Giáo án Ngữ văn lớp 9 (trọn bộ, chi tiết)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 (trọn bộ, chi tiết)

BÀI 1

TIẾT 1-2

VĂN HỌC

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

(Trích)

Lê Anh Trà

A- Kết quả cần đạt.

1. Kiến thức: Thấy rõ vẻ đẹp văn hoá trong phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương của Bác.

2. Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.

3. Chuẩn bị.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài viết về Bác Hồ.

B- Thiết kế bài dạy - học.

 

doc 194 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 (trọn bộ, chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Bài 1
Tiết 1-2
Văn học
Phong cách Hồ Chí Minh
(Trích)
Lê Anh Trà
A- Kết quả cần đạt.
1. Kiến thức: Thấy rõ vẻ đẹp văn hoá trong phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương của Bác.
2. Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
3. Chuẩn bị.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài viết về Bác Hồ.
B- Thiết kế bài dạy - học.
Hoạt động 1: 
Kiểm tra bài cũ - Dẫn vào bài mới
Hoạt động 2
Hướng dẫn đọc, giải thích từ khó,
Tìm hiểu kiểu loại và bố cục
1. Đọc: Giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết. Giáo viên đọc đoạn 1-2, học sinh đọc tiếp đến hết bài. Giáo viên nhận xét cách đọc.
2. Giải thích từ khó: Chọn kiểm tra một vài từ khó trong 12 từ khó đã được chú giải trong mục chú thích SGK, trang 7.
3. Kiểu loại: Văn bản nhật dụng
4. Bố cục của đoạn trích.
- Văn bản trích có thể chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu.... rất hiện đại: Quá trình hình thành và điều kỳ lạ của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
+ Đoạn 2: Tiếp theo..... hạ tắm ao: Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ.
+ Đoạn 3: Phần c......còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
Học sinh phát biểu về thể loại văn bản và cách chia đoạn của bản thân.
Hoạt động 3
Phân tích chi tiết
1. Đoạn 1: Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
Học sinh đọc lại đoạn 1
+ Giáo viên hỏi: Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ như thế nào? Bằng những con đường nào Người có được vốn văn hoá ấy? Điều kỳ lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì? vì sao có thể nói như vậy?
+ Học sinh lần lượt tìm kiếm, phát hiện trong văn bản, hệ thống hoá, phân tích và suy luận, phát biểu.
+ Định hướng:
- Vốn tri thức văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng.
- Bác đã dày công học tập, rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân.
+ Đi nhiều, có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với văn hoá nhiều nước, nhiều dân tộc, nhiều vùng khác nhau trên thế giới, từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam, khắp các châu lục á, Âu, Phi, Mỹ...
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Nga, Hoa... đó là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hoá với các dân tộc trên thế giới.
+ Có ý thức học hỏi toàn diện, sâu sắc... đến mức uyên thâm, vừa tiếp thu tinh hoa vừa phê phán cái tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
+ Học trong công việc, trong lao động, ở mọi nơi, mọi lúc.
- Điều quan trọng và kỳ lạ nhất của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là: Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam.
- Một lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
- Là sự kết hợp hài hoà những phẩm chất rất khác nhau, thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh. Đó là: truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị.
Hết tiết 1, chuyển tiết 2
2. Đoạn 2: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh thể hiện trong phong cách sống và làm việc của Người.
