Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7 năm 2010

: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích “Truyện Kiều”của Nguyễn Du)

A.Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

-Qua tâm trạng cô đơn buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo, thủy chung của nàng

-Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm của Nguyễn Du:diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữõ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

-Rèn kỹ năng làm văn tự sự miêu tả tâm trạng nhân vật

-Giáo dục lòng thương cảm đối với số phận bất hạnh

B.Chuẩn bị:

 GV: Đọc văn bản, tư liệu liên quan+Tranh Kiều ở lầu Ngưng Bích

 HS : Đọc vb + soạn câu hỏi tìm hiểu.

 

doc 19 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 918Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 25/9/2010
Tuần 7	Ngày dạy:26/9/2010
Tiết 31, : Kiều ở lầu Ngưng Bích 	 (Trích “Truyện Kiều”của Nguyễn Du)
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: 
-Qua tâm trạng cô đơn buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo, thủy chung của nàng
-Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm của Nguyễn Du:diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữõ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
-Rèn kỹ năng làm văn tự sự miêu tả tâm trạng nhân vật
-Giáo dục lòng thương cảm đối với số phận bất hạnh
B.Chuẩn bị:
GV: Đọc văn bản, tư liệu liên quan+Tranh Kiều ở lầu Ngưng Bích
 HS : Đọc vb + soạn câu hỏi tìm hiểu.
C.Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp
 2.. Kiểm tra bài cũ:
? ? Đọc thuộc lòng đoạn trích” MGS mua Kiều”- Phân tích để làm rõ chân dung của một tay buôn người lão luyện?
? Tấm lòng nhân đạo của t/g được thể hiện ntn trong đoạn trích?
 3 .Bài mới:GV: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc- tìm bố cục đoạn trích.
? Vì sao Kiều lại rơi vào lầu Ngưng Bích?Từ đó, em hãy xác định vị trí đoạn trích trong tp?
GV: Hướng dẫn HS đọc; gọi 2 em đọc 
:Chậm rãi, rõ ràng; Giọng trầm buồn, nhấn mạnh “bẽ bàng”điệp ngữ “buồn trông”
GV: Lưu ý HS một số chú thích1,8,9,10,11
? Theo em bố cục đoạn trích có thể chia làm mấy phần?Ý của mỗi phần là gì?
(3 phần:+6câu đầu:Khung cảnh lầu Ngưng Bích
 +8câu tt:Nỗi nhớ của Kiều
 +8câu cuối:Tâm trạng của Kiều)
? Trong đoạn này nhân vật Kiều được tác giả giới thiệu ở những phương diện nào?
? Vậy phương thức biểu đạt chính của đoạn trích này là gì?
*Hoạt động2:Tìm hiểu 6 câu đầu
HS: Đọc 6câu đầu
? Câu thơ đầu cho em hiểu gì về hoàn cảnh của Kiều?(lưu ý từ “khóa xuân)
 ( Thực chất Kiều bị giam lỏng; cảnh ngộ trớ trêu, bất bình thường: Vừa bị lùa, vừa bị mắng, tự tử không thành, lại bị giam lỏng trong lúc phải tha hương, cô đơn, tương lai mờ mịt, chưa biết cuộc đời sẽ ra sao
 Nguyễn Du đặt Kiều trong hoàn cảnh đó để nàng bộc lộ tâm trạng mình. và cứ thế theo mỗi dòng thơ, tâm trạng Kiều theo cảnh mà hiện ra.)
? Trước mắt Kiều, khung cảnh lầu Ngưng Bích được hiện ra qua những hoàn cảnh nào?
 (non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát, cát vàng, bụi hồng)
? Từ những hình ảnh trên, em cảm nhận khung cảnh thiên nhiên ở đây ntn?
 (-Không gian rợn ngợp, bao la, xa vời: Non xa, xa trông, cồn nọ, bụi hồng dăm kia..
 - Lầu Ngưng Bích lẻ loi, chơi vơi giữa mênh mông trời đất: trăng gần
 -Con người trơ trọi, cô đơn)
? Hình ảnh “mây sớm, đèn khuya”gợi tính chất gì của thời gian? Từ đó , em cảm nhận gì về tâm trạng của Kiều lúc này?
 (Thời gian tuần hoàn, khép kín:Sớm ->khuya; ngày->đêm; Kiều chỉ “thui thủi quê người một thân”chỉ biết làm bạn với mây buổi sớm, ánh đèn đêm khuya)
*.Hoạt động 3:Phân tích 8 câu thơ tiếp theo
HS: Đọc 8 câu thơ tiếp
? Trong cảnh ngộ lúc này,Kiều nhớ đến những ai?
? Theo em,những lời nào hướng về kỷ niệm người yêu?
? Từ nào trong câu thơ diễn tả đầy đủ nhất tình cảm của nàng đối với chàng Kim?
? “Tưởng”nghĩa là gì?Từ đó em cảm nhận được tình cảm gì của TK đối với KTrọng?
 ( Nhớ tới kỉ niệm tình yêu là nhớ đến lời thề đôi lứa, bởi hẹn thề là kỉ niệm đẹp nhất, thiêng liêng nhất của tình yêu . Lúc này nàng đang tưởng tượng mình đã cùng chàng nâng chén rượu nguyện ước hôm nào, và giờ đây cả hai đang hướng về nhau, chờ tin nhau trong tuyệt vọng.
 Nàng nhớ về chàng Kim với tâm trạng day dứt, khắc khoải, đau đớn. Nàng thương nhất là KT vẫn chưa biết Kiều đã thuộc vềø người khác nên ngày đêm vẫn trông chờ nàng một cách uổng công)
GV: Đ ọc “Bên trời.cho phai”
? Câu thơ “Tấm son.cho phai”thể hiện tình cảm gì của TK đối với KT?
 ( +Tấm lòng nhớ KT không bao giờ nguôi ngoai
 +Tấm lòng son của Kiều bị vùi dập,hoen ố,biết bao giờï gột rửa được)
? Ngoài nỗi nhớ KT,Kiều còn nhớ cha mẹ,nỗi nhớ đó được thể hiện qua những từ ngữ,hình ảnh nào?
HS: Đọc chú thích 9,10,11/sgk
? Em có nhận xét gì về hình ảnh,từ ngữ mà tác giả sử dụng để diễn tả nỗi nhớ cha mẹ của Kiều?
? Vậy những từ ngữ,hình ảnh trên thể hiện tình cảm gì của Kiều đối cha mẹ?
( Nàng xót xa khi nghĩ đến cảnh cha mẹ ngày đên tựa cửa đếm thời gian đằng đẵng trôi qua mà con vẫn chưa về
 Nàng khổ tâm vì mình chưa làm tròn chữ hiếu, cha mẹ tuổi cao sức yếu mà nàng không có ở bên để chăm sóc
 Nàng hình dung khung cảnh quê nhà đã thay đổi vì thời gian còn nàng vẫn biền biệt, không hi vọng ngày về..)
 ? Nỗi nhớ của Kiều được diễn đạt qua kiểu ngôn ngữ gì?
GV: Phân biệt:+độc thoại:lời nói thầm bên trong ,nói với chính mình+đối thoại:lời nói bộc lộ bên ngoài,đối thoại với người khác
? Qua ngôn ngữ độc thoại trên, ,em thấy Kiều là người ntn?
? Trong hoàn cảnh này,ND để Kiều nhớ KT trước,cha mẹ sau,theo em điều đó có hợp lý không ?Vì sao?
( Qua những chi tiết đó, ta càng thấy ngòi bút tinh tế và tâm hồn nghệ sĩ của ND)
*.Hoạt động 4:Phân tích 8 câu cuối
? Trong đoạn thơ này,cảnh thiên nhiên được hiện ra qua những hình ảnh nào?Cảnh này là thực hay hư?
 Học sinh thảo luận: Vậy tâm trạng của Kiều được diễn tả ntn qua từng cảnh ấy?
 ( Mỗi nhóm tìm hiểu một cặp câu)
 Gv chốt lại:
Gợi cảm giác cô đơn vô hạn ( Cánh buồm)
Gợi nỗi xót xa cho duyên phận ( Hoa trôi)
Gợi sự chán ngán, vô vọng ( Nội cỏ, mặt dất một màu xanh xanh )
Lo sợ, kinh hãi sóng gió, bão táp sẽ đổ ập vào đời mình (Aàm ầm tiếng sóng)
? Có gì đặc sắc trong cách tả cảnh của tác giả?
? Để diễn tả tâm trạng Kiều,tác giả đã sử dụng từ ngữ, nhịp điệu, phép tu từ ra sao?
 GV: Tác giả mượn thiên nhiên đẻ diễn tả tâm trạng, tâm trạng chi phối cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên xung quanh?Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
*.Hoạt động5:Hướng dẫn tổng kết
? Nghệ thuật thành công nhất của đoạn trích là gì?
? Đoạn trích cho em cảm nhận được gì về Thúy Kiều?
? Đoạn trích không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên, cảnh ngộ trớ trêu của Kiều mà còn thể hiện tấm lòng tác giả ntn?
(Sự cảm thông với nỗi buồn khổ và khát vọng hạnh phúc củacon người)
HS: Đọc ghi nhớ /sgk 
I.Đọc ,tìm hiểu bố cục:
 1. Vị trí đoạn trích: “Gia biến và lưu lạc”
 2. Đọc và tìm hiểu chú thích
 3. Bố cục: 3 phần
.
II.Tìm hiẻu văn bản:
1.Khung cảnh lầu Ngưng Bích:
- Non xa
-Trăng gần
-Bốn bề bát ngát
-Cát vàng
-Bụi hồng
->Thiên nhiên bao la,hoang vắng
=> Tâm trạng cô đơn, buồn tủi
2.Nỗi nhớ của Kiều
a/.Nỗi nhớ Kim Trọng:
-Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
-> Khắc khoải, day dứt, đau đớn
b./Nỗi nhớ cha mẹ:
-Xót người tựa cửa hôm mai
->Thành ngữ,điển tích
->Ngôn ngữ độc thoại
=>Một người tình chung thủy,một người con hiếu thảo,tấm lòng vị tha đáng trọng
3.Tâm trạng của Kiều:
 *Cảnh:
+Cánh buồm thấp thoáng chiều hôm
+Hoa trôi man mác
+Nội cỏ dầu dầu
+Tiếng sóng ầm ầm
- *Tâm trạng:
+Nhớ cha mẹ,quê hương
+Nhớ người yêu,xót xa thân phận
+Buồn cảnh ngộ bản thân
->Cảnh từ xa đến gần,màu sắc nhạt – đến đậm,âm thanh từ tĩnh đến động
->Điệp ngữ,điệp nhịp,từ láy,ẩn dụ
=>Nỗi buồn từ man mác,mông lung đến lo âu,kinh sợ
=> Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc
III.Tổng kết:
Ghi nhớ /sgk
4. Củng cố:Qua tâm trạng cô đơn buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo, thủy chung của nàng. Gd tình cảm.
5. Dặn dò
 -Học bài+thuộc đoạn trích
 -Làm câu luyện tập(bút pháp tả cảnh ngụ tình ở 8 câu cuối)
 -Soạn bài :Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
D* Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn:4/10/2010. 
 Ngày dạy: 6/10/2010
TUẦN 8: 	 
Tiết 38, 39 	LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
 ( Trích : “ Lục Vân Tiên” _ Nguyễn Đình Chiểu )
 A .Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
Nắm được cốt truyện và những vấn đề cơ bản về t/g, tác phẩm
 Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng giúp đời, cứu người của t/g và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên , Kiều Nguyệt Nga
Nắm được thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc và hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Lục Vân Tiên.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng đọc thơ Nôm.
Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
3. Thái độ
Giáo dục lòng khâm phục tài năng, tư tưởng của t/g, coi trọng điều nhân nghĩa, thái độ sống đền ơn đáp nghĩa theo quan điểm đạo đức mà nguyễn Đình Chiểu khắc họa trong đoạn trích.
B.Chuẩn bị:
 GV: Đọc truyện Lục Vân Tiên và đoạn trích giảng, SGV, Chuẩn kiến thức( CKT)
 HS : + Đọc VB.Soạn câu hỏi tìm hiểu 
C.Tiến trình lên lớp:
1Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
?Đọc thuộc lòng đoạn trích : “ Mã Giám Sinh mua Kiều”? Em có cảm nhận gì về nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích?
 3. Khởi động:
Hoạt động 1: GV dùng pp thuyết trình để dẫn dắt giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 2:Tìm hiểu t/giả,t/phẩm(ppvấn đáp)
 * Tìm hiểu tác giả:
? Dựa vào chú thích SGK, em hãy khái quát những nét chính về cuộc đời của NĐC?
HS trả lời,GV nhận xét, giới thiệu thêm:
-NĐC, tự Mạnh Trạch, hiệu Hồ Trai, Trọng Phủ- Đồ Chiểu
- Là nhà thơ nghèo, đau khổ nhất trong làng văn VN
 + Cha làm quan cuối triều Nguyễn- Cuối TK 19
 + 21 tuổi đỗ tú tài
 + 25 tuổi: trên đường ra kinh đô Huế thi để lấy bằng học vị cao hơn-. Nghe tin mẹ mất -> bỏ thi về Nam chịu tang mẹ -> mù hai mắt( vì đau đớn, cực nhọc nên nhuốm bệnh)
 + Về quê mẹ làm thầy lang bốc thuốc, dạy học
- Là con người có nghị lực sống, cống hiến cho đời:
 Đường công danh nghẽn lối, tình duyên trắc trở, bị tàn tật => Không gục ngã trước số phận -> Làm thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ
- Có lòng yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm:
 + Tìm đến căn cứ của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, làm quân sư cho các lãnh tụ nghĩa quân
 + Viết thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu
 + Khi 6 tỉnh Nam Kì mất, Pháp mua chuộc: Tên chủ tịch Bến Tre đến tận giường bệnh hỏi thăm, hứa trả đất cho ông ở Gia Định, trả tiền dưỡng lão, trợ cấp XB truyện LVT-> NĐC đã nói “ đất chung đã mất thì đất riêng của tôi có ý nghĩa gì “
=> Để lại cho đời bao t/p bất hủ , đượp lưu truyền khắp chợ cùng quê như: LVT, t/p được xem như chứng tích một thời như: Văn tế, Chạy Tây
=.> NĐC sống thanh cao, trong sạch giữa tình thương, sự kính trọng của nhân dân cho đến hơi thở cuối cùng. Khi ông mất, cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang học trò của ông.
* Giới thiệu về tác phẩm:
? Truyện LVT ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Truyện có sức sống ntn với quần chúng nhân dân?
( Biến thành hình thức sinh hoạt dân gian: Kể thơ, nói thơ, trở thành món ăn tinh thần của người dân Nam Bộ:
“ Vân Tiền Vân Tiển Vân Tiên
Ai có đồng tiền tôi kể Vân Tiên”
 Xuất hiện đầu tiên là truyền miệng được ghi chép lại qua lời đọc của Đồ Chiểu-> Dich sang tiếng Pháp, Nôm, Quốc ngữ)
? Truyện được viết theo thể loại gì?
 GV gọi học sinh đọc phần tóm tắt t/p trong Sgk.
? T/p được chia làm mấy phần chính?
Nêu nội dung từng phần?
