Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 09

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 09

MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

A.Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:

 - Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự

 - Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện

2. Kĩ năng:

 - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

 - Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự

3. Thái độ:

 - Tích cực, tự giác, yêu thích môn học

B.Chuẩn bị

 *Thầy : Nghiên cứu SGK + SGV soạn bài , bảng phụ

 *Trò : Đọc các bài tập và trả lời câu hỏi

C.Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS

2. Kiểm tra bài cũ :

 Câu hỏi : Kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả sẽ có tác dụng như¬ thế nào ?

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 09", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 09	Ngày soạn: 13/10/2012
Tiết 41 	Ngày dạy: 15 /10/2012
	 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A.Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức: 
	- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự
	- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện
2. Kĩ năng:
	- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
	- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự
3. Thái độ:
	- Tích cực, tự giác, yêu thích môn học
B.Chuẩn bị 
	*Thầy : Nghiên cứu SGK + SGV soạn bài , bảng phụ
	*Trò : Đọc các bài tập và trả lời câu hỏi
C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ :
	Câu hỏi : Kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả sẽ có tác dụng như thế nào ?
3. Bài mới 
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2:Sử dụng phương pháp vấn đáp,hoạt đông nhóm
 - HS đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” rồi cho HS thảo luận nhóm
 - Đại diện nhóm 1 tìm những câu thơ miêu tả cảnh và những câu thơ miêu tả nội tâm của Kiều? Những câu thơ miêu tả cảnh có quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật ? 
 - Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự ?
-HS đọc ví dụ 2 
 ?Hãy nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật Lão Hạc của tác giả ? Qua cách miêu tả đó , em hiểu được tâm trạng của lão Hạc như thế nào ?
 ?Thế nào là miêu tả nội tâm ?
 ?Có mấy cách miêu tả nội tâm ?
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 
1.Ví dụ 1: Đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Ví dụ 2 : “Mặt lão Hạc.. . con nít”
 (Lão Hạc - Nam Cao )
2.Nhận xét :
a.Những câu thơ miêu tả ngoại cảnh
-“Trước lầu...dặm kia”
-“Buồn trông .. .ghế ngồi”
=>Những cảnh vật và con người với chân dung , hình dáng, hành động, ngôn ngữ , màu sắc .. .có thể quan sát được trực tiếp
b.Những câu thơ miêu tả nội tâm
-“Bên trời góc bể.. . người ôm”
=>Thân phận cô đơn, bơ vơ nơI đất khách nghĩ lo cho cha mẹ không ai chăm sóc .
c.Tâm trạng của Lão Hạc : đau khổ, ân hận .
 - HS đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề
- Cho HS đọc các bàI tập 1 và xác định yêu câu của các bàI tập 
 HS trả lời
 Lớp nhận xét , bổ sung.
 - GV nhận xét và chốt lại 
HS ghi vào vở
* GV liên hệ thực tế để giáo dục HS 
* Ghi nhớ : sgk
II.Luyện tập
Bài 1
-Thuật lại đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”
-Những câu miêu tả nội tâm của Thúy Kiều : Nỗi mình thêm .. . mặt dày”
Bài 2 : HS đóng vai nàng Kiều trong phiên tòa kể lại vụ án nhăm táI hiện tâm trạng của Kiều lúc gặp mặt Hoạn Thư .
Bài 3
 Kể lại tâm trạng của em khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
4.Củng cố :-Trong văn bản tự sự nếu biết kết hợp yếu tố miêu tsr nội tâm khéo léo sẽ có tác dụng như thế nào ?
5.Dặn dò : -Học bài 	
 -Soạn bài “Lục Vân Tiên gặp nạn” (Chú ý phân tích để thấy rõ được sự đối lập giữa thiện và ác,giữa các nhân vật trong đoạn trích )
D.Rút kinh nghiệm:	
**************************
Tuần 09	Ngày soạn: 13/10/2012
Tiết 42	Ngày dạy: 15 /10/2012
KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
I.Mục tiêu cần đạt:Giúp hs 
	- Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam :Những thể loại chủ yếu , giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu .
	- Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của hs về các mặt 	
 	- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, nhận diện, phân tích cho hs
	- Giáo dục hs tính cẩn thận đọc kỹ đề để làm đúng yêu cầu của đề, trung thực, tự giác.
II.Chuẩn bị :
	-Thầy :Ra đề và ra đáp án 
	-Trò: Ôn tập kỹ phần văn học trung đại theo gợi ý ở sgk và hướng dẫn của gv
III.Tiến trình lên lớp: 
	1.ổn định tổ chức :Gv nắm sĩ số hs 
	2.Kiểm tra bài cũ :Gv kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút của hs 
	3.Bài mới : *Đề bài :
Trắc nghiệm: ( 3 điểm) Em hãy đọc kỹ đề và chọn phương án đúng nhất.
Câu 1: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của truyện " Chuyện người con gái Nam Xương" cuả Nguyễn Dữ?
	A. Cảm thương số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội cũ.
	B. Khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ
	C. Phê phán thói ghen tuông mù quáng và tố cáo xã hội phong kiến phụ quyền
	D. Cả A,B,C đúng
Câu 2: "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" của Phạm Đình Hổ thuộc thể loại gi?
	A. Truyền kì mạn lục B. Tuỳ bút C. Tiểu thuyết lịch sử D. Cả A,B,C sai
Câu 3: Nhân vật của “Truyện Lục Vân Tiên” được tác giả xây dựng bằng cách nào?
	A. Miêu tả ngoại hình 	B. Miêu tả nội tâm sâu sắc 
	C. Miêu tả bằng bút pháp ước lệ 	D. Miêu tả lời nói, cử chỉ, hành động
Câu 4: Tại sao trong "Hoàng Lê nhất thống chí", các tác giả là quan của nhà Lê vậy mà lại viết rất chân thực, rất hay về Nguyễn Huệ - vốn bị coi là kẻ thù của họ?
	A. Vì họ tôn trọng lịch sử 	B. Vì họ có lòng tự hào dân tộc
	C. Vì họ bị bắt buộc phải viết như vậy 	 D. Cả A,B đúng
Câu 5: Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật nào khi tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều trong đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" là gì?
	A. Ước lệ tượng trưng 	B. Tả cảnh ngụ tình
	C. Miêu tả cụ thể 	C. Tả cảnh thiên nhiên đặc sắcx
Câu 6: Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” được tác giả Nguyễn Du khắc hoạ như thế nào?
	A.Mới mẻ, tinh khôi, sống động 	B. Tươi đẹp, thoáng đãng 
	C. Mênh mông, rợn ngợp 	D. Đẹp nhưng buồn
II. Tự luận: (7đ)
Câu 1: ( 2.5 đ)
a.Nêu giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều”. 
b. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du như thế nào? 
Câu 2: ( 3 đ) Cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích " Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 3: (1.5 đ) Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du 
.....................................HẾT........................................
Tuần 09	Ngày soạn: 16/10/2011
Tiết 43,44 	Ngày dạy: /10/2011
ĐỒNG CHÍ
A.Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
	- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta
	-Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ
	- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực 
2. Kĩ năng:
	- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại
	- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc của bài thơ
	- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ
3. Thái độ:
	- Giáo dục học sinh tình cảm kính yêu những người lính bộ đội cụ Hồ.
B.Chuẩn bị:
	* Thầy: Đọc văn bản,nghiên cứu tài liệu Sgk,Sgv,soạn bài
	*Trò: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi Sgk
C.Tiến trình các hoạt động
	1.ổn định tổ chức
	2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở soạn của HS
	 3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1. Khởi động
*Hoạt động 2. * Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp
	? Nêu những nét chính về tác giả?
Gv giới thiệu thêm
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
*Hoạt động 3. * Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp
Gv HDHS đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc--> nhận xét cách đọc của HS
*Hoạt động 4. HDHS Phân tích
? Sáu dòng thơ đầu đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng,cơ sở ấy là gì?
Gv: Bài thơ thể hiện tình đồng chí,đồng đội của những người lính thật cụ thể,giản dị và sâu sắc
PP Thảo luận nhóm: (3’)Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết,hình ảnh có sức gợi cảm cao về tình đồng chí,đồng đội,phân tích ý nghĩa,giá trị của những chi tiết ấy?
 -Đại diện nhóm lên làm.
 - Nhận xét bổ sung 
? Hình ảnh trong ba câu cuối gợi cho em những suy nghĩ gì?
	? Hãy phân tích vẻ đẹp,ý nghĩa của hình ảnh ấy?
 Hs thảo luận cả lớp, trình bày
 - Nhận xét bổ sung 
	- Học sinh đọc lại bài thơ
	? Em cảm nhận đợc gì về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp?
HS đọc Ghi nhớ Sgk
I.Tác giả ,tác phẩm
	1.Tác giả:
Chính Hữu tên thật là Trần Đắc . Sinh:1926.Quê ở Can Lộc,Hà Tĩnh
	Làm thơ từ năm 1947, viết về nguời lính và chiến tranh
	2.Tác phẩm: 
	Viết năm 1948.Sau khi tham gia chiến dịch Việt Bắc 1947.Nói về người lính cách mạng thời kì chống Pháp (1946-1954)
II.Đọc – tìm hiểu chung 
1.Đọc 
2.Chú thích
3.Mạch cảm xúc của bài thơ
- 7 câu đầu: Cơ sở của tình đồng chí
- 10 câu tt: Biểu hiện của tình đồng chí
- 3 câu cuối: Biểu tượng vẻ đẹp của người lính
III..Phân tích
1.Cơ sở của tình đồng chí
- Quê anh ... sỏi đá -> Vận dụng thành ngữ,câu thơ đối xứng ->Cùng chung cảnh ngộ,giai cấp
	- Súng bên súng đầu sát bên đầu ... đôi tri kỉ->Chung nhiệm vụ chiến đấu,chan hoà,chia sẻ gian lao,vui buồn
	- “Đồng chí !” ->Câu chỉ có một từ,dùng dấu chấm cảm tạo nên một nốt nhấn vang lên như sự phát hiện,khẳng định,bản lề gắn kết giữa đoạn một và đoạn hai
	2.Biểu hiện của tình đồng chí:
	- Ruộng nương ... ra lính-> Cảm thông với tâm sự của nhau
	- áo anh ... không giày -> Hình ảnh chân thực cụ thể ->Sự gắn bó chia sẻ thiếu thốn ,gian lao của ngời lính
	- Thương nhau ... lấy bàn tay->Gắn bó,đồng cảm và sởi ấm lòng người
	3.Biểu tượng vẻ đẹp của người lính
	- Đêm nay .. chờ giặc tới ->Sức mạnh tình đồng chí giúp họ vượt qua khắc nghiệt,gian khổ thiếu thốn
	- Đầu súng trăng treo ->Hiện thực và cảm hứng lãng mạn (liên tưởng phong phú)->Thực tại và mơ mộng,chất chiến đấu và chất trữ tình,chiến sĩ và thi sĩ
IV.Tổng kết
	Ghi nhớ Sgk
4.Củng cố : Đọc diễn cảm bài thơ .
	 Nêu phần ghi nhớ .
5.Dặn dò :-Học thuộc lòng bài thơ.Phân tích 3 ý chính –Viết đoạn văn nêu cảm nhận về đoạn cuối của bài thơ “Đồng chí”
	 -Chuẩn bị văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”Chú ý : So sánh sự giống và khác nhau giữa bài “Đồng chí”và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
IV.Rút kinh nghiệm 	
**********************************
Tuần 09,10	Ngày soạn: 13/10/2012
Tiết 45,46 	Ngày dạy: /10/2012
	TỔNG KẾT TỪ VỰNG
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
	- Một số khái niệm liên quan đến từ vựng
2. Kĩ năng:
	- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản
3. Thái độ:
	-Giáo dục hs yêu thích, tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt.
B.Chuẩn bị:
	*Thầy:Nghiên cứu bài học ở Sgk+Sgv và các tài liệu có liên quan để soạn bài 
	*Trò :Ôn lại các kiến thức đã học từ lớp 6->lớp 9,đọc và trả lời các câu hỏi ở Sgk, lấy ví dụ minh hoạ .
C.Tiến trình các hoạt động :
	1.ổn định tổ chức :
	2. Kiểm tra 
	Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
 3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: .* Sử dụng phương pháp vấn đáp, hoạt động nhóm
	? Thế nào là từ đơn ?Cho Vd?
	? Thế nào là từ phức ?Cho Vd?
	? Từ phức có mấy loại ?nêu khái niệm và cho Vd ?
 - Hớng dẫn hs làm bài tập từ bài 2 đến bài 4 theo nhóm ,mỗi nhóm làm 01 bài, - KT động não
-Đại diện nhóm lên trình bày
-Lớp nhận xét , bổ sung
-GV nhận xét và chốt lại
*Hoạt động 3:* Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
? Thành ngữ là gì ?
 ? Phân biệt thành ngữ với tục ngữ ?
- Học sinh làm bài 2 đến bài 4.(KT động não)
* Hoạt động 4 : :* Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
	Hướng dẫn hs làm bài tập 2và 3 .
*Hoạt động 5 ::* Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
 - Cho HS nhắc lại khái niệm về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ .
 -Hs làm bài tập 2 .
Hết tiết 1
*Hoạt động 6: :* Sử dụng phương pháp vấn đáp, hoạt động nhóm
	- Cho hs nhắc lại khái niệm từ đồng âm 
	- Phân biệt hiện tg từ đồng nghĩa và từ đồng âm 
	- Gv hướng dẫn hs làm bài tập 2 	 
	 -Đại diện nhóm 1 lên làm.
 - Nhận xét bổ sung 
*Hoạt động 7 : :* Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
- Nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa 	
Cho hs làm bài tập 2 và 3 và xác định yêu cầu bài tập để giải 2 bài tập trên .
 -Đại diện HS lên làm.
 - Nhận xét bổ sung 
*Hoạt động 8: :* Sử dụng phương pháp vấn đáp, hoạt động nhóm
- Nhắc lại khái niệm .
	- Hướng dẫn hs làm bài tập 2
	+Hs thảo luận nhóm làm bài tập 3
? Hãy sắp xếp các cặp từ trái nghĩa trên thành hai nhóm ? Vì sao?
 -Đại diện nhóm 3 lên làm.
 - Nhận xét bổ sung 
*Hoạt động 9: :* Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
	- Cho hs nhắc lại khái niệm .
	- Gv đưa bảng phụ có bài tập ghi sẵn cho hs lên điền từ thích hợp vào ô trống .
*Hoạt động 10 : :* Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
 Cho hs nhắc lại khái niệm .
Hướng dẫn hs làm bài tập 2.
 -Đại diện HS lên làm.
 - Nhận xét bổ sung 
I.Từ đơn và từ phức .
1.Khái niệm :
	a.Thế nào là từ đơn ?
	Vd : Ăn , uống ...
	b.Thế nào là từ phức ?
	-Các loại từ phức +từ ghép (Ghép đẳng lập và ghép chính phụ )
	 +Từ láy (Láy hoàn toàn và láy bộ phận )
	2.Từ ghép :ngặt nghèo , giam giữ , bó buộc , tươi tốt , bọt bèo , cỏ cây đón đưa , nhường nhịn,rụng rời , mong muốn.
	Từ láy:Nho nhỏ ,lấp lánh , xa xôi 
	3. - Từ láy giảm nghĩa :Trăng trắng , đèm đẹp , nho nhỏ ,lành lạnh , xôm xốp 
- Từ láy tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô 
II.Thành ngữ 
	2.Xác định thành ngữ và tục ngữ 
	-Thành ngữ : b,d,e.
	-Tục ngữ : a,c.
3.Tìm thành ngữ chỉ thực vật 
	-Cây nhà lá vườn 
	-Cây cao bóng cả.
4.Thành ngữ trong văn chương 
	-Bảy nổi ba chìm 
	-Cá chậu chim lồng 
III.Nghĩa của từ 
	1.Khái niệm nghĩa của từ 
	2.Chọn cách hiểu đúng nhất : a
	3.Cách giải thích đúng nhất : b
IV.Từ nhiều nghĩa và hiện tuợng chuyển nghĩa của từ 
	1.Khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tg chuyển nghĩa của từ 
2.Từ “hoa”trong “lệ hoa”: nghĩa chuyển (lâm thời )
V.Từ đồng âm 
	1.Khái niệm :
	2.
 a.Từ nhiều nghĩa : Vì :nghĩa của “lá”trong “lá phổi” có thể coi là kết quả của từ “lá” trong “lá xa cành”
	b.Đồng âm : Vì hai từ này không tìm thấy mối liên hệ nào về ý nghĩa ở đây 
VI.Từ đồng nghĩa :
	1.Khái niệm :
	2.Chọn cách hiểu đúng : d
	3.Từ “xuân” có thể thay thế từ tuổi ở đây vì từ “xuân” có thể chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ .
-Từ “xuân”thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả .
VII.Từ trái nghĩa : 
	1.Khái niệm :
	2.Các cặp từ trái nghĩa nh : 
	xấu - đẹp , xa- gần , rộng – hẹp,
	3.-Các cặp từ trái nghĩa cùng nhóm: sống – chết, chiến tranh – hoà bình, đực – cái,(thể hiện hai khái niẹm loại trừ nhau )
	- Các cặp từ trái nghĩa cùng nhóm : già -trẻ, yêu – ghét, cao – thấp , nông – sâu, giàu- nghèo (Các khái niệm có tính tham luận )
VIII.Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
	1.Khái niệm :
	2.Điền từ thích hợp vào ô trống 
IX.Trường từ vựng :
	1.Khái niệm 
	2.”Tắm “ và “bể” ->Tăng giá trị biểu cảm ,có sức tố cáo mạnh mẽ.
4.Củng cố:
 	- Qua tiết học các em cần nắm những gì ?
	- HS nhắc lại một số khái niệm
5.Dặn dò:- HS cần nắm chắc khái niệm đã ôn tập , cho Vd minh hoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc