Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 15 năm học 2012

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 15 năm học 2012

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

(CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ,CÁCH DẪN GIÁN TIẾP)

I Mục tiêu: Giúp HS:

1. Kiến thức:

-Các phương châm hội thoại .

-Xưng hô trong hội thoại .

-Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

2. Kĩ năng :

-Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại ,xưng hô trong hội thoại ,lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

3.Thái độ:

 - Giáo dục HS yêu thích Tiếng Việt, tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt

II.Chuẩn bị:

-GV: Nghiên cứu sách chuẩn kiến thức, + Sgv, soạn bài.

-HS: Ôn lại các khái niệm có liên quan đến bài học để làm bài tập

II.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 39 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 15 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15	Ngày soạn : 24/11/2012
Tiết 71	Ngày dạy : 26/11/2012
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
(CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ,CÁCH DẪN GIÁN TIẾP)
I Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
-Các phương châm hội thoại .
-Xưng hô trong hội thoại .
-Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng :
-Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại ,xưng hô trong hội thoại ,lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3.Thái độ:
 - Giáo dục HS yêu thích Tiếng Việt, tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt
II.Chuẩn bị:
-GV: Nghiên cứu sách chuẩn kiến thức, + Sgv, soạn bài. 
-HS: Ôn lại các khái niệm có liên quan đến bài học để làm bài tập
II.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Ôn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, kết hợp cho điểm trong quá trình ôn tập
 3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1:Khởi động: Phương pháp thuyết trình 
HĐ 2:Phương pháp vấn đáp.
? Kể tên các phương châm hội thoại đã học?
? Nêu định nghĩa từng phương châm và cho ví dụ để minh họa ?
- HS khác nhận xét, GV nhận xét và ghi điểm
? Em hãy kể 1 tình huống giao tiếp tuân thủ phương châm quan hệ ? 1 tình huống không tuân thủ phương châm quan hệ?
- Lớp nhận xét , gv nhận xét thống nhất và ghi điểm cho hs
HĐ 3:Phương pháp vấn đáp,kỹ thuật động não
?Trong tiếng Việt , xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào ?
?Cho ví dụ minh họa ? 
? Vì sao trong Tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô?
-Học sinh thảo luận theo cặp trả lời (4 phút)
- Đại diện các cặp trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, thống nhất và cho điểm HS
HĐ 4:Phương pháp vấn đáp
? Hãy phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ minh họa ?
-HS đọc yêu cầu bài tập 2 .
?Chuyển lời đối thoại thành cách dẫn gián tiếp.
-HS trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét,bổ sung.
? Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại )
- Lớp nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, ghi điểm cho hs
I. Các phương châm hội thoại
1.Nội dung của các phương châm hội thoại
 Các phương châm hội thoại 
phương
châm 
về 
lượng
Phương
châm 
về 
chất
Phương
châm
quan 
hệ
Phương
châm
cách thức
Phương
châm
lịch
 sự
2. Kể 1 tình huống giao tiếp trong đó có 1 hoặc 1 số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ
 Ví dụ 
 Trong giờ vật lí , thầy giáo hỏi một HS đang mải nhìn qua cửa sổ :
 -Em cho thầy biết sóng là gì ?
 Học sinh :
 -Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ !
II. Xưng hô trong hội thoại
 1.a : Xưng khiêm, hô tôn có nghĩa là khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính
1 b.Ví dụ : 
- Bệ hạ (để gọi vua, khi nói với vua ,tỏ sự tôn kính)
 -Bần tăng (nhà sư nghèo, sự khiêm tốn)
2.Trong giao tiếp, người Việt Nam hết sức chú ý lựa chọn từ xưng hô, bởi vì hệ thống từ xưng hô trong Tiếng Việt hết sức phong phú và linh hoạt. Ngoài nhóm đại từ nhân xưng, hầu hết các danh từ chỉ quan hệ thân tộc, chức danh, chức vụ đều có thể chuyển thành từ xưng hô. Cách xưng hô thay đổi tùy theo tình huống giao tiếp (thân mật, xã giao), mối quan hệ (khinh hay trọng, ngang vai hay không ngang vai...)
II. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
1. Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 
Cách dẫn trực tiếp
 Cách dẫn gián tiếp
-Dẫn nguyên vẹn lời hay ý của người hoặc nhân vật
-Đặt trong dấu ngoặc kép
Thuật lai lời hay ý của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp
-Không đặt trong ngoặc kép
2.
a: Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp
 Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem quân ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào .
 Nguyễn Thiếp trả lời rằng bây giờ trong nước trống không , lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
b: Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý: 
Trong lời đối thoại
Trong lời dẫn 
 gián tiếp
Từ xưng hô
tôi (ngôi thứ nhât)
chúa công (ngôi thứ hai)
nhà vua (ngôi thứ 3
vua Quang Trung
(ngôi thứ ba)
Từ chỉ địa điểm
 đây
(tỉnh lược)
Từ chỉ T/G
 bây giờ
 bấy giờ
4. Củng cố :
 - GV hệ thống lại bài học.
 5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài ,hoàn thành bài tập vào vở 
- Chuẩn bị tiết “chiếc lược ngà”
IV.Rút kinh nghiệm .......
Tuần 15 	 Ngày soạn:25/11/2012
Tiết 72+73+74	 Ngày dạy: 28/11/2012
CHIẾC LƯỢC NGÀ
	(Nguyễn Quang Sáng)
I Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
-Nhân vật ,sự kiện ,cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
-Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh .
-Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ,miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng :
-Đọc-hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì chống Mĩ cứu nước .
-Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
 3.Thái độ : 
- Giáo dục HS lòng kính yêu cha mẹ, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị :
 -GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
 - HS: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi trong bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:- 
Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
* Ý nghĩa của văn bản :Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ,qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
 3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động : 
Giới thiệu bài :GV cho học sinh nghe một đoạn nhạc ,gv :tình cha con rất thiêng liêng sâu sắc với mỗi con người và hôm nay chúng ta sẽ đến với tình cha con đầy cảm động trong văn bản “chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng –hình ảnh chiếc lược ngà là cầu nối tình cảm giữa hai cha con ông Sáu. Chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha vô cùng yêu con để lại cho con trước lúc hy sinh....Để hiểu thêm về điều đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu văn “chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng 
Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp
-Học sinh đọc chú thích sgk
- H:Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Quang Sáng ? 
-Học sinh trả lời ,học sinh khác nhận xét bổ sung 
-GV chiếu hình tác giả trên máy chiếu và bổ sung thêm thông tin về tác giả 
-GV nhấn mạnh những ý chính về tác giả và bổ sung thêm thông tin về tác giả 
-GV chiếu hình một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng.
H:Truyện ngắn chiếc lược ngà viết vào năm nào và trong hoàn cảnh nào?
-Học sinh trả lời ,học sinh khác nhận xét bổ sung 
GV bổ sung thêm thông tin về hoàn cảnh sáng tác : « Chiếc lược ngà » được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên
H:Nêu vị trí của đoạn trích ?
Học sinh trả lời ,học sinh khác nhận xét bổ sung 
. Văn bản đoạn trích là phần giữa của truyện, tập trung thể hiện tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu.
Gv HDHS đọc:
Chú ý giọng kể của tác giả :trầm tỉnh ,cảm động .Những câu đối thoại chú ý thay đổi giọng kể sao cho phù hợp.
GV đọc mẫu, gọi HS đọc
Gv nhận xét cách đọc của HS
 -Hãy kể tóm tắt đoạn trích?
-Nhắc lại các chú thích 1,3,4,8,14
H: Theo em nhân vật chính trong truyện này là ai ? vì sao em xác định như vậy ?
(ông Sáu ,Bé Thu câu chuyện xoay quanh hai nhân vật này từ đầu đến cuối)
 H: Vậy tình cha con của anh Sáu được thể hiện trong tình huống nào ? 
Gv nói thêm : Nếu tình huống 1 bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu đối với cha thì tình huống 2 lại thể hiện tình cảm sâu sắc của anh Sáu đối với con )
H:Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của nhân vật?
Gv:Nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ mà vẫn tự nhiên hợp lí 
: Bé Thu không nhận ra cha khi ông Sáu về phép thăm nhà, rồi lại biểu lộ những tình cảm thật nồng nhiệt, đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay.Ở phần sau của truyện, tác giả còn tạo thêm một bất ngờ nữa, đó là cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật người kể chuyện với Thu, bấy giờ đã thành một cô giao liên dũng cảm.
Hoạt động 4: * Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp,nêu vấn đề
?Trong giây phút đầu gặp người khách lạ gọi mình là con xưng ba ,thái độ và tình cảm của bé Thu như thế nào?
?Em có nhận xét gì về từ ngữ trong những hành động của bé Thu?
? Theo em ,lúc ấy tâm trạng bé Thu như thế nào?
( - Không hiểu chuyện gì xảy ra-> Ngạc nhiên
 -Sợ bị lừa, bị bắt-> Sợ hãi)
Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2
*Trước khi bước vào tiết 2gv cho học sinh nhắc lại kiến thức tiết 1
H:nêu tình huống của Chiếc lược ngà của tác giả Nguyễn Quang Sáng
GV nhắc lại kiến thức ở phần đã học về phân tích :ở tiết : khi sinh ra và lớn lên đa số chúng ta đều được cha mẹ dạy dỗ nâng niu và hết mực yêu thương .Vậy mà trong suốt tám năm trời Thu không được một lần gặp cha ,không được thấy cái nhìn âu yếm của cha ,em chỉ được biết mặt cha qua tấm hình ba chụp chung với má em chưa bao giờ được gọi một tiếng ba .Ta tưởng chừng như khi gặp được ba bé Thu sẽ sung sướng và sà vào vòng tay ba nũng nịu với tình cảm mãnh liệt hơn bao giờ hết nhưng thu phải làm cho người đọc bất ngờ Trong giây phút gặp người khách lạ gọi mình là con xưng ba thì bé Thu có tâm trạng ngạc nhiên ,bất ngờ sợ hãi như : Nghe gọi con bé giật mình , tròn mắt nhìn ,ngơ ngác lạ lùng con bé thấy lạ quá , mặt bỗng tái đi , vụt chạy và kêu thét lên 
H:Vậy thì trong hai ngày đêm tiếp theo ,thái độ và hành động của bé Thu như thế nào ,lúc nhận cha ra sao và tình cảm của ông Sáu dành cho con trong chuyến về thăm nhà như thế nào ,tiết học ngày hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu ....cô mời các các em sang tiết 73
H :trong hai ngày đêm tiếp theo ,thái độ và hành động của bé Thu như thế nào 
Gv GỢI Ý:
 H :Khi má Thu bảo mời ba vào ăn cơm bé Thu đã phản ứng như thế nào?Em hãy chú ý về cách xưng hô, khi mời anh Sáu vào ăn cơm? Và trong tình huống chắt nước nồi cơm đang sôi ?
HS trả lời ,hs khác nhận xét bổ sung 
HS:-Nói trống không với ông Sáu :Vô ăn cơm !cơm chín rồi!
-thái độ và hành động của bé Thu trong tình huống chắt nước nồi cơm đang sôi ?
HS:Nói trống không:Cơm sôi rồi ,chắt nước giùm cái 
Cơm sôi rồi ,nhão bây giờ và kên quyết không gọi tiếng ba và tự mình loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước ,miệng lẩm bẩm điều gì không rõ .
H: Thái độ đó cho thấy bé Thu muốn tỏ thái độ như thế nào với mọi người ?
HS trả lời ,hs khác bổ sung .
GV nhận xét,thuyết trình 
Mặc dù người thân khuyên nhủ rồi tạo ra tình thế bắt buộc mẹ bảo ra mời ba vô ăn cơm ,quơ đũa bếp dọa đánh để nó phải gọi ba ,tình huống chắt nồi nước cơm nhất lúc cơm đang sôi ,một mình nó bé ,không thể tự  ... ệ
Câu 2: Nói giảm, nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất
C. Phương châm cách thức D. Phương châm lịch sự
Câu 3: Trong những câu hỏi sau, câu hỏi nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?
A. Nói với ai ? B. Nói khi nào ? C. Có nên nói quá không ? D. Nói ở đâu ?
Câu 4: Trong các câu sau câu nào mắc lỗi dùng từ?
A. Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự. B. Đó là nững bộ hồ sơ tuyệt mật.
C. “Truyện Kiều” là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm. D.Cô ấy đẹp tuyệt trần.
Câu 5: Trong các câu sau, từ " đầu" trong câu nào không được dùng với nghĩa gốc?
A.Gà trống trên đầu có mào rất đẹp 	B. Trên đầu em bé có cài một bông hoa
C. Tôi luôn bị đau đầu	D. Đầu súng trăng treo 
Câu 6: Câu thơ sau sử dụng nghệ thuật tu từ gì ?
" Còn trời, còn nước , còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa"
A. So sánh, chơi chữ	B. Nhân hóa, điệp ngữ 
C. Điệp ngữ, chơi chữ	D. Nhân hoá, so sánh
Câu 7:Từ ngữ của một ngôn ngữ luôn thay đổi. Vì sao?
A.Vì những từ ngữ dùng lâu ngày sẽ bị mất dần, cần được thay thế
B.Vì con người nhàm chán những từ ngữ cũ
C.Vì những từ ngữ nước ngoài tràn vào thay thế
D.Vì phải đáp ứng nhu cầu nhận thức và giao tiếp ngày càng phát triển
Câu 8: Từ “AIDS” có nguồn gốc từ đâu?
A. Là từ thuần Việt 	B. Từ mượn tiếng Hán
C.Từ mượn tiếng Anh	D. Từ mượn tiếng Nga
Câu 9:Thành ngữ nào sau đây có nghĩa là: “Sống ở môi trường nhỏ hẹp, ít hiểu biết nhưng lại tự phụ, chủ quan” ? 
A.Ếch ngồi đáy giếng	B.Cá chậu chim lồng
C.Kiến bò miệng chén	D. Nuôi ong tay áo
Câu 10:Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa ?
A. Trẻ - già	B. Chạy - nhảy	C. Sang – hèn	D. Xấu – tốt
Câu 11:Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhân”?
A. Nhà văn	B.Nhà báo	C.Nhà thơ	D.Nghệ sĩ
Câu 12: Vì sao khi giao tiếp, người Việt rất chú trọng lựa chọn từ ngữ xưng hô?
A.Vì số lượng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú
B.Vì cách xưng hô của người Việt phụ thuộc vào mối quan hệ và tình huống giao tiếp
C.Vì người Việt đánh giá người đối thoại qua cách xưng hô
D.Vì tất cả các lí do trên
II. Tự luận: (7 điểm) 
Câu 1: (1 đ) Thuật ngữ là gì ? Cho ví dụ 2 thuật ngữ.
Câu 2: (3 đ) Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Cho ví dụ minh họa.
Câu 3: (3 đ) Trong những câu thơ sau, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? Phân tích cái hay, cái đẹp của những biện pháp tu từ đó.
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành
 Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.”
 ( Truyện Kiều - Nguyễn Du)
ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
D
C
A
D
C
Câu
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
A
B
C
D
 II.Tự luận: (7 điểm)
Câu
Nội dung
Biểu điểm
1
- Khái niệm thuật ngữ: là những từ dùng để chỉ khái niệm khoa học, công nghệ , thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ 
0.5
HS cho đúng 2 VD
0.5
2
- Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
Cách dẫn trực tíêp
- Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
- Được đặt trong dấu ngoặc kép.
Cách dẫn gián tiếp
- Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp.
- Không đặt trong dấu ngoặc kép.
1.5 
(0.75)
(0.75)
- HS cho ví dụ minh hoạ: 
+ Một ví dụ về cách dẫn trực tiếp 
+ Một ví dụ về cách dẫn gián tiếp 
1.5 
(0.75)
(0.75)
3
- HS chỉ rõ các biện pháp tu từ được sử dụng 
+ Ẩn dụ: “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”
+ Nhân hoá : “hoa ghen, liễu hờn”
+ Nói quá: “nghiêng nước nghiêng thành”
1.5
(0.5)
(0.5)
(0.5)
HS phân tích cái hay của những biện pháp đó :
Nội dung: Tả vẻ đẹp của đôi mắt Thuý Kiều
Vẻ đẹp đấy khiến tạo hoá phải ghen ghét, đố kị , dự báo cuộc đời Kiều sẽ trắc trở khổ đau. Qua đó đặc tả vẻ đẹp của Thuý Kiều tài sắc vẹn toàn.
.
1.5
4.Củng cố :
 -GV nhắc HS kiểm tra lại trớc khi nộp bài. 
 -GV thu bài .
5.Dặn dò :
 -Về đối chiếu với vở học xem mình làm bài đã đúng chưa , học kĩ lại những nội dung đã học chuẩn bị kiểm tra tổng hợp học kì
***********************
Tuần 15	 Soạn ngày : 26/11/2012
Tiết 75	 Dạy ngày : 28/11/2012
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT – LỚP 9
(Thời gian: 45 phút)
I. Mục tiêu :
 - Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của học sinh về kiến thức Tiếng Việt, từ đó có những điều chỉnh thích hợp.
 - Rèn kĩ năng dùng đúng Tiếng Việt khi giao tiếp cho HS.
 - Giáo dục HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Có ý thức tự giác, tập trung trong khi làm bài.
II. Chuẩn bị :
 - GV: Ra đề và đáp án.
 - HS: Ôn lại những kiến thức tiếng Việt đã học và ôn tập.
- HS: Ôn tập các bài thơ và truyện hiện đại học từ đầu năm đến tuần 15
* Ma trận Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
	CĐT CĐC 
Chủ đề :Tiếng Việt 
-Tổng kết từ vựng 
-Nhớ về cặp từ trái nghĩa (C1-TN)
-Nhận ra từ tượng hình (C5-TN)
-Xác định các biện pháp nghệ thuật và phân tích cái haycủa những biện pháp
nghệ thuật đó
(C2-TL)
3
4
40%
Phương châm hội thoại 
-Nhớ về các phương châm hội thoại (C2-TN)
-Nhận ra các phương châm hội thoại (C3-TN)
2
1
10%
Thuật ngữ 
Các phương châm hội thoại 
1
2
 20%
Sự phát triển của từ vựng 
Nhận biết nghĩa gốc (C6-TL)
-Nhớ về kiến thức mượn từ ngữ tiếng nước ngoài (C4-TN)
Xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển (C3-TL)
3
3
30%
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
3
1.5
15%
3
1.5
15%
2
4
40%
1
3
30%
9
10
100%
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 HĐ 1. GV phát đề cho học sinh.
 HĐ 2: HS làm bài
 - GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc. Kiểm tra bài trước khi nộp.
 HĐ 3: Thu bài:
 - Hết giờ, GV tiến hành thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
 4: Dặn dò:
 - HS về nhà xem lại bài học đối chiếu với bài làm xem có đúng không nếu không đúng phải học lại ngay.
IV: Rút kinh nghiệm
* Đề bài 
 I. Trắc nghiệm : (3đ) Hày khoanh tròn vào đáp án đúng nhất 
Câu 1:Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa ?
A. To –nhỏ 	B. Chạy - nhảy	C. Đêm –ngày 	D. Dài –ngắn 
Câu 2 : Câu thành ngữ : “Dây cà ra dây muống” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 A.Cách thức	 B. Quan hệ	 	 C.Lịch sự	 D. Về lượng
Câu 3. Câu thành ngữ “ông nói gà ,bà nói vịt ”liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 A.Về chất B.Về lượng C. Quan hệ	 D.Cách thức	
Câu 4: Từ nào dưới đây là từ mượn ngôn ngữ Châu Âu?
 A.Văn phòng. B.Biên phòng C.Quốc phòng. D.Xà phòng
Câu 5: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ?
 	'' Ông Trời nổi lửa đằng đông
 Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay!
	A. Ẩn dụ.	C. Nhân hóa. 
B. So sánh.	D. Hoán dụ.
Câu 6: Trong các câu sau, từ " đầu" trong câu nào không được dùng với nghĩa gốc?
A.Gà trống trên đầu có mào rất đẹp 	B. Trên đầu em bé có cài một bông hoa
C. Tôi luôn bị đau đầu	 D. Đầu súng trăng treo 
 II. Tự luận: (7 điểm) 
Câu 1: (2đ) Em đã học mấy phương châm hội thoại ,kể tên?
Câu 2: (3 đ) Trong những câu thơ sau, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? Phân tích cái hay, cái đẹp của những biện pháp tu từ đó.
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành
 	Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.”
 ( Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 3.(2đ)
Xác định đâu là nghĩa gốc ,đâu là nghĩa chuyển trong các trường hợp sau:
a.Áo anh rách vai 
b.Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời .
c.Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.
d.Bạn Lan luôn đứng đầu lớp về môn Toán 
* Đáp án
 I.Trắc nghiệm : (3đ)
Học sinh làm đúng mỗi câu được : (o,5đ )	
Câu hỏi
 câu 1
 câu 2
 câu 3
 câu 4
 câu 5
câu 6
Đáp án
 B
 A
 C
 D
 C
 D
 II.Tự luận	 : (7đ)
Câu 1.(2đ)
5 phương châm hội thoại (0.75đ) 
Phương châm về chất ,về lượng ,cách thức ,quan hệ ,lịch sự (1.25đ)
Câu 2 : (3đ)
- HS chỉ rõ các biện pháp tu từ được sử dụng 
+ Ẩn dụ: “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”(0.5đ)
+ Nhân hoá : “hoa ghen, liễu hờn ”(0.5đ)
 + Nói quá: “nghiêng nước nghiêng thành (0.5đ)
-HS phân tích cái hay của những biện pháp đó :
Nội dung: Tả vẻ đẹp của đôi mắt Thuý Kiều (0.5đ)
Vẻ đẹp đấy khiến tạo hoá phải ghen ghét, đố kị , dự báo cuộc đời Kiều sẽ trắc trở khổ đau.(0.5đ)
 Qua đó đặc tả vẻ đẹp của Thuý Kiều tài sắc vẹn toàn.(0.5đ)
Câu 3.(2đ)
 -Nghĩa gốc của từ chân trong các trường hợp sau:
 +a.Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.(0.5)
 +c.Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.(0.5)
 -Nghĩa chuyển của từ chân trong các trường hợp sau:	
 +b.Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời . (0.5)
 +d.Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. (0.5)
Duyệt của chuyên môn trường Giáo viên 
 ra đề+đáp án
 NguyễnTrọng Hiệp Đồng Thị Ngọc
Trường :PTDTBTTHCS ĐakChoong Kiểm tra: 1 tiết Tiếng việt lớp 9
Họ và tên Học lì I năm học: 2012-2013
Lớp: 	
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
* Đề bài 
 I. Trắc nghiệm : (3đ) Hày khoanh tròn vào đáp án đúng nhất 
Câu 1:Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa ?
 A. To –nhỏ 	B. Chạy - nhảy	C. Đêm –ngày 	D. Dài –ngắn 
Câu 2 : Câu thành ngữ : “Dây cà ra dây muống” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 A.Cách thức	 B. Quan hệ	 	 C.Lịch sự	 D. Về lượng
Câu 3. Câu thành ngữ “ông nói gà ,bà nói vịt ”liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 A.Về chất B.Về lượng C. Quan hệ	 D.Cách thức	
Câu 4: Từ nào dưới đây là từ mượn ngôn ngữ Châu Âu?
 A.Văn phòng. B.Biên phòng C.Quốc phòng. D.Xà phòng
Câu 5: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ?
 	'' Ông Trời nổi lửa đằng đông
 Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay!
	A. Ẩn dụ.	C. Nhân hóa. 
B. So sánh.	D. Hoán dụ.
Câu 6: Trong các câu sau, từ " đầu" trong câu nào không được dùng với nghĩa gốc?
A.Gà trống trên đầu có mào rất đẹp 	B. Trên đầu em bé có cài một bông hoa
C. Tôi luôn bị đau đầu	 D. Đầu súng trăng treo 
 II. Tự luận: (7 điểm) 
Câu 1: (2đ) Em đã học mấy phương châm hội thoại ,kể tên?
Câu 2: (3 đ) Trong những câu thơ sau, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? Phân tích cái hay, cái đẹp của những biện pháp tu từ đó.
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành
 	Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.”
 ( Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 3.(2đ)
Xác định đâu là nghĩa gốc ,đâu là nghĩa chuyển trong các trường hợp sau:
a.Áo anh rách vai 
b.Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời .
c.Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.
d.Bạn Lan luôn đứng đầu lớp về môn Toán
 BÀI LÀM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 15.doc