Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2012 - 2013

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2012 - 2013

TIẾT 121: SANG THU

- Hữu Thỉnh -

A-Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :

 - Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi

của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

 - Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.

 B-Chuẩn bị:

- Giáo viên : Chân dung nhà thơ Hữu Thỉnh, tập thơ “ Từ chiến hào đến thành phố”.

- Học sinh : Soạn bài : Đọc và tìm hiểu bài thơ theo câu hỏi SGK

C-Tiến trình bài học:

1-Tổ chức:

2-Kiểm tra :

 -Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Viếng lăng Bác”, phân tích những hình

 ảnh : Hàng tre, mặt trời, vầng trăng, tràng hoa, trời xanh trong bài thơ.

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS.

3-Bài mới: Giới thiệu bài :

 Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của

ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển

 biến nhẹ nhàng. Bài thơ “Sang thu” là một ví dụ.

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/ 02/2013
Ngày dạy: /2013	 
Tuần 26
Tiết 121: Sang thu
- Hữu Thỉnh -
A-Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :
	- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi 
của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
	- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
	B-Chuẩn bị:
- Giáo viên : Chân dung nhà thơ Hữu Thỉnh, tập thơ “ Từ chiến hào đến thành phố”.
- Học sinh : Soạn bài : Đọc và tìm hiểu bài thơ theo câu hỏi SGK
C-Tiến trình bài học:
1-Tổ chức: 
2-Kiểm tra :
	-Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Viếng lăng Bác”, phân tích những hình 
 ảnh : Hàng tre, mặt trời, vầng trăng, tràng hoa, trời xanh trong bài thơ.
	- Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS.
3-Bài mới: Giới thiệu bài :
	Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của 
ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển
 biến nhẹ nhàng. Bài thơ “Sang thu” là một ví dụ.
I/Tỏc giả-Tỏc phẩm
GV : Hướng dẫn HS đọc : Yêu cầu đọc to, rõ, chính xác, giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư
*Tác giả: Hữu Thỉnh
GV đọc mẫu -> 2 HS đọc
- Tên : Nguyễn Hữu Thỉnh
- Nhận xét việc đọc của HS
- Sinh năm 1942
? Giới thiệu những nét chính về tác giả (dựa vào chú thích * trong SGK)
- Quê : Tam Dương – Vĩnh Phúc
- Ông viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu.
*Bài thơ sỏng tỏc năm 1977
Chú ý các chú thích 1, 2 (SGK)
? Xác định bố cục của văn bản, nêu ND của từng phần
(GV lưu ý: bài thơ gồm 3 khổ, các khổ tiếp 
3-Bố cục: 2 phần
-Phần1: Khổ thơ đầu: Cảm nhận không gian làng quê sang thu.
 nối nhau cùng thể hiện những quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên lúc vào mùa thu nên không nhất thiết phải tìm bố cục bài thơ một cách rành mạch.)
-Phần 2: Khổ thơ 2,3: Cảm nhận không gian đất trời sang thu
II-Đọc –Hiểu văn bản:
- 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu
1-Khổ thơ đầu:Tín hiệu báo thu về
? Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ những dấu hiệu nào .
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về
- Những dấu hiệu thể hiện sự biến đổi của đất trời sang thu: “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình”
? Em hiểu như thế nào về các dấu hiệu này? Tác giả nhận các dấu hiệu này bằng giác quan gì.
+“Hương ổi”: Sự cảm nhận bằng khứu giác mùi thơm của ổi lan toả trong không gian (cây ổi, quả ổi rất quen thuộc, gắn bó với người dân làng quê miền Bắc, đã đi vào các tác phẩm văn nghệ)
(GV diễn giảng : Phả vào : Toả vào, trộn lẫn, ở đây là hương ổi toả vào trong gió)
+”Gió se” cảm nhận bằng xúc giác, gió hơi lạnh
+“Sương chùng chình”: Cảm nhận bằng thị giác, sương bay cố ý chậm lại, bay nhẹ
? Các từ “Bỗng” “hình như” muốn diễn tả sự cảm nhận của tác giả như thế nào?
+“Bỗng” sự đột ngột, bất ngờ, có phần ngạc nhiên
+“Hình như” thành phần tình thái: thể hiện sự cảm nhận của tác giả có một chú chưa thật rõ ràng, chưa thật chắc chắn vì còn ngỡ ngàng, ngạc nhiên.
? Để thể hiện sự biến chuyển của đất trời sang thu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào. Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
-> Nghệ thuật: sử dụng từ láy, nhân hoá
=> Sự biến đổi của đất trời nơi làng quê khi mùa thu bắt đầu tới được cảm nhận bằng một tâm bồn nhạy cảm, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê.
- Sự biến chuyển của đất trời sang thu còn được cảm nhận qua một số dấu hiệu khác nữa. Cụ thể như thế nào, chúng ta tiếp tục tìm hiểu 2 khổ thơ còn lại của văn bản.
- 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ 2
2-Hai khổ thơ cuối:
* Khổ thơ thứ 2: Quang cảnh đất trời ngả dần sang thu
 Sông dềnh dàng
 Chim vội vã
 Có đám mây
 Vắt nửa mình
? Đất trời sang thu được tác giả phát hiện qua những dấu hiệu nào.
? Tác giả đã sử dụng các BPNT đặc sắc nào để diễn tả sự biến đổi của đất trời sang thu? Phân tích T/d của các BPNT đó.
-> Nghệ thuật: Nhân hoá, từ láy , đối lập, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
 Sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước cảnh đất trời đang ngả dần sang thu. 
(Gợi ý: Vì sao tác giả viết:
Sông : dềnh dàng, chim vội vã
Đám mây vắt nửa mình ?
-> “Sông dềnh dàng” mùa thu sang nước sông bắt đầu cạn, chảy chậm lại.
+ “Chim vội vã” Sang thu trời lạnh dần, chúng phải gấp gáp làm tổ tha mồi
+ “Đám mây vắt nửa mình” ở đây là sự liên tưởng sáng tạo thú vị. Gợi hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại, mỏng nhẹ, kéo dài trên bầu trời đã bắt đầu xanh trong của mùa thu)
Trời đất sang thu còn có sự biến đổi ntn nữa, chúng ta cùng tìm hiểu khổ thơ cuối của văn bản
*Khổ thơ cuối: Những biến chuyển trong lòng cảnh vật. 
 Vẫn còn bao nhiêu nắng
 Đã vơi dần cơn mưa
- 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ cuối
 Sấm cũng bớt bất ngờ
? Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào với đặc điểm gì ?
 Trên hàng cây đứng tuổi
- Những dấu hiệu biến đổi của của thiên nhiên
-> HS thảo luận , trình bày
+ Nắng: còn nhiều nhưng nhạt dần
HS khác bổ sung
+ Mưa: Đã ít hơn những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ
GV chốt lại
+ Sấm : Bớt dần những tiếng sấm nổ vang trời (vì thường gắn với những cơn mửa rào mùa hạ)
? Trình bày cảm nhận của em về 2 dòng thơ cuối bài ?
- Hai câu thơ cuối:
Sấm cũng bớt bất ngờ
(GV gợi ý: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn đạt sự suy ngẫm của mình)
Trên hàng câyđứng tuổi
-> Nghệ thuật: tả thực, ẩn dụ
=> Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ trên hàng cây lâu năm. Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
 *Củng cố
 ? Nêu các biện pháp nghệ thuật độc đáo trong văn bản (GV chốt lại từ các mục đã
 phân tích)
 ? Văn bản “Sang thu” thể hiện nội dung gì ?
 -2 HS đọc ghi nhớ
 * Hướng dẫn về nhà
 - Học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ
 - Phân tích bài thơ
 - Hoàn thành bài tập
 - Soạn bài : “Nói với con”
 * Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 23/ 02/2013
Ngày dạy: /2013
 Tiết 122 : Nói với con
 - Y Phương -
A-Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh :
	- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê
 hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình 
 qua lời thơ của Y Phương.
	- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ
 ca miền núi.
B-Chuẩn bị: - Giáo viên : Chân dung nhà thơ Y Phương
	 - HS : Đọc, soạn bài theo câu hỏi trong SGK
C-Tiến trình bài học:
1-Tổ chức 
2-Kiểm tra :
	- Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi : Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Sang thu”,
 phân tích sự biến chuyển của đất trời từ mùa hạ sang mùa thu trong một khổ thơ
 của văn bản (tự chọn).
	- Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh.
	3-Bài mới: Giới thiệu bài :
 Lòng thương yêu con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền 
 thống của tổ tiên, của quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt
 Nam từ xưa đến nay. Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương cũng nằm trong
 nguồn cảm hứng rộng lớn, phổ biến ấy nhưng tác giả lại có cách nói xúc động của
 riêng mình. Đều tạo nên cái riêng, động đáo ấy là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ 
? Dựa vào chú thích * hãy giới thiệu những nét chính về tác giả
I/Giới thiệu tỏc giả- tỏc phẩm
* Tác giả Y Phương
- Tên khai sinh : Hứa Vĩnh Sước
- Dân tộc Tày
- Sinh năm : 1948
- Quê : Cao Bằng
- Hiện là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng
- GV : Hướng dẫn HS đọc : to, rõ, chính xác, giọng ấm áp, yêu thương, ngọt ngào
*Tỏc phẩm: Sỏng tỏc năm 1985
- GV đọc mẫu -> HS đọc
- NX việc đọc của HS
? Tìm bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của từng phần ?
(1): Từ đầu -> “đẹp nhất trên đời”
Con lớn trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
(2) Còn lại
Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
? Nhận xét về bố cục của bài thơ
-> Bố cục lô gic, chặt chẽ
II- Phân tích văn bản
- 1 HS đọc diễn cảm đoạn 1 
1- Đoạn 1
- Theo dõi 4 câu thơ đầu
Chân phải bước tới cha
? ở 4 câu thơ đầu, tác giả cho chúng ta biết được điều gì
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
- Tả,kể đứa trẻ lẫm chẫm tập đi, tập nói lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
? Nhận xét gì về các hình ảnh, các diễn đạt ở 4 câu thơ trên
? T/d của các hình ảnh và cách diễn đạt đó?
- Với các hình ảnh cụ thể, cách diễn đạt dường như vô lý song lại tạo ra sự độc đáo, đặc sắc trong tư duy và cách diễn đạt người miền núi
-> Tạo không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt.
? Ngoài 4 câu thơ trên, còn có câu thơ nào cũng nói về cuộc sống gia đình hạnh phúc, đầm ấm.
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
? Con được lớn trong tình yêu thương sự nâng đỡ của cha mẹ, bên cạnh đó con còn được lớn, trưởng thành từ đâu nữa.
(Theo dõi tiếp khổ thơ thứ nhất từ câu 5 -> câu 10)
-> Cha mẹ mãi thương yêu nhau => Cuộc sống gia đình thật hạnh phúc.
- Con dần không lớn, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của quê hương.
? Em hiểu “Người đồng mình”: có nghĩa là gì , có thể thay thế từ này bằng những từ nào khác ? NX về cách nói ? (-> có thể thay bằng các từ : người bản mình, người buôn mình, người quê mình)
+ “Người đồng mình”: Những người cùng sống trong một môi trường -> quê hương tác giả => cách nói mộc mạc mang tính địa phương của người dân tộc Tày.
? Cuộc sống lao động của người đồng mình được gợi lên qua các hình ảnh nào
+ Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
? Nhận xét gì về các từ cài, ken trong hai câu thơ trên.
? Cuộc sống lao động của “Người đồng mình” là cuộc sống như thế nào.
-> Sử dụng các động từ: cài, ken
=> Miêu tả cụ thể cuộc sống lao động cần cù, tươi vui, ngoài ra còn thể hiện sự gắn bó, quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương.
- Hãy theo dõi hai câu thơ
Rừng cho hoa
? Hai câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì?
Con đường cho những tấm lòng
HS suy nghĩ , phát biểu
HS khác bổ sung
GV chốt lại
-> Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Vẻ đẹp của thiên nhiên không chỉ là ở màu sắc, cái ta nhìn thấy mà còn là cả “tấm lòng”: đó là sự che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.
“Người đồng mình” có những đức tính cao đẹp gì ? Người cha mong ước gì ở con mình, để giải đáp điều này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của văn bản
- 1 HS đọc diễn cảm
2- Đoạn 2
? theo dõi từ câu thơ:
 “Người đồng mình thương lắm con ơi
“Người đồng mình thương lắm con ơi
 .........................................................
 -> Không lo cực nhọc ”
 Không lo cực nhọc”
Trong các câu thơ trên, người cha đã nói với con về những đức tính gì của người đồng mình
-> Ngữ điệu cảm thán, nghệ thuật so sánh,  ...  :
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
	 3-Bài mới: Giới thiệu bài :
 Trong những giờ học trước, các em đã được tìm hiểu một số dạng ở bài văn nghị
 luận. NLvề một sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng, 
 đạo lý, nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). Giờ học này, chúng ta tiếp 
 tục tìm hiểu một dạng của bài văn nghị luận, đó là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* Văn bản: “Khát vọng hoa nhập, dâng hiến cho đời” Hà Vinh
I/Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
 2 HS đọc 
? Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy .
? Văn bản để nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ?
- Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệuBài văn nghị luận cần phải phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
-> Những luận điểm được nêu lên trong bài.
+ Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong đó, hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu .
+ Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ .
+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, đất nước
- Bài văn Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng,lời văn gợi cảm thể hiện rung động chân thành 
? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó .
của người viết
-> Để chứng minh cho các luận điểm đó, người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, đã phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ .
? Hãy chỉ ra các phần mở bài, thân bài, kết bài của văn bản trên.
-> Mở bài : Từ đầu -> “đáng trân trọng”
- Thân bài: Từ “Hình ảnh mùa xuân”
-> “của mùa xuân”
Phần này, tác giả tình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, là sự triển khai của luận điểm .
- Kết bài : Đoạn văn cuối
? Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản này? 
-> Bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần thông thường của một văn bản, giữa các phần có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt .
? Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không.
 * Nhận xét về cách diễn đạt:
- Cách dẫn dắt vấn đề hợp lí.
- Cách phân tích hợp lí.
- Cách tổng kết khái quát hoá có sức th/phục.
Cách diễn đạt này đã làm nổi bật được luận điểm.
Văn bản “Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời” của tác giả Hà Vinh là một bài thơ văn nghị luận tiêu biểu về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Vậy em hiểu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nghĩa là gì?
? Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì?
2 HS đọc ghi nhớ
*Ghi nhớ ( SGK trang/78)
- Hai HS đọc yêu cầu bài tập
- GV gợi ý HS tìm thêm luận điểm
- Trình bày trước lớp
- HS khác bổ sung
- GV đánh giá 
II/Luyện tập
Ví dụ:
- Luận điểm về “nhạc điệu của bài thơ” (vì bất kỳ một bài thơ hay nào cũng có nhạc hàm chứa trong nó, bài thơ đã được nhạc sỹ Trần Hoàn phổ nhạc)
- Luận điểm về bức tranh mùa xuân của bài thơ” (thể hiện ở hình ảnh, màu sắc, không gian,... được miêu tả trong bài thơ) 
 *Củng cố 
 * Hướng dẫn về nhà .
- GV hệ thống bài.
- Khắc sâu khái niệm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
- Học thuộc lòng phần ghi nhớ
- Hoàn thành bài tập
- Đọc và soạn bài: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 23/ 02/2013
Ngày dạy: /2013 
Tiết 125: cách làm bài văn nghị luận
 về một đoạn thơ, bài thơ
A-Mục tiêu bài học. Giúp HS:
- Biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã 
học ở tiết trước.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài NL về một đoạn thơ, bài thơ, 
cách tổ chức triển khai các luận điểm.
B-Chuẩn bị.
- GV: Bảng phụ hoặc đèn chiếu.
- HS: Đọc và soạn bài theo hướng dẫn.
C-Tiến trình bài học.
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra: -Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bài nghị luận về một đoạn 
thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì?
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
Giờ học trước, các em đã tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ , các
 yêu cầu với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ . Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu cách làm cụ thể.
*Ngữ liệu 1 (SGK-79, 80): 8 đề bài.
( GV dùng bảng phụ hoặc đèn chiếu)
2 HS đọc.
? Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào.
-> Một số đề không kèm theo lệnh cụ thể: đề 4, đề 7.
- Một số đề có chứa từ ngữ phân tích, cảm nhận, cẩm nhận và suy nghĩ đó là những lệnh (chỉ định) cụ thể.
? Các từ như trong đề bài phân tích, cảm nhận , cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm.
-> - Từ phân tích: yêu cầu nghiêng về phương pháp.
 - Từ cảm nhận : yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
 -Từ suy nghĩ : yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài.
? Với các đề không có lệnh, ta phải làm công việc gì.
->Với đề bài không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong bài.
? Qua việc phân tích các đề bài ở trên, em rút ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
*Ngữ liệu 2: (SGK-80,81)
Đề bài : phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
? Để thực hiện yêu cầu của đề bài, ta phải tiến hành những bước nào, nhiệm vụ cụ thể của từng bước.
-> Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý. 
? Xác định yêu cầu của đề( vấn đề nghị luận , phương pháp nghị luận, các tư liệu cần sử dụng để làm bài)
 ->Tìm hiểu đề: 
 - Vấn đề nghị luận: Những biểu hiện của tình yêu quê hương.
 - Phương pháp nghị luận: phân tích.
 - Tư liệu cần sử dụng: bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, các bài thơ, tài liệu tham khảo về quê hương, đất nước.
? Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, hãy tìm ý cho đề văn.
 ->Tìm ý:
- Nội dung: + khi xa quê, nhà thơ luôn nhớ về quê hương.
 + Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh màu sắc, mùi vị...
- Nghệ thuật: cách miêu tả chọn lọc hình ảnh, ngôn ngữ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu.
 - Qua đây em hãy cho biết những thao tác cần có khi tiến hành tìm hiểu đề và tìm ý.
? Hãy lập dàn bài cho đề văn trên. 
-> Bước 2: Lập dàn bài (SGK-81)
2 HS đọc.
? Từ dàn bài mẫu, hãy rút ra những nội dung cần trình bày khi lập dàn bài cho bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ nói chung.(Dàn bài gồm mấy phần: phần Mở bài, phần Thân bài, phần Kết bài cần trình bày những nội dung gì?).
? Sau khi đã lập dàn bài, để có 1 bài văn hoàn chỉnh ta cần tiến hành những bước nào, nội dung cụ thể của từng bước.
->Bước3: Viết bài (SGK)
->Bước 4:Đọc lại bài viết và sửa chữa (SGK)
*Ngữ liệu 3 (SGK- 81đến 83)
 Văn bản : “Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ”.
2 HS đọc.
? Tìm bố cục của văn bản trên, nhận xét về bố cục đó.
-> Bố cục: 3 phần.
+ Mở bài: Từ đầu đến “ khởi đầu rực rỡ”.
+ Thân bài: Từ “Nhà thơ” đến “thành thực của Tế Hanh”.
+ Kết bài: Còn lại.
-> Bố cục mạch lạc, chặt chẽ.
? Trong phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ.
-> Những nhận xét chính:
Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng đầy thơ mộng của mình:
- Những hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi.
- Cảnh trở về tấp nập, no đủ.
- Hình ảnh người dân chài giữa đất trời lộng gió với vị nồng mặn của biển khơi.
- Hình ảnh, ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện 1 tâm hồn phong phú, rung động tinh tế.
? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài , Kết bài ra sao.
-> + Những suy nghĩ, ý kiến luôn được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu ... của bài thơ.
 + Phần Thân bài nối kết với phần Mở bài chặt chẽ, tự nhiên. Đó là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở phần Mở bài .
 + Từ các luận điểm được triển khai trong phần Thân bài đã dẫn tới phần Kết bài: đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ.
? Văn bản này có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao?
-> Những lý do tạo nên tính hấp dẫn và sức thuyết phục của văn bản:
+ Bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng.
+ Văn bản ngắn, tập trung trình bày, nhận xét, đấnh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật nhất về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ. Khi nói về các trạng thái cảm xúc của tác giả, người viết phân tích, bình giảng ngay sự đặc sắc của các hình ảnh, của nhịp điệu thơ tương ứng và đã rút ra luận điểm từ các luận cứ cụ thể rõ ràng.
+ Người viết đã trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha đối với bài thơ “Quê hương”.
? Qua bài văn trên, em hãy rút ra kết luận về các yêu cầu cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2 HS đọc ghi nhớ 
I/Đề bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
-Nêu yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ bài thơ.
- Cấu tạo đề:
+ Đề có kèm theo lệnh.
+ Đề không kèm theo lệnh.
II/Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
*Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
-Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
 +Tìm hiểu đề: đọc kỹ đề, xác định yêu cầu dựa vào những từ ngữ then chốt.
 +Tìm ý dựa vào yêu cầu của đề để đặt ra những câu hỏi tìm ý.
-Bước 2: Lập dàn bài.
 +Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
 +Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ , bài thơ.
 +Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
-Bước 3: Viết bài.
-Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa lỗi.
* Cách tổ chức và triển khai luận điểm:
Bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,... của tác phẩm.
 *Ghi nhớ(SGK- 83)
- HS đọc yêu cầu bài tập (SGK- 84).
- Hướng dẫn HS tìm ý( trả lời các câu hỏi trong phần gợi ý SGK)
III/Luyện tập.
-Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh?
Yêu cầu lập dàn ý chi tiết.
-Mở bài : Giới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng.
-Thân bài : + Phân tích cảm nhận về mùa thu sang thông qua các biện pháp nghệ thuật:
 -Nhân hoá: “ phả vào”, “chùng chình”
 - Miêu tả: “gió se”
 - Việc sử dụng các từ: “bỗng”, “hình như” .
 + Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả.
-Kết bài : Nêu giá trị của khổ thơ.
 *Củng cố 	
 *Hướng dẫn về nhà
 * Rút kinh nghiệm
- Đặc điểm của đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Các bước làm bài.
 - Đọc bài đọc thêm (SGK- 84,85) 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 26(2).doc