Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Tinh Nhuệ

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Tinh Nhuệ

A. Mục tiêu:

 Học sinh:

- Tìm hiểu con đường hình thành phong các văn hóa Hồ Chí Minh.

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.

B. Chuẩn bị :

- Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và nơi làm việc của Bác trong khuôn viên Chủ Tịch Phủ.

- Đọc sách : Bác Hồ , Con người - phong cách.

C. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức

 2. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

3. Giới thiệu bài mới:

- Cho học sinh xem ảnh Bác Hồ đọc báo trong vườn Chủ Tịch Phủ.

- Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà con là danh nhân văn hoá thế giới . Bởi vậy , phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn - một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây phần nào sẽ trả lời cho câu hỏi ấy.

 

doc 426 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Tinh Nhuệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 1
Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh. 
 lê anh trà
A. Mục tiêu:
 Học sinh:
- Tìm hiểu con đường hình thành phong các văn hóa Hồ Chí Minh.
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và nơi làm việc của Bác trong khuôn viên Chủ Tịch Phủ....
- Đọc sách : Bác Hồ , Con người - phong cách.
C. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức
 2. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Giới thiệu bài mới:
- Cho học sinh xem ảnh Bác Hồ đọc báo trong vườn Chủ Tịch Phủ.
- Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà con là danh nhân văn hoá thế giới . Bởi vậy , phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn - một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây phần nào sẽ trả lời cho câu hỏi ấy.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt.
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc.
- Giáo viên đọc đoạn 1,2 học sinh đọc tiếp :
- Giáo viên nhận xét cách đọc.
- Giáo viên kiểm tra một vài từ khó ở chú thích.
? Em hãy xác định thể loại của văn bản?
? Văn bản này được trích từ bài viết nào ? Của ai?
? Theo em văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và phân tích văn bản.
Học sinh đọc đoạn 1.
-GV: Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước 1911, Người ra nước ngoài. Bác đã trải hơn 10 năm lao động cực nhọc, đói rét, làm phụ bếp, quét tuyết, đốt than, làm thợ ảnh miễn sao sống được để làm CM. Người đã sang Pháp vòng quanh châu Phi, sang Anh, châu Mỹ, nhiều nước châu Âu
? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ như thế nào?
? Bằng con đường nào Người có được vốn tri thức văn hoá ấy?
? Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì? Vì sao có thể nói như vậy?
Giáo viên kết luận: Sự đôc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sư kết hợp hài hoà những phong cách rất khác nhau, thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh đó là truyền thống và hiên đại, Phương Đông và Phương Tây , xưa và nay, dân tộc và quốc tế , vĩ đại và bình dị....
-> Một sự kết hợp thông nhất và hài hoà bậc nhất trong lịch sử, dân tộc từ xưa đến nay. 
- GV hướng dẫn HS tổng kết tiết học- chuyển tiết 2.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc :giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết. 
2. Từ khó.
- Bất giác: tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.
- Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kì, bày vẽ.
3. Thể loại: 
- Văn bản nhật dung thuộc chủ đề : sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 
4. Bố cục của văn bản: 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu.........rất hiện đại: Quá trình hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Đoạn 2:Tiếp.........hạ tắm ao : Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác.
