Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 11 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 11 năm 2010

Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

 (Huy Cận)

A/- Mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh :

 1. Kiến thức

 - Có hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và nắm được hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

 -Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội .

 2. Kĩ năng

 - Đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại

-Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh thơ lãng mạm , tráng lệ

3. Thái độ

 -Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về sự giàu đẹp của đất nước, yêu mến cuộc sống lao động khỏe khoắn vất vả nhưng đầy chất thơ của người dân biển .

 - Tích hợp kĩ năng sống: Giáo dục tinh thần yêu lao động.

B/- Chuẩn bị :

 GV : Đọc văn bản , tài liệu liên quan

 Tranh nhà thơ Huy Cận .

 HS : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi /sgk

 

doc 37 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 11 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	Ngày soạn: 29/10/2012
Tiết 51, 52	Ngày dạy: 01/11/2012
 Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
	 (Huy Cận)
A/- Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh :
 1. Kiến thức
 - Có hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và nắm được hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 
 -Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội .
 2. Kĩ năng
 - Đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại
-Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh thơ lãng mạm , tráng lệ
3. Thái độ
 -Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về sự giàu đẹp của đất nước, yêu mến cuộc sống lao động khỏe khoắn vất vả nhưng đầy chất thơ của người dân biển .
 - Tích hợp kĩ năng sống: Giáo dục tinh thần yêu lao động.
B/- Chuẩn bị :
 GV : Đọc văn bản , tài liệu liên quan 
 Tranh nhà thơ Huy Cận .
 HS : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi /sgk 
C/- Tiến trình lên lớp :
 1 .Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ Đọc thuoocjk lòng văn bản : “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Và phân tích hình ảnh độc đáo trong hai khổ thơ đó?
 3.Bài mới:
 Khởi động: Hoạt động 1 GV: Giới thiệu bài từ khổ thơ “Yêu biết mấy.thiên nhiên”->hình ảnh con người lao động mới -> bài thơ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động2 : Đọc, tiếp xúc văn bản
 ? Em hãy khái quát những nét chính về cuộc đời tác giả Huy Cận ? 
( GV giới thiệu thêm về:
- Chân dung nhà thơ Huy Cận 
-Ông từ trần 19/02/2005 ,
 -Hồn thơ của ông trước và sau cách mạng ) 
? Theo em bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào và có xuất xứ từ đâu ?
-GV: Trích đọc ý kiến của nhà thơ Huy Cận về bài thơ ( sgk/164 )
GV: Hướng dẫn đọc :giọng vui tươi phấn chấn , nhịp vừa phải ( 4/3) , khổ 2,3,7 giọng đọc cao hơn , nhanh hơn )
HS: đọc văn bản (2 em)
? Bài thơ được triển khai theo một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy,em hãy tìm bố cục bài thơ?
(Khổ 1:Cảnh đoàn thuyền ra khơi
 Khổ 2,3,4,5,6:Cảnh đoàn thuyền đánh cá
 Khổ 7:Cảnh đoàn thuyền trở về)
? Với bố cục như trên, bài thơ đã tạo ra một khung cảnh thời gian,không gian ntn?
(-Không gian: Rộng lớn bao la với mặt trời,biển,trăng,sao,mây,gió
-Thời gian:Là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn đến bình minh lên -cũng là thời gian của một chuyến ra biển đêm rồi trở về của đoàn thuyền đánh cá. )
? Phương thức biểu đạt của bài thơ này là gì?
HS: Biểu cảm,miêu tả.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản:
 .Hoạt động 3.1 :Tìm hiểu cảnh đoàn thuyền ra khơi
HS: đọc lại khổ thơ đầu
? Thời điểm ra khơi của đoàn thuyền đươc thể hiện qua câu thơ nào?
? Có gì độc đáo,thú vị trong cách diễn đạt của hai câu thơ trên?
GV: giải thích thêm về sự thú vị của 2 câu thơ
? Từ đó,em hình dung một cảnh tượng thiên nhiên ntn được hiện ra?
(Vũ trụ thiên nhiên như một ngôi nhà vĩ đại mà mẹ tạo hóa đã ban tặng cho con người ,vạn vật rơi vào trạng thái nghỉ ngơi,thư giãn)
GV: chuyển ý : 
? Vậy hình ảnh đoàn thuyền ra khơi được thể hiện qua lời thơ nào ?
? Từ “lại” trong câu thơ bao hàm ý nghĩa gì ?
( - Không phải ra khơi lần đầu, đột xuất mà là công việc thường nhật, quen thuộc->. Đây chỉ là một trong hàng nghìn chuyến đánh cá đêm trên biển xa
- Thiên nhiên nghỉ ngơi mà con người thì hoạt động -> Hình ảnh đối lập -> Tình chất đặc biệt của nghề đánh cá, là đặc thù nghề nghiệp của dân chài)
? Em hiểu như thế nào về nội dung câu thơ : “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” ? -.> T/g sử dụng biện pháp tu từ gì ở hình ảnh thơ này?
? Từ đó, em cảm nhận được gì về khí thế ra khơi của đoàn thuyền ? 
Hs suy nghĩ trả lời, gv kết luận. 
GV: chuyển ý 
HĐ 3 2: Tìm hiểu cảnh đánh cá của đoàn thuyền 
 HS: đọc 5 khổ thơ (tt)
? Em hãy tìm những câu thơ miêu tả hình ảnh đoàn thuyền lúc đánh cá ngoài khơi?
? Hình ảnh thơ ở đây có gì mới lạ ?( Đây là hình ảnh thưc hay ảo? Tại sao? )
( H/ả thực nhưng có ảo: 
+ Thuyền có lái, có buồm nhưng bằng gió , trăng -=>. Thuyền như bay lên thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hoà vào kích thước rộng lớn của vũ trụ
+ Trăng in xuống nước, sóng xô bóng trăng như vỗ vào mạn thuyền =.> tạo nên nhịp trăng để xua cá vào lưới ) 
? Từ những hình ảnh thơ trên, em có nhận xét gì về khung cảnh lao động trên biển đêm của ngư dân?
 HS ( Khung cảnh thơ mộng, thi vị ) 
? Càng về sáng thì công việc lao động của họ ra sao ?Những chi tiết nào thể hiện điều đó?
? Em cảm nhận không khí lao động ra sao qua những câu thơ đó?
GV: chuyển ý sang TIẾT 2
°HĐ 3 3 : Tìm hiểu hình ảnh đoàn thuyền trở về :
HS: đọc khổ thơ cuối .
? Khổ thơ cuối có gì giống và khác so với khổ thơ đầu ?
( Có hình ảnh lặp lại :+ mặt trời mọc-lặn 
 + thuyền ra khơi- về )
? Phép NT nào được t/giả sử dụng ở khổ thơ cuối này ? .
? Vì sao đoàn thuyền lại chạy đua cùng mặt trời ?
( Họ quí trọng thành quả lao động: Thuyền muốn cập bến trước khi trời sáng để còn dỡ cá xuống, kịp phơi dưới ánh nắng bình minh)
? Em có cảm nhận gì về khí thế của đoàn thuyền khi về bến?
? Câu thơ “Mắt phơi” cho em hiểu gì về thành quả lao động của người dân chài ?, 
HS: THẢO LUẬN NHÓM 
? Có người cho rằng: Bài thơ là một khúc tráng ca của người lao động trên biển.Vậy trong bài thơ có mấy từ “hát” ? Cho biết ý nghĩa của mỗi từ “hát” ?
Đại diện Hs trả lời, hs khác nhận xét, gv phân tích, kết luận
( 4 từ “hát” :+ Hát lúc ra đi: hào hùng , phấn chấn , sôi nổi 
 +Hát ca ngợi sự giàu có của biển cả 
 + Hát lúc đánh cá : lạc quan , ca ngợi ân tình của biển 
