Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 8 năm 2013

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 8 năm 2013

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

 (Trích “Truyện Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu)

A.Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:

 - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên”

 - Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên”

 - Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên”

 - Khát vọng cứu ngư¬ời ,giúp đời của tác giả và phẩm chất của 2 nhân vật chính Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga

2. Kĩ năng:

 - Đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ

 - Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ sử dụng trong đoạn trích

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ

3. Thái độ:

 - Giáo dục Hs lòng nhân nghĩa, giúp ng¬ười hoạn nạn

B.Chuẩn bị :

 *Thầy: Nghiên cứu Sgk+Sgv,tài liệu , soạn bài .

 *Trò: Đọc đoạn trích ,chú thích ,trả lời câu hỏi Sgk

C.Tiến trình lên lớp :

 1.ổn định

 2.Kiểm tra : ? Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”. Tấm lòng nhân đạo của ND được thể hiện như thế nào?

 ? Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh. Qua đó ND đã thể hiện thái độ gì?

 3.Bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 8 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	Soạn ngày: 05/10/2012 
Tiết 36,37 	Ngày dạy:./10/2012
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
 (Trích “Truyện Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu)
A.Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức:
	- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên”
	- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên”
	- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên”
	- Khát vọng cứu người ,giúp đời của tác giả và phẩm chất của 2 nhân vật chính Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
2. Kĩ năng:
	- Đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ
	- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ sử dụng trong đoạn trích
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ
3. Thái độ: 
	- Giáo dục Hs lòng nhân nghĩa, giúp người hoạn nạn 
B.Chuẩn bị : 
	*Thầy: Nghiên cứu Sgk+Sgv,tài liệu , soạn bài .
	*Trò: Đọc đoạn trích ,chú thích ,trả lời câu hỏi Sgk
C.Tiến trình lên lớp :
	1.ổn định 
	2.Kiểm tra : ? Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”. Tấm lòng nhân đạo của ND được thể hiện như thế nào?
 ? Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh. Qua đó ND đã thể hiện thái độ gì?
	3.Bài mới:
*Hoạt động 1: Khởi động
	- Gv giới thiệu bài
*Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp thuyết trình, 	- Hs đọc phần chú thích sgk 
	? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu? Truyện Lục Vân Tiên đựơc viết vào thời gian nào? Thuộc thể loại nào,gồm bao nhiêu câu thơ ?
- Gv nhấn mạnh một số điều về tác giả để Hs hiểu rõ về con ngời Nguyễn Đình Chiểu
	? Truyện đc kết cấu theo kiểu thông thng của các loại truyện truyền thống xua ntn? Đối với loại văn chng này nhằm mục đích gì?
? Đoạn trích xuất hiện những nhân vật nào ? Nhân vật nào là nhân vật chính ? 
	? Theo em , nhân vật trong đoạn này đợc miêu tả chủ yếu qua ngoại hình , nội tâm hay hành động , cử chỉ
	? Điều đó cho thấy truyện Lục Vân Tiên gần với truyện nào em đã học ?
*Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp thuyết trình, đọc phân vai
 Gv HDHS đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc phân vai
Gv nhận xét cách đọc của HS
GV giải thích chú thích SGK
Hết tiết 1
*Hoạt động 4: Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm
 ? Đọc đoạn trích,em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người như thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga?
	? Em hiểu “Vị nghĩa vong thân”là gì? 
? Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp ra sao?
	? Qua hình ảnh Lục Vân Tiên với những nét tính cách của chính tác giả muốn gửi gắm điều gì ở nhân vật này?
? Với tính cách là người chịu ơn Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ rõ những nét đẹp tâm hồn nh thế nào ? 
	? Hãy phân tích điều đó qua ngôn ngữ ,cử chỉ của nàng ? 
PP hoạt động nhóm/ KT Khăn phủ bàn: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích ?
* GV liên hệ giáo dục HS : Qua đoạn trích này em học tập được những gì ?
*Hoạt động 5: Sử dụng phương pháp thuyết trình
I.Tác giả ,tác phẩm .
 1.Tác giả :Sgk 
 	- Cuộc đời nhiều đau khổ ,cha bị cắt chức ,mẹ mất ,khóc mù mắt ,phía vợ bội ớc 
- Có nghị lực sống và cống hiến cho đời :là một thầy giáo ,thầy thuốc,một nhà thơ
- Có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặt ngoại xâm 
2.Tác phẩm :
II.Đọc và tìm hiểu chung
1.Đọc 
2.chú thích
3. Thể loại: Truyện thơ Nôm lục bát
III.Phân tích
	1.Nhân vật Lục Vân Tiên 
	- Bẻ cây ... xông vô 
	“Tả đột hữu xông 
	Khác nào Triệu tử phá vòng Đương Dang”
->Anh hùng ,tài năng ,tấm lòng vì nghĩa vong thân thật đẹp 
- Chính trực , hào hiệp , trọng nghĩa , khinh tài , nhân hậu 
->Cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của bậc anh hùng hảo hán 
=>Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp ,hình ảnh lý tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gởi gắm niềm tin và ước vọng của mình
2.Nhân vật Kiều Nguyệt Nga
	- Trước xe quân tử ... tiện thiếp ... thưa 
->Thuỳ mị ,nết na ,có học thức ,nói năng văn vẻ dịu dàng ,mực thuớc 
	-Nàng là người chịu ơn ->áy náy,băn khoăn ,tìm cách trả ơn 
=>Hiền hậu ,nết na ,ân tình
3.Nghệ thuật 
	- Tính cách nhân vật thể hiện qua hành động ,lời nói ,cử chỉ 
	- Truyện kể mang nhiều chất dân gian
	- Ngôn ngữ mộc mạc gần với lời nói thông thường ,mang màu sắc địa phương Nam Bộ 	- Ngôn ngữ thơ đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết	
IV.Tổng kết : 
	Ghi nhớ Sgk 
4.Củng cố: -Qua hai tiết học em cảm nhận được những gì ?
	 -Trong thực tế ,nếu ta gặp ngời bị nạn ta cần phải làm gì ? Khi đợc ngời khác giúp đỡ ,ta phải làm gì?
5.Dặn dò: -Về nhà học thuộc lòng đoạn trích và nêu cảm nhận của em về nhân vật : Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga.	
 - Soạn bài ‘Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”
D.Rút kinh nghiệm :	
****************************
Tuần 8	Soạn ngày: 05/10/2012 
Tiết 38 	Ngày dạy:./10/2012
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
A.Mục tiêu cần đạt:
	- Giúp hs đánh giá bài làm của mình, rút kinh nghiệm ,sửa chữa các sai sót về các mặt: ý tứ, bố cục, từ ngữ, chính tả.
	- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, diễn đạt có sử dụng yếu tố miêu tả.
	- Giáo dục hs ý thức viết đúng chính tả,dùng từ, viết câu đúng.
B.Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Chấm bài, tập hợp các lỗi sai cơ bản của hs, bảng phụ dàn ý
	 	2. Học sinh: Lập dàn ý
C.Tiến trình các hoạt động:
	1.ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số hs
	2. Kiểm tra : Việc chuẩn bị dàn ý của hs.
 3.Bài mới
*Hoạt động 1: Khởi động
Giới thiệu bài
*Hoạt động 2: HS nêu lại đề,phân tích đề.
	? Em hãy nhớ và đọc lại đề bài viết số 1?
	? Đề bài thuộc thể loại gì?
	? VĐCTM ở đây là gì?
	? Tư liệu để thuyết minh lấy ở đâu?
*Hoạt động 3: *Thảo luận: Xây dựng dàn ý.
	- Gọi hs trình bày bố cục dàn ý
- Lớp nhận xét, bổ sung.
	- Giáo viên treo bảng phụ dàn ý.
*Hoạt động 4: GV trả bài cho hs để nhận xét, đánh giá bài viết.
	? Em hãy đối chiếu với dàn ý và tự nhận xét bài làm của mình có ưu, khuyết gì?
	- GV nêu nhận xét chung về bài viết của hs.
*Hoạt động 5: Bổ sung và sửa lỗi của bài viết
	? Em hãy nêu ra các lỗi cơ bản như: cách sắp xếp các ý hợp lý cha? 
	? Bài đã kết hợp được thuyết minh và miêu tả chưa?
	? Cách diễn đạt ý ntn? Có sai lỗi chính tả không?
- GV cho hs nêu các lỗi sai về chính tả
	- Lớp nhận xét và sửa.
*Đề : Thuyết minh về cây lúa
I.Tìm hiểu đề.
	I. YÊU CẦU CHUNG:
- Kiểu bài: Thuyết minh, có sử dụng một số yếu tố nghệ thuật
- Hình thức: Thuyết minh dưới hình thức kể lại.
- Nội dung: Giới thiệu về cây lúa, cây lương thực chính của nước ta.
	II. DÀN BÀI GỢI Ý
Mở bài: (1 đ)
Gới thiệu chung về cây lúa
+ Nêu vị trí của cánh đồng lúa
+ Giới thiệu cây lúa cần thuyết minh
Thân bài: 8đ
- Giới thiệu đặc điểm bên ngoài của cây lúa
+ Hình dáng
+ Đặc điểm của thân lá, rễ, hoa, bông.
- Những đặc tính về quá trình sinh trưởng của cây lúa ( mạ, thì con gái, làm đòng, trổ bông, chín)
3. Kết bài: 1đ
- Sự gắn bó của người dân Việt Nam với cây lúa.
- Tình cảm của người viết với cây lúa.
	III. Nhận xét:
	1.Ưu điểm: -Đủ bố cục 3 phần, làm đúng yêu cầu của đề, đã biết kết hợp thuyết minh với miêu tả khá tốt.
	2.Nhược điểm:
	- Sai lỗi chính tả: Viết tắt tuỳ tiện(k, n ,đc..) có em còn viết sai phụ âm cuối (sạt đẹp, thứt dậy...)
	- Diễn đạt chưa linh hoạt ở phần hình dáng và đặc điểm sinh học...
IV.Sửa sai
1.Chính tả
 -K -> Không
 đc -> Đuợc
 Sạt đẹp -> Sạch đẹp
 Thứt dậy -> Thức dậy
2.Diễn đạt 
4.Củng cố: 
	-Đọc bài điểm cao và lấy điểm
	-GV nhắc nhở HS những điều cần chú ý khi viết bài để tránh 
5.Dặn dò: 
	- Xem lại bài viết, sửa tiếp lỗi sai
	- Soạn bài “Miêu tả trong văn bản tự sự”
D.Rút kinh nghiệm.	
***************************
Tuần 8	Soạn ngày: 05/10/2012 
Tiết 39, 40 	Ngày dạy:./10/2012
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
VĂN TỰ SỰ
A.Mục tiêt cần đạt: Giúp hs:
	- Biết vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết 1 bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả cảnh vật, con người, hành động .
	- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ,trình bày...
	- Giáo dục hs tình cảm tôn sư trọng đạo
B. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ các đề để ra phù hợp với đối tượng hs
	 2. Học sinh: Chuẩn bị các đề ở sgk nắm chắc phương pháp làm văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
C. Tiến trình lên lớp:
	1.ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số hs
	 	2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị giấy bút của hs
	3.Bài mới
*Đề bài: Nhân ngày 20 – 11, hãy kể lại kỉ niệm sâu sắc với thầy cô của em 
I.Đáp án:
Dàn bài:
 1.Mở bài:( 1 đ) Gới thiệu nhân vật được kể và kỉ niệm sâu sắc ...
 2.Thân bài:( 8 đ) Kể diễn biến sự việc
 - Tả về hình dáng, tính cách của thầy cô đó (2 đ)
 - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện (2 đ)
 - Diễn biến các chi tiết, sự việc: lời thoại, hành động, tâm trạng cảm xúc của em... ( 4 đ)
 3.Kết bài: (1 đ) Tình cảm, suy nghĩ của em về thầy cô đó và kỉ niệm ấy....
II.Biểu điểm:
 - Điểm 9, 10 HS làm đúng kiểu bài, kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả , làm đầy đủ các ý trên, viết mạch lạc, trôi chảy, bố cục rõ ràng, bài làm có sáng tạo, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu ...
Tối đa 10đ, sai dưới 5 lỗi tối đa 9đ.
 - Điểm 7, 8 HS làm đúng kiểu bài, có sử dụng miêu tả ,thiếu một vài ý nhỏ, văn viết trôi chảy, bố cục rõ ràng, sai dưới 10 lỗi.
 - Điểm 5,6 HS làm đúng kiểu bài, có sử dụng yếu tố miêu tả vào bài làm, thiếu ý theo đáp án, văn viết đôi chỗ lủng củng, bố cục chưa rõ ràng, sai dưới 15 lỗi.
 - Điểm 3,4 HS làm đúng kiểu bài, bài làm sơ sài bố cục lộn xộn, diễn đạt lan man, sai dưới 20 lỗi.
 - Điểm 1,2 HS làm quá sơ sài, bố cục lộn xộn, diễn đạt lủng củng, lan man, sai trên 20 lỗi.
 - Điểm 0 HS làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
4.Củng cố: 
	 - GV nhắc hs xem lại bài một lần cuối để nộp bài
	 - GV thu bài về chấm
5.Dặn dò: 
	 - Về nhà xem lại bài và phương pháp làm văn tự sự
	 - Soạn bài 
IV. Rút kinh nghiệm:	
***************************
Tuần 8	Soạn ngày: 05/10/2011 
Tiết 40 	Ngày dạy:./10/2011
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNH ( PHẦN VĂN)
A.Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: 
- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương
- Sự hiểu biết về các tác phẩm văn thơ viết về địa phương
- Những biến chuyến của văn học địa phương sau 1975
2. Kĩ năng:
- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương
- Đọc- hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương
- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn
- Bổ sung vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm những tác phẩm, tác giả viết về địa phương mình 
3. Thái độ: 
	- Giáo dục hs yêu quê hương đất nước
B.Chuẩn bị :
	* Thầy : Chọn giới thiệu tác phẩm “Kon Tum đất nước con người “
	* Trò :Sưu tầm nội dung ,ca dao ,dân ca của tác giả Kon Tum viết về Kon Tum 
C.Tiến trình các hoạt động:
1.ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số học sinh
2.Kiểm tra : gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3.Bài mới
*Hoạt động 1. Học sinh tập hợp theo nhóm những tác phẩm mà mỗi học sinh đã sưu tầm được vào bảng thống kê.
*Hoạt động 2. Lần lượt từng tổ cử đại diện đọc trước lớp bảng thống kê của tổ mình về các tác phẩm,tác giả mà tổ đã sưu tầm được 
	- Gv dựa vào các bảng thống kê của các nhóm để làm thành bảng thống kê hoàn chỉnh,đầy đủ
*Hoạt động 3. Mỗi tổ chọn đại diện của mình đọc bài viết giới thiệu về các tác phẩm văn học của Kon Tum hoặc nêu cảm xúc của mình về một bài ca dao nói về con người KT; về lao động sản xuất ...
*Hoạt động 4. Gv nhận xét,khuyến khích học sinh sưu tầm tiếp và tập sáng tác thơ,viết truyện
	4.Củng cố:
	Qua tiết học này,em cảm nhận được những gì?
	5.Dặn dò
	Về từng tổ đóng thành tập và truyền tay nhau để đọc,để hiểu
	Soạn bài “Tổng kết từ vựng”,trả lời câu hỏi ở cuối bài.
D.Rút kinh nghiệm:	
*********************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc