyện tập:
1. Xác định và phân tích việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
- Nhân hóa (cây kim đang thuyết minh về mình).
- Làm cho bài văn dí dỏm, sinh động. 
2. Nhận xét vai trò của ngôi kể trong một văn bản tự sự cụ thể:
- Người kể chuỵện theo ngôi thứ ba: là người kể giấu mình, nhưng cái nhìn của người kể này lại có mặt tất cả mọi nơi trong văn bản, đã biết hết mọi sự việc, nhìn thấu được nhân vật trong truyện.
- Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất: thường là nhân vật của truyện hay nhân vật chứng kiến câu chuyện.
-Vai trò của người kể chuyện: dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, kết nối các sự việc, giúp người đọc hiểu về nhân vật, đưa ra nhận xét đánh giá về những điều được kể.
* Ví dụ: Văn bản Lặng lẽ Sa pa kể theo ngôi thứ ba.
 Chiếc lược ngà kể theo ngôi thứ nhất.
3. So sánh các vản bản tự sự khác nhau để thấy sự khác nhau giữa chúng:
 * Giống nhau: 
 Đều có yếu tố tự sự : có lời kể, có nhân vật, có cốt truyện
 * Khác nhau: 
 - Ở lớp 9, văn tự sự có sự nâng cao: Kết hợp với miêu tả, nghị luận, biểu cảm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
4. Phân tích để thấy vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong một văn bản tự sự:
 - Miêu tả trong văn bản tự sự:làm cho văn bản cụ thể chi tiết, câu chuyện hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
 - Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:là ý kiến, nhân xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng để câu chuyện thêm phân triết lí.
 - Yếu tố biểu cảm:là những tư tưởng tình cảm của nhân vật thể hiện trong văn bản làm cho câu chuyện sinh động, gần gũi.
- Đoạn truyện có yếu tố miêu tả, biểu cảm: làm cho đoạn văn cụ thể, chi tiết, hấp dẫn và sinh động.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 85.doc