? Có ý kiến cho rằng: Truyện LVT là một thiên tự truyện của NĐC. So sánh với cuộc đời NĐC, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
 ( Khác : Vân Tiên được ...  ngữ dân tộc, ta phải học tập lời ăn tiếng nói của họ) 
 Bài 7: ý b,c,d 
 4. Củng côHs nhắc lại lưu ý khi dùng từ
 5. Dặn dò
 -Chuẩn bị bài viết số 2(nắm vững lý thuyết:văn tự sự có yếu tố miêu tả,xem lại những đề bài gợi ý /sgk)
 D * Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn 6/10/2010 
 Tuần 8
 Tiết 40 Ngày dạy: 8/10/2010
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS: 
1. Kiến thức
Nắm được cách miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong tự sự.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng kết hợp miêu tả nội tâm với kể chuyện khi viết văn bản tự sự
B Chuẩn bị:
 GV: +Đọc , tham khảo tài liệu CKT 
 HS: +Soạn bài
 C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Khởi động
Hoạt động 1:( PP thuyết trình)
Giới thiệu về yếu tố miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm=> Mối quan hệ 
 giữa hai yếu tố đó
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 2 :Tìm hiểu miêu tả ngoại cảnh , nội tâm
? Em hãy đọc thuộc lòng đoạn trích đoạn trích : “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” ?
? Em hãy chỉ ra những câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Kiều trong đoạn trích?
 ( Tả cảnh: “ Trước lầu .dặm kia”
 “ Buồn trông .ghế ngồi”
 Tả nội tâm: “ Bên trời góc bể.người ôm”)
? Dấu hiệu nào cho em biết đoạn đầu tả cảnh, đoạn sau tả tâm trạng?
? Em hãy lấy VD về đoạn văn tả cảnh trong bài viết sốù 2 của em? Em tả cảnh gì? Tả ntn?
 GV giới thiệu một số đoạn văn tả nội tâm khác
? Từ VD trên, em hiểu thế nào là miêu tả bên ngoài, miêu tả nội tâm?
? Miêu tả nội tâm có tác dụng gì trong VB tự sự?
 GV đọc lại những câu thơ : “ Buồn trông.quanh ghế ngồi”
? Những câu thơ tả cảnh đó có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
 ( Tả cảnh có tình, tả tình trong cảnh-> Tả gián tiếp)
 GV nói thêm về mối quan hệ giữa tả hoàn cảnh, ngoại hình và nội tâm
 HS đọc đoạn trích ở VD 2/ SGk
? Nam Cao miêu tả lão Hạc thông qua những mặt nào?
Từ việc miêu tả đó, em hiểu gì về tâm trạng lão Hạc?
? Từ VD trên, em hãy cho biết người ta có thể miêu tả nội tâm bằng những cách naò?
 Hs trả lời: ( Trực tiếp + Gián tiếp)
 Em hiểu thế nào là miêu tả trực tiếp, miêu tả gián tiếp?
 GV hệ thống kiến thức, HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập(Kĩ thuật động não)
GV hướng dẫn học sinh thảo luận bài tập 
+ Tổ 1+ 2: BT 1
+ Tổ 3 + 4: BT 2
Hình thức thực hiện: Làm vào phiếu học tập cá nhân-. Trình bày trước lớp. Lớp nhận xét, rút kinh nghiệm
GV gợi ý cách làm BT:
? Hãy xác định nhiệm vụ BT1?
? Tìm những câu thơ nói về Mã Giám Sinh và những câu miêu tả nội tâm của Kiều?
 ? Em sẽ chọn ngôi kể nào?
? xác định nhân vật và sự việc chính?
 ? Em sẽ vận dụng yếu tố miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm ntn?
I/ Yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
 *Yếu tố miêu tả thiên nhiên và tâm trạng của Kiều trong đoạn “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Miêu tả nội tâm:
 Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật
->Khắc hoạ tính cách nhân vật
Nhân vật sinh động hơn
Có hai cách miêu tả nội tâm
+Trực tiếp
+Gián tiếp
II/ Luyện tập:
 Bài tập 1 + 2 : Sgk
 4. Củng cố 
Nắm được cách miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong tự sự.
5. Dặn dò. 
 -Học bài
 - Hoàn thành BT 1,2 vào vở
 -Làm BT 3
 D * Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn Ngày dạy
Tiết 4:
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Mục tiêu cần đạt: 
 giúp HS: -Củng cố kiến thức VBTM
 -Hiểu việc sử dụng 1số b/pháp NT trong VBTM làm cho VB thêm s/động,hấp dẫn
 -Rèn luyện kỹ năng biết sử dụng 1số b/p NT trong VBTM 
Chuẩn bị: 
GV: Xem lại k/thức VBTM
HS :Soạn bài
 C.Tiến trình lên lớp: 
 Bài mới : Gthiệu:? Ở phần làm văn lớp 8, các em đã làm quen với những kiểu VB nào?
 (Thuyết minh, nghị luận, tường trình)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động1:Ôn lại VBTM và phương pháp TM(lớp 8)
? Vậy thế nào là văn TM
? Mục đích của VB TM là gì?
? VBTM có những tính chất gì?( Khoa học. chính xác, đầy đủ)
? Hãy kể tên các phương pháp TM thường dùng? 
*.Hoạt động2:Đọc và tìm hiểu VB: “Hạ Long – Đá và Nước”
HS: Đọc VB
? Bài văn TM đặc điểm gì của đ/tượng? (Sự kì lạ của đá và nước ở vịnh Hạ Long)
? Em hãy tìm câu văn nêu khái quát sự kì lạ của vịnh Hạ Long?
? Như vậy, vấn đề t/m ở đây có dễ dàng không? Vì sao?
? Em thử nêu 1 số đ/tượng t/m trừu tượng khác? 
? Thông thường nếu t/m về danh lam thắng cảnh, ta thường gthiệu những khía cạnh nào?
( - Vị trí địa lý: Nằm ở đâu trên bản đồ đất nước, thuộc hoặc giáp tỉnh nào? 
 - Diện tích: Rộng khoảng bao nhiêu?
 - Đặc điểm địa hình: Bao nhiêu hòn đảo lớn, nhỏ, động đá, hang đá, hình thù ntn?)
? Nếu t/m như vậy, thì em đã dùng p/pháp t/m gì?Đã nêu bật được sự kì lạ của Hạ Long chưa?
(P/pháp:gthiệu, liệt kê, số liệu -> chưa)
? Theo dõi VB,em thấy t/giả dùng những p/pháp t/m nào?
(G/thiệu,p/tích,liệt kê,so sánh)
? Ngoài những p/p t/m ấy,t/giả đã sử dụng những b/pháp NT gì? Lấy VD minh họa?
GV giảng thêm
? Những b/pháp NT đó được t/giả sử dụng nhằm m/đ gì?
? Nếu gọi bài văn này là 1 VB hoàn chỉnh thì em có nhận xét gì về bố cục?
(Rõ ràng,chặt chẽ:đoạn 1 :Lời nhận xét ngắn gọn, c/xác mối q/hệ giữa Đá và Nước tạo nên vẻ kỳ lạ cho Hạ Long thì những đoạn (tt)g/thiệu,p/tích ý cho đoạn 1
Cụ thể:+G/thích vai trò của nước “Tạo nên sự di chuyển..cách”
 +P/tích những nghịch lý trong TN :Sự sống của Đá vàNước ,sự thông minh của TN,qua sự liên tưởng,t/tượng p/phú
 Đoạn cuối là triết lý: “Trên TG này chẳng có gì là vô tư cả ngay cả Đá)
? Tóm lại t/giả đã trình bày sự kỳ lạ của HL chưa? Trình bày được như thế là nhờ biện pháp NT gì?
HS: đọc ghi nhớ /sgk
 ? Có phải bất cứ VBTM nào cũng sử dụng biện pháp NT không ? 
*.Hoạt động3:Luyện tập
HS: đọc VB “Ngọc hoàng xử tội Ruồi xanh”
? Bài văn có t/chất t/m không ?T/chất ấy thể hiện ở những điểm nào? (t/chất chung về họ,giống,loài,về các
tập tính sinh hoạt,sinh đẻ,đặc điểm cơ thể->thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh,ý thức diệt ruồi)
? Bài viết đã sử dụng những p/pháp t/m nào?
? Bài t/m này có gì đặc biệt?
(gợi ý:h/thức,nội dung)
? T/giả đã sử dụng b/p NT gì?
? Các b/p NT này có t/dụng ntn?
HS: làm miệng bài2 
? Đọc đoạn VB và tìm b/p NT được sử dụng?
I.Tìm hiểu việc sử dụng 1 số biện pháp NT trong VBTM:
1. Ôân tập VBTM
- Khái niệm
-Mục đích
- Phương pháp
2. Văn bản: “Hạ Long – Đá và Nước”
Sử dụng biện pháp tưởng tượng,liên tưởng,nhân hóa,yếu tố m/tả
=>Hạ Long trở thành 1 TG sống có hồn
*.Ghi nhớ /sgk
II.Luyện tập:
Bài 1:Văn bản: “Ngọc hoàng xử tội Ruồi xanh”
1.Bài văn có t/chất t/m vì đã cung cấp những tri thức k/quan về loài ruồi 1 cách có hệ thống.
-P/pháp th/minh:+Địnhnghĩa
 +Phân loại: Các loại ruồi
 +Số liệu:Số vi khuẩn,số lượng sinh sản .
 +Liệt kê:Mắt lưới,chân tiết chất dịch
-Điểm đặc biệt của VB:
+Hình thức:Giống VB tường trình 1 phiên tòa
+Nội dung:Giống 1 câu chuyện kể về loại ruồi
-Sử dụng các b/pháp NT:Kể chuyện(1 vụ xử án)có đối thoại,tự thuật(Ruồi xanh tự thuật về mình)nhân hóa loài vật(ruồi,chim chóc,nhái,thằn lằn)->VB hấp dẫn,sinh động,lôi cuốn bạn đọc
Bài2: Biện pháp NT là lấy sự ngộ nhận hồi nhỏ(qua đối thoại) làm đầu mối câu chuyện +kể
(GV đoạn văn t/m tập tính chim cú dưới dạng 1 sự ngộ nhận (định kiến mê tín)thửa bé. Sau lớn lên đi học nhờ k/thức KH mới có dịp nhận ra sự nhầm lẫn đó)
*.Hướng dẫn về nhà: -Học bài
-Làm bài tập3/SBT-tr16
-Chuẩn bị bài tập cho tiết luyện tập
(Lập dàn ý:Th/m cái quạt,cái bút,chiếc nón;
Tổ1,2:Cái quạt Tổ3:Cái nón Tổ 4:Chiếc nón)
---------------------------------------
Ngày soạnNgày dạy
Tiết 5:
Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
A.Mục tiêu cần đạt: 
 + giúp HS: -Ôn tập,củng cố,hệ thống hóa k/thức về VBTM;nâng cao thông qua việc kết hợp với các b/pháp NT
 -Rèn kỹ năng biết vận dụng 1số b/pháp NT trong VBTM
B.Chuẩn bị: 
GV: Một số đề văn thuyết minh,1 số đoạn VD về văn th/minh
HS:Chuẩn bị 1 số dàn ý văn th/minh/sgk
 C.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: ?Kể tên 1 số biện pháp NT có thể sử dụng trong VBTM? Tác dụng của những biện pháp NT đó?
Bài mới .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động:Tìm hiểu yêu cầu của các đề văn th/minh
HS: đọc đề bài /sgk
GV: nhắc lại y/cầu
-Nội dung:Công dụng,c/tạo,l/sử,chủng loại
-Hình thức:kể chuyện,tự thuật,hỏi đáp theo lối ẩn dụ,nhân hóa
*.Hoạt động2:Gvchọn 2 đềø cụ thể,HS lập dàn ý và viết mở bài
? Em hãy nhắc lại bố cục 3 phần của văn t/m?
->Đại diện nhóm 1 trình bày dàn ý đã chuẩn bị, các nhóm khác theo dõi,bổ sung
? Dựa vào dàn ý,em thấy bài t/m sử dụng những p/p t/minh nào?
? Em sẽ vận dụng những b/pháp NT gì để t/m đ/tượng?
(kể chuyện,tự thuật,nhân hóa đối đáp,y/tố m/tả)
GV: gợi ý 1 số cách MB
-Từ câu đố: “Mùa hè chẳng thấy tôi đâumùa hè”
-Từ tình huống thực tế:nóng nực,bà bảo mang quạt ra 
-Từ đoạn thơ nói về chiếc quạt của thằng Bờm
HS: trình bày MB(2 em)
GV: g/thiệu cho HS 1 số k/thức về các loại quạt:thể loại công dụng cụ thể
*.Hoạt động4:HS trình bày dàn ý chi tiết và viết mở bài cho đề 2
 1.Mở bài:G/thiệu khái quát về chiếc nón
 2.Thân bài: G/thiệu cụ thể:
 -Lịch sử:Có từ xa xưa,nhiều vùng quê chuyên làm nón truyền thống(Huế,QBình,Hà Tây)
 _Phân loại : (hình dáng nét khác biệt cơ bản của mỗi loại) 
 -Qui trình làm nón: Vật liệu: Tre,lá cọ (dừa)
 Tạo khung hình chóp gồm 16 vòng từ lớn đến bé;là lá->lợp lá lên khung->khâu->sấy,làm bóng,buộc quai
 -Công dụng:+Che mưa nắng
 +Tạo nét đẹp duyên dáng cho người phụ nữ
 +Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
 (phép NT sử dụng:kể,tự thuật,nhân hóa,thơ ca y/tố m/tả)
 3.Kết bài:Vị trí của nón trong h/tại và tương lai(có thể dùng phép so sánh với các vật dụng khác như:mũ,ô,)
*.Hoạt động 5:GV nhận xét tiết luyện tập của HS ,tuyên dương những HS,nhóm chuẩn bị bài tốt,nhấn mạnh tác dụng của yếu tố m./tả trong VBTM 
I.Đề bài:Thuyết minh 1 trong số các đồ dùng sau:Cái bút,cái quạt,cái kéo,chiếc nón
*Yêu cầu:
-Nội dung:G/thiệu tri thức k/quan về đ/tượng
-Hình thức:Sử dụng b/pháp NT
*Dàn ý:Thuyết minh cái quạt
1.Mở bài:G/thiệu khái quát về cái quạt
2.Thân bài:G/thiệu cụ thể
-Định nghĩa:Quạt là loại đồ dùng để làm cho k/khí ch/động tạo thành gió
-Phân loại: Nhiều loại quạt
+Quạt giấy
+Quạt nan
+Quạt điện(máy):trần,bàn,tường,thông gió,hơi nước
+Quạt hòm
+Quạt kéo
-Cấu tạo(h/động,chất liệu,h/dáng)
-Giá trị,công dụng:về KT,VH,Đ/S..
3.Kết bài:Vị trí của quạt trong hiện tại và tương lai(điều hòa môi trường sống,bạn đồng hành của DTVN) 
. *Hướng dẫn về nhà:-Lập dàn ý và viết mở bài cho 2 đề còn lại
 -Soạn bài “Đấu tranh cho 1 TGHB”
 (Đọc VB,soạn câu hỏi /sgk,tìm hiểu tình hình TG về v/đ chiến tranh) 
--- - - ----P-----------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc