Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 24 năm 2013

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 24 năm 2013

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

(Chuyện của một em bé người An-dát)

- An-phông-xơ Đô-đê -

A. Mức độ cần đạt

GIÚP HS

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: phải biết giữ gìn và yêu tiếng mẹ đẻ, đó là phương diện quan trọng của lòng yêu nước.

- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và độc thoại trong tác phẩm.

- Ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 890Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 24 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24	 NS: 17/02/13
Tiết: 89 - 90	 ND: 19/02/13
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(Chuyện của một em bé người An-dát)
- An-phông-xơ Đô-đê -
A. Mức độ cần đạt 
GIÚP HS
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: phải biết giữ gìn và yêu tiếng mẹ đẻ, đó là phương diện quan trọng của lòng yêu nước.
- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và độc thoại trong tác phẩm.
- Ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.
 2. Kỹ năng
- Kể tóm tắt truyện.
- Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha-men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói rêng.
 3. Thái độ: Thể hiện lòng yêu nước của mình trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A5 vắng....)
 2. Bài cũ: Qua văn bản “Vượt thác” của Võ Quảng, em cảm nhận thế nào về thiên nhiên và con người được miêu tả trong bài. Nghệ thuật miêu tả có gì đặc biệt.
 3. Bài mới: Những tiết học trước chúng ta đã được học những văn bản là tác phẩm của nhà văn hiện đại Việt Nam. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu một truyện ngắn của nhà văn Pháp viết từ thế kỷ XIX nhưng truyện vẫn rất gần gũi với mỗi chúng ta cũng như với mọi dân tộc. Vì sao như vậy? Cô trò ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài dạy
 Hoạt động 1: Giới thiệu chung
 Dựa vào chú thích * trong Sgk, nêu hiểu biết của em về tác giả?
CTại sao truyện có tên là “Buổi học cuối cùng”?
C Hãy nêu xuất xứ của tác phẩm?
CVăn bản này thuộc thể loại nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
Gv nêu yêu cầu giọng đọc: Khi đọc, chú ý giọng điệu và nhịp điệu của lời văn biến đổi theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng. Đoạn cuối, chú ý nhịp dồn dập, căng thẳng và giọng xúc động. Lưu ý đọc đúng các từ phiên âm tiếng Pháp trong truyện.
Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi Hs đọc đến hết văn bản.
CBạn nào có thể tóm tắt văn bản?
Hs tóm tắt, Gv nhận xét, uốn nắn cách tóm tắt cho hs.
 CVăn bản này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung mỗi phần?
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “mà vắng mặt con”: Trước buổi học, quang cảnh trên đường đến trường và quang cảnh ở trường qua quan sát của Phrăng.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này”: Diễn biến buổi học cuối cùng.
+ Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
 CNêu những phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong văn bản?
Hướng dẫn phân tích cụ thể
 CDiễn biến tâm trạng của Phrăng được thể hiện như thế nào?
(Gợi ý: Trước khi đến trường, khi đến trường và sau khi học buổi học cuối cùng, tâm trạng của Phrăng thay đổi như thế nào?)
 CEm hãy chỉ ra sự khác biệt giữa buổi học hàng ngày với buổi học cuối cùng?
CỞ đây, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Hs dựa vào những thông tin trong văn bản, trả lời.
CKhi đi học muộn, tâm trạng Phrăng thế nào? Thấy buổi học khác ngày thường cậu có thái độ ra sao?
 CSau khi nghe thầy nói, hôm nay là buổi học cuối cùng, tâm trạng Phrăng thế nào?
 HS quan sát văn bản trả lời câu hỏi.
CQua nhân vật Phrăng, em suy nghĩ về việc học tiếng Việt của chính mình?
Hs tự bộc lộ.
Gv liên hệ, giáo dục Hs.
 CSau buổi học cuối Phrăng có những suy nghĩ gì? CQua đó, chúng ta thấy cậu là người thế nào?
CNghệ thuật sử dụng có gì đặc biệt?
Hết tiết 89 chuyển tiết 90
CDưới cặp mắt quan sát của Phrăng, thầy Ha-men hiện lên như thế nào? (Gợi ý: Tìm những chi tiết miêu tả thầy về các phương diện: tính tình, trang phục, thái độ, hành động, cử chỉ trước lúc kết thúc buổi học.)
Thảo luận: Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “ khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Em hiểu thế nào và có suy nghĩ gì?
-> Câu nói nêu bật được giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm, đó là thứ tài sản tinh thần vô cùng quý báu của mỗi dân tộc
CQua câu chuyện này, em thấy thầy Ha-men là người như thế nào?
CNhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Hs tự bộc lộ. Gv liên hệ giáo dục các em.
Hướng dẫn Tổng kết
 CEm hãy nêu một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện?
 Nghệ thuật: Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất; sáng tạo tình huống truyện độc đáo; Miêu tả nhân vật qua ý nghĩa, tâm trạng (Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men); Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành, xúc động: Sử dụng nhiều câu biểu cảm, từ cảm thán, phép so sánh, lời và hình ảnh mang nghĩa ẩn dụ
CTruyện thể hiện nội dung gì?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
Hướng dẫn Luyện tập
 Kể lại truyện? 
Hs thực hành ngay tại lớp nếu còn thời gian.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs tự học thêm ở nhà.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: (Sgk/54)
2. Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Xuất xứ:Trích từ cuốn “Những vì sao”.
- Thể loại: Truyện ngắn.
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó 
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 đoạn
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự và miêu tả
2.3. Phân tích
a. Nhân vật Phrăng
* Trước buổi học cuối: Đi học trễ, chưa thuộc bài: Muốn trốn học rong chơi ngoài đồng nội.
à Lười học, ham chơi.
* Buổi học cuối cùng:
 + Quang cảnh buổi học:
Bình thường 
 Buổi học cuối
- Tiếng ồn ào 
 như vỡ chợ 
 - Tiếng mọi người buổi sáng chủ nhật.
 vừa đồng thanh
 - Tiếng chiếc thước 
kẻ to tướng
- Mọi người đều
 bình lặng y như một 
buổi sáng chủ nhật.
à Nghệ thuật so sánh.
=> Không khí khác lạ của buổi học.
 + Tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối:
- Khi vào muộn đỏ mặt tía tai và sợ.
- Ngạc nhiên vì không khí khác lạ.
- Choáng váng khi biết đây là buổi học cuối.
- Tự giận mình -> Thương thầy.
- Chăm chú nghe giảng.
-> Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Sự thay đổi về thái độ tình cảm, ý nghĩ của Phrăng.
=> Biết yêu quý và học tốt tiếng Pháp nhưng đã không còn cơ hội để học nữa.
* Sau buổi học cuối cùng:
- Tự nhủ: “Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này.”
- Thấy thầy rất lớn lao.
-> Sử dụng câu biểu cảm, từ cảm thán.
=> Yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc và rất khâm phục, kính yêu thầy.
Hết tiết 89 chuyển tiết 90
b. Nhân vật thầy Ha-men
* Trang phục: Mặc chiếc áo rơ – đanh - gốt màu xanh lục, diềm lá sen, gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
* Thái độ: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở mà không trách mắng
* Hành động:
- Trong buổi học:
 + Nói với chúng tôi về tiếng Pháp.
 + Kiên nhẫn giảng giải.
 + Đứng lặng im trên bục -> Đủ can đảm dạy hết buổi.
=> Buổi học đầy tính trang trọng, thiêng liêng.
- Cuối buổi học:
 + Đứng trên bục, người tái nhợt 
 + Nghẹn ngào cầm phấn và dằn mạnh hết sức, cố viết thật to...
 + Đứng đó dựa vào tường và chẳng nói, giơ tay ra hiệu.
=> Lòng yêu nước, trân trọng tiếng Pháp ở thầy thật thật mạnh mẽ đã làm khơi dậy tình yêu nước ở mọi người trong hoàn cảnh quê hương bị nước ngoài chiếm đóng.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
b. Nội dung
=> Ghi nhớ: (Sgk/55)
* Ý nghĩa: -Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình.
- Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ.
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc kỹ truyện, nhớ những sự việc chính và kể tóm tắt lại truyện.
- Nắm nội dung bài học, học thuộc Ghi nhớ.
- Sưu tầm những bài văn, thơ nói về vai trò của tiếng nói dân tộc.
- Chuẩn bị bài mới.
 E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 tuan 24 tiet 8990.doc