Học sinh đọc đoạn 2
+ Giáo viên hỏi:
- Phong cách sống của Bác Hồ được tác giả kể và bình luận trên những mặt nào? Em có thể đọc những câu thơ, kể những mẩu chuyện khác cũng nói về điều này? Tác giả bài Đức tính giản dị của Bác Hồ đã viết về vấn đề này như thế nào? 
+ Định hướng:
- Chuyện ở: ngôi nhà sàn độc đáo của Bác ở Hà Nội với những đồ đạc mộc mạc, đơn sơ (có thể cho học sinh xem lại hình ảnh ngôi nhà sàn).
- Trang phục: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp, cái quạt cọ, cái đồng hồ báo thức, cái rađiô...
- Chuyện ăn: đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa...
- Lời bình luận, so sánh: chưa có vị nguyên thủ quốc gia xưa nay nào có cách sống như vậy, giản dị, lão thực đến vậy. Đó là nếp sống của các vị hiền triết xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm - nếp sống thanh đạm, thanh cao.
3. Đoạn 3: ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.
+ Học sinh đọc đoạn cuối cùng
+ Giáo viên hỏi: ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì?
+ Định hướng:
- Giống các vị danh nho: không phải tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, lập dị, mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mỹ về lẽ sống.
- Khác các vị danh nho: đây là lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị Chủ tịch nước, linh hồn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và công cuộc xây dựng CNXH.
Hoạt động 4
Hướng dẫn tổng kết và luyện tập
1. Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh, người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào?
- Kết hợp giữa kể chuyện và phân tích, bình luận
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
- So sánh với các bậc danh nho xưa, đối lập giữa các phẩm chất, khái niệm...
- Dẫn chứng thơ cổ, dùng từ Hán Việt
2. Tóm lại, ta có thể tóm tắt những vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh như thế nào?
Học sinh nói lại nội dung mục Ghi nhớ, trang 8: sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị.
3. Hướng dẫn: Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới vì hoà bình.
4. Rút kinh nghiệm.
Tiết 3
Tiếng việt
Các phương châm hội thoại
A- Kết quả cần đạt.
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về hội thoại ở lớp 8
- Nắm được các phương châm hội thoại học ở lớp 9
2. Tích hợp với Văn qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, với tập làm văn ở bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
3. Kỹ năng: Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội.
B- Thiết kế bài dạy - học
Hoạt động 1
Hình thành khái niệm phương châm về lượng
+ Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu hai ví dụ 1, 2 ở mục I và trả lời các câu hỏi.
1. Câu trả lời của Ba có làm cho An thoả mãn không? Tại sao?
2. Muốn giúp cho người nghe hiểu thì người nói cần chú ý điều gì?
3. Câu hỏi của anh "lợn cưới" và câu trả lời của anh "áo mới" có gì trái với những câu hỏi - đáp bình thường?
4. Muốn hỏi - đáp cho chuẩn mực, chúng ta cần phải chú ý điều gì?
+ Học sinh trao đổi, thảo luận và trả lời:
1. Câu trả lời của Ba không làm cho An thoả mãn vì nó mơ hồ về ý nghĩa. An muốn biết Ba học bơi ở đâu (tức là địa điểm học bơi), chứ không phải An hỏi Ba bơi là gì?
2. Muốn giúp cho người nghe hiểu thì người nói cần chú ý xem người nghe hỏi về cái gì? như thế nào? ở đâu?... 
3. Trái với những câu hỏi - đáp bình thường vì nó thừa từ ngữ:
- Câu hỏi thừa từ cưới
- Câu đáp thừa ngữ Từ lúc tôi mặc
4. Muốn hỏi - đáp cho chuẩn mực, cần chú ý không hỏi thừa và trả lời thừa. cái áo mới này.
+ Giáo viên chốt:
- Khi giao tiếp, cần nhớ nói cho đúng, đủ, không thừa, không thiếu.
+ Giáo viên chỉ định 1 học sinh đọc chậm, rõ Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2