 +Hát lúc ra về : phấn khởi , vui tươi )
°HĐ 34: Tìm hiểu hình ảnh cá trong bài thơ :
? Ngoài hình ảnh trung tâm là đoàn thuyền, bức tranh biển về đêm được hoàn thiện thêm nhờ hình ảnh nào nữa ?
? Tìm những câu thơ trong bài miêu tả loài cá?
HS: đọc chú thích 4,6/sgk để thấy được sự sáng tạo của tác giả khi miêu tả 
? Có gì đặc biệt trong cách miêu tả các loài cá ? ( Từ ngữ? Cách quan sát? Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của cách miêu tả đó?
(- Quan sát : tỉ mỉ, chi tiết, cụ thể về hình dáng, màu sắc, hoạt động của các loài cá-> Sự phong phú , đa dạng các loài
-Từ ngữ: Dùng tính từ chỉ màu sắc ->Các loài cá lấp lánh , rực rỡ sắc màu như một bức tranh sơn mài 
- Biện pháp tu từ: So sánh, nhân hoá “ cái đuôi em quẫy” -> Sự gần gũi giũa thiên nhiên với con người.) 
? Qua hình ảnh của các loài cá, t/g muốn khẳng định điều gì về biển Việt Nam?
*.Hoạt động3 : Hướng dẫn tổng kết :
*( Tích hợp kĩ năng sống)
? Theo em , bài thơ được ra đời dựa trên cảm xúc nào của tác giả ?
? Với cảm hứng ấy đã tạo cho bài thơ có âm hưởng như thế nào ?
HS ( Khỏe khoắn , sôi nổi lại vừa phơi phới , bay bổng ).
? Những yếu tố nào trong bài cũng góp phần cho bài thơ có âm hưởng đó ?
.? Qua bài thơ , em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong c/ sống được phản ánh 
 ( Thiên nhiên tráng lệ , con người lao động dũng cảm , làm chủ cuộc sống )
? Từ bài thơ , em học tập được gì khi viếtvăn miêu tả + biểu cảm ? 
 ( Khi miêu tả : ngoài quan sát , phải có sự liên tưởng , tưởng tượng .
 Muốn biểu cảm sâu sắc phải có cảm xúc dồi dào , mãnh liệt )
? VB đã bồi đắp tình cảm tốt đẹp gì trong em?
(-Tin yêu cuộc sống mới 
 – Yêu mến, biết ơn, và biết bảo vệ người mẹ thiên nhiên đã nuôi sống con người) .
 HS: Đọc ghi nhớ/sgk .
*.Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập :
 HS: làm câu 1 ( vào phiếu học tập,GV thu 5 phiếu )
 Gv hướng dẫn: Đoạn văn phải đảm bảo ý sau:
- Giới thiệu khổ thơ
- Nêu và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung cử khổ thơ đó
I. Tìm hiểu chung
 1.Tác giả : (1919-2005)
- Nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới
-Thơ sau cách mạng tràn đầy niềm vui , tình yêu cuộc sống .
 2.Tác phẩm : 
- Xuất xứ: Ra đời 1958, trong chuyến đi công tác dài ngày ở Quảng Ninh, in trong tập “ Trời mỗi ngày lại lại sáng”
 3. Đọc và tìm hiểu chú thích
 4.. Bố cục:3 phần
III.Tìm hiểu văn bản
1.Cảnh đoàn thuyền ra khơi:
-Mặt trời .như hòn lửa
-Sóng cài then,đêm sập cửa
-> Hình ảnh liên tưởng,so sánh,nhân hóa
=>Vũ trụ vừa rộng lớn vừa gần gũi đang nghỉ ngơi.thư giãn
-Đoàn thuyền... lại ra khơi 
-Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
->Phép hoán dụ 
=> Khí thế khẩn trương , hồ hởi lạc quan của tinh thần lao động tập thể .
2, Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển:
-Thuyền ta lái gió, buồm trăng 
-Lướt giữa mây cao , biển bằng 
- Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
- Ra đậu dặm xa dò bụng biển
- Dàn dan thế trận...
->Hình ảnh thơ lãng mạn 
=> Khung cảnh thơ mộng, thi vị
- Kéo lươí kịp trời sáng 
- Kéo xoăn tay chùm cá nặng .
-> Khẩn trương ,miệt mài . 
3, Cảnh đoàn thuyền trở về :
- Câu hát căng buồm với ...
 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
- Mắt cá huy hoàng ...
-> Điệp ngữ , nhân hóa , ẩn dụ 
=> Khí thế hào hùng , sảng khoái, tràn đầy niềm vui thắng lợi 
* Hình ảnh các loài cá :
- Cá thu ... như đoàn thoi
- Cá song ... đuốc đen hồng
- Cá nhụ , cá chim, đé ...
- Cá đuôi em quẫy
-Vẩy bạc, đuôi vàng choé
- Mắt cá huy hoàng
-> Tạo hình ảnh sinh động , mới lạ ,đầy màu sắc kỳ ảo về biển . 
=> Sự giàu có của biển .
III.Tổng kết :
 Ghi nhớ /sgk
IV. Luyện tập :
- Viết một đoạn văn phân tích khổ đầu hoặc khổ cuối bài thơ .
 4. Củng cố: 
 -Hs nhắc lại cảm nhận về bài thơ.
 5. Dặn dò
 - Học bài ( Thuộc thơ và ghi nhớ)
 -Soạn TKTV 
D *.Rút kinh nghiệm:. 
 Ngày soạn: 25/10/2010 
 Tuần:11 Ngày dạy: 27/10/2010
 Tiết 53 : 
 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( tt )
A/- Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp học sinh :
 1. Kiến thức 
 -Nắm vững , khắc sâu hơn , biết vận dụng kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến 9 ( từ tượng thanh , tượng hình , các biện pháp tu từ từ vựng : so sánh , ẩn dụ , hoán dụ , nhân hóa , nói giảm , nói tránh , nói quá, điệp ngữ , chơi chữ )
 2. Kĩ năng
 KNBH biết vận dụng kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến 9 ( từ tượng thanh , tượng hình , các biện pháp tu từ từ vựng : so sánh , ẩn dụ , hoán dụ , nhân hóa , nói giảm , nói tránh , nói quá, điệp ngữ , chơi chữ ). Phân tích tác ụng của chúng trong văn bản cụ thể.
 KNS: Ra quyết định lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp
 -Biết vận dụng biện pháp tu từ phù hợp có hiệu quả .
 B/- Chuẩn bị :
 -GV : Một số ví du minh họa (bảng phụ ghi BT thêm )
 -HS : chuẩn bị bài : Bảng phụ ghi định nghĩa các kiến thức ôn tập 
C/- Tiến trình lên lớp :
 1.Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ )
 3.Bài mới : 
 Hoạt động 1: Khởi động 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động2 : Ôn lại từ tượng hình , tượng thanh 
 PP vấn đáp:
? Em hãy nhắc lại khái niệm từ tượng hình,tượng thanh ?
HS: đọc yêu cầu BT2/sgk ,lên bảng làm :
? Tìm tên loài vật mà tiếng kêu giống tên của nó?
HS: đọc đoạn trích BT3 / sgk :
? Xác định từ tượng hình và vị trí của nó trong đoạn trích?
* Hoạt động 3 : Ôn lại các phép tu từ từ vựng 
 PP vấn đáp
?Em đã học những phép tu từ từ vựng nào ?
- H/s treo bảng phụ – h/s dưới lớp nhìn vào đó nhắc lại khái niệm phép tu từ đã học ... i?
? Dựa vào vbản, em hãy tóm tắt những điều kiện thận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em?
HS giải nghĩa: “Công ước” “Giải trừ quân bị”/sgk
? Theo em cách lập luận phần này có gì khác phần 1?
(Giải thích + chứng minh: Lấy sự việc chứng minh (công ước) để kđịnh ý nghĩa của sự liên kết các nước được giải thích, giải thích bằng thực tại (đã có) kết hợp với giả thiết, dự báo(có thể). Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế (là thực tại) tài nguyên to lớn phục vụ cho mục đích phi Quân Sự (là dự báo))
? Với những điều kiện thuận lợi đó, em có nhận thức ntn về sự sống còn và phát triển của trẻ em?
Ÿ HS thảo luận nhóm: Vậy Đảng và Nhà Nước ta quan tâm, chăm sóc trẻ em ntn?
-> Đại diện nhóm trả lời -> GV nhận xét, bổ sung thêm.
(- Giáo dục: Hệ thống các trường mầm non, phổ cập GDTHọc trong cả nước, trường cho trẻ em khuyết tật(câm, điếc), lớp học tình thương.
 - Y tế: Bệnh viện Nhi đồng, chiến dịch tiêm phòng cho trẻ em
 - Điều kiện vui chơi: Công viên, cung thiếu nhi, nhà văn hóa, NXB thiếu nhi, trại hè, các ngày lễ:quốc tế 1/6, trung thu
=> Trẻ em nước ta được chăm sóc và tôn trọng)
GV: Chuyển ý sang phần 3
*.Hoạt động 5:Tìm hiểu phần nhiệm vụ
HS đọc phần nhiệm vụ
GV: Phần nhiệm vụ này được xác định trên cơ sở thực trạng, thực tế c/sống của trẻ em trên TG hiện nay và các cơ hội đã trình bày ở phần 2, có 2 phần nội dung:
- Nhiệm vụ cụ thể(10-15)
- Biện pháp để thực hiện nhiệm vụ đó(16, 17)
? Em hãy sắp xếp các mục vào 2 phần trên?
? Phần nêu nhiệm vụ đề cập đến mấy nội dung chính?
GV: Lấy ví dụ minh họa, giải thích thêm cho từng nội dung
.? Phần nêu biện pháp cụ thể có những điểm nào cần lưu ý?
? Vì sao phải bảo đảm đều đặn tăng trưởng kinh tế?
? Em có nhận xét gì về tính chất của các nhiệm vụ trên? ý và lời diễn đạt ntn?
GV giảng thêm
? Trẻ em VN được hưởng những quyền lợi gì từ sự nỗ lực của Đảng, nhà nước?
*.Hoạt động 6:Hướng dẫn tổng kết
? Bản tuyên bố là một mẫu mực về nghệ thuật lập luận ,em hãy chỉ rõ sự thành công về mặt NT của VB?(gợi ý:bố cục,luận cứ..)
? Qua bản tuyên bố, em có nhận thức ntn về sự sống còn,bảo vệ,phát triển trẻ em cuả cộng đồng TG?
(Có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và cộng đồng TG. Là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước,của toàn nhân loại
-Qua những chủ trương,chính sách, những hành động cụ thể của việc chăm sóc,phát triển trẻ em mà ta nhận ra được trình độ văn minh của XH(Tiến bộ hay lạc hậu,nhân đạo hay không )
-Được cộng đồng quốc tế giành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương,nhiệm vụ cụ thể, toàn diện)
GV: Những nội dung này được chốt lại ở phần ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ /sgk
? Để xứng đáng với sự quan tâm của Đảng, nhà nước và các tổ chức XH, các em nhận thấy mình phải làm gì?
I.Xuất xứ văn bản:
Trích: Tuyên bố hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em(30/9/1990)tại Niu-oóc
II.Đọc ,tìm hiểu chú thích
-VBND(nghị luận CT-XH)
III.Tìm hiểu văn bản:
1.Sự thách thức:
Trẻ em đang là:
-Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực,chủ nghĩa khủng bố,phân biệt chủng tộc,xâm lược
-Thảm họa của đói nghèo,vô gia cư, ô nhiễm môi trường,khủng hoảngkinh tế,mù chữ
-Nạn nhân của suy dinh dưỡng, bệnh tật(chết 40.000cháu/ngày)
->Lập luận theo tính chất tổng phân hợp với những con số tiêu biểu,phép liệt kê ngắn gọn nhưng đầy đủ,cụ the về những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống trẻ em
2.Cơ hội:
-Sự liên kết giữa các quốc giacó đủ phương tiện, kiến thức bảo vệ sinh mạng trẻ em
- Đã có công ước về quyền trẻ em 
- Sự hợp tác quốc ế ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực 
- Phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên lớn chuyển sang phục vụ các mục tiêu phúc lợi XH
->Lập luận kết hợp giữa thực tại và giả thiết.
=> Những cơ hội có khả năng đảm bảo cho quyền trẻ em được thực hiện
3.Nhiệm vụ:
- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng
- Quan tâm hơn nữa đối với trẻ em tàn tật, có hoàn cảnh đặc biệt
- Đảm bảo sự bình đẳng trẻ em
- Xóa mù chữ.
- Củng cố gia đình và vấn đề dân số
- Tham gia sinh hoạt VHXH
* Biện pháp:
Các nước: - Đảm bảo đều đặn tăng trưởng KT
- Có sự nổ lực ltục và phối hợp trong hđộng vì trẻ em
->Tính cụ thể, toàn diện, lời văn mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát.
-> Sự quan tâm toàn diện đối với trẻ em
IV.Tổng kết:
-Nghệthuật:Bố cục mạch lạc,rõ ràng,liên kết chặt chẽ,luận chứng đầy đủ,cụ thể,toàn diện có sức thuyết phục cao
-Nội dung: Ghi nhớ /sgk
 *. Hướng dẫn về nhà: :
 -Học bài
 -Làm câu luyện tập: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về sự quan tâm ,chăm sóc của Đảng,nhà nước,tổ chức XH đối với trẻ em địa phương
 -Soạn bài :Các phương châm hội thoại (tt)
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 13:
Các phương châm hội thoại (TT)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS: - Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
 -Hiểu được những PCHT không phải là qui định bắt buộc trong mọi tình huống g/tiếp,vì nhiều lý do khác nhau,các PCHT đôi khi không được tuân thủ
 -Rèn luyện kỹ năng vận dụng có hiệu quả các PCHT vào thực tế giao tiếp XH
B Chuẩn bị: GV: Bảng phụ (ghi VD+BTTN) 
 HS: Soạn bài 
 C.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: 
? Kể tên và trình bày yêu cầu cụ thể của những PCHT đã học?
? Những cách nói sau đây vi phạm PCHT nào? Hãy chữa lại cho đúng?
Đêm hôm qua cầu gãy
Họp xong bạn nhớ đi ra của trước
Thấy bạn đến chậm, Hà nói: “ Cậu có họ hàng với rùa phải không?”
2.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1:Tìm hiểu PCHT với tình huống giao tiếp:
 GV Gọi một em kể lại câu chuyện: “Chào hỏi”/ Sgk
? Qua câu chuỵện, em thấy nhân vật chàng rể đã vi phạm PCHT nào?
( PC lịch sự: Người nói không nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp nên đã gây phiền hà cho người khác)
? Em hãy tìm một số tình huống mà kiểu thăm hỏi như trên được coi là lịch sự, quan tâm người khác?
?Từ các tình huống trên, em có thể rút ra bài học gì về giao tiếp? Vì sao?
( Cũng một phát ngôn nhưng có thể là phù hợp trong hoàn cảnh này mà không phù hợp trong hoàn cảnh khác)
->HS đọc ghi nhớ/ Sgk
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ PCHT
? Nhắc lại những PCHT đã học?
? Vận dụng sự hiểu biết của em về các PCHT đã học để đánh giá tình huống nào không tuân thủ PCHT ?
 GV treo bảng phụ có ghi các tình huống:
Lợn cưới áo mơi
Quả bí khổng lồ
Ông nói gà bà nói vịt
Dây cà ra dây muống
Người ăn xin
Gọi h/s đọc câu hỏi 2,3,4 ( Sgk/ 37). Yêu cầu h/s thảo luận nhóm (mỗi bàn một nhóm)
 H/s trình bày, GV chốt ý đúng:
 Câu 2: Câu trả lời của Ba không đáp ứng thông tin An muốn biết-. Ba vi phạm PC về lượng -> Vì ba muốn đảm bảo PC về chất( Không biết chính xác năm nào thì phải trả lời chung chung như thế)
 Câu 3: Trong trường hợp này, có thể PC về chất không được tuân thủ-> Vì đây là việc làm nhân đạo, an ủi , động viên bệnh nhân
 Câu 4: Người nói không tuân thủ PC về lượng ( Nếu xét theo nghĩa hiển ngôn)
 Người nói đã tuân thủ PC về lượng ( Nếu xét vè nghĩa hàm ngôn : Tiền bạc chỉ là phương tiện sống chứ không phải mục đích sống, trong c/s còn bao điều khác phải quan tâm, đề cao hơn như tình cảm gđ, đồng nghiệp, lứa đôi => Nói như vậy để thu hút sự chú ý của người nghe)
? Như vậy, qua tìm hiểu các Vd , em thấy nguyên nhân nào dấn đến việc không tuân thủ PCHT?
? Em hãy cho Vd về những trường hợp không tuân thủ PCHT vì những nguyên nhân trên? ( HS thảo luận)
 GV chốt lại kiến thức, gọi hs đọc lại ghi nhớ
*Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập:
 Hs đọc nội dung bài tập 1
? Câu trả lời của ông bố không được tuân thủ PCHT nào? Vì sao em biết?
 Hs đọc BT 2
? Thái độ và lời nói của các nhân vật không tuan thủ PCHT nào?
? Việc không tuân thủ PCHT ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?
I.Quan hệ giứa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
 * Ví dụ: SGK
-> Cần chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp như:
 - Nói với ai?
 - Khi nào?
 - Ở đâu?
 -Nhằm mục đích gì?
=> Ghi nhớ 1 ( Sgk)
 II, Những trường hợp không tuân thủ PCHT:
III. Luyện tập:
 Bài tập 1:
 Câu trả lời của ông bố không tuân thủ Pc cách thức. Vì cậu bé 5 tuổi chưa nhận biết được truyện ngắn Nam Cao đẻ tìm được quả bóng
 Bài tập 2: 
 -Không tuân thủ PC lịc sự
-Việc không tuân thủ PC ấy là không đúng. Vì khách đến nhà ai cúng phải chào chủ nhà, nói chuyện. Còn ở đây, thái độ và lơìu nói của các vị khách rất hộ đồ, chẳng có căn cứ
 *Hướng dẫn về nhà:-Học bài
 -Làm BT thêm:Tìm các trường hợp không tuân thủ PCHT mà em gặp trong cuộc sống hàng ngày
 -Xem lại lý thuyết VBTM các dàn ý đã lập, chuẩn bị viết bài viết số1
 * Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: Ngày day:
Tiết 14,15::
	 	Bài viết số 1-văn thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS: - Viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp NT và yếu tố miêu tả một cách có hiệu quả
 -Rèn kỹ năng thu thập,chọn lọc tài liệu,viết VB hoàn chỉnh
 -Giáo dục ý thức nghiêm túc,sáng tạo,tự lực khi làm bài 
B Chuẩn bị: GV: Đề bài,đáp án (biểu chấm) 
 HS: Xem lại lý thuyết,giấy kiểm tra 
 C.Tiến trình lên lớp:
1.GV: Kiểm tra sự chuẩn bị giấy của HS
2.Viết bài:
*.Hoạt động 1; GV đọc và ghi đề bài lên bảng:
 Em hãy thuyết minh một loài cây(hoa)mà em thích nhất.
 ( Bài viết phải sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)
 HS chép đề vào giấy kiểm tra
*.Hoạt động 2; GV nhắc lại yêu cầu của đề bài và bài làm
 -Thể loại:Văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp NT phù hợp
 -Nội dung:Cung cấp những tri thức khách quan,chính xác, đầy đủ về một loài cây(hoa)mà em thích
*.Hoạt động3; HS làm bài, GV quan sát,nhắc nhở
*.Hoạt động 4; GV- Thu bài
 -Hướng dẫn về nhà:+Soạn bài: “Chuyện người con gái Nam Xương”
 (Đọc VB+tóm tắt+trả lời câu hỏi tìm hiểu/sgk)
ĐÁP ÁN
 I.Yêu cầu chung: 1.Nội dung: Loài cây (hoa)mà em thích
 2.Thể loại:Văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp NT
 3.Hình thức: +Độ dài của bài từ:1200->1500 chữ
 +Bố cục mạch lạc,rõ ràng
 +Không sai lỗi chính tả,ngữ pháp,diễn đạt trôi chảy,thuyết phục
 II.Yêu cầu cụ thể: 1.Mở bài:Giới thiệu chung về loài cây(hoa)mà em thích
 2.Thân bài:Giới thiệu chi tiết có kết hợp yếu tố m/tả ở những phương diện sau:
 a.Nguồn gốc,vai trò của nó trong được con người 
 b.Đặc điểm(hình dáng,gốc,thân,lá,hoa,quả.,màu sắc..
 c.Quá trình sinh trưởng và chăm sóc
 d.Phân loại (Họ hàng của loại cây đó)
 e.Giá trị ,công dụng:(Kinh tế,môi trường,thẩm mỹ)
 3.Kết bài:Khẳng định lại giá trị của loại cây(hoa)và tình cảm đối với nó
 *.Thang điểm: -Hình thức: 1 đ
 -Nội dung: 9 đ +Mở bài:1đ 
 +Thân bài:7 đ(a=1; b,e=4; c,d=2 )
 +Kết bài:1đ 
 *.Lưu ý:-Khuyến khích những bài làm trôi chảy,mạch lạc,sáng tạo,có sức thuyết phục,biết sử dụng nhiều biện pháp NT và yếu tố miêu tả phù hợp, sinh động 
-Phần thân bài chỉ đạt ½ tổng số điểm nếu chưa có biện pháp NT và yếu tố miêu tả 
* Rút kinh nghiệm:
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc