Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 4 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 4 năm 2010

Chuyện người con gái Nam Xương

 (Nguyễn Dữ)

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh:

-Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ VN qua nhân vật Vũ Nương

-Thấy được số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến

-Tìm hiểu những thành công về NT của tác phẩm:NT dựng truyện,xây dựng nhân vật,sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của thể truyền kỳ

-Rèn kỹ năng tóm tắt và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự

-Giáo dục lòng cảm thông trước số phận bất hạnh của người phụ nữ xưa và tự hào về vai trò của người phụ nữ hôm nay

 B.Chuẩn bị:

 GV: + Đọc văn bản,tranh đền thờ Vũ Nương

 HS : + Đọc VB +tóm tắt+soạn câu hỏi tìm hiểu

C.Tiến trình lên lớp:

 1.Kiểm tra bài cũ:

 ?Qua VB “Tuyên bố thế giới về sự sống còn,bảo vệ và phát triển trẻ em”,em nhận thức thế nào về tầm quan trọng của vấn đề này?Liên hệ tình hình địa phương em?

 2.Bài mới: Giới thiệu nội dung của một số tác phẩm văn học thời kì trung đại với mảng đề tài

 về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến-> Giới thiệu tác phẩm

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 4 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/9/2010	 Ngày dạy: 6/9/2010
TUẦN 4 	
Tiết16,17 
Chuyện người con gái Nam Xương
 (Nguyễn Dữ)
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
-Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ VN qua nhân vật Vũ Nương
-Thấy được số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến
-Tìm hiểu những thành công về NT của tác phẩm:NT dựng truyện,xây dựng nhân vật,sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của thể truyền kỳ
-Rèn kỹ năng tóm tắt và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
-Giáo dục lòng cảm thông trước số phận bất hạnh của người phụ nữ xưa và tự hào về vai trò của người phụ nữ hôm nay
 B.Chuẩn bị:
 GV: + Đọc văn bản,tranh đền thờ Vũ Nương
 HS : + Đọc VB +tóm tắt+soạn câu hỏi tìm hiểu
C.Tiến trình lên lớp:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 ?Qua VB “Tuyên bố thế giới về sự sống còn,bảo vệ và phát triển trẻ em”,em nhận thức thế nào về tầm quan trọng của vấn đề này?Liên hệ tình hình địa phương em?
 2.Bài mới: Giới thiệu nội dung của một số tác phẩm văn học thời kì trung đại với mảng đề tài 
 về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến-> Giới thiệu tác phẩm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1:Tìm hiểu tác giả,tác phâm 
? Qua phần chú thích,em hiểu gì về tác giả và xuất xứ t/p?
GV: Giới thiệu thêm:+Tác giả (cuộc đời,tính cách:SGV-43,44)
 +Tác phẩm(nguồn gốc,sự thành công,nội dung chính)
? Theo em, “Truyền kỳ mạn lục”nghĩa là gì?
(Ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ vẫn được lưu truyền)
GV: Kể tóm tắt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương-SGV-45)để HS dễ theo dõi câu chuyện và thấy sự sáng tạo của tác giả trong VB
*Hoạt động 2:Đọc, tóm tắt văn bản
GV: Hướng dẫn đọc to,rõ ràng,diễn cảm, chú ý phân biệt những đoạn tự sự và những lời đối thoại thể hiện được tâm trạng của từng nhân vật trong từng hoàn cảnh
G: Đọc 1 đoạn,2 HS đọc tiếp
? Theo em,nhân vật chính trong VB là ai?Vì sao em lại x/định như vậy?
? Em hãy tóm tắt VB theo ngôi nhân vật chính?
(GV: Gợi ý:-Vũ Nương sống ở nhân gian lấy chồng,xa chồng,bị oan 
 -Vũ Nương được giải oan và sống ở thủy cung)
*Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
? Mở đầu văn bản có điểm gì giống truyện cổ dân gian?
(Giới thiệu lai lịch,tính cách nhân vật chính)
? Vậy Vũ Nương có nguồn gốc từ đâu?Với tính cách gì nổi bật?
? Tư dung”là gì?Từ đó,em cảm nhận gì về Vũ Nương?
? Vậy phẩm chất của Vũ Nương được thể hiện qua những tình huống nào?
(Khi mới lấy chồng-tiễn chồng ra trận-xa chồng-bị chồng nghi oan)
? Trong cuộc sống vợ chồng,biết được tính cách của chồng,nàng đã cư xử ntn?
? Em có nhận xét gì về cách cư xử đó?
? Khi Trương Sinh ra trận,nàng có lời nói và cử chỉ ra sao?
? Qua lời nói đó thể hiện t ính cách gì của nàng?
? Em có nhận xét gì về nhịp điệu,hình ảnh trong đoạn văn trên?
(Câu văn nhịp nhàng theo lối văn biền ngẫu,dùng những hình ảnh ước lệ,điển tích:thế chẻ tre,dưa chín quá kỳ,liễu rủ bãi hoang,sen tàn trước gió,cánh hồng bay bổng)
? Trong những ngày tháng xa chồng,tâm trạng của nàng ra sao?
? Lối diễn đạt trong đoạn văn này có gì giống đoạn văn trước?
? Tâm trạng là vậy còn việc làm của nàng thì sao?
? Trước lúc qua đời bà còn trăng trối điều gì? (HS đọc)
? Trong lời trăng trối cuối cùng của người mẹ,lời nào thể hiện sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của VN đối vơi gia đình chồng?
? Việc tác giả trích dẫn câu nói của người mẹ có tác dụng gì? 
 ( Sự đánh giá khách quan, chính xác, bà có một niềm tin về luật nhân quả “ Ở hiền gặp lành”)
? Qua những chi tiết trên,em biết thê m những phẩm chất nào tốt đẹp của Vũ Nương?
GV: chuyển ý: 
 TIẾT 2:
*.Hoạt động 4: Tìm hiểu nỗi oan của Vũ nương
? Em hãy tóm tắt phần VB kể về nỗi oan của Vũ Nương?
? Trong phần VB xoay quanh nỗi oan của Vũ Nương,có bao nhiêu lời thoại của nàng?
?:Em hãy chỉ ra ý nghĩa của từng lời thoại?
(Nhóm 1,2:lời1 ; nhóm 3,4:lời 2 ;nhóm 5,6:lời 3)
->Đại diện nhóm trình bày,nhóm khác bổ sung,GV chốt lại:
-Lời thoại 1: Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình→Hết lòng hàn gắn rạn nứt gia đình
-Lời thoại 2: Đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công, không có quyền được tự do bảo vệ nhân phẩm
_ Lời thoại 3: Tuyệt vọng tột cùng, bế tắc, không lối thoát
 ? Theo em, cái chết ấy nói với ta điều gì về số phận của Vũ Nương nói riêng và của người phụ nữ VN trong xã hội phong kiến nói chung?
GV bìnhthêm
? Từ số phận của VN, em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình cũng nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
( Bánh trôi nước, Sau phút chia li, Truyện Kiều, Ca dao.)
 Học sinh thảo luận:
 Theo em,nỗi oan khuất của Vũ Nương bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?Hãy phân tích từng nguyên nhân 
 Gợi ý:
? Em có suy nghĩ gì về cuộc hôn nhân của V.Nương vàT.Sinh?
 ( Không bình đẳng: Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới nàng về→như cuộc mua bán→Vũ Nương tưn nhận mình là con nhà khó nương tựa nhà giàu →Tạo thế gia trưởng và quyền uy của kẻ nhà giàu cho TS)
? Nhưng nguyên nhân trực tiếp gây nên nỗi oan của Vũ Nương là gì?
? Em hiểu gì về tính cách TSinh?
 ( Đa nghi, ít học, hồ đồ:
 _ TS suy diễn lời con trẻ:
 + Đêm nào ông ấy cũng đến→Hành động lén lút
 + Mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi→Quấn quýt nhau
 +Chẳng bao giờ bế Đản ca→- Kẻ gian phu ngại con của tình nhân
_TS không đủ bình tĩnh, sáng suốt để phán đoán, phân tích lời nói của con: Cha không bao giờ bế con, chỉ im thin thít; không nghe lời phân trần của vợ; không tin những lời xác nhận của các nhân chứng; khônbg nói ra nguyên cớ của cơn giận dữ để vợ thanh minh→TS mắng nhiếc, đánh đuổi vợ→Hành động đó chẳng khác nào bức tủ vợ)
? Tình cảnh của gia đình TS ntn?
 ( Do chiến tranh, loạn li, nếu không có chiến tranh, TS không phải đi lính thì sẽ không có sự hiểu lầm
? Em hãy tóm tắt đoạn truyện kể về nỗi oan VũNương đựơc giải?
(Vũ Nương được Linh Phi cứu sống
Bé Đản chỉ bóng Trương Sinh trên vách là cha mình
Trương Sinh lập đàn giải oan,nhân dân lập miếu thờ
Vũ Nương được về trong thoáng chốc và sống mãi ở thủy cung)
? Cách kể chuyện ở đoạn này có gì khác thường?
? Hãy chỉ ra những yếu tố kỳ ảo trong đoạn văn?
*HS: Thảo luận nhóm:
? ? Những chi tiết kì ảo được đưa vào trong truyện có ý nghĩa gì?
->đại diện nhóm trình bày,nhóm khác bổ sung,GV chốt lại
( -Tạo màu sắc thần kì, kết thúc có hậu, giống truyện cổ tích→ truyện hấp dẫn
 - Hoàn chỉnh thêm nét đẹp của VN: Dù ở thế giới khác nhưng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn quan tâm đến chồng con→Cao thượng, nghĩa tình)
? Em hiểu gì về tình cảm của tác giả qua đoạn kết thúc tác phẩm?
*.Hoạt động5;Tìm hiểu nghệ thuật và tổng kết
? Theo em, những nét NT nào tạo nên sự thành công cho tác phẩm?
GV giảng thêm
? Từ những nét NT trên,truyện để lại trong em suy nghĩ gì về hiện thực cuộc sống và số phận người phụ nữ trong XHPK?
HS: Đọc ghi nhớ /sgk
? Em suy nghĩ gì về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hôm nay?
GV: Cái chết củaVũ Nương từng làm rung động bao tâm hồn thi sĩ,để lại nhiều bài thơ viếng Vũ Thị rất hay như:bài thơ của Lê Thánh Tông;Phạm Công Trứ
HS: Đọc bài thơ của Lê Thánh Tông(phần đọc thêm)
? Bức thông điệp mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc là gì?
 ( Thận trọng trong suy xét, đánh giá con người, gìn giữ hạnh phúc gia đình:
Chỉ vì tin lời con trẻ
 Cho nên mất vợ rõ buồn chàng Trương
 Chuyện người con gái Nam Xương
 Xin là sách gối đầugiường lứa đôi
 Phạm Công Trứ ) 
? Vậy em có suy nghĩ gì về vai trò của người phụ nữ trong XH hôm nay?
 ( Làm chủ cuộc sống, năng động, sáng tạo, tham gia công tác xã hội, có hạnh phúc gia đình – Phụ nữ “ giỏi việc nước- giỏi việc nhà”)
*.Hoat động 6:Luyện tập:
HS: Làm miệng :Kể tóm tắt diễn cảm câu chuyện
I.Tác giả,tác phẩm:
 1.Tác giả: /sgk
 2.Tác phẩm: 
Là truyện thứ 16 trong 20 chuyện của “Truyền kỳ mạn lục” có nguồn gốc từ truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”
II.Đọc ,tóm tắt văn bản:
III.Tìm hiểu văn bản:
 1.Phẩm chất Vũ Nương:
-Đẹp người,đẹp nết
*.Khi mới lấy chồng:
-Giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng phải đến thất hòa
->Cư xử đúng mực
*.Khi tiễn chồng ra trận:
Rót chén rượu đầy
-Chẳng dám mong mang được ấn phong hầu,mặc áo gấm.xin ngày về mang 2 chữ bình yên
*.Khi xa chồng:
-Buồn nhớ thấm thía nỗi cô đơn
->Cách nói ước lệ,lối văn biền ngẫu
-Nuôi con nhỏ,chăm sóc, ma chay,tế lễ mẹ chồng
=>Hiền thục,nết na,thủy chung,hiếu thảo
2.Nỗi oan của Vũ Nương:
 a.Khi bị chồng nghi oan:
Nàng đã:
+Giải bày,phân trần nỗi lòng
+Nỗi đau đớn thất vọng
+Mượn dòng sông quê hương giải tỏa nỗi oan của mình
=>Cái chết oan uổng->cuộc đời bất hạnh
 b.Nguyên nhân:
-Cuộc hôn nhân không bình đẳng
-Trương Sinh đa nghi,hồ đồ,vũ phu
-Chế độ PK xem trọng quyền uy kẻ giàu sang và người đàn ông
c.Nỗi oan được giải:
-TrươngSinh lập đàn giải oan
-Nhân dân lập miếu thờ
->Ước mơ của nhân dân:sự công bằng XH,thiện thắng ác
=>Lòng nhân đạo của tác giả:Bênh vực,đòi quyền sống cho người phụ nữ
IV.Tổng kết:
-Nghệ thuật:
+Cách dựng truyện sinh động,đầy kịch tính
-Tình tiết lý thú,bất ngờ
-Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc
-Yếu tố kỳ ảo xen với hiện thực
-Tự sự kết hợp miêu tả,biểu cảm
-Nội dung: Ghi nhớ /sgk
V. Luyện tập
 4.Củng cố 
HS nhắc lại một số chi tiết để thấy được số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến
 5. Dặn dò 
-Học bài
 -Soạn :Xưng hô trong hội thoại.
 - Làm bài tập: Tìm những từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt và cách sử dụng 
D. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:6/9/2010
Ngày dạy:8/9/2010
Tiết 18:
	 	 Xưng hô trong hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS: - Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
 -Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp
 -Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng từ ngữ xưng hô. Từ đó nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô
B Chuẩn bị: GV: Bảng phụ (ghi VD những đoạn có từ ngữ xưng hô)
 HS: Soạn bài 
 C.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: ?Việc không tuân thủ phương châm hội thoại là do những nguyên nhân nào? Lấy Vd minh họa?
2.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động:Tìm hiểu các từ ngữ xưng hô
HS: Thảo luận nhóm:Hãy tìm các từ ngữ xưng hô (theo ngôi)và cho biết cách sử dụng của nó?
->Đại diện nhóm trình bày,nhóm khác bổ sung,Gvchốt lại(theo sơ đồ câm G/v đã chuẩn bị)
-Người nói: Số ít:Tôi,tao,tớ,mình,ta
(Ngôi 1) số nhiều:chúng tôi,chúng mình,chúng tao,chúng tớ
-Người nghe: số ít:Mày,mi,cậu,ngươi
(Ngôi 2) số nhiều:chúng mày,bọn cậu,bọn mi.
-Người nghe(vắng mặt): số ít:nó,hắn
(Ngôi 3) số nhiều:chúng nó,bọn họ.
*Sắc thái t/cảm:+Thân mật:anh,chị,em,bố,mình,cậu,cháu.
 +Suồng sã:mày,tao,mi.
 +Kính trọng:quí bà(ông)ngài,vị
 +Khinh miệt:hắn, ngươi.)
? Từ kết quả thảo luận này, em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt?
*.Hoạt động2:Tìm hiểu việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tình huống gi ...  thế của hai nhân vật cũng khác. Dế Choắt không còn coi mình là đàn em cần nương tựa nhờ vả ở dế Mèn mà xem Mèn như một người bạn. Còn Mèn thì không còn hống hách kiêu ngạo đã nhận ra lỗi lầm của mình)
? Vậy khi sử dụng từ ngữ xưng hô,chúng ta cần tuân thủ điều gì?
HS: Đọc ghi nhớ /sgk
*.Hoạt động3:Hướng dẫn luyện tập:
HS: Làm miệng bài 1,2 
HS: Đọc bài 1 
? Lời mời trên có sự nhầm lẫn ntn trong cách dùng từ?
? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
(Không phân biệt được từ xưng hô:
 -Ngôi gộp:(cả người nói,người nghe) VD:chúng ta
 -Ngôi trừ:(chỉ là người nói) VD:chúng em,chúng tôi
 -Ngôi gộp+ngôi trừ VD:chúng mình
=>Do ảnh hưởng thói quen tiếng mẹ đẻ(TAnh:we:chúng tôi,chúng ta)nên cô học viên có sự nhầm lẫn. Ta nghe như là :Lễ thành hôn của cô học viên và giáo sư)
HS: Đọc yêu cầu bài 2
? Việc dùng “chúng tôi”thay cho “tôi”trong VB khoa học nhằm mục đích gì?
GV: Tuy nhiên trong những tình huống nhất định như:tranh luận nhấn mạnh ý kiến cá nhân thì dùng “tôi”thích hợp hơn
GV: Gọi 2 em lên bảng làm bài 3,4
HS: Dưới lớp làm và nhận xét
? Phân tích từ xưng hô của chú bé với mẹ và sứ giả?
? Cách xưng hô đó thể hiện điều gì?
? Phân tích từ xưng hô và thái độ người nói trong câu chuyện?
GV: Cách xưng hô của thầy giáo và vị tướng thể hiện sự đối nhân xử thế thấu tình đạt lý
HS: Thảo luận nhóm bài5,6;
Nhóm 1,2,3(bài 5) nhóm4,5,6(bài 6)
? Phân tích tác động của từ xưng hô trong câu nói của Bác?(so sánh trước 1945,người đứng đầu một nước có xưng hô với người dân như vậy không ?)
(Trước 1945:nước ta là một nước phong kiến : người đứng đầu nhà nước là Vua. Vua xưng là “trẫm” gọi quan lại là “khanh” gọi dân là “bách tính, lê dân, con dân”. Bọn thực dân xưng “quan lớn” gọi dân: “khố rách, áo ôm”. Bác xưng như vậy “tôi – đồng bào”là một sự chuyển đổi về tính chất trong mối quan hệ giữa lãnh tụ với dân ở một nước dân chủ)
? Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích được ai dùng với ai?
? Phân tích vị thế XH,thái độ của từng nhân vật qua cách xưng hô của họ?
? Nhận xét sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu? Vì sao có sự thay đổi đó?
GV: Lưu ý HS về cách xưng hô trong Tiếng Việt theo phương châm:xưng khiêm,hô tô n(gọi mình khiêm tốn,gọi người khác tôn kính)
I.Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô:
1.Từ ngữ xưng hô:
->Đa dạng phong phú,giàu sắc thái biểu cảm
2.Việc sử dụng từ ngữ xưng hô:
Ví dụ:/sgk
*Đoạn 1:
-Dế Choắt:anh,em
-Dế Mèn:chú mày,ta
*Đoạn 2: Dế Choắt:tôi,anh
 Dế Mèn:tôi,anh
->Lời xưng hô khác nhau 
-Tùy thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp
->Căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp
*Ghi nhớ /sgk
II.Luyện tập:
Bài1:
Lời mời: “Ngày mai chúng ta làm lễ thành hôn,mời thầy đến dự”
=>Nhầm lẫn “chúng ta”với “chúng em,chúng tôi”
Bài 2:Trong VBKH dùng “chúng tôi”thay “tôi”nhằm tăng tính khách quan cho luận điểm khoa học và thể hiện sự khiêm tốn của tác giả
Bài3:
Chú bé nói:
+Vớimẹ:con-mẹ->bình thường
+Với sứ giả:ta-ông->khác thường
->Thái độ tự hào,tự tin của chú bé
Bài 4:
-Vị tướng(con-thầy)tôn sư trọng đạo
-Thầy giáo(ngài)tôn trọng cương vị hiện tại của học trò
Bài 5: 
Bác Hồ xưng:”tôi-đồng bào”
->Tạo cảm giác thân mật,gần gũi với người nghe=>quan hệ thân thiết giữa lãnh tụ với ndân trong một nước dân chủ
-Lời xưng hô của cai lệ:là kẻ có quyềnthế->trịnh thượng hống hách
-Lời chị Dậu:thấp cổ bé họng->nhún nhường
*Sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu:
-Hạ mình,nhún nhường(cháu-ông)
-Ngang hàng (tôi-ông)
-Trên hàng,thách thức (bà-mày)
=>Sự phản kháng quyết liệt của con người bị dồn vào bước đường cùng
 3. Củng cố
 HS nhắc lại nội dung bài học
 4. Dặn dò
 -Học bài
 -Hoàn thành các bài tập vào vở,làm bài 7/SBT-tr15
 -Soạn bài:Lời dẫn trực tiếp,gián tiếp
 Các nhóm chuẩn bị bài tập vào bảng phụ: nhóm 1,2 (bài1) nhóm 3,4(bài2) nhóm 5,6(bài3)
 D* Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn:6/9/2010 
 Tuần 5 Ngày dạy: 10/9/2010
Tiết 19: 
Cách dẫn trực tiếp,cách dẫn gián tiếp
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS: - Nắm được hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ:trực tiếp,gián tiếp
 -Phân biệt được hai cách dẫn,nhận biết lời dẫn khác ý dẫn
 -Rèn kỹ năng sử dụng lời dẫn trực tiếp,gián tiếp thành thạo trong nói, viết 
B Chuẩn bị: GV: Mẩu chuyện vui liên quan đến lời dẫn ,ý dẫn
 HS: Soạn bài +chuẩn bị bài tập theo qui định 
 C.Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ 
 3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động:Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp
HS: Đọc 2 VD/sgk(bảng phụ)
? Phần in đậm trong hai VD là lời nói hay ý nghĩ của n/v?
? Phần in đậm được ngăn cách với phần đứng trước nó bằng dấu gì?
? Trong hai đoạn trích có thể thay đổi vị trí của bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không ? Nếu được thì giữa chúng ngăn cách bằng dấu gì?
(Được,có dấu “”,-
VD: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm”người là gì?”-cháu nói)
? Theo em,lời dẫn và ý dẫn khác nhau ra sao?
HS: Ý dẫn:lời nói bên trong –suy nghĩ chưa được nói ra
 --Lời dẫn :lời nói bên ngoài-suy nghĩ đã được nói ra)
GV: Minh họa một câu chuyện vui mà lời dẫn và ý dẫn chưa có sự phù hợp
? Trong hội thoại,lời dẫn trực tiếp được gọi là gì? Và được viết ntn?(lời thoại-viết xuống dòng có dấu gạch ngang đầu dòng)
? Thế nào là lời dẫn trực tiếp?
GV: Trong kể chuyện thường dùng lời dẫn gián tiếp.
GV chuyển ý
*.Hoạt động 2:Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp;
HS: Đọc VD/sgk
? Phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ của n/v?
? Tìm dấu hiệu ngăn cách giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó?
? Có thể thay từ: “rằng” bằng từ nào khác? (là)
? Từ 2 VD trên,em hiểu ntn về cách dẫn gián tiếp?Dấu hiệu ngăn cách ra sao?
HS: Đọc ghi nhớ/sgk
*.Hoạt động :Hướng dẫn luyện tập
? Yêu cầu của bài 1 là gì?
? Tìm bộ phận được dẫn ,xác định ý,lời,cách dẫn?
GV: Hướng dẫn bài 2:viết đoạn văn nghị luận,liên quan đến một trong 3 ý. Trích dẫn ý kiến theo 2 cách:Trực tiếp,gián tiếp.
HS: Các nhóm lần lượt lên bảng trình bày(đã chuẩn bị)
Các nhóm khác bổ sung,GV chốt lại
(VD:a.-Trực tiếp: Trong “Báo cáo chính trị tại ĐHĐB toàn quốc lần thứ II của Đảng,Chủ tịch HCMinh nêu rõ: “Chúng ta phải ..DTAH”
+Gián tiếp:Trang sử vàng DT ghi danh bao vị anh hùng:Bà Trưng,Bà Triệu,Lê Lợi,QTrung. Họ đã hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước. Chính vì thế để giáo dục thế hệ trẻ truyền
thống “Uống nước nhớ nguồn”BHồ đã khẳng định rằng chúng ta phải..DTAH
HS: Làm miệng bài 3
? Chuyển lời nói trực tiếp của VŨ Nương sang lời nói gián tiếp?
(VD:.VNương nhân đó cũng gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chồng mình rằng nếu chàng Trương còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông,đốt cây đèn thần chiếu xuống nước thì VNương sẽ trở về)
I.Cách dẫn trực tiếp:
1.Ví dụ:/sgk
a.Lời nói
b.Ý nghĩ
=>Được dẫn trực tiếp
->Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hay nhân vật
II.Cách dẫn gián tiếp:
Ví dụ/sgk:
a.Lời nói
b.Ý nghĩ
=>Được dẫn gián tiếp
->Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hay nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp
*.Ghi nhớ/sgk
III.Luyện tập:
Bài 1:Tìm lời dẫn->cách dẫn:
a.Lời dẫn: “A!lão già.à”
b.Lời dẫn “Cái vườn..rẻ cả”
->Dẫn ý nghĩ =>trực tiếp
Bài 2:Viết đoạn văn nghị luận có trích dẫn ý đã cho theo 2 cách (trực tiếp,gián tiếp)
Bài 3:Chuyển cách dẫn trực tiếp sang gián tiếp
 4.Củng cố
Thế nào là dẫn lời nói hoặc ý nghĩ:trực tiếp,gián tiếp
 - GV gọi hs phân biệt được hai cách dẫn,nhận biết lời dẫn khác ý dẫn
 5. Dặn dò
 Học bài
 -Hoàn thành các bài tập vào vở
 -Soạn bài: Luyện tập tóm tắt VBTS
 D*Rút kinh nghiệm
 Ngày soạn: 8/9/2010 
 Tuần 5 Ngày dạy: 9/9/2010
Tiết 20
 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A.Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
 -Ôn lại kiến thức về mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự 
 -Rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự
B. Chuẩn bị :
 -GV: Bảng phụ ghi mục 1( Phần I)
 -HS: Soạn bài 
C. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp
 2. Bài mới:GV giới thiệu tầm quan trọng của việc tóm tăt văn bản tự sự trong qua trình học môn ngữ văn
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động1:Tìm hiểụ cần thiết của việc tóm tắt VBTS
HS: Đọc 3 tình huống/sgk
? Trong cả 3 tình huống trên,yêu cầu chúng ta cần phải làm gì?
 (Tóm tắtmột sự vật,chuyện)
? Việc tóm tắt ấy giúp gì cho người đọc,người nghe?
? Văn bản tóm tắt có gì khác văn bản được tóm tắt? (Ngắn gọn hơn)
( GV bổ sung thêm yêu cầu của tóm tắt văn bản tự sự):
 GV: Kết luận:Trong thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian và điều kiện để trực tiếp xem phim hoặc đọc nguyên văn ác phẩm văn học. Vì vậy, có thể nói, việc tóm tắt VB tự sự là một nhu cầu tất yếu do uộc sống đặt ra.
? Em hãy nêu một số tình huống trong c/sống mà em thấy cần vận dụng kỹ năng tóm tắt VB tự sự ?
(VD: + Lớp trưởng báo cáo vắn tắt cho GVCN vềmột hiện tượng vi phạm nội quy của lớp mình (Sự việc gì? ai vi phạm? Hậu quả?)
+ Con kể lại cho bố mẹ nghe về một thành tích nào đó của mình mà được nhà trường tặng giấy khen( làm được việc gì? ý nghĩa của việc làm đó?)
+ Chú bộ đội kể lại một trận đánh ( diễn ra ntn? Ai tham gia? Kquả?)
+ Người đi đường kể nhau vềmột vụ tai nạn giao thông (sự việc xảy ra ở đâu? ntn? Ai đúng? Ai sai?)
+ Công tố viên tóm tắt bản án ở một phiên tòa (thủ phạm là ai? Nạn nhân là ai? Sự việc diễn ra ntn? Hậu quả?)
*.Hoạt động 2:Hướng dẫn thực hành tóm tắt VB tự sự
GV: Treo bảng phụ( ghi những sự việc chính của “Chuyện người con gái Nam Xương” )
? Theo em, các sự việc chính ấy đã đầy đủ chưa?
? Có thiếu sự việc nào quan trọng không ? Vì sao đó là sự việc quan trọng cần phải có? (Giải được nỗi oan cho Vũ Nương)
? Sắp xếp các sự việc được chưa? Có thay đổi gì không ? 
(Thêm chi tiết bổ sung vào sau sự việc thứ 4)
HS: Làm mục 2,3(mỗi dãy bàn làm 1 mục)
GV: Gọi HS trình bàt,HS khác bổ sung,GV nhận xét
GV: Chốt lại k/thức ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ
*.Hoạt động3:Hướng dẫn luyện tập:
GV: Gọi 2,3 HS làm miệng bài 2
GV: Củng cố:Tóm tắt VBTS phải tuân thủ điều gì?
 (+Đọc kỹ văn bản
 +Xác định nội dung yêu cầu tóm tắt,chọn sự việc,nhân vật
 +Sắp xếp nhân vật,sự việc theo một trình tự hợp lý) 
I.Sự việc cần thiết phải tóm tắt
VB tự sư
- Giúp người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của văn bản
- Nêu ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật, sự việc chính
II. Thực hành tóm tat VB tự sự:
1. Các sự việc chính “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Bổ sung: “Bé Đản chỉ bóng TSinh trên vách là cha nó -> TSinh hiểu nỗi oan của vợ”
2. Tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương” khoảng 20 dòng
3. Tóm tắt bài tập 2 ngắn gọn hơn
*.Ghi nhớ/sgk
III.Luyện tập:
Bài 2: Tóm tắt một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em biết(nghe,chứng kiến)
-Truyện cười
-Việc làm tốt
 3..Hướng dẫn về nhà:-Học bài
 -Hoàn thành bài tập 1
 -Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng
 (chuẩn bị bảng phụ:-tổ1(bài4 từ: “hội chứng,vua”
 -tổ3(bài4 từ: “ngân hàng,sốt”)
Z * Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4.doc