Hình thành khái niệm phương châm về chất
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, tìm hiểu câu chuyện trong SGK và trả lời các câu hỏi.
1. Truyện cười này phê phán thói xấu nào?
2. Từ sự phê phán trên, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
+ Học sinh trao đổi, thảo luận và trả lời:
1. Truyện cười phê phán thói xấu khoác lác, nói những điều mà chính mình cũng không tin là có thật.
2. Từ sự phê phán trên, em rút ra được bài học là: không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.
+ Giáo viên chỉ định 1 học sinh đọc chậm, rõ Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3
Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà
- Thừa cụm từ "nuôi ở nhà"
b. én là một loài chim có hai cánh
- Thừa cụm từ "có hai cánh" 
Bài tập 2: 
a. Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng. 
b. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.
c. Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là nói mò.
d. Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội.
e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng.
Các câu đã điền từ hoàn chỉnh trên liên quan đến phương châm về chất trong hội thoại.
Bài tập 3:
- Truyện thừa câu "Rồi có nuôi được không"
- Vi phạm phương châm về lượng.
+ Cãi chày cãi cối: Ngoan cố, không chịu thừa nhận sự thật đã có bằng chứng.
+ Khua môi múa mép: Ba hoa, khoác lác
+ Nói dơi nói chuột: Nói lăng nhăng, nhảm nhí
+ Hứa hươu hứa vượn: Hứa hẹn một cách vô trách nhiệm, có màu sắc của sự lừa đảo.
Các thành ngữ trên đều chỉ ra các hiện tượng vi phạm phương châm về chất trong hội thoại.
4. Củng cố: Đọc ghi nhớ
5. Hướng dẫn: Soạn bài sau
6. Rút kinh nghiệm.
Tiết 4
Tập làm văn
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Trong văn bản thuyết minh
A- Kết quả cần đạt
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh
2. Tích hợp với Văn qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, với Tiếng việt ở bài Các phương châm hội thoại.
3. Rèn luyện kỹ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
B- Thiết kế bài dạy - học
Hoạt động 1
Thuyết minh sự vật một cách hình tượng, sinh động
Thao tác 1: Củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh.
1. Văn bản thuyết minh là gì?
2. Văn bản thuyết minh được viết ra nhằm mục đích gì?
3. Hãy kể ra các phương pháp thuyết minh thường dùng đã học?
+ Học sinh trả lời:
1. Văn bản thuyết minh là: Kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) khách quan và đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
2. Mục đích của văn bản thuyết minh là: Cung cấp tri thức (hiểu biết) khách quan về những sự vật, hiện tượng, vấn đề... được chọn làm đối tượng để thuyết minh.
3. Các phương pháp thuyết minh thường dùng đã học là: Định nghĩa, ví dụ, liệt kê, dùng số liệu, phân loại, so sánh...
Thao tác 2:
+ Giáo viên chỉ định từ 1 đến 3 học sinh đọc diễn cảm văn bản Hạ Long - Đá và Nước trong SGK.
1. Văn bản này thuyết minh vấn đề gì? vấn đề ấy có khó không? tại sao?
2. Để cho sinh động, ngoài những phương pháp thuyết minh đã học, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
+ Học sinh trao đổi, thảo luận và trả lời:
1. Văn bản này thuyết minh về "sự kỳ lạ của Hạ Long". Đây là một vấn đề khó thuyết minh, vì:
- Đối tượng thuyết minh rất trừu tượng (giống như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, đạo đức...)
- Ngoài việc thuyết minh về đối tượng, còn phải truyền được cảm xúc và sự thích thú tới người đọc.
2. Ngoài các phương pháp thuyết minh đã học, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật như miêu tả, so sánh... chẳng hạn:
+ Bắt đầu sự miêu tả sinh động: "Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến cô tận và có tri giác, có tâm hồn ... hích trong SGK, GV kiểm tra hiểu biết của học sinh qua một vài chú thích bất kì.
2. Ngôi kể và bố cục đoạn trích.
+ Ngôi kể: ngôi thứ nhất
+ Bố cục: 3 đoạn.
* Nhận xét: Câu chuyện hồi tưởng được kể theo trình tự thời gian.
Hoạt động 4
Hướng dẫn đọc- hiểu và phân tích chi tiết
1. Vì sao những đứa trẻ chóng thân nhau?
+ Giáo viên hỏi:
- Vì sao A-li-ô-sa và ba đứa trẻ con viên đại tá già sớm quen thân và quý mến nhau? Có phải chỉ vì A-li-ô-sa cứu được một đứa thoát hiểm hay không?
- Dựa vào lời giới thiệu tác phẩm, hoàn cảnh của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ để tìm hiểu và giải thích nguyên nhân.
+ Học sinh phân tích, suy luận, phát biểu.
Định hướng
Do sự tình cờ, A-li-ô-sa góp sức cứu đứa nhỏ rơi xuống giếng nên ba đứa trẻ nhà Ôp-xi-an-cốp biết được lòng tốt của A-li-ô-sa và thích rủ A-li-ô-sa sang chơi.
A-li-ô-sa mất bố sớm, mẹ lại đi lấy chồng khác, có mẹ mà như không, lại thường bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà ngoại hiền hậu thương yêu. Qua trò chuyện, A-li-ô-sa biết ba đứa trẻ giàu có kia tuy sống trong cảnh giàu sang, nhưng cũng chẳng sung sướng gì. Mẹ chết, sống với gì ghẻ, bị bố cấm đoán. đánh đòn...
Chính cùng phải sống trong hoàn cảnh thiếu tình thương yêu của cha mẹ nên A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia
(Hết tiết 84, chuyển tiết 85)
2. Những quan sát và nhận xét của A-li-ô-sa.
+ Giáo viên dẫn dắt và nêu câu hỏi:
- Trước khi quen thân, nhìn sang nhà hàng xóm, A-li-ô-sa chỉ biết ba đứa trẻ cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc.
- Khi ba đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, phải sống với gì ghẻ mà chúng gọi là mẹ khác, thì chúng ngồi lặng đi... trong quan sát và cảm nhận của A-li-ô-sa, em thấy như thế nào?
+ Học sinh phát hiện, phát biểu.
Định hướng
Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con.
So sánh thật chính xác, khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con mất mẹ sợ hãi, co cụm vào nhau khi thấy diều hậu, đồng thời toát lên sự thông cảm của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
+ Học sinh đọc đoạn 2, chú ý thái độ của ba đứa trẻ trước những câu hỏi của bố.
+ Giáo viên hỏi: Hình ảnh ba đứa trẻ khi bị bố mắng tiếp tục hiện lên dưới sự quan sát và cảm nhận của bé A-li-ô-sa như thế nào? Điều đó khẳng định thêm phẩm chất gì của A-li-ô-sa?
+ Học sinh phát biểu.
Định hướng
Khi đại tá xuất hiện, hách dịch hỏi: Đứa nào gọi nó sang? Thì: cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.
Đây là lần thứ hai tác giả dùng so sánh này. So sánh vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài của ba đứa trẻ, vừa thể hiện tâm trạng của chúng.
Một lần nữa A-li-ô-sa tỏ ra thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ.
3. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
+ Giáo viên nêu vấn đề: Trong khi kể chuyện, tác giả hay lồng những chuyện đời thường với chuyện cổ tích. Đó là một đặc điểm của nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích này. Vậy cụ thể ra sao và tác dụng nghệ thuật của biện pháp đó, theo nhận xét của em?
+ Học sinh thảo luận, phát biểu.
Định hướng
Chuyện đời thường hằng ngày và truyện cổ tích được kể lồng vào nhau qua một số chi tiết trong đoạn trích:
- Mấy đứa trẻ vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ- mẹ khác, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến mụ dì ghẻ độc ác trong các chuyện cổ tích mà em được nghe bà ngoại kể.
- Chi tiết mẹ thật của mấy đứa trẻ. Mẹ thật của các cậu thế nào cũng về...Biết bao lần những người chết, thậm chí đã xảy ra từng mảnh, chỉ cần vẩy cho ít nước phép là lại sống lại, có biết bao người chết mà không phải chết thật vì bị bọn phù thuỷ phù phép.
- Chi tiết người bà nhân hậu. Người kể nhiều chuyện cổ tích tuyệt diệu cho cháu nghe, mỗi khi quên, A-li-ô-sa lại chạy về với bà.
- Mấy đứa trẻ tên là gì, ta không rõ, hay tác giả cố tình không kể ra, hoặc ông đã quên mất tên chúng...
- Dù sao, với cách kể này, câu chuyện càng trở nên khái quát và càng màu sắc cổ tích nhiều hơn, đậm đà hơn.
Hoạt động 5
Hướng dẫn tổng kết và luyện tập
1. Học sinh nói lại nội dung mục Ghi nhớ trong SGK, GV nhấn mạnh và khái quát lại những điểm chính.
+ Về nội dung chủ đề:
- Tình bạn thân thiết giữa chú bé A-li-ô-sa với ba đứa trẻ hàng xóm sống thiếu tình thương, bất chấp những cản trở của người lớn.
- A-li-ô-sa đứa trẻ tốt bụng và cứng cỏi.
+ Về nghệ thuật kể chuyện:
- Tự thuật, nhớ lại và hình dung, tưởng tượng lại những ấn tượng thời thơ ấu thơ. So sánh chính xác. Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lí nhân vật. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau.
Bài 17
Tiết 86
Tập làm văn
Trả bài tập làm văn số 3
A. Kết quả cần đạt
1. Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về văn bản tự sự.
2. Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong việc viết văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận.
3. Biểu dương những bài viết tốt và cho cả lớp cùng trao đổi để rút kinh nghiệm.
B. Thiết kế bài dạy- học
Hoạt động 1
Nhận xét về cách phân tích đề bài
(* Giả định chọn đề tài 1: Hãy kể vê một lần trót xem nhật kí của bạn)
+ Giáo viên gợi dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
1. Có xác định được tình huống do đề bài đặt ra hay không?
2. Có xác định được ý chính cần có hay không?
Hoạt động 2
Xác định về phương pháp
+ Giáo viên gợi dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
1. Cần viết văn bản với các phương thức nào là chính?
2. Các yếu tố nào có vai trò bổ trợ?
Hoạt động 3
Đánh giá chung về bài làm của cả lớp
+ Giáo viên nhận xét:
1. Số bài đạt được yêu cầu nêu ở hai hoạt động trên? Tính tỉ lệ phần trăm.
2. Số bài chưa đạt yêu cầu? Tính tỉ lệ phần trăm.
3. Các vấn đề khác như diễn đạt, ngữ pháp, chính tả...
Hoạt động 4
Đọc một số đề bài thẩm định
+ Giáo viên cho học sinh đọc một số bài và hướng dẫn trao đổi, thảo luận:
1. Hai bài tốt,
2. Hai bài kém,
3. Trao đổi, thảo luận để rút kinh nghiệm chung.
Hoạt động 5
Trả bài
+ Giáo viên trả bài và yêu cầu học sinh trao đổi bài cho nhau xem để cùng rút kinh nghiệm. 
- Sau khi học sinh trao đổi, rút kinh nghiệm, giáo viên có thể nhấn mạnh lại một số vấn đề và dặn dò học sinh chuẩn bị cho những bài viết ở học kì II.
Tiết 87
Trả bài kiểm tra
Truyện và thơ hiện đại,
Bài kiểm tra tiếng việt
A. Kết quả cần đạt
1. Giúp học sinh một lần nữa, ôn lại những kiến thức cơ bản và hệ thống về những chùm truyện và thơ Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình và SGK Ngữ văn 9, tập 1; củng cố thêm một lần nữa các kĩ năng làm bài của bản thân, có phương hướng bổ khuyết trong học kì II.
2. Tích hợp với Tiếng Việt và Tập làm văn trong quá trình trả bài, sửa chữa bài viết.
3. Rèn kĩ năng tự nhận xét và sửa chữa bài làm của bản thân.
4. Chuẩn bị:
+ Thầy: chấm bài, ghi chép tư liệu, soạn thiết kế giờ trả bài cũ; có thể viết một, hai bài tham khảo dựa trên các bài làm khá, giỏi của học sinh trả bài trước cho học sinh khoảng một đến ba ngày.
+ Trò: Tự nhận xét bài làm của mình so với đáp án, trên cơ sở đọc kĩ lời nhận xét và sửa chữa của thầy trên văn bản bài viết.
B. Thiết kế bài dạy- học
Hoạt động 1
Kiểm tra nhận thức của học sinh về đáp án và biểu điểm
(Đã phát trước cho học sinh cùng với bài làm)
+ Giáo viên kiểm tra xác suất một vài em, một vài câu theo đáp án và biểu điểm; nhận xét.
+ Trả lời thoát li văn bản đáp án.
Hoạt động 2
Nhận xét chung về bài làm của học sinh
+ Giáo viên nêu những nhận xét tổng hợp về kết quả làm bài của học sinh (ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu) về các mặt nội dung, hình thức làm bài, phần trắc nghiệm, phần tự luận; có thể phân tích nguyên nhân so với các bài kiểm tra trước đó.
+ Học sinh nêu ý kiến trao đổi, bổ sung.
Hoạt động 3
Sửa chữa chọn lọc các lỗi tiêu biểu
+ Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh sửa chữa trên bảng một số lỗi tiêu biểu và tập trung về nội dung và hình thức, phần trắc nghiệm và phần tự luận (do giáo viên tự chọn).
+ Học sinh tiếp tục sửa chữa các lỗi trong bài làm của bản thân.
+ Theo nhóm, 2 học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi bài làm cho nhau để đọc và sửa chữa một lần nữa.
+ Học sinh có thể có ý kiến đề nghị giáo viên giúp đỡ trong quá trình sửa chữa.
Hoạt động 4
Hướng dẫn đọc- bình
+ Giáo viên lựa chọn 1 bài làm khá nhất (phần tự luận), 1 bài khá, 1, 2 đoạn viết thành công về mặt này hay mặt khác, đọc hoặc giao cho học sinh đọc.
+ Học sinh nêu những ấn tượng, nhận xét về các bài và đoạn vừa nghe.
+ Lời bình ngắn gọn của giáo viên.
+ Giáo viên có thể đọc hoặc phát cho học sinh về đọc ở nhà những bài viết tham khảo của mình.
+ Học sinh tiếp tục về sửa chữa bài làm và đọc các bài viết tham khảo ở nhà.
Tiết 88, 89
Tập làm văn
Tập làm thơ tám chữ
(Tiếp theo tiết 54)
A. Kết quả cần đạt
- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
- Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.
B. Thiết kế bài dạy- học
Hoạt động 1
Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ
1. Thế Lữ
2. Xuân Diệu
3. Vũ Hoàng Chương
4. Hàn Mặc Tử
* Nhận xét:
- Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân một cách rất linh hoạt; có vần trực tiếp tạo thành cặp ở hai câu thơ đi liền nhau: sao - bao, quang - mang, có vần gián cách: huyết - siết, ta - da
- Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi, sau đó cách ngắt nhịp cũng rất linh hoạt.
Hoạt động 2
Viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ
* Yêu cầu:
- Câu mới viết phải đủ tám chữ.
- Phải đảm bảo sự lô-gíc về ý nghĩa với những câu đã cho.
- Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho.
a.
Cảnh mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước
...?
(Đỗ Bạch Mai: Trước dòng sông)
* Gợi ý:
Có thể chọn một trong các câu gần đủ tám chữ sau:
- Mà sông sông chưa vẫn chảy...
- Bởi đời tôi cũng đang chảy...
- Sao thời gian cũng chảy...
b.
Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
Như người yêu khác hẳn với tình nhân
Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
...?
(Phạm Công Chứ, Vô đề)
* Gợi ý:
* Có thể chọn một trong các câu gần đủ tám chữ sau:
- Chợt quen nhau chưa thể gọi...
- Một cành hoa đâu đã gọi...
- Mùa đông ơi, sao đã vội...
c.
Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng
Và mưa rơi thật dịu dàng, êm lặng
..?
(Bế Kiến Quốc: Dâu da xoan)
* Gợi ý:
* Có thể chọn một trong các câu gần đủ tám chữ sau:
- Sao bâng khuâng trước những cánh...
- Cho một người thơ thẩn ngắm...
- Chợt giật mình nghe ai gọi...
d.
Có lẽ nào để tuột khỏi tay em
Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ
Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ
...?
Hoạt động 3
Tập làm thơ tám chữ theo đề tài
* Gợi ý:
1. Nhớ trường:
Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế
Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng?
2. Nhớ bạn:
Ta chia tay nhau, phượng đỏ đầy trời
Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi...

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 9 tap 1 rat hay.doc