Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 13 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 13 năm 2010

LÀNG

 ( Trích ) - Kim Lân -

A/- Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :

 1. Kiến thức.

 -Hs nắm được nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm hiện đại

 - Đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm: Sự kết ợp các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.

 -Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp .

 2. Kĩ năng.

 a,KNBH.

 - Đọc- hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các PTBĐ trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.

 b, KNS

 3. Thái độ

 -Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước .

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 13 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 61, 62 : Làng
Tiết 63 : Chương trình địa phương phầnTiếng Việt
 Tiết 64 : Đối thoại, độc thoạitrong VBTS
 Tiết 65 : Luyện nói tự sự ..miêutả nội tâm
 Ngày soạn: 6/11/2010
TUẦN 13:
Tiết 61,62 Ngày dạy: 8/11/2010
LÀNG
 ( Trích ) - Kim Lân -
A/- Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
 1. Kiến thức.
 -Hs nắm được nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm hiện đại
 - Đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm: Sự kết ợp các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
 -Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp .
 2. Kĩ năng.
 a,KNBH.
 - Đọc- hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các PTBĐ trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
 b, KNS
 3. Thái độ
 -Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước .
B/- Chuẩn bị :
 GV: Đọc tác phẩm và tài liệu liên quan .
 HS: Soạn bài theo hướng dẫn 
C/- Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định l
 2.KTBC : Đọc thuộc lòng bài thơ “ Ánh trăng” ? Cho biết ý nghĩa biểu tượng của ánh trăng ở khổ thơ cuối ?
 3. Khởi động: PPthuyết trình
 GV dẫn dắt vào bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 * Hoạt động2 : PP thuyết trình
Kĩ thuật động não
 ? Em hãy khái quát những nét chính về cuộc đời t/g ? ( (Lai lịch , sở trường sáng tác chính , t/p chính )
Hs trả lời , gv nhận xét
 GV g/thiệu thêm: Kim Lân mất 20/7/2007
.? Tác phẩm “ Làng” ra đời trong hoàn cảnh nào ?
(T/p ra đời 1948 trên chiến khu Việt Bắc “Làng”là một trong số những t/p thành công sớm nhất của VH thời k/c chống Pháp ( 1946-1954 ).. 
Gv giới thiệu thêm về đơn vị làng trong k/c chống Pháp:
 - Làng bị giặc chiếm đóng: Dân tản cư đi nơi khác. Còn lại thanh niên, đảng viên, du kích, nông dân yêu nước đấu tranh chống giặc > Sống theo luật lệ của địch, có khi phải sống những nơi dồn dân để cô lập CM
- Làng tự do: Đón dân tản cư từ làng bị giặc chiếm 
* Hoạt động 2.2 : Đọc và tóm tắt tác phẩm : 
( Đọc xen kẽ với tóm tắt nhiều đoạn chữ nhỏ /sgk ) 
GV: hướng dẫn đọc : Chậm , rõ ràng, diễn cảm , lưu ý từ địa phương, lời ăn tiếng nói của người dân lao động, nhiều lời đối thoại sinh động ngắn gọn của các nhân vật, nhiều đoạn miêu tả nội tâm của nhân vật ông Hai .
GV:Tóm tắt phần đầu t/p ( sgk lược bớt),Tóm tắt đoạn cuối ( Tâm trạng phấn khởi sung sướng của ông Hai khi nghe tin cải chính làng mình không theo giặc ).
. ? Qua phần đọc, tóm tắt, hãy cho biết t/p đề cập đến điều gì ở người nông dân và ở trong hoàn cảnh nào ?
 ( Truyện diễn tả sinh động, chân thật tình yêu làng của ông Hai – một người nông dân phải rời làng đi tản cư trong thời kỳ k/c chống Pháp ) 
 * Hoạt động 3: (PPTT/KTĐN), THKNS
 Tìm hiểu tình huống truyện và diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc :
? Để làm nôỉ bật chủ đề của VB bộc lộ sâu sắc t/cảm của ông Hai, t/g đặt ông Hai trong tình huống truyện ntn?
? Những chi tiết nào thể hiện thái độ , tâm trạng ông Haikhi nghe tin làng cũ theo giặc?
? Từ những chi tiết đó, em đọc được tâm trạng gì của ông Hai lúc này ? Vì sao ông lại có tâm trạng đó?
? Khi nghe cái tin dữ ấy thì diễn biến tâm trạng của ông Hai ra sao 
Hs trả lời , gv kết luận
 Gợi ý:? Những ngày sau đó thái độ của ông có gì thay đổi ?
? Tâm trạng ông Hai được tái hiện qua những từ ngữ như thế nào ?
( Cái tin dữ ấy trở thành nỗi ám ảnh, day dứt, nó chi phối mọi hành động, cử chỉ của ông Hai:
+ Không dám đi đâu- Vì xấu hổ
+Sợ nghe những lời bàn tán –Vì nhục nhã
+ Nước mắt giàn ra – Vì đau xót
+Ông rít lên, nắm chặt hai bàn tay- Vì căm giận)
Em có nhận xét gì về từ ngữ miêu tả?
? Từ đó, em cảm nhận được tâm trạng gì của ông Hai ?
GV dẫn dắt: Trong thâm tâm của ông Hai còn diễn ra một cuộc xung đột khác giữa lòng yêu làng và lòng yêu nước. Khi mụ chủ nhà có ý định đuổi ông ra khỏi nhà vì không chứa chấp dân của làng Việt gian. Trong ông rối bời hai ý nghĩ : 
- Về làng tức là theo làng làm Việt gian-> Không yêu nước
-Không về làng -> Không yêu làng. 
? Cuối cùng ông đã chọn cách giải quyết mâu thuẫn này ra sao ? Vì sao ông lại lụa chọn cách giải quyết đó?
 ( Trong tâm hồn của một lão nông tản cư , lòng yêu làng quê luôn thường trực trong lòng bởi đó là nơi chôn nhau cắt rốn của họ, là nơi họ làm ăn sinh sống với mảnh ruộng, cái cày, con trâu; là nơi họ được sông trong tình cảm xóm giềng ấm áp, nghĩa tình. Tuy nhiên, ông đã phải đi đến một quyết định dù cho có đau khổ, dằn vặt tâm can: Phải căm thù làng vì làng đã theo Tây để giữ trọn tình yêu nước, yêu CM )
? Nội tâm ấy của ông Hai được diễn đạt qua kiểu ngôn ngữ gì ?
? Qua ngôn ngữ độc thoại này, em có suy nghĩ gì giữa tình yêu nước với lòng yêu làng của ông Hai ? 
 TIẾT 2:
GV: Nhưng dù xác định như thế, ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình cảm đối với làng quê, nên ông càng đau xót tủi hổ
? Em hãy tìm đọc đoạn VB thể hiện cảm động nhất tâm trạng đó của ông Hai
 “Ông lão ôm thằng con út ... đôi phần”
? Vì sao , ông lại tâm sự cùng với con ?
( Trong tâm trạng bị dồn nén, bế tắc, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ ngây thơ. Thực chất đó là lời tự nhủ với mình; tự giãi bày nỗi lòng của mình với làng , với nước ) .
? Đoạn truyện này được thuật lại qua kiểu ngôn ngữ nào ?
? Em cảm nhận được tình cảm đối với làng quê, đất nước của ông Hai ntn qua lời tâm sự đó ? 
.(+ Tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu, ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu “nhà ta ở làng Chợ Dầu” 
 + Tấm lòng thuỷ chung với k/c, với CM mà biểu tượng là Cụ Hồ ( “Anh em đồng chí  bố con ông” . Tình cảm ấy là sâu nặng bền chặt thiêng liêng “chết có bao giờ đám đơn sai” ) 
? Tình cảm yêu nước, tấm lòng chung thủy với k/c của ông Hai được thể hiện ở đoạn cuối khi nghe tin cải chính về làng như thế nào ?
 Gợi ý: Ông Hai đã có những cử chỉ, hành động, lời nói nào khi nghe tin cải chính về làng?
 Hành động đó bộc lộ tâm trạng gì , tình cảm gì của ông?
Hs trả lời, gv kết luận và giáo dục tình cảm
*Hoạt động 4 :Tìm hiểu NT và tổng kết .
PP Phát vấn, Kĩ thuật động não
? Tác phẩm thành công nhờ những nét đặc sắc nào về nghệ thuật ?
Gợi ý :Cốt truyện,tình huống,NT miêu tả tâm lý n/v ngôn ngữ n/v ? 
 -> Đại diện nhóm trình bày ,nhóm khác bổ sung .
GV: nhấn mạnh những nét nghệ thuật độc đáo :
( Tác giả đặt n/v vào t/huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu nội tâm đây là một thành công của t/p vì nhờ tình huống NT sáng tạo này t/g đã làm nổi bật được tâm trạng chung của người dân hồi đầu k/c 
 + T/g m/ả rất cụ thể,tỉ mỉ,gợi cảm diễn biến nội tâm của n/v qua ý nghĩ, hành vi ,ng/ngữ ... đặc biệt diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh ,day dứt trong tâm trạng n/v .
 + Ngôn ngữ VB đặc sắc đặc biệt là ngôn ngữ n/v ông Hai . Cụ thể :
 Ÿ Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ , lời ăn tiếng nói của người dân .
 Ÿ Lời trần thuật và lời n/v có sự thống nhất về sắc thái , giọng điệu do VB được trần thuật theo điểm nhìn của n/v ông Hai . 
 Ÿ Ngôn ngữ của ông Hai vừa mang nét chung của nhân dân vừa mang đậm cá tính n/v nên sinh động )
? Từ những nét đặc sắc NT ấy , em hãy khái quát chủ đề văn bản là gì ?
? Cảm xúc của em ntn sau khi học văn bản này ? 
 *Hoạt động 5 : Hướng dẫn luyện tập :
HS:làm tại lớp bài tập 1 ( làm miệng )
 Gv gợi ý ( Lựa chọn nhiều đoạn diễn tả tâm lý n/v sinh động như đoạn m/tả ông Hai vừa nghe tin làng mình theo giặc, đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con )
GV: Hướng dẫn hs làm bài tập 2 ( ở nhà )
I. Tìm hiểu chung
Tác giả : ( 1920-2007)
-Kim Lân có sở trường về truyện ngắn 
-Am hiểu gắn bó với nông thôn và người nông dân 
2)Tác phẩm:
- Xuất xứ: Trích từ tác phẩm cùng tên-Viết năm 1948 .
 3.Đọc, tóm tắt tác phẩm
III- Tìm hiểu văn bản 
1, Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc :
- Cổ họng nghẹn ắng lại , 
da mặt tê rân rân , lặng 
người đi , tưởng đến 
không thở được .
-> Bàng hoàng , sửng sốt 
- Cúi gằm mặt mà đi , 
nằm vật ra giường , tủi thân , nước mắt cứ trào ra 
-Suốt mấy ngày không dám đi đâu
-Có đám đông , có tiếng bàn tán, ông chột dạ
->Từ ngữ gợi hình,gợi cảm
=>Diễn tả cụ thể tâm trạng day dứt, nỗi ám ảnh nặng nề,đau xót tủi hổ,nhục nhã
*.Mâu thuẫn nội tâm:
Yêu làng><yêu nước
-“Làng thì yêu thật nhưng 
làng theo Tây thì phải thù”
->Ngôn ngữ độc thoại
=>Lòng yêu nước rộng 
lớn bao trùm lên tình cảm làng quê
*.Tâm sự cùng con:
->Ngôn ngữ đối thoại
=>Tình yêu sâu nặng
 với làng quê,lòng thủy
 chung bền chặt với kháng chiến , cách mạng,Cụ Hồ
*.Khi nghe tin cải chính về làng:
->Tâm trạng hả hê,sung sướng
=>Tình yêu nước 
càng sâu nặng,xúc động.
IV.Tổng kết
-Nghệ thuật:
-Nội dung:
 Ghi nhớ/sgk
 4. Củng cố :
 Hs nêu diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai
 5. Dặn dò 
 - Học bài và tóm tắt văn bản . Làm câu luyện tập 2
 - Soạn : Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
 ( Tổ 3 : Chuẩn bị : mục b .Tổ 4 : mục c )
D *.Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn:8/11/2010 
Tuần 13 Ngày dạy: 10/11/2010
Tiết 63: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
( PHẦN TIẾNG VIỆT )
A/- Mục tiêu cần đạt : Giúp hs :
 1. Kiến thức
 -Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất..
 - Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.
 2. Kĩ năng.
 - Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.
 - Phân tích tác dụng của việc sử dụng các phương ngữ trong một số văn bản.
B/- Chuẩn bị :
 GV: đọc sgk , sgv , tài liệu tham khảo .
 HS: Soạn bài theo câu hỏi và PHT
C/- Tiến trình lên lớp : 
 1, Ổn định lớp : 
 2.Kiểm tra sự chuẩn bị PHTcủa hs 
 3. Khởi động 
Hoạt động 1: PPthuyết trình. GV dẫn dắt vào bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 2 : PPVĐ
Kĩ thuật động não
GV: giúp hs phân biệt khái niệm phương ngữ , từ địa phương , khẩu ngữ , biệt ngữ xã hội , thổ ngữ mà HS dễ nhầm lẫn .
( Phương ngữ : Chỉ đặc điểm , ngôn ngữ của một vùng ( ph/ngữ Bắc , Trung , Nam ).
 Từ địa phương : Là một lớp từ nằm trong phương ngữ , chỉ dùng cho một địa phương nhất định , có thể có những biến thể, gọi là thổ ngữ . Từ địa phuơng dùng song song với từ toàn dân đặc biệt là khẩu ngữ tự nhiên khi được gọt dũa , nó được dùng với dụng ý tu từ )
*: GV: hướng dẫn làm bài tập 1 sgk :
Tổ 1,2
? Tìm trong phương ngữ mà các em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác mà em biết : những từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hiện tượng mà không có trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân ?
GV: gợi ý cho hs
-Nhút:món ăn bằng xơ mít(Phương ngữ Trung)
-Bồn bồn:loại rau(Phương ngữ Nam)
- Tổ 3 treo bảng phụ sơ đồ mục b
HS: lên bảng điền vào sơ đồ những từ ngữ đồng nghĩa nhưng khác về âm với các từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân ?
Phương ngữ 
Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
Cá quả
Lợn
Ngã
Sắn
Hủi
Mẹ
Bố ( cha )
Củ lạc
Giả  ... hiện một địa phương sau lan ra cả nước .
*Hoạt động4 :
PPThuyết trình, bình giảng
Kĩ thuật động não
 GV: hướng dẫn làm bài tập 3,4 sgk 
.GV: yêu cầu HS quan sát 2 bảng phụ mục b,c /1.
? Cho biết những từ ngữ nào(mục b) và cách hiểu nào(mục c) được coi là thuộc từ ngữ toàn dân ?
 HS: đọc yêu cầu BT4 và đoạn thơ .
? Em hãy chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn thơ? Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào ? Tìm từ toàn dân t/ứng ?
? Việc sử dụng các phương ngữ đó có tác dụng gì ?
? Em hãy tìm thêm những câu ca dao, đoạn thơ, đoạn văn có sử dụng phương ngữ ?
( VD : “Khúc hát ru ... , Làng” )
 GV: cho một số câu ca dao( bảng phụ) để hs phát hiện từ ngữ địa phương .
I. Mở rộng vốn từ ngữ địa phương 
Bài 1
a./ Chỉ các sự vật
 hiện tượng mà không 
có trong các phương ngữ khác , ngôn ngữ toàn dân :
 Ví dụ : 
-Chẻo:Một loại nước chấm(Phương ngữ miền Trung)
-Bánh tằm,bánh rế:làm bằng củsắn,củ khoai(Phương ngữ miền Nam)
b/ .Đồng nghĩa nhưng
 khác về âm so với các phương ngữ khác
c./ Đồng âm nhưng 
khác nghĩa so với các 
phương ngữ khác
II- Vai trò của phương ngữ trong mối quan hệ với từ toàn dân :
Bài 2 / sgk :
- Có những phương ngữ ( như mục 1a ) là vì có những sự vật , hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác -> nên có những từ ngữ gọi tên sự vật , 
hiện tượng chỉ có ở một địa phương nhất định .
-Các từ ngữ địa phương “độc nhất vô nhị” đó chứng tỏ VN là một đất nước rất đa dạng và phong phú về điều kiện tự nhiên , đặc điểm tâm lý , phong tục tập quán giữa các vùng , miền . Tuy nhiên , sự khác biệt đó không lớn ( số lượng từ ngữ này không nhiều ) nên nó không hề cản trở đến sự giao tiếp xã hội trên phạm vi cả nước .
Bài 3 /sgk :
- Những từ ngữ và cách hiểu của địa phương Bắc ( vùng Hà Nội ) được xem là cơ sở chính để xây dựng chuẩn Tiếng Việt ( từ toàn dân ) .
Bài 4/sgk : Từ địa phương :
- chi ( gì ) rứa( thế) nờ( nhỉ , ơi) tui( tôi)
-có răng vì sao), ủng( đồng ý), mụ( bà ) 
-> Thuộc phương ngữ trung ( Các tỉnh Bắc – Trung bộ ( Quảng Bình , Quảng Trị , T. T Huế ) 
=> Tạo âm hưởng dân gian phù hợp với việc thể hiện tính cách, tình cảm nhân vật quần chúng ở địa phương .
 4. Củng cố: Thế nào là từ địa phương, từ toàn dân., sự khác biệt....
 5. Dặn dò
 - Sưu tầm thêm những câu văn , thơ , ca dao sử dụng phương ngữ , từ địa phương . 
 - Soạn bài : Đối thoại , độc thoại trong văn bản tự sự
 D *.Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn:10/11/2010 
Tuần 13 Ngày dạy: 11/11/2010
Tiết 63: 
 ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI 
 VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A/- Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
 1. Kiến thức
 -Hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nôi tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự .
 2. Kĩ năng
 -Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi viết VBTS.
 3. Thái độ.
Có ý thức s/d đúng đối thoại và độc thoại nội tâm khi giao tiếp.
B/- Chuẩn bị :
 GV: Đọc sgk , sgv , tài liệu tham khảo 
 HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk và bài tập 
C/- Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định lớp
 2.KTBC GV:giúp h/s củng cố lại kiến thức nhân vật trong VBTS 
 ? yếu tố trung tâm trong văn bản tự sự là gì ?
 ? 3.Khởi động
 Hoạt động 1: PP Vấn đáp
GV: Nhân vật trong văn bản tự sự được thể hiện ở những phương diện nào?
 Hs (Ngoại hình , nội tâm , trang phục , ngôn ngữ ..)
Gv dẫn dắt vào bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động2 : Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong VBTS 
PP vấn đáp
 HS: đọc đoạn trích sgk 
 ? Trong 3 câu đầu là lời của ai nói với ai ? 
 ?Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người ? Dấu hiệu nào cho thấy đó là một cuộc trò chuyện ?
? Câu “ Hà , nắng gớm về nào” ông Hai nói với ai ?
? Đây có phải là lời thoại không ? Vì sao ? 
? Trong đoạn trích có còn câu nào kiểu này không ? Hãy dẫn ra các câu đó ?
? Những câu : “ Chúng nó cũng là .... đấy ư ?... bằng ấy tuổi đầu” là những câu ai hỏi ai ? Vì sao trước những câu này không có dấu gạch đầu dòng như những câu ở mục a, b ?
? Đoạn trích trên được diễn đạt qua những kiểu ngôn ngữ nào ? Các hình thức diễn đạt đó có tác dụng ra sao trong việc thể hiện diễn biến câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ 
? Đặc biệt những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm giúp nhà văn thể hiện thành công diễn biến tâm trạng của ông Hai ntn ? 
? Qua tìm hiểu đoạn văn, em hãy khái quát những dạng thức tồn tại của ngôn ngữ n/v trong VBTS là gì? 
=> Giáo viên chốt lại kiến thức ghi nhớ /sgk 
GV yêu cầu hs lấy vd về các kiểu đối thoại, độc thoại trên và gd hs cách s/d chúng có hiệu quả khi giao tiếp.
* Hoạt độn3 : Hướng dẫn luyện tập :
HS: đọc yêu cầu BT1 
? Đoạn trích sử dụng ngôn ngữ đối thoại giữa ai với ai ?
? Em hãy chỉ ra những lời thoại của hai n/v ấy ? 
? Hãy phân tích tác dụng của hình thức đôùi thoại đó ? 
( Gợi ý : Lời của bà Hai hỏi và lời đáp của ông Hai ra sao ? Dụng ý của t/giả muốn nói gì qua cuộc thoại này ? 
( Cuộc thoại không bình thường diễn ra giữa hai vợ chồng ông Hai.Có 3 lượt lời trao (Lời bà Hai ) nhưng chỉ có hai lượt lời đáp( ông Hai ). Lời thoại đầu của bà, ông Hai không đáp lại mà chỉ nằm rũ ra ở trên giường-> Hé mở tâm trạng chán chường của ông Hai . Lời hỏi thứ hai của bà ông Hai đáp lại bằng câu hỏi “gì”-> trả lời cộc lốc miễn cưỡng cho qua chuyện . 
Lời hỏi thứ 3 của bà được ông đáp lại bằng câu cụt lủn giọng gắt lên : “ Biết rồi”-> tránh không muốn nghe bà nhắc lại cái tin ấy nữa =>Cuộc thoại này tác giả nhằm diễn tả tâm trạng..... của ông Hai .)
GV: đọc yêu cầu Bt2 và hướng dẫn h/s làm 
GV: gọi 3 HS trình bày(đã chuẩn bị ở nhà) 
 HS:Theo dõi,bổ sung,GV sửa chữa,cho điểm
I/- Tìm hiểu yếu tố đối thoại , độc thoại và độc thoại nọi tâm trong văn bản tự sự :
* Tìm hiểu ví dụ :
 a) Cuộc đối thoại của 2 người phụ nữ; Có hai lượt lời qua lại 
-> Nội dung người nói hướng tới người tiếp chuyện , có gạch đầu dòng trước lời thoại 
b)Ông Hai tự nói với mình (Độc thoại - câu bâng quơ ) 
c) Ông Hai hỏi chính mình (Độc thoại nội tâm trong suy nghĩ )
d) Tạo không khí thật 
-Biểu lộ thái độ của người tản cư 
- Tạo tình huống đi sâu vào nội tâm nhân vật ( khắc họa sâu sắc tinh tế tâm trạng nhân vật ) 
-> Chuyện sinh động hơn 
* Ghi nhớ /sgk 
II/- Luyện tập : 
* Bài 1 : Tác dụng của hình thức đối thoại 
Lời bà Hai 
Này thầy nó ạ !
Thầy nó ngủ rồi à ?
Tôi thấy người ta đồn .
Lời ông Hai
 1 
 2 ( gì )
3(biết rồi) 
=> Đối thoại không bình thường 
->Diễn tả tâm trạng chán chường , buồn bã thất vọng của ông Hai trong đêm nghe tin xấu về làng 
* Bài tập2 : Viết đoạn văn kể chuyện có sử dụng các hình thức thức ngôn ngữ trên
 4. Củng cố
Em hiểu ntn là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm? Lấy vd?
 5. Dặn dò
 - Học bài - Hoàn thành BT 2 
 - Soạn bài : Luyện nói tự sự kết hợp biểu cảm , nghị luận , chuyển đổi ngôi kể
D *.Rút kinh nghiệm: 
 Ngày soạn: 10/11/2010 
 Ngàydạy: 11/11/2010
 Tiết 65:
 LUYỆN NÓI 
 TỰ SỰ KẾT HỢP NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM 
A/- Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
 1. Kiến thức
 -Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba . Trong khi kể có kết hợp miêu tả nội tâm , nghị luận . 
 -Thấy được tác dụng cảu việc sử dụng các yếu tố tự sự nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện
 2. Kĩ năng
 - Nhận biết được các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 -Sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
 3. Thái độ
 -Giáo dục tính tự tin bình tĩnh trước đám đông 
 B/- Chuẩn bị :
 GV: Một số đề luyện nói , bảng phụ có ghi yêu cầu của 3 bài tập 
 HS: Dàn ý , bài tập 
C/- Tiến trình lên lớp : 
 1. Ổn định lớp
2.KTBC : 
 3. Khởi động: PPVĐÁP
GV: Để cho bài văn tự sự sinh động hấp dẫn , thuyết phục thì em thường vận dụng kết hợp những yếu tố nào ? 
 Hs ( Nghị luận , miêu tả nội tâm , đối thoại , độc thoại ) 
 GVdẫn dắt vào bài mới
* Hoạt động 2 : GV nêu yêu cầu của tiết luyện nói :
 1) Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính cần nói(Mở đầu nói gì ? Những nội dung lần lượt sau đó và kết thúc ra sao ?)
 2) Nói ở đây gồm 2 nhiệm vụ luyện tập các kĩ năng chung về nói: tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc, tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe.
 + Củng cố kỹ năng kiến thức đã học : Tự sự kết hợp nghị luận, miêu tả, đối thoại, độc thoại .
 * Hoạt động 3 : GV hướng dẫn h/s xác định yêu cầu của đề :
PPVấn đáp
 GV: chép đề lên bảng : + Đề 1 : Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn .
 + Đề 2 : Kể lại buổi sinh hoạt lớp , ở đó em đã phát biểu chứng minh Nam là một bạn tốt .
 + Đề 3 : Dựa vào nội dung phần đầu VB “ Chuyện người con gái Nam xương” Từ đầu .->Trương Sinh tỉnh ngộ” đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận .
 ? Em có nhận xét gì về nội dung tự sự của 3 đề bài trên ? 
 Gv hỏi hs trả lời
( Gợi ý : Đã gặp trong những tiết học nào ?
Đề 1 : Trong bài : Yếu tố nội tâm trong văn bản tự sự 
Đề 2 : Trong bài : Luyện tập viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận 
Đề 3 : Trong bài : Chuyện người con gái Nam Xương 
 * Hình thức :
 - Ngôi kể : Xưng “tôi” ( Đề 3 : “ Tôi” bằng Trương Sinh” )
 - Tự sự phải kết hợp : + Miêu tả nội tâm (Độc thoại suy nghĩ của bản thân về sự việc)
 + Nghị luận nhìn nhận đánh giá sự việc ( Dẫn chứng , lý lẽ ) 
 + Đối thoại - Đề 1 , 2 : Bản thân với các bạn, cô giáo . 
 + Đề 3 : Trương Sinh với mẹ, vợ, con .
 - Tác dụng: hiện lên hình ảnh, nhân vật với đặc điểm, diện mạo, hành động và nội tâm nhân vật 
 * Nội dung: 
 Đề 1 : - Nguyên nhân dẫn đến có lỗi với bạn ? Lỗi đó là lỗi gì ?Xảy ra trong hoàn cảnh nào ? Diễn biến ra sao ? 
 - Tâm trạng bản thân sau khi xảy ra sự việc?Suy nghĩ bài học rút ra là gì ? 
Đề 2 : - Giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt lớp? Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự . 
 - Lời phát biểu của em để chứng mimh Nam là người bạn tốt (Lý lẽ , d/c , lời phân tích 
 - Thái độ mọi người sau buổi sinh hoạt lớp .
 Đề 3 : Kể lại nội dung phần đầu VB “Chuyện người con gái Nam Xương”
 - Cuộc hôn nhân giữa TS và Vũ Nương 
 - TS đi lính , Vũ Nương ở nhà chăm nom mẹ chồng 
 - TS về nghe chuyện từ bé Đản 
 - Thái độ của TS đối với vợ - > Vợ tự vẫn 
 - Bé Đản chỉ bóng TS trên vách , TS tỉnh ngộ , ân hận 
GV: chốt lại những ý cơ bản ( bảng phụ)
 * Hoạt động 3 : HS luyện nói :
HS: thảo luận nhóm cử đại diện trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình ( Dựa vào gợi ý bảng phụ) 
 -> Lần lượt các nhóm trình bày bài làm của mình , nhóm khác theo dõi ,nhận xét, bổ sung . 
 GV: chốt lại ,tuyên dương ,cho điểm những em làm tốt
 4. Củng cố:
HS nhắc lại cách kể, cácn lồng ghép yếu tố nghị luận, đối thoại, đọc thoại,,, vào trong bài nói kể chuyện
 5. Dặn dò 
 - Làm dàn ý 3 bài tập 
 - Soạn bài : Lặng lẽ Sa Pa 
 D*.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan13.doc