Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Trả bài kiểm tra tiếng Việt, kiểm tra văn

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Trả bài kiểm tra tiếng Việt, kiểm tra văn

TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT ,KIỂM TRA VĂN

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Qua tiết trả bài giúp HS nhận biết được cách làm bài đủ, đúng ý so với yêu cầu của đề. Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình, từ đó tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để viết văn(cách diễn đạt)

- Giáo dục học sinh: tính cẩn thận khi làm bài

II. Chuẩn bị:

 -GV: Soạn bài và chấm bài làm của học sinh.

- HS: Nhớ lại bài làm của mình.

III. Tiến trình trả bài.

HĐ 1 : Cho hs nhắc lại đề bài kiểm tra tiếng Việt,bài kiểm tra văn

 và xác định yêu cầu của từng đề.

- Học sinh nhắc lại yêu cầu của đề

- HS nêu đáp án trắc nghiệm

- HS nêu đáp án tự luận

-Lớp nhận xét bổ sung

- GV nêu đáp án của từng đề.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Trả bài kiểm tra tiếng Việt, kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18	Ngày soạn: 14/12/2011
Tiết 69	Ngày dạy: 15/12/2011
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT ,KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Qua tiết trả bài giúp HS nhận biết được cách làm bài đủ, đúng ý so với yêu cầu của đề. Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình, từ đó tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để viết văn(cách diễn đạt) 
- Giáo dục học sinh: tính cẩn thận khi làm bài
II. Chuẩn bị:
 -GV: Soạn bài và chấm bài làm của học sinh.
- HS: Nhớ lại bài làm của mình.
III. Tiến trình trả bài.
HĐ 1 : Cho hs nhắc lại đề bài kiểm tra tiếng Việt,bài kiểm tra văn
 và xác định yêu cầu của từng đề.
- Học sinh nhắc lại yêu cầu của đề
- HS nêu đáp án trắc nghiệm
- HS nêu đáp án tự luận
-Lớp nhận xét bổ sung
- GV nêu đáp án của từng đề.
TV
I.Trắc nghiệm: Em hãy đọc kỹ đề và chọn phương án đúng nhất.
Câu 1: Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy ?
A. Xinh xắn. B. Xanh xanh 	C. Đông đủ. 	D. Đo đỏ
Câu 2: Từ nào sau đây là từ ghép chính phụ ?
A. Quốc gia 	B. Sơn hà	C. Thi nhân	D. Giang sơn
Câu 3: Chọn cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “.......nhà xa trường..........em vẫn đi học đúng giờ.”
A. Nếu.....thì.... 	B. Tuy.....nhưng..... 	C. Vì.....nên.... 	D. Chẳng những.....mà còn....
Câu 4: Nghĩa của những tiếng láy có vần ênh(trong những từ lênh khênh, bếp bênh, chênh vênh, lênh đênh) có đặc điểm chung gì?
A. Chỉ sự vật cao lớn, vững vàng. B. Chỉ những gì không vững vàng, không chắc chắn.
C. Chỉ sự vật dễ bị đỗ vở. D. Chỉ những vật nhỏ bé, yếu ớt. 
Câu 5: Đại từ in đậm trong câu thơ sau : “Ai đi đường ấy hỡi ai ,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?”
dùng để trỏ đối tượng nào?
A.Trỏ người 	B. Trỏ vật 	C. Trỏ số lượng 	D. Trỏ hoạt động, tính chất
 Câu 6: Trong các đáp án sau, đáp án nào thích hợp để hoàn thành khái niệm “Từ.................... là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.” ?
A. Từ đồng âm 	B. Từ mượn	C. Từ trái nghĩa 	D. Từ đồng nghĩa 
II. Tự luận: 
Câu 1: Thế nào là đại từ? Xác định đại từ trong các câu sau và cho biết đại từ trong câu đó giữ vai trò ngữ pháp gì ?
a.Hôm sinh nhật Lan , ai cũng vui mừng, hớn hở.
b.Tiếng khóc của nó khiến mọi người đều xót thương.
Câu 2:Đặt câu trong đó mỗi câu sử dụng một cặp từ trái nghĩa:
a. dài - ngắn. b. yêu - ghét.
Câu 3: Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu về thầy cô hoặc bạn bè của em trong đó có sử dụng các từ láy. 
ĐÁP ÁN. Môn TV 7.
I.Trắc nghiệm : (3 điểm).
Mỗi câu đúng 0.5 điểm
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
C
C
B
B
A
D
II. Tự luận
1.
Đại từ: từ để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất.....được nói đến tron g một ngữ cảnh cuả lời nói hay dùng để hỏi
Câu a: Đại từ ai 
- > Làm CN
- Câu b: Đại từ nó
- > Làm phụ ngữ của DT
2
 Hs đặt câu có nghĩa, đúng ngữ pháp và sử dụng cặp từ trái nghĩa dài – ngắn
Hs đặt câu có nghĩa, đúng ngữ pháp và sử dụng cặp từ trái nghĩa yêu – ghét
3.
Yêu cầu học sinh:
- Viết được đoạn văn từ 3 đến 5 câu theo chủ đề đã cho
- Có sử dụng ít nhất 2 từ láy 
MÔN VĂN 
I.Trắc nghiệm: Em hãy đọc kỹ đề và chọn phương án đúng nhất.
Câu 1: Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là:
A. Thần thơ thánh chữ	 B. Nữ hoàng thi ca	
C. Bà chúa thơ Nôm	D.Thi tiên thi thánh.
Câu 2: Điền vào chỗ trống (.........................) cụm từ thích hợp để câu ca dao được trọn vẹn ?
 Thân em như .................................
 Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Câu 3: Bài thơ: “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”của Đỗ Phủ đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự 	B. Biểu cảm 	C. Miêu tả 	D. Cả ba phương thức trên
Câu 4: Bài thơ “Sông núi nước Nam” đã nêu bật nội dung gì ?
A. Nước Nam là một nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.
B. Nước Nam là một đất nước văn hiến. 
C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh.
D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.
Câu 5: Bản dịch “Bài ca Côn Sơn” được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn	B. Ngũ ngôn. C. Lục bát. 	D.Song thất lục bát.
Câu 6: Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của tác giả nào?
A. Đỗ Phủ	B. Lí Bạch	C. Tương Như	D. Trương Kế..
II. Tự luận 
Câu1: 
a.Hãy chép theo trí nhớ cặp câu đề và cặp câu thực của bài thơ “ Qua đèo Ngang” (Bà huyện Thanh Quan). 
b.Cho biết nội dung của các câu thơ đó.
Câu 2: 
a.Hãy chép lại một bài ca dao thuộc chủ đề tình cảm gia đình mà em thích. 
b.Bài ca dao đó đã thể hiện tình cảm như thế nào? 
Câu 3: So sánh sự khác nhau của nhân vật trữ tình thể hiện ở cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
	ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 
	- 
I.Trắc nghiệm: ( 3 điểm) 
- Mỗi câu đúng 0.5 điểm
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
C
trái bần trôi
D
A
C
B
II. Tự luận: 
a. Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
b. cảnh Đèo Ngang đẹp nhưng buồn, hoang vắng...
Cảnh Đèo Ngang lúc xế chiều gồm có cỏ cây, hoa lá.....Cuộc sống cuả con người chỉ hiện lên qua những hình ảnh thấp thoáng (tiều vài chú, chợ mấy nhà). 
2.
a.Yêu cầu học sinh chép đúng bài ca dao thuộc chủ đề 
b.Chỉ rõ được nội dung 
- Chỉ rõ nghệ thuật của bài ca dao đó.
3.Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang”: chỉ một người- nhân vật trữ tình, thể hiện tâm trạng cô đơn của tác giả lúc qua đèo.
Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến chỉ hai người: nhà thơ và bạn thể hiện tình bạn đậm đà, thắm thiết.	
HĐ 2: Nhận xét
- Ưu điểm:
+ Đa số các em nắm được yêu cầu của đề, 
+ Bài kiểm tra tiếng việt làm tốt.
+ Đã có sự đầu tư vào bài làm.
- Tồn tại:
+ Một số em không đọc kĩ đề khi làm bài.phần trắc nghiệm nhiều em còn làm sai.
+ Trình bày cẩu thả, sai lỗi chính tả nhiều,còn tẩy xóa.
+ Chất lượng bài kiểm tra văn chưa cao,phần tự luận câu 2 nhiều em chưa biết cách viết ,còn sai chính tả ,viết hoa tùy tiện.
HĐ 3: GV trả bài cho HS.
-GV tiến hành sửa lỗi cho HS
HĐ 4: Củng cố - dặn dò:
- Chuẩn bị :Thi học kì I
IV. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 18	Ngày soạn: 14/12/2011
Tiết 69	Ngày dạy: 15/12/2011
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT ,KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Qua tiết trả bài giúp HS nhận biết được cách làm bài đủ, đúng ý so với yêu cầu của đề. Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình, từ đó tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để viết văn(cách diễn đạt) 
- Giáo dục học sinh: tính cẩn thận khi làm bài
II. Chuẩn bị:
 -GV: Soạn bài và chấm bài làm của học sinh.
- HS: Nhớ lại bài làm của mình.
III. Tiến trình trả bài.
HĐ 1 : Cho hs nhắc lại đề bài kiểm tra tiếng Việt,bài kiểm tra văn
 và xác định yêu cầu của từng đề.
- Học sinh nhắc lại yêu cầu của đề
- HS nêu đáp án trắc nghiệm
- HS nêu đáp án tự luận
-Lớp nhận xét bổ sung
- GV nêu đáp án của từng đề.
Tiết 70+71 THI HỌC KÌ 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 81.doc