Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 19 - Tiết 91 đến 95

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 19 - Tiết 91 đến 95

Tuần 19. Tiết 91,92 . Văn bản : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

Ngày: . ( Chu Quang Tiềm )

A. Mục tiêu : Giúp học sinh

 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu sức thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 - Bảng phụ, sơ đồ phát triển luận điểm của tác giả trong bài viết.

B.Tiến trình lên lớp.

Nội dung

I. Đọc, tìm hiểu chú thích.

1. Tác giả, tác phẩm.

- Chu Quang Tiềm (1897-1986 ) nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.

- Trích dịch từ sách " Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nổi khổ của người đọc sách ".

2. Đọc.

II. Đọc, hiểu văn bản.

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 19 - Tiết 91 đến 95", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19. Tiết 91,92 . Văn bản : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
Ngày: .................. ( Chu Quang Tiềm )
A. Mục tiêu : Giúp học sinh 
	- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
	- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu sức thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
	- Bảng phụ, sơ đồ phát triển luận điểm của tác giả trong bài viết.
B.Tiến trình lên lớp.
Hoạt động dạy
Hoạt động 1 : đọc, tìm hiểu chú thích
Nêu những nét chính về tác giả. GV nhấn mạnh thêm văn bản này là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn đầy tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.
- GV đọc mẫu một đoạn.
Hoạt động 2 : đọc, hiểu văn bản.
- Văn bản này chia làm mấy phần, nội dung từng phần.
- Qua lời bàn của tác giả, em thấy việc đọc sách có ý nghĩa gì ?
- Sách có ý nghĩa như thế nào ?
- Tác giả đã dùng những lí lẽ nào để làm rõ vấn đề trên ?
- Nêu tầm quan trọng của việc đọc sách ?
Để nâng cao vốn kiến thức thì cần phải đọc sách.
- Trong tình hình hiện nay việc đọc sách gặp những khó khăn và nguy hại gì ?
- Đọc sách có dễ không ? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc ?
- Cần lựa chọn sách đọc như thế nào?
- Tác giả đã hướng dẫn cách đọc sách như thế nào? em rút ra được những cách đọc sách nào là tốt nhất ?
- Nhận xét các nguyên nhân cơ bản tạo nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản ?
- Yêu cầu học sinh chỉ ra những văn bản giàu hình ảnh ?
Hoạt động 3 : Tổng kết
Nêu giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản ?
Hoạt động 4 : Luyện tập
Hướng dẫn HS làm phần luyện tập.
Hướng dẫn về nhà :
Hoàn thành phần luyện tập.
Học thuộc bài.
Soạn bài: Khởi ngữ
Hoạt động học
- HS đọc phần chú thích.
HS đọc văn bản
HS đọc phần chú thích
Bố cục ba phần
Phần 1 : Từ đầu đến thế giới mới.
Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
Phần 2 : tiếp đến tự tiêu hao lực lượng.
Nêu các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiêïn nay.
Phần 3 : phần còn lại.
Bàn về phương pháp đọc sách.
- Sách là một con đường quan trọng của học vấn.
-Sách ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy qua từng thời đại.
- Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
- Sách trở thành kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm được, nung nấu suốt trên con đường phát triển mấy nghìn năm của mình.
- Đọc sách là con đường nâng cao vốn tri thức.
- HS thảo luận nêu ý kiến.
Phân loại sách : sách thường thức và sách chuyên môn.
- HS thảo luận
Không tham đọc nhiều, đọc để trang trí bộ mặt...
- Bố cục chặt chẽ.
- Câu văn giàu hình ảnh.
- Lí lẽ thấu tình, đạt lí.
- Liếc qua, lưu tâm... sinh ra cả.
HS học phần ghi nhớ SGK
- HS làm phần luyện tập.
Nội dung
I. Đọc, tìm hiểu chú thích.
1. Tác giả, tác phẩm.
- Chu Quang Tiềm (1897-1986 ) nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Trích dịch từ sách " Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nổi khổ của người đọc sách ".
2. Đọc.
II. Đọc, hiểu văn bản.
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại
- Đọc sách là một con đường tích lũy nâng cao tri thức. Đối với mỗi người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để làm một cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn nhằm phát hiện thế giới mới, là kế thừa thành tựu của những thế hệ trước để thu được những thành tựu mới.
2. Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Sách nhiều khiến " người ta không chuyên sâu " ; sách đễ kiếm cho nên một người có thể từng đọc hàng vạn cuốn sách.
- Sách nhiều dễ khiến người ta đọc lệch hướng, khiến nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất. Không lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, dành thời gian để đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản.
3. Phương pháp đọc sách.
- Chọn sách :
Cần phân biệt loại sách để chọn đọc sách thường thức và sách chuyên môn.
- Cách đọc sách :
Vừa đọc vừa nghĩ.
Đọc có kế hoạch, có hệ thống.
Đọc sách vừa học tập tri thức, vừa rèn luyện tính cách, học để làm người.
4. Sức hấp dẫn của văn bản.
- Nội dung các lời bàn xác đáng, sâu sắc
- Cách trình bày phong phú.
- Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh.
III. Tổng kết.
Ghi nhớ trong SGK
IV. Luyện tập. 
Tiết 93 : KHỞI NGỮ
A. Mục tiêu : Giúp học sinh 
	- Nhận biết khởi ngữ để không bị nhầm lẫn với chủ ngữ của câu và không coi khởi ngữ là " Bổ ngữ đảo"
	- Nhận biết vai trò của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó ( câu hỏi thăm dò - cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này ) .
	- Sử dụng khởi ngữ tốt nhờ biết vai trò của nó trong câu và biết ngữ pháp tiếng việt cho phép dùng nó ở đầu câu.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ.
B.Tiến trình lên lớp.
Hoạt động dạy
Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức về khởi ngữ.
- Gọi HS đọc ví dụ SGK.
- Xác định chủ ngữ trong các câu :
+ Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
+ Giàu, tôi cũng giàu rồi.
+ Về các thể văn bản trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
- Những từ in đậm đứng trước chủ ngữ có quan hệ như thế nào với câu chứa nó ?
- Trước các từ in đậm nói trên, có ( hoặc có thể thêm ) những quan hệ từ nào ?
- Những từ in đậm đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài liên quan đến việc được nói đến trong câu gọi là khởi ngữ.
- Em hiểu thế nào là khởi ngữ ?
Hoạt động 2 : Luyện tập
1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích
2. Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ có thể thêm trợ từ.
Hướng dẫn về nhà.
1. Nêu đặc điểm cấu tạo và vai trò của khởi ngữ trong câu ( cho 5 ví dụ).
2. Xem trước bài Phép phân tích và tổng hợp.
Hoạt động học
- Hs đọc các ví dụ trong SGK.
Chủ ngữ : anh.
Chủ ngữ : tôi.
Chủ ngữ : chúng ta.
- Những từ này nêu lên đề tài liên quan đến việc được nói trong câu chứa nó.
Quan hệ từ : về, đối với.
HS đọc phần ghi nhớ SGK.
1. Khởi ngữ :
a. Điều này.
b. Đối với chúng mình.
c. Một mình.
d. Làm khí tượng.
e. Đối với cháu.
2. 
a. Làm bài thì anh ấy làm cẩn thận lắm.
b. Hiểu, thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
Nội dung
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1. Ví dụ.
2. Ghi nhớ .
II. Luyện tập .
 Tiết 94 PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A. Mục tiêu : Giúp học sinh 
	- Chỉ ra được đặc điểm của phép phân tích và tổng hợp.
	- Hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích tổng hợp trong làm văn nghị luận.
B.Tiến trình lên lớp.
Hoạt động dạy
Hoạt động 1 : Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
* GV gọi HS đọc ví dụ bài " trang phục". Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : 
- Bài văn đã nêu lên những hiện tượng gì về trang phục ? mỗi hiện tượng nêu lên một nguyên tắc nào trong ăn mặc của con người ? 
- Dẫn chứng thứ nhất nêu lên vấn đề gì ? ( luận điểm )
- Dẫn chứng thứ hai nêu lên vấn đề gì ? ( luận điểm )
- Để xác lập hai luận điểm trên tác giả đã sử dụng phép lập luận nào ?
- Tác giả đã phân tích luận điểm 1 như thế nào ?
* GV hướng dẫn để HS thấy sau khi phân tích chững dẫn chứng cụ thể, tác giả đã chỉ ra một "qui tắc ngầm chi phối cách ăn mặc của con người đó là "văn hóa xã hội".
- Tác giả đã phân tích luận điểm 2 như thế nào ?
- Phân tích để làm rõ nhận định : Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội.
- Để chốt lại vấn đề, tác giả đã dùng phép lập luận nào ? phép lập luận này thường đứng ở vị trí nào trong văn bản ?
- Em hãy cho biết vai trò của phép lập luận phân tích và tổng hợp ?
Hoạt động 2 : Luyện tập.
1. Phân tích luận điểm " Học vấn không chỉ là đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn".
2. Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào ?
Hưỡng dẫn về nhà :
- Làm phần luyện tập 3,4 SGK.
- Xem trược bài luyện tập phân tích và tổng hợp.
Hoạt động học
- HS đọc ví dụ SGK văn bản "Trang phục".
- HS thảo luận nhóm.
- Hiện tượng ăn mặc không đồng bộ.
- Ăn mặc phải chỉnh tề, đồng bộ.
- Hoàn cảnh ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung ( công cộng ) và hoàn cảnh riêng công việc, sinh hoạt.
- Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức, giản dị hòa mình vào cộng đồng.
- Lập luận : phân tích.
- Đưa ra nhiều dẫn chứng :
+ Cô gải một mình ...... móng tay.
+ Anh thanh niên ...... phẳng tắp.
+ Đi đám cưới ...... lấm bùn.
+ Đi dự đám tang ...... cười nói oang oang.
+ Dù mặc đẹp đến đâu ...... làm mình tự xấu đi mà thôi.
+ Xưa nay ...... với môi trường.
- Phép lập luận tổng hợp.
- Vị trí thường ở cuối văn bản.
" Thế mới biết trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp".
+ Phép lập luận phân tích giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người, từng hoàn cảnh cụ thể.
+ Phép lập luận tổng hợp giúp ta hiểu ý nghĩa văn hóa và đạo đức của cách ăn mặc, nghĩa là không ăn mặc một cách tùy tiện, cẩu thả.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Tác giả phân tích :
+ Thứ nhất : học vấn là thành quả của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau.
+ Thứ hai : ai muốn phát triển học thuật cũng phải bắt đầu từ kho tàng quý báu được lưu giữ trong sách. Nếu không mọi sự bắt đầu sẽ là con số không, thậm chí là lạc hậu, giật lùi.
+ Thứ ba : đọc sách là hưởng thụ thành quả vể tri thức và kinh nghiệm hàng nghì năm của nhân loại, đó là tiền đề cho sự phát triển học thuật của mỗi người.
- Thứ nhất : lĩnh vực học vấn nào cũng có sách chất đầy thư viện, do đó phải biết chọn sách mà đọc.
- Thứ hai : phải chọn những cuốn sách cơ bản đích thực để đọc, không nên đọc những cuốn sách vô thưởng vô phạt.
- Thứ ba : đọc sách cũng như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu, tức là phải đọc cái cơ bản nhất, cần thiết nhất cho công việc và cuộc sống của mình.
Nội dung
I. Phép lập luận phân tích và tổng hợp.
1. Ví dụ.
Văn bản " trang phục "
Hai luận điểm chính trong văn bản
- Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, tức là tuân thủ những "qui tắc ngầm" mang tính văn hóa xã hội.
- Trang phục phải phù hợp với đạo đức, tức là phải giản dị.
2. Ghi nhớ : SGK.
II. Luyện tập :
Tìm hiểu kỉ năng phân tích trong văn bản " Bàn về đọc sách " của Chu Quang Tiềm
1. Phân tích luận điểm " Học vấn không chỉ là đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn.
Tiết 95 : LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A. Mục tiêu : Giúp học sinh 
	- Hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích và tổng hợp trong làm văn nghị luận.
	- Rèn kỉ năng viết đọan văn nghị luận có sử dụng các phép phân tích và tổng hợp, diễn dịch và qui nạp.
B.Tiến trình lên lớp.
1.Kiểm tra bài cũ : 
	- Em hiểu thế nào là phân tích và tổng hợp trong văn bản. Mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp. 
	- Sữa bài tập 3.
2. Bài mới : 
Hoạt động dạy
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phép lập luận của Xuân Diệu qua bài " Thu điếu " của Nguyễn Khuyến.
- Nêu luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn (a), đọc lại bài Thu điếu.
THU ĐIẾU
Ao Thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo téo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẻ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Lá vàng trước gió khẻ đưa vèo.
- Luận điểm cuả đoạn văn (b) ? trình tự phân tích ?
Hoạt động 2 : Thực hành phân tích một vấn đề.
* GV nêu vấn đề yêu cầu HS trao đổi và thảo luận.
- Thế nào là học qua loa đối phó ?
- Phân tích bản chất của lối học đối phó và nêu lên những tác hại của nó.
* GV gợi dẫn HS phân tích theo trình tự :
a. Học qua loa có các biểu hiện sau:
- Học không có đầu, có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một ít nhưng không có kiến thức cơ bản, hệ thống sâu sắc.
- Học để khoe mẽ, đầu óc trống rỗng.
b. Học đối phó có những biểu hiện sau :
- Học chỉ cốt để thầy cô không quở trách, cha mẹ không la rầy, chỉ lo giải quyết trước mắt như thi cử, kiểm tra 
- Học đối phó kiến thức nông cạn, phiến diện, hời hợt 
* Bản chất của lối học đối phó và tác hại của nó.
a. Bản chất :
- Có hình thức không có thực chất.
b. Tác hại đối với xã hội : 
- Là gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt như kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống 
- Đối với bản thân : không có hứng thú học tập, hiệu quả thấp.
Hoạt động 3 : Thực hành phân tích một văn bản.
* GV nêu vấn đề " tại sao phải đọc sách ", Yêu cầu HS dựa vào văn bản " Bàn về đọc sách " của Chu Quang Tiềm để làm dàn ý phân tích.
Hướng dẫn về nhà
- Nắm lại các yêu cầu sử dụng phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận.
- Làm bài tập 4.
- Soạn bài " Tiếng nói của văn nghệ".
Hoạt động học
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
a. Luận điểm : " Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài".
* Trình tự phân tích :
- Hay ở các điệu xanh : xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo. ( phối hợp các màu xanh khác nhau ).
- Hay thể hiện ở những cử động, thuyền nhích, sóng gợn tí, đưa vèo, từng mây lơ lửng, con cá động ( phối hợp các cử động nhỏ ).
- Hay thể hiện ở các vân thơ , hay ở dùng từ ngữ.
b. Luận điểm " Mấu chốt thành đạt ở đâu ?
* Trình tự phân tích :
- Thứ nhất : do nguyên nhân khách quan ( đây là điều kiện cần ) gặp thời , hoàn cảnh, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú.
- Thứ hai : do nguyên nhân chủ quan ( đây là điều kiện đủ ) tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mõi và không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
- HS trao đổi thảo luận vấn đề " Thế nào là học qua loa, học đối phó ".
" Phân tích bản chất của lối học đối phó và nêu lên những tác hại của nó".
- Học đối phó là học không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
- Học đối phó là học bị động, không chủ động. Cốt đối phó với thầy cô, cha mẹ, khi thi cử.
- Do học bị động nên không thấy hứng thú, dẫn đến chán học nên đạt hiệu quả thấp.
- Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức bài học.
- Học đối phó tuy có bằng cấp nhưng đều rỗng tuếch.
- HS lập dàn ý.
- HS trình bày phân chuẩn bị của mình.
- HS nhận xét.
- Hoàn chỉnh.
Nội dung
Bài tập 1: Đọan văn ( a )
Bài tập 1 : Đoạn văn ( b )
Bài tập 2 :
Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thực sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
Bài tập 3 :
Thực hành phân tích một văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_19_tiet_91_den_95.doc