Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1 đến 5: Phong cách Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1 đến 5: Phong cách Hồ Chí Minh

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

 + Nắm một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

 + Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 + Nắm đặc điểm của kiểu bài Nghị luận xã hội qua một số đoạn văn cụ thể.

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:

+ Lối sống giản dị, phong thái ung dung, tự tại: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn

Môn Lịch sử:

- Lịch sử 9: bài Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 đến 1925.

c. Môn Giáo dục công dân:

- Giáo dục công dân 7, bài 1: Sống giản dị

- Giáo dục công dân 9, bài 7: Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

d. Môn Âm nhạc: Một số bài hát ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Năng lực

-Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm.

+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.

3. Phẩm chất

-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc.

- Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống.

 

docx 33 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1 đến 5: Phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án soạn theo công văn 5512
Ngày soạn: 
Ngày dạy 
Tiết 1: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 (Lê Anh Trà)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
 + Nắm một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 + Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 + Nắm đặc điểm của kiểu bài Nghị luận xã hội qua một số đoạn văn cụ thể.
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Lối sống giản dị, phong thái ung dung, tự tại: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn
Môn Lịch sử:
- Lịch sử 9: bài Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 đến 1925.
c. Môn Giáo dục công dân:
- Giáo dục công dân 7, bài 1: Sống giản dị
- Giáo dục công dân 9, bài 7: Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
d. Môn Âm nhạc: Một số bài hát ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Năng lực
-Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm.
+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
3. Phẩm chất
-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc. 
- Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
+ Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu ( Tranh ảnh, bài viết về lối sống của Bác- “Làm theo tấm gương đạo đức HCM”, “Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ”, “HCM Gương Người sáng mãi”.	 
 + Chân dung tác giả, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, tham khảo bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, soạn bài theo gợi ý của SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS phân tích tìm ra được công dụng và sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với mình và mọi người
b. Nội dung: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ GV giao câu hỏi: GV: Tổ chức cuộc thi "Bác Hồ trong em"
HS thi đọc những bài thơ , câu chuyện ca ngợi lối sống giản dị, thanh cao của Bác 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt vào bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước- nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới ( UNESCO phong tặng năm 1990). Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Để giúp các em hiểu được phong cách Hồ Chí Minh được tạo bởi những yếu tố nào và được biểu hiện cụ thể ở những khía cạnh gì, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
DỰ KIẾN TRẢ LỜI
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động : Giới thiệu chung vê tác giả, tác phẩm
a. Mục đích: tìm hiểu tác giả, tác phẩm
b. Nôi dung : HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* Giáo viên: Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà
? Cho biết xuất xứ của văn bản " Phong cách Hồ Chí Minh" ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
+ Một nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
- GV chốt kiến thức:
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bố cục VB
a. Mục đích: Giúp HS nắm được thể loại, PTBĐ
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Chậm rãi, nhấn mạnh những lời bình
+ Giáo viên đọc mẫu một đoạn, học sinh đọc tiếp
GV đặt câu hỏi:
? Văn bản có tựa đề Phong cách HCM. Tác giả không giải thích phong cách là gì nhưng qua nội dung văn bản em hiểu từ phong cách trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào ?
? Xét về nội dung, văn bản trên thuộc loại văn bản nào? Tại sao em lại khẳng định như vậy?
? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
? Chỉ ra bố cục của văn bản?
? Nhận xét gì về bố cục của văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS hoạt động nhóm.
 + HS thảo luận.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
=>GV chốt:
* Giáo viên giải thích thêm các từ:
+ Bất giác: 1 cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.
+ Đạm bạc: Sơ sài, giản dị, không cầu kỳ, bày vẽ
* GV bổ sung kiến thức :
+ VB Nhật dụng (Nhật dụng: Không chỉ có ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài, là việc làm thiết thực, thường xuyên).
+ Chủ đề của văn bản là: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
+ Thuyết minh.
* Giáo viên: Văn bản mang ý nghĩa cập nhật và ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người VN, nhất là lớp trẻ. Chính vì thế Ban chỉ đạo Trung ương đã triển khai thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày 22-10-2007. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu phần 1
a. Mục đích: Giúp HS nắm được Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
? Ở phần 1, tác giả giới thiệu như thế nào về phong cách văn hoá của Bác Hồ? ? Bác Hồ tiếp xúc với văn hoá nhân loại trong điều kiện nào?
? Đi nhiều, tiếp xúc nhiều với văn hoá nhân loại thì vốn văn hoá của Bác như thế nào? ? Biểu hiện nào chứng tỏ Bác có vốn văn hoá sâu rộng?(H khá)
? Vậy Bác Hồ đã tiếp thu văn hóa nhân loại bằng cách nào? ? Qua phần tìm hiểu trên, giúp em hiểu gì về Hồ Chí Minh ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức
- GV bổ sung:
Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng ( Sài Gòn). Người làm phụ bếp trên 1 con tàu của Pháp. Người đã ghé lại nhiều hải cảng, thăm nhiều nước Châu Phi, Á, Mỹ, đã sống dài ngày ở Anh. HCM đã từng đi khắp 5 châu 4 biển, lao động kiếm sống và học tập khắp mọi nơi trên thế giới, tiếp xúc đủ mọi dân tộc, chủng tộc của các màu da: vàng, đen, trắng, đỏ...Lúc Người làm nghề bồi bàn, cuốc tuyết, làm nghề rửa ảnh. CLV trong bài thơ "Người đi tìm hình của nước" đã viết: 
 " Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
 Người đi hỏi khắp bóng cờ Châu Mĩ, Châu Phi
 Những đất tự do, những trời nô lệ
 Những con đường cách mạng đang tìm đi"
Biểu hiện nào chứng tỏ Bác có vốn văn hoá sâu rộng:
 + Bác nói và viết thạo nhiều tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Nga: Viết văn bằng tiếng Pháp ( Bản án chế độ thực dân).
Làm thơ bằng tiếng Hán (NKTT)
+ Am hiểu nhiều về các dân tộc, nhân dân thế giới
+ Am hiểu văn hoá thế giới....
* Giáo viên: Để có một vốn kiến thức uyên thâm đó không phải trời phú mà nhờ thiên tài, nhờ Bác đã dày công học tập, rèn luyện ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp. Đây chính là chìa khoá để mở ra kho văn hoá tri thức của nhân loại. Bác đã nói và viết khoảng 28 ngôn ngữ (tiếng nói) của các nước. Cha ông ta xưa có câu: " Đi một ngày đàng học một sàng khôn" Bác đã đi nhiều nơi, được học hỏi tiếp xúc nhiều. Nhưng vấn đề là học như thế nào, bằng cách nào?
Bác Hồ đã tiếp thu văn hóa nhân loại bằng cách:
- Luôn học hỏi: trong hoạt động cách mạng, trong lao động, mọi lúc, mọi nơi
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ
- Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc
- Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động
+ Tiếp thu cái đẹp, hay, phê phán những hạn chế, tiêu cực
( trên nền tảng của văn hoá dân tộc)
+ Giữ vững giá trị văn hóa dân tộc
è Cách sống, học tập của Bác thật đúng đắn, mang tính khoa học cao. HCM là người sáng suốt, thông minh, cần cù, yêu lao động, ham học hỏi.Mục đích của Bác là ra nước ngoài tìm đường cứu nước, Người đã tự mình tìm hiểu những mặt tích cực của triết học P.Đông: Muốn giải phóng dân tộc phải đánh đuổi TD Pháp & CNTB. Muốn vậy, phải thấy được những mặt tích cực, ưu việt của các nền văn hoá đó.
A. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
2, Tác phẩm:
+ Trích trong bài "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" (1990)
B. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - Chú thích:
 a. Đọc:
 b. Chú thích:
- Phong cách: đặc điểm có tính ổn định trong lối sống,sinh hoạt,làm việc của một người, tạo nên nét riêng của người đó.
2. Bố cục:
+ Thể loại: Văn bản nhật dụng.
+ PTBĐC: thuyết minh.
+ Bố cục: 2 đoạn
3. Phân tích:
a. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh:
+ Bác Hồ đi và tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới -> có vốn văn hoá uyên thâm.
* Cách tiếp thu văn hóa nhân loại của Bác:
+Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
+ Luôn học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc
+ Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
+ Tiếp thu cái đẹp, hay, phê phán những hạn chế, tiêu cực ( trên nền tảng của văn hoá dân tộc)
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+ Giữ vững giá trị văn hóa dân tộc.
* Nghệ thuật: Liệt kê nhằm khẳng định sự miệt mài học hỏi của Bác.
=> Nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất Phương Đông, rất hiện đại.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS nắm được lí thuyết và vận dụng bài tập.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Tự đánh giá, em thấy mình đã nắm được các đơn vị kiến thức nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe câu hỏi
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
 - GV định hướng: 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức
+ Giáo viên cần cho học sinh nắm chắc nội dung của phần 1: Vẻ đẹp phong cách văn hoá HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Vẽ bản đồ tư duy khái quát nội dung bài học.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ...  họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ đặc điểm cơ thể của Ruồi xanh
+ Phương pháp: Định nghĩa, phân loại, liệt kê.
+ Các biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá, hư cấu, tưởng tượng có tình tiết
-> gây hứng thú, hấp dẫn
Nhóm 1: 
Phương pháp thuyết minh
Nhóm 2: 
Nét đặc sắc của văn bản
Nhóm 3:
 Biện pháp NT
Phân loại
Số liệu
 Liệt kê
Hình thức
 Cấu trúc
 Nội dung
 Kể chuyện
Tác dụng
Ruồi Giấm, Ruồi Xanh...
Vi khuẩn
Mắt lưới, chất dính
Phiên tòa
Biên bản tranh luận về mặt pháp lí
 Kể về loài ruồi
 Nhân hóa
- Văn bản sinh động
- Người đọc hứng thú
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
GV đặt câu hỏi : Dựa vào văn bản tre Việt Nam(Nguyễn Duy), hãy viết một đoạn văn thuyết minh về cây tre trong đó có sử dụng các biện pháp nghệ thuật như liên tưởng, so sánh, nhân hóa...
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 + Nghe yêu cầu.
 + Viết bài.
 + Trình bày cá nhân.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Học thuộc ghi nhớ
+ Hoàn chỉnh các bài tậP: Chú ý bài thuyết minh về YT( Tích hợp di sản)
+ Tập viết đoạn thuyết minh ngắn có sử dụng các BPNT( Bài tập thêm)
 + Chuẩn bị : Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản ...
 ( Cần lập dàn ý, viết phần mở bài cho đề văn đã cho ở sgk/15.
+ Nhóm 1: Thuyết minh cái quạt.	
+ Nhóm 2: Thuyết minh cái bút.)
Tiết :
Tuần 1 Tiết theo PPCT: 5
Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Hiểu cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng( cái quạt, cái bút, cái kéo.v.v.)
- Hiểu tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh .
2. Năng lực
 - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ , 
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân
3.Phẩm chất
- Có ý thức trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuạt vào văn bản thuyết minh.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
+ Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu.
 + Chân dung tác giả, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, tham khảo bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, soạn bài theo gợi ý của SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS phân tích tìm ra được công dụng và sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với mình và mọi người
b. Nội dung: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Hãy đóng vai một đồ vật (cái quạt hay chiếc bút) tự giới thiệu về mình
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV: Giờ trước chúng đã tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
trong văn bản thuyết minh. Để tạo lập một văn bản thuyết minh có sức thuyết phục cao các 
em cần vận dụng các biện pháp nghệ thuật một cách có hiệu quả. Hôm nay, chúng ta cùng nhau luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
DỰ KIẾN TRẢ LỜI
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động : lập dàn ý đề văn thuyết minh
a. Mục đích: HS biết cách lập dàn bài
b. Nôi dung : HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* GV : yêu cầu trả lời câu hỏi
? HS xác định kiểu bài, nội dung thuyết minh?
? Bài văn thuyết minh có thể sử dụng các yếu tố kết hợp nào?
* Giáo viên: yêu cầu HS đọc nội dung SGK va thảo luận theo nhóm :
Nhóm 1,3 : đề 1
Nhóm 2,4 : đề 2
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
* Học sinh các nhóm trao đổi, thảo luận, thống nhất dàn ý ( 2 bàn 1 nhóm). 
- Báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác bổ sung
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
- GV chốt kiến thức:
Đề bài 
 Thuyết minh một trong những đồ dùng sau: Quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón
I. Xác định yêu cầu của đề
- Kiểu bài: Thuyết minh
- Nội dung: Nêu nguồn gốc, lịch sử phát triển, cấu tạo, công dụng, cách dùng, chủng loại, cách làm( Cách bảo quản) của cái quạt (hoặc cái kéo, cái bút, chiếc nón)
- Hình thức: Vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để làm cho bài viết hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối nhân hoá.
II. Dàn bài
1. Thuyết minh về cái quạt.
a. Mở bài:
- Giới thiệu quạt máy là một vật dụng quen thuộc đối với đời sống 
B. Thân bài: Giới thiệu cụ thể về cái quạt:
- Nguồn gốc- Quá trình phát triển
+ Người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832
+ Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện
+ Giữa năm 1882 đến năm 1886, phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân
+ Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.
- Cấu tạo:
+ Thành phần chính của quạt máy gồm: động cơ điện, trục động cơ, cánh quạt, công tắc quạt, vỏ quạt. 
+ Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. 
+ Mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất
- Phân loại: quạt treo tường, quạt để bàn, quạt đứng, quạt trần, quạt âm trần , quạt âm tường, quạt hút gió, quạt thổi gió, Có rất nhiều cỡ quạt từ quạt gắn trong máy tính nhỏ xíu đến quạt công nghiệp to đùng. Môtơ chạy quạt cũng rất nhiều loại khác nhau, điện một pha , điện ba pha, công suất từ nhỏ tới lớn.
- Công dụng
+ Chống nóng chủ yếu trong mùa hè vì nó đơn giản và ít tốn kém về mặt kinh tế 
+ Thường dùng để làm khô quần áo, tóc, khăn tắm,
+ Nếu sử dụng không hợp lý thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ
- Cách dùng 
+ Thời gian ngồi quạt mỗi lần khoảng 30- 60 phút là hợp lý
+ Dùng đúng công suất, thời gian sử dụng hợp lí và đem đi bảo trì nếu thấy có trục trặc gì để tránh nguy hiểm
C. Kết bài: Quạt máy là một vật dụng rất cần thiết cho đời sống của chúng ta. Nếu ta sử dụng đúng cách, nó sẽ đạt hiểu quả cao, hết công suất.
Đề bài: Thuyết minh cái nón 
A. Mở bài: Nón là một vật dụng, quen thuộc của người phụ nữ VN
B. Thân bài: Giới thiệu, trình bày đặc điểm của chiếc nón
- Lịch sử của cái nón:
+ Từ rất lâu khi con người lao động sản xuất...=> nhu cầu bảo vệ bản thân trước sự bất thường của thời tiết.
+ Nơi làm nón nổi tiếng và lâu đời nhất: Làng Tây Hồ, thành phố Huế.
- Cấu tạo: 
+ Trước: nón phẳng như cái mâm, ngoài cùng có đường thành nhô cao
+ Nay: Nón hình chóp nhọn
Gồm: Khung nón, lá nón, quai nón
- Cách làm nón:
+ Chuẩn bị nguyên liệu: cật tre, lá nón, chỉ màu, quai nón
+ Cách làm: Làm khung, cách khâu, trang trí
- Công dụng: che mưa, nắng, tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ.
C. Kết bài: Nón là nét đẹp tinh tế mang bản sắc độc đáo văn hoá Việt Nam cần được giữ gìn, lưu truyền.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Giáo viên chia nhóm để viết đoạn văn thuyết minh cái quạt.
- Thời gian: 10 phút
- Yêu cầu: Viết bài
Phân công
- Tổ 1: Viết đoạn văn phần mở bài và kết bài.
- Tổ 2: Viết đoạn văn phần thân bài( nguồn gốc, lịch sử phát triển, cấu tạo, ).
- Tổ 3: Viết đoạn văn phần thân bài ( công dụng, cách dùng, và cách bảo quản)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe câu hỏi
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
 - GV định hướng: 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
II. Luyện tập: Viết đoạn văn
- GV cung cấp cho h.sinh đoạn văn mẫu (sử dụng phương pháp tự thuật) để các em học tập. 
 MB: Tôi là quạt máy. Tôi là một vật dụng quen thuộc đối với đời sống của người dân Việt Nam hiện nay.
 KB: Quạt máy chúng tôi là một vật dụng rất cần thiết cho đời sống của con người. Nếu con người sử dụng tôi đúng cách sẽ đạt hiểu quả cao, hết công suất. Và nhớ, dùng chúng tôi nhiều quá là cũng không tốt lắm đâu nhé!
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức
* Giáo viên lưu ý học sinh có sử dụng biện pháp nghệ thuật: 
Có thể để cho cái quạt tự thuật, kể chuyện, hoặc tạo ra tình huống: thăm một nhà sưu tầm các loại quạt, sử dụng phương pháp thuyết minh: định nghĩa quạt là một dụng cụ như thế nào? Họ nhà quạt đông đúc và có nhiều loại như thế nào? Cấu tạo, công dụng? (có thể sử dụng biện pháp nghệ thuật: kể chuyện, tự thuật....)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục đích: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú...
- Lấy 1VD
- Phân tích tác dụng
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe câu hỏi
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
 - GV định hướng: 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
* Hướng dẫn học ở nhà
- Hoàn chỉnh các bài tập ( viết thành bài văn).
- Xác định và chỉ ra tác dụng của BPNT được sử dụng trong VBTM “Họ nhà kim”
* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình 
Thày cô liên hệ 0969 325 896 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên.
Trung tâm GD Sao Khuê: Nhận cung cấp giáo án cho tất cả các môn học 
khối tiểu học, thcs và thpt
Có đủ các mẫu giáo án theo c/v5512, c/v 4040, c/v 3280
Có đủ giáo án tất cả các môn học cho 3 bộ sách giáo khoa mới 
CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thày cô có thể xem trước và tải tại website: tailieugiaovien.edu.vn
https://tailieugiaovien.edu.vn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_1_tiet_1_den_5_phong_cach_ho_chi.docx