-Đoạn 3: Còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh . 
II. Phân tích:
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Vốn trí thức văn hoá của Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng ( ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc, nhân dân thế giới , văn hoá thế giơí sâu sắc như Bác.)
- Nhờ Bác đã dày công học tập , rèn luyện không ngừng suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân.
- Vốn tri thức rộng
+ Đi nhiều nơi , tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ Phương Đông đến Phương Tây, khăp các Châu lục á, Âu,Phi ,Mỹ..
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài,...-> Đó là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu với các dân tộc trên thế giới .
- Vốn tri thức sâu:
+ Qua công việc, lao động mà học hỏi ...đến mức khá uyên thâm.
+ Học trong mọi nơi, mọi lúc.
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế tiêu cực.
=> Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc ở Người để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, bình dị ,rất Phương Đông, rất Viêt Nam nhưng cũng rất mới và rất hiện đại. 
 Hoạt động 3:III. Luyện tập.	
	GV yêu cầu HS kể một số câu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh và con đường hoạt động của Bác.
 Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
- Sưu tầm những câu thơ viết về phong cách Hò Chí Minh.
- Chuẩn bị các đoạn 2 và 3.
Tiết 2
 Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh. 
 lê anh trà (Tiếp)
A. Mục tiêu :
 Học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị được cụ thể hóa trong nếp sống, sinh hoạt, trong tư tưởng của Người.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị :
- Đọc sách : Bác Hồ , Con người - phong cách.
C. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ: ? Vấn đề mà văn bản bàn luận là gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa gì trong cuộc sống hiện nay?
3. Giới thiệu bài mới:
	- ở chương trình văn học các lớp dưới, chúng ta đã biết đến Hồ Chí Minh trên tư cách là một nhà thơ, một nhà văn chính luận xuất sắc. Bài học hôm nay, chúng ta lại biết đến phong cách của người , Người là sự kết tinh những giá trị tinh thần của ND ta suốt 4000 năm lịch sử ; ở Người truyền thống DT được kết hợp hài hoà với tinh hoa văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá là nét nổi bật trong p/cách Hồ Chí Minh.
GV dẫn.
Học sinh đọc đoạn 2
? Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
? Vì sao có thể nói lối sông của Bác Hồ là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Giáo viên đọc các câu thơ của Tố Hữu ca ngợi về Bác:
 "Mong....lối mòn"
? Điểm giống và khác nhau giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết xưa ?
 HS suy nghĩ – trao đổi
- Điểm giống : giản dị _ thanh cao
- Khác : - Chí sĩ NT – NBK là những nhà nho tiết tháo khi XH rối ren gian tà ngang ngược, từ bỏ công danh phú quí lánh đục về trong, lánh đời, ẩn dật, giữ cho tâm hồn an nhiên tự tại...
 - HCM chiến sĩ c/sản sống gần gũi như quần chúng đồng cam cộng khổ với ND làm CM.
Giáo viên phân tích câu: "Thu...tăm ao" để thấy vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc thanh cao. 
 HCM đã từng đi nhiều nơi, đến nhiều nước, tiếp thu tinh hoa của văn hoá thế giới song vẫn giữ lại cho mình một cuộcsống giản dị, tự nhiên không fô trg đó là lối sống của người dân VN (nơi chốn quê hương) đậm chất á Đông
 Học sinh đọc đoạn 3
? Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp phong cách Hồ Chí Minh .
? Từ đó rút ra ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì? 
? Để làm nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh , người viết đã dùng nhưng biện pháp nghệ thuật nào?
? Vậy qua bài học em thấy được những vẻ đẹp gì trong phong cách của Hồ Chí Minh ? 
I. Tìm hiểu chung:
II. Phân tích:
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
2. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh thể hiện trong phong cách sống và lam việc của Người.
- Có lối sống vô cùng giản dị:
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ....
+ Trang phục hết sức giản dị....
+ Ăn uống đạm bạc
- Cách sống giản dị đạm bạc nhưng vô cùng thanh cao, sang trọng
+ Đây không phải la lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời , hơn đời.
+ Đây là lối sống có văn hoá -> môt quan niệm thẩm mỹ , cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. 
=> Nét đẹp của lối sống rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh ( gợi cách sống của các vị hiền triết xưa )
- Bác được hưởng chế độ đặc biệt nhưng Bác đã tự nguyện chọn cho mình một lối sống vô cùng giản dị, thanh cao.
3. ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh
 -Lối sống thanh cao, giản dị mang đậm phong cách á Đông.
-Quan niệm thẩm mỹ về cái đẹp : Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên
- Di dưỡng tinh thần
Đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
III. Tổng kết : 
1. Nghệ thuật :
- Kết hợp hài hòa giữa kể chuyện, phân tích, bình luận
- Dẫn chứng chọn lọc chi tiết tiêu biêủ.
- So sánh , sử dụng trích dẫn thơ hợp lí.
- Sử dụng thành công biện pháp đối lập .
2.Nội dung
- Ghi nhớ : SGK
IV. Luyện tập.	
	GV yêu cầu HS kể một số câu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh và con ddường hoạt động của Bác.
4: Củng cố- Dặn dò
- Học sinh thảo luận các tình huống, biểu hiện của lối sống có văn hoá (thuộc chủ đề hội nhập và giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc)
- Soạn bài : Các phương châm hội thoại.
Tiết 3 
các phương châm hội thoại.
A. Mục tiêu.
- Củng cố kiến thức đã học về hội thoại lớp 8.
- Nắm được các phương châm hội thoại học ở lớp 9.
- Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội.
B. Chuẩn bị .
- Giáo viên đọc, soạn bài, bảng phụ.
- Giáo viên đọc các tài liệu liên quan đến bài dạy.
- Học sinh đọc trước bài ở nhà.
C. Các hoat động dạy học. 
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ: ? GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS?
3. Giới thiệu bài mới:
- Giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại khái niệm " hội thoại"
- Hội thoại nghĩa là nói chuyện với nhau.Nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp. Tục ngữ có câu "Ăn không .......nên lời " nhằm chê những kẻ không biết ăn nói trong giao tiếp . Văn minh ứng xử là một nét đẹp của nhân cách văn hoá . "Học ăn .....học mở" là nhưng cách học mà ai cũng cần học , cần biết.
-Trong giao tiếp có những quy định tuy không nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần tuân thủ nếu không giao tiếp sẽ không thành . Những quy định đó thể hiện qua các phương châm hội thoại (về lượng, về chất, quan hệ, cách thức, lịch sự....)
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi ở sgk ( t8).
? Bơi nghĩa là gì ( di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể).
? Vậy An hỏi "học bơi ở đâu" mà Ba trả lời " ở dưới nước" thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? ? Cần trả lời như thế nào?
 Câu nói trong giao tiếp bao giờ cũng cần truyền tải một nội dung nào đó. Vậy câu trả lời của An là hiện tượng không bình thường trong giao tiếp.
? Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
? Yêu cầu học sinh kể lại chuyện " Lợn cưới áo mới"
? Vì sao truyện này lại gây cười?
? Lẽ ra họ phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe biết được điều cần hỏi và cần trả lời ?
? Qua câu chuyện này theo em cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp ?
Giáo viên hệ thống hoá kiến thức.
? Khi giao tiếp ta cần chú ý điều gì? Học sinh đọc to ghi nhớ 1, Giáo viên kết luận.
Giáo viên liên hệ với thưc tế :
Có thể xem bài tập làm văn là một văn bản hội thoại giữa học sinh và giáo viên....Vì không đọc kĩ đề bài, nắm đúng yêu cầu của đề nên nhiều em bị phê là lan man , thừa ý , thiếu ý...........
-> Đó là khuyết điể ... nước, quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
Câu 4 :Câu thơ ” Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi”. Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A.ẩn dụ. B.Hoán dụ.	
C.So sánh. D.Liệt kê.
Câu 5 : Dòng nào đúng với ý nghĩa của câu thơ”Vách nhà ken câu hát” (Nói với con-Y 	Phương) ?
A.Người đồng mình sống lạc quan.
B. Người đồng mình yêu thiên nhiên.
C. Người đồng mình khéo tay, yêu cái đẹp.
D. Người đồng mình sống nhân hậu.
Câu 6 :Nhận xét nào đúng với nghệ thuật bài thơ “Mây và Sóng” ( Ta Go).
A.Bài thơ có hình thức đối thoại của hai mẹ con.
B. Bài thơ có hình thức độc thoại của em bé.
C. Bài thơ là đối thoại lồng trong lời kể của em bé.
D. Bài thơ là lời kể của em bé.
Câu 7 : Câu : ‘ Những người cần mẫn , nhiệt thành như anh thanh niên ấy thật đáng 	trân trọng, thật đáng tin yêu. ‘ thuộc kiểu câu gì?
A.Câu đơn. B.Câu ghép.	
C.Câu đơn mở rộng. D.Câu đặc biệt.
Câu 8 : Câu ‘Đó là một niềm vui lớn.’ . Từ ‘Đó ‘ thuộc từ loại nào ?
 A.Phó từ. B.Thán từ. 
	 C.Quan hệ từ. D.Đại từ.
Câu 9 : Câu “Nếu quả bom nổ gần thì hầm của Nho sẽ bị sập.” , quan hệ từ trong câu 	trên là quan hệ gì?
A.Quan hệ nguyên nhân. B. Quan hệ điều kiện.
C. Quan hệ tương phản. D. Quan hệ mục đích.
Câu 10 :.”Con nên dùng tiền đó để mua một quyển sách thì tốt hơn”. Dùng với mục 	đích gì?
A.Trần thuật. B.Cầu khiến.	
C.Cảm thán. D.Nghi vấn.
Câu 11 : Từ nào là từ Hán Việt ?
A.Nhẹ nhàng. B.Nhạy bén.	
C.Thiên hướng. D.Đòi hỏi..
Câu 12 : Câu ”Một chữ diễn tả bao nhiêu ý” là hiện tượng gì trong từ vựng ?
A.Đồng nghĩa. B.Đồng âm	
C.Đa nghĩa. D.Chơi chữ
II. Tự luận (7đ)
Cõu 13 ( 2đ) 
Chỉ ra tờn rồi phõn tớch cỏi hay của phộp tu từ từ vựng được sử dụng ở cõu thơ (cỏc cõu thơ) in nghiờng đậm trong cỏc đoạn thơ dưới đõy:
Đất nước như vỡ sao
Cứ đi lờn phớa trước.
 (Mựa xuõn nho nhỏ-Thanh Hải)
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhũm khe cửa ngắm nhà thơ.
 (Ngắm trăng-Hồ Chớ Minh)
Cõu 14 ( 5 đ ):
	Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" (Thanh Hải) đã thể hiện thật xúc động tâm niệm 	chân thành, thiết tha của nhà thơ với cuộc đời. Hãy viết bài văn phân tích khổ 	thơ thứ bốn và năm của bài thơ để làm rõ điều đó ?
C.Đáp án và điểm từng phần
Phần trắc nghiệm: (3đ) Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 đ.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
B
B
A
A
C
C
D
B
B
C
C
Phần tự luận (7đ)
Câu
Đáp án
Điểm
13
-Phộp tu từ từ vựng : so sỏnh : Như . 
 Cỏi hay là: nhà thơ đó mượn hỡnh ảnh thiờn nhiờn “vỡ sao” sỏng đẹp, lung linh với sức sống trường tồn để so sỏnh làm ngời lờn vẻ sỏng đẹp, lung linh,sức sống trường tồn của “đất nước”.
-Phộp tu từ từ vựng : nhõn húa: Nhòm, ngắm.
 Cỏi hay là: ở đõy Bỏc đó nhõn húa trăng, một đối tượng tự nhiờn, vô tri vô giác thành một người bạn tri õm,tri kỉ của mỡnh . 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
14
Mở bài: Giới thiệu nhà thơ Thanh Hải và bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". ấn tượng của em về khổ thơ thứ tư và thứ năm.
Thân bài: Triển khai các luận điểm :
- Ước nguyện trở thành người có ích cho đời ( Trích dẫn ý thơ : Ta làm con chim hót......Một nốt trầm xao xuyến").
- Mong ước được dâng hiến phần tinh tuý nhất của mình, được là mùa xuân nhỏ góp phần vào mùa xuân lớn của đất nước: "Một mùa xuân nho nhỏ/ Lặng lẽ dâng cho đời".
- Chú ý các từ láy "Nho nhỏ", "lặng lẽ": Thể hiện sự khiêm nhường và giản dị trong ước nguyện của nhà thơ.
- Phân tích nghệ thuật điệp từ "Ta làm", "dù là" kết hợp với các hình ảnh : con chim, bông hoa, mùa xuân thể hiện niềm vui và sự thiết tha với cuộc sống của nhà thơ.
Kết bài: Khẳng định đây là bài thơ có giai điệu ngọt ngào, sâu lắng, có chiều sâu triết lí về cách sống và sự cống hiến.
Yêu cầu : Bài viết bố cục mạch lạc, chữ viết sạch sẽ, đúng 
 chính tả.
 Diễn đạt mạch lạc.
 Có sự liên kết giữa các đoạn.
0,5đ
1đ
1đ
1đ
1đ
0,5đ
D.Tổ chức kiểm tra
1.Ổn định
2.Kiểm tra
E.Nhận xột, HDVN
- Nhận xột ý thức làm bài của học sinh.
Tiết 173: thư, điện 
A)Mục tiêu cần đạt:
-Học sinh trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
B)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; các tình huống trong thực tế cuộc sống khi dùng thư (điện).
-H/S: Những tình huống, VD cụ thể mà em đã dùng thư (điện).
C) Tiến trình bài dạy:
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
Sự chuẩn bị của học sinh.
3)Giới thiệu bài:
Sự cần thiết dùng thư điện trong đời sống xã hội; cần hiểu phải dùng thế nào ? để đạt được yêu cầu và thực hành việc dùng thư điện đó là mục đích của tiết học này.
*Bài mới
+H/S đọc mục (1) trang 202 
?Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng? Trường hợp nào cần gửi thăm hỏi?
a,b: Chúc mừng.
c,d: Thăm hỏi.
?Hãy kể thêm những trường hợp khác?
?Mục đích, tác dụng của thư điện chúc mừng và thăm hỏi khác nhau ntn? 
?Gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi trong hoàn cảnh nào? để làm gì?
?Khi có điều kiện đến tận nơi có dùng việc gửi như vậy không? Tại sao?
+H/S đọc mục (1) trang 202.
?Nội dung thư (điện) chúc mừng thăm hỏi giống, khác nhau ntn?
?NX về độ dài của những văn bản trên?
?Tình cảm được thể hiện ntn?
?Lời văn ntn? Có gì giống nhau khi gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
+H/S đọc mục (2) trang 203 và thực hiện yêu cầu diễn đạt trong các nội dung đó? 
?Nội dung chính của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?
?Cách thức diễn đạt ntn?
(H/S thảo luận)
1)Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu 
I)Bài học:
2)Kết luận:
*Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
đNhững trường hợp cần có sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gữi đến người nhận.
đMục đích, tác dụng của gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi khác nhau.
*Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Nội dung thư (điện) cần nêu được lí do, lời chúc hoặc lời thăm hỏi.
-Cần được viết ngắn gọn súc tích tình cảm chân thành. 
*Ghi nhớ (Trang 124)
*Hoạt động 3: Luyện tập 
*Luyện tập ở tiết 1
(4 yêu cầu luyện tập ở tiết 1)
+G/V chú ý hướng dẫn H/S yêu cầu 4 để thực hành diễn đạt thành lời nội dung của những trường hợp cụ thể.
*G/V nêu yêu cầu về nhà 
+Chú ý y/c thực hành lấy VD cụ thể ? diễn đạt thành lời. 
-Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
-Mục đích, tác dụng của việc dùng đó khác nhau ntn?
-Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?
-Nêu những trường hợp cụ thể em đã dùng thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
 *Hoạt động 4: củng cố – dặn dò
-Kiểm tra các nội dung đã luyện tập.
-Về nhà: Học lí thuyết, lấy ví dụ cụ thể và thực hành diễn đạt thành lời những tình huống dùng thư (điện).
Ngày soạn:	
Ngày giảng: 	 
Tiết 173: thư, điện (Tiếp theo) 
A)Mục tiêu cần đạt:
-Tiếp tục củng cố lí thuyết đã học ở tiết 1 và thực hành viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Rèn kĩ năng sử dụng loại VB này.
B)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; Các tình huống dùng thư (điện) trong cuộc sống.
-H/S: Học bài ở tiết 1.
C) Tiến trình bài dạy:
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
-Cách viết thư (điện) chúc mừng , thăm hỏi?
-Lấy VD cụ thể 1 trường hợp em đã dùng, diễn đạt thành lời văn?
3)Giới thiệu bài:
*Hoạt động 2. Bài mới
BT1:
+G/V yêu cầu H/S kẻ mẫu bức điện vào vở và điền nội dung.
+Chia lớp thành 3 nhóm để làm BT1.
+Mỗi nhóm cử đại diện trình bày BT1.
BT2:
+G/V yêu cầu H/S nhắc lại các tình huống viết thư (điện) chúc mừng? Thăm hỏi?
+H/s trả lời BT2?
+G/V nêu y/c của BT3
H/S tự xác định tình huống và viết theo mẫu của bưu điện .
? Y/c về nội dung, lời văn ở BT4 ntn?
? Y/c về nội dung, lời văn ở BT5 ntn?
II)Luyện tập:
Bài tập 1:
H/S kẻ mẫu bức điện trang 204 vào vở và điền nội dung vào các phần của bức điện.
Chia 3 nhóm để hoàn thành BT
(Với nội dung 3 bức điện ở mục II1 trang 202)
Bài tập 2:
a,b (Điện chúc mừng)
d,e (Thư, điện chúc mừng)
c (điện thăm hỏi)
Bài tập 3:
Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện (ở BT1); với tình huống tự đề xuất.
Bài tập 4:
Em hãy viết một bức thư (điện) thăm hỏi khi biết tin gia đình bạn em có việc buồn.
Bài tập 5:
Em hãy viết một bức thư (điện) chúc mừng bạn em vừa đạt giải cao trong kì thi HS giỏi vòng tỉnh ở lớp 9.
*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò
*Y/c củng cố:
+Về lí thuyết ở tiết 1?
+Các BT ở tiết 2? 
*Y/C về nhà:
Tập vận dụng để viết trong các tình huống khác
-Cách viết một bức thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi.
-Kiểm tra 5 BT ở tiết 2
-ý nghĩa của việc học 2 tiết học này với em ntn?
-Tập viết thư điện ở các tình huống khác ngoài nội dung đã luyện tập.
Ngày soạn:	
Ngày giảng:
Tiết 175: trả bài kiểm tra HọC Kì ii
A)Mục tiêu cần đạt:
-H/S nhận được kết quả hai bài KT tổng hợp kỳ II.
-Phát hiện và sửa những lỗi đã mắc của bài KT.
-Giáo dục: ý thức, thái độ học tập.
B)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; những số liệu cụ thể cần phân tích.
-H/S: Các yêu cầu bài kiểm tra tổng hợp.
C) Tiến trình bài dạy:
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
3)Giới thiệu bài:
Sự cần thiết của việc trả bài, sửa lỗi để hoàn thiện kiến thức; xác định những kiến thức trọng tâm của môn ngữ văn ở THCS.
 *Hoạt động 2. Bài mới
G/V: Yêu cầu học sinh đọc lại 20 câu hỏi trắc nghiệm cho mỗi đề yêu cầu H/S:
?Trả lời từng câu hỏi? 
G/V: Nhận xét; kết luận rõ những đáp án đúng.
?Phạm vi kiến thức phần trắc nghiệm hỏi về những nội dung gì?
+G/V yêu cầu H/S đọc đề tự luận.
? H/S trả lời yêu cầu của đề?
?Cần giải quyết nhưũng nội dung cụ thể nào?
+G/V: Kết luận lại đáp án cho phần tự luận.
+G/V: Đọc điểm; yêu cầu học sinh sửa lỗi cho bài KT của mình.
I.Đề bài:
A.Phần trắc nghiệm: 3 điểm.
Đáp án: 
Câu 1: C Câu 11: C
Câu 2: B Câu 12: C
Câu 3: B 
Câu 4: A 
Câu 5: A 
Câu 6: C 
Câu 7: C 
Câu 8: D 
Câu 9: B 
Câu 10: B 
B.Phần tự luận: 7 điểm.
- Đề bài: GV đọc lại.
Phần II: Tự luận:
A.Yêu cầu chung:
-Đề bài không đưa ra những định hướng qua việc cụ thể với mục đích không gò ép sự cảm thụ tích cực của học sinh. Tuy nhiên trong bài viết, học sinh phải thể hiện được sự cảm thụ sâu sắc của mình về khổ thơ thứ tư và thứ năm của bài thơ, tự định hướng được vẻ đẹp của bài thơ là những vẻ đẹp gì? ý nghĩa của bài thơ là gì để từ đó bài làm có nội dung, có chủ đề rõ ràng, các luận điểm được tổ chức thành hệ thống mạch lạc.
-Biết cách vận dung các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận vê một đoạn thơ đã được học vào bài làm; Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng trong quá trình làm bài.
II.Trả bài cho H/S:
Đọc điểm và cho học sinh nhận xét bài làm của mình so với yêu cầu đáp án đã nêu.
Sửa những lỗi còn mắc trong bài KT.
III.Giải đáp những thắc mắc của H/S (Nếu có).
*Hoạt động 3. luyện tập
G/V: Nêu yêu cầu phần luyện tập.
(Yêu cầu chữa lỗi đã mắc)
-Yêu cầu của bài KT
-G/V KT phần chữa bài của H/S những lỗi còn mắc là gì.
*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò
G/Vnêu Y/C về nhà
(3 yêu cầu)
+Chú ý: Nghị luận về những tác phẩm VH hiện đại VN.
-Học lại các bài ôn tập về Văn, Tiếng Việt và TLV ở SGK NV9 kỳ II.
-Tập viết các bài văn theo 4 dạng nghị luận đã học ở lớp 9.
-Học thuộc lòng các bài thơ hiện đại VN; tóm tắt được những tác phẩm truyện hiện đại VN.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9du ma tranChuan KTKNtich hop.doc