Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 1

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 1

Bài:1 - Tiết:1,2

Tuần: 1

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 LÊ ANH TRÀ

 1. MỤC TIÊU

 1.1. Kiến thức:

- HS biết một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- HS hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và đặc điểm kiểu bài nghị luận xã hội qua đoạn văn cụ thể.

 1.2. Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 921Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài:1 - Tiết:1,2 
Tuần: 1
 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 	 LÊ ANH TRÀ 
 1. MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức:
- HS biết một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- HS hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và đặc điểm kiểu bài nghị luận xã hội qua đoạn văn cụ thể. 
 1.2. Kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
 1.3.Thái độ:
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. (hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của các cấp Chính quyền địa phương và đơn vị trường học).
- Tích hợp giáo dục KNS: Tự xác định mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế; trình bày trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh.
- Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: lối sống giản dị phong thái ung dung tự tại. 
2. TRỌNG TÂM 
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. 
3. CHUẨN BỊ
 3.1. Giáo viên: bảng phụ
3. 2.Học sinh: Vở bài tập, soạn bài
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 
4.2. Kiểm tra miệng
- GV kiểm tra SGK, vở bài tập Ngữ Văn của HS.
- Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng học tốt bộ môn Ngữ văn (ở lớp cũng như học ở nhà).
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Vào bài
ø “Tháp Mười đẹp nhất bông sen 
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
	“Bác Hồ” – hai tiếng ấy thật vô cùng gần gũi và thân thương đối với mỗi người dân Việt Nam. Đối với chúng ta, Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà Cách mạng vĩ đại mà Người còn là một danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách đó như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua văn bản: “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn HS đọc: giọng chậm rãi, rõ ràng, diễn cảm, chú ý ngắt nhịp và nhấn mạnh ở từng luận điểm.
- GV đọc một đoạn, gọi HS đọc, nhận xét cách đọc của HS.
- GV cho HS trình bày đôi nét về tác giả, tác phẩm.
 - Kể tên vài văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8?
* Ôân dịch thuốc lá, thông tin về ngày trái đất năm 2000, Giáo dục chìa khoá của tương lai.
- GV kiểm tra HS một số từ khó trong mục chú thích và giải thích thêm từ: bất giác, đạm bạc
 +Bất giác: một cách tự nhiên, ngẫu nhiên không dự định trước.
 +Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kì, bày vẽ.
- Theo em đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
* Đoạn trích có thể chia làm 3 phần.
- Phần 1: Từ đầurất hiện đại.
 à Con đường hình thành và sự kì lạ trong phong cách Hồ Chí Minh .
- Phần 2: Tiếp theo hạ tắm ao.
à Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh.
-Phần 3: Đoạn còn lại.
à Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
- Đoạn trích đã khái quát vốn tri thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
* Vốn tri thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng sâu rộng. Bác am hiểu về các dân tộc trên thế giới và nhân loại một cách sâu sắc.
- GV nêu câu hỏi thảo luận: 
- Vì sao người lại có vốn tri thức văn hoá sâu rộng đến như vậy? 
- HS thảo luận theo nhóm trong 5 phút, ghi kết quả vào bảng phụ.
- GV gọi đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* GV nhận xét chốt ý: Vốn tri thức văn hoá của người vô cùng sâu rộng. Người tiếp thu một cách có chọn lọc, sáng tạo:
 “Người chắt lọc tinh hoa trời đất
 Làm sợi dây bền chặt yêu thương
 Sáng trong tinh tú mười phương 
 Năm châu, bốn bể một đường cùng đi”.
 Kiến thức ấy không phải do trời phú cho một cách tự nhiên mà nhờ vào sự dày công học tập, do quá trình phấn đấu, rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm, suốt cuộc đời hoạt động CM đầy gian truân của Bác (Làm bếp, cào tuyết trong trường học).
 Qua công việc, lao động mà học hỏi tìm hiểu đến mức sâu sắc ( mức khá uyên thâm). 
- Nhưng điều kì lạ và quan trọng trong sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh là gì?
- GV: Đúng như lời nhận xét của Bằng Việt: 
“Một con người gồm : Kim, Cổ, Tây, Đông,
 Giàu Quốc tế, đậm Việt Nam từng nét”
 Với sự chủ động, sáng tạo, có chọn lọc, Bác không chỉ hiểu biết mà còn hòa nhập với môi trường văn hóa thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Đó là sự kết hợp thống nhất hài hòa giữa nét truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và Quốc tế, vĩ đại và bình dị
* GV liên hệ thực tế hiện nay để GD KNS cho HS.
+ Văn hoá thế giới ảnh hưởng như thế nào đến người dân Việt Nam? 
+ Trước tình trạng như vậy chúng ta cần phải làm gì?
- HS trình bày theo cảm nhận riêng của mình.
- GV giáo dục HS cần phải học tập theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.
- GV cho HS kể một sốâ chuyện của Bác Hồ về Phong cách Hồ Chí Minh có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. 
 (HS kể tự do nhưng yêu cầu phải chính xác, đảm bảo được nội dung chính). 
- GV hường dẫn học sinh tìm hiểu nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác.
- Lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tác giả kể và bình luận trên những phương diện nào? Hãy lấy dẫn chứng để chứng minh?
- HS trao đổi, trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
ơ GV chốt ý à ghi bảng
Ngôi nhà của Bác đơn sơ:
“ Nhà gác đơn sơ một góc vườn
 Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
 Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
 (Theo chân Bác – Tố Hữu)
- Lối sống của Bác là một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông. Lối sống đó được thể hiện như thế nào? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- HS trao đổi và trả lời.
ơ GV chốt ý -> Liên hệ GD tư tưởng HCM: Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách HCM.
à Gợi nhớ cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
 Đây “không phải là lối sống khắc khổ theo lối tu hành thanh tao theo kiểu hiền triết ẩn dật “(bài học lớp 7- Đức tính giản dị của Bác Hồ), mà là Người tự vui trong cảnh nghèo khổ.
 Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, khác người.
- Đây là cách sống có văn hoá và trở thành một quan niệm thẩm mỹ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, phong thái ung dung tự tại.
ì Liên hệ giáo dục tư tưởng cho học sinh: (việc đua đòi chạy theo mốt ).
ì GV mở rộng vấn đề: Trên thế giới chưa có vị nguyên thủ quốc gia nào xưa nay có cách sống như vậy: rất giản dị, mà thanh cao sang trọng.
--> GV kể chuyện Đôi dép Bác Hồ cho HS nghe (ngắn gọn 4-5 câu)à GD các em.
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét nghệ thuật đặc sắc của đoạn văn trích.
- GV treo bảng phụ: Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, tác giả dùng phương thức biểu đạt nào?
- Em hãy tìm những câu văn thể hiện sự đan xen giữa kể và bình ?
- HS trình bày.
ì GV sửa chữa: Đan xen những lời kể và bình rất tự nhiên: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu các dân tộc sâu sắc như HCM”, “Quả như một trong truyện cổ tích” “Tôi dám chắc, không có một vị lãnh tụ, một vị tổng tống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy” ... “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới có một vị Chủ Tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏcủa mình”.
 Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
- GV hướng dẫn HS tổng kết bài.
- Em hãy cho biết yÙ nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì?
- HS trình bày.
- GV sửa chữa.
- Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp trong phong cách HCM, mỗi HS chúng ta cần học tập và rèn luyện như thế nào?
àTích hợp GD tư tưởng HCM giáo dục HS Cần phải hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sống có văn hóa trong ăn mặc, nói năng
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tổ chức cuộc vận động nào? 
ì Vận động mọi người “Học tập và theo gương đạo đức Hồ Chí Minh” .
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập
- GV cho học sinh kể lại một mẩu chuyện sưu tầm được hoặc trình bày tranh ảnh hay đọc những câu thơ ghi nhận về lối sống giản dị, cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh?
- HS trình bày.
- GVnhận xét.
- GV đọc đoạn thơ của “Tố Hữu”.
I. Đọc- tìm hiểu chú thích:
1. Đọc
2. Chú thích
 - Tác giả: Lê Anh Trà
 -Tác phẩm: văn bản nhật dụng- nghị luận chính trị xã hội.
II. Đọc- Tìm hiểu văn bản
A. Nội dung:
1. Con đường hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh:
 - Vốn tri thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng sâu rộng.
- Nguyên nhân hình thành: 
+ Đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền văn hoá trên thế giới.
+ Dày công rèn luyện học tập.
+ Có ý thức tự học hỏi.
+ Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.
è Phong cách Hồ Chí Minh có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. 
2.Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh thể hiện trong phong cách sống và làm việc của Người: 
- Nơi ở, nơi làm việc: chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ chỉ vẻn vẹn có vài phòng, đồ đạc mộc mạc đơn sơ.
	- Ăn uống đạm bạc: “Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”.
- T ...  Bài viết là một bài văn xuôi mời gọi du khách đến với Hạ Long- một danh thắng đẹp của đất nước.
- Vậy muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn ta phải làm gì?
- HS trả lời, GV chốt ý, gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS luyện tập.
- GV yêu cầu HS đọc thầm văn bản “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh”.
- Gọi HS đọc yêu cầu câu hỏi.
- HS làm vào vở bài tập.
- HS trình bày.
èGV sửa chữa.
-Tìm những nét đặc biệt trong văn bản trên?
* Khi sử dụng nghệ thuật trong văn bản thuyết minh cần những lưu ý gì ?
I. Tìm hiểu việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
Ví dụ: Văn bản “Hạ Long đá và nước”
 -Văn bản thuyết minh về vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long.
 -Văn bản đã cung cấp tri thức khách quan về đối tượng
-Các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh gồm kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ , nhân hĩa
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: tưởng tượng, liên tưởng, nhân hoá, so sánh.
-Tác dụng: gĩp phần làm rõ những đặc điểm của đối tượng được thuyết minh một cách sinh động nhằm gây hứng thú cho người đọc.
 * Ghi nhớ: (SGK /13)
II. Luyện tập
Bài tập 1 (Vở bài tập Tr/18)
A. Xác định văn bản:Bài văn có tính chất thuyết minh vì đã cung cấp cho người đọc những tri thức khách quan về loài ruồi.
* Tính chất ấy thể hiện ở các chi tiết sau:
-Con là Ruồi xanhRuồi giấm.
-Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩncon ruồi.
-Một mắt chứakhông trượt chân.
b. Các phương pháp thuyết minh :Những phương pháp sử dụng thuyết minh : giải thích nêu số liệu, so sánh
*. Bài thuyết minh có nét đặc biệt:
-Về hình thức:Giống như văn bản tường thuật một phiên toà.
-Về cấu trúc: Giống như biên bản một cuộc tranh luận về pháp lý.
-Về nội dung: Giống như câu chuyện kể về loài ruồi.
* Các biện pháp nghệ thuật: kể chuyện, miêu tả, ẩn dụ
c.Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật: Các biện pháp nghệ thuật này đã làm cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, thú vị, gây hứng thú cho người đọc.
 Các biện pháp này không gây ảnh hưởng gì đến việc tiếp nhận nội dung văn bản thuyết minh. 
* Lưu ý:
 - Bảo đảm tính chất của văn bản.
 - Thực hiện mục đích thuyết minh.
- Thể hiện các phương pháp thuyết minh.
4. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố 
 Để làm tốt bài văn thuyết minh cần lưu ý điều gì?
- Bảo đảm tính chất của văn bản.
- Thực hiện mục đích thuyết minh.
- Thể hiện các phương pháp thuyết minh.
4.5. Hướng dẫn HS tự học :
 - Đối với bài học ở tiết này:
	- Học ghi nhớ SGK.
	- Hoàn chỉnh các bài tập.
	- Nắm vai trò của văn bản thuyết minh trong cuộc sống.
	-Tập viết đoạn thuyết minh ngắn cĩ sử dụng biện pháp nghệ thuật.
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 - Soạn “Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thật trong văn bản thuyết minh”.
	- Xem lại kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8: Khái niệm thuyết minh, phương pháp thuyết minh. 
	- Đọc đề bài phần I. Các nhóm chuẩn bị theo phân công: nhóm 1- cái quạt; nhóm 2- cây bút; nhóm 3 –cái nón.
 	- Chuẩn bị theo yêu cầu ở SGK (Xác định yêu cầu đề, lập dàn ý bài văn thuyết minh, viết một đoạn mở bài).
 V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Phương pháp :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Bài 1 - Tiết: 5
Tuần: 1 
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. MỤC TIÊU
 1.1.Kiến thức:
 - HS biết :
 + Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật văn bản thuyết minh.
 + Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng.
 - HS hiểu:
 + Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh.
 1.2 .Kĩ năng:
 - Xác định yêu cầu của đề bài về một đồ dùng cụ thể.
 - Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. 
 1.3 . Thái độ:
 Có ý thức sử dụng tốt các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2. TRỌNG TÂM 
 - Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 - Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. 
 3. CHUẨN BỊ
 3. 1. Giáo viên: bảng phụ ghi dàn ý
 3.2. Học sinh: lập dàn ý theo nhóm
4. TIẾN TRÌNH 
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
 4.2. Kiểm tra miệng
 * Câu 1: - Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn, người ta vận dụng một số biện pháp nghệ thuật gì? Khi sử dụng thích hợp các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gì ? ( 6 điểm )
	 - Trình bày dàn ý đã chuẩn bị ( 4đ)
à Kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá, hoặc hình thức vè, diễn ca.
 * Câu 2: Các biện pháp nghệ thuật cần sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh (2đ)
	- Trình bày dàn ý đã chuẩn bị ( 2đ)
à Đoạn trích nhằm nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận (định kiến) thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại nhầm lẫn cũ. Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện. 
4.3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Vào bài
 Xung quanh các em có biết bao nhiêu đồ vật quen thuộc như cái quạt, cái bút, chiếc nón, cái kéo... Các em có thể để cho những đồ vật này tự thuật về mình hoặc có thể sáng tạo ra một câu chuyện nào đó, hoặc phỏng vấn những nhà sưu tầm các loại quạt,... Trong lời tự thuật (thực chất là thuyết minh).Vậy để thuyết minh tốt cần phải biết kết hợp nhiều biện pháp. Biện pháp đó là gì chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 2: giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thảo luận
- GV gọi HS đọc lại yêu cầu về nội dung và hình thức ở Sgk.
- Em nào hãy nhắc lại cho cô và các bạn biết dàn ý chung của văn thuyết minh?
- HS trình bày.
- Hs khác bổ sung.
- GV treo bảng phụ để củng cố kiến thức về dàn bài văn thuyết minh.
1.Mở bài:
Giới thiệu khái quát về đối tượng cần thuyết minh.
2.Thân bài:
Lần lượt giới thiệu từng mặt, từng phần, từng vấn đề, đặc điểm của đối tượng.
3. Kết bài:
 Ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế, xã hội, văn hóa, nhân sinh
- GV chia nhóm thảo luận theo đề bài đã chuẩn bị ở nhà.
. Nhóm 1: cái quạt
. Nhóm 2: cây bút
. Nhóm 3: cái nón
- Các nhóm cử người trình bày.
Hoạt động 3: HS trình bày trước lớp
- GV gọi lần luợt đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận điểm.
- GV liên hệ thực tế giáo dục HS 
- Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn, người ta vận dụng một số biện pháp nghệ thuật gì?
- Sử dụng thích hợp các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gì?
I. Chuẩn bị:
 Đề bài: Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái nón.
II. Dàn ý chung:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về đồ dùng
2. Thân bài: 
 - Chủng loại
 - Cấu tạo, đặc điểm
 - Công dụng 
 - Lịch sử của đồ dùng đó
3.Kết bài: Cảm nghĩ chung về đối tượng.
* Các biện pháp nghệ thuật: Tự thuật, kể chuyện, hỏi đáp theo lối nhân hóa, có tác dụng làm cho bài văn hấp dẫn, sinh động. 
* Kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá, hoặc hình thức vè, diễn ca.
* Các biện pháp nghệ thuật cần sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh.
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố : 
 - Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn, người ta vận dụng một số biện pháp nghệ thuật gì? 
 à Kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá, hoặc hình thức vè, diễn ca.
 - Sử dụng thích hợp các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gì?
 à Các biện pháp nghệ thuật cần sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh.
 4.5. Hướng dẫn HS tự học :
* Đối với bài học ở tiết này:
	- Xem lại dàn ý
	- Nắm vai trò của văn bản thuyết minh trong cuộc sống và tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh.
	- Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Họ nhà Kim ( sgk tr 16)
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
Soạn: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
	- Đoc, nắm các luận điểm chính của văn bản
	- Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của văn bản
	- Tìm hiểu những thảm họa của chiến tranh hạt nhân và nhiệm vụ của loài người
	- Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân
 5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Phương pháp :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc