Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 27

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 27

Tiết 131,132:

 TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG

A.Mục tiêu cần đạt:Giúp h/s:

 -Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của VBND là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hóa được chủ đề của các VBND trong ch/trình NVăn THCS

 -Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận VBND

 -Rèn kỹ năng hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế

B.Chuẩn bị: GV: Đọc SGK,SGV, tài liệu (sách báo, thời sự, các môn học liên quan)

 Bảng phụ hệ thống hóa các VBND

 HS: Soạn bài theo câu hỏi tìm hiểu

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy:..
Tiêt131,132:Tổng kết văn bản nhật dụng
Tiết133:Chương trình địa phương (Phần TViệt)
Tiết134,135:Viết bài tập làm văn số 7
TUẦN 27 	 
Tiết 131,132: 
 TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG
A.Mục tiêu cần đạt:Giúp h/s:
 -Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của VBND là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hóa được chủ đề của các VBND trong ch/trình NVăn THCS
 -Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận VBND
 -Rèn kỹ năng hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế
B.Chuẩn bị: GV: Đọc SGK,SGV, tài liệu (sách báo, thời sự, các môn học liên quan)
 Bảng phụ hệ thống hóa các VBND
 HS: Soạn bài theo câu hỏi tìm hiểu
C.Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định lớp:
 2.Bài mới: GV: Giới thiệu nội dung ôn tập (tiết 1,2)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 TIẾT 1
* Họat động 1: Tìm hiểu khái niệm 
? Em hãy kể tên 1 số VBND mà em được học ở cấp THCS?
?Vì sao em gọi đó là VBND?
HS đọc khái niệm/sgk
?Khái niệm có mấy ý ?là những ý nào?
?Vì sao nói VBND không phải là khái niệm kiểu VB, thể loại?
?Vậy chức năng của VBND là gì?
(Bàn luận, thuyết minh,tường thuật ,miêu tả,đánh giá..)
?Những vấn đề mà VBND đề cập là gì?
?Em hiểu ntn về tính cập nhật của VBND?
?Tại sao VBND lại có giá trị văn chương?
*Hoạt động2:Tìm hiểu nội dung, hình thức các VBND lớp 6,7
GV:Treo bảng phụ (đã ghi nội dung thống kê);đặt câu hỏi,HS trả lời, GV bóc dần bảng phụ
?Em hãy kể tên những VBND mà em được học ở lớp 6?
?Hãy khái quát nội dung, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của từng VB đó?
?Vì sao nói “Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử”?
?Ngoài động Phong Nha, em kể tên những danh lam thắng cảnh mà em biết?
?Ở lớp 7 em được học những VBND nào?
?Hãy nhắc lại nội dung chính và phương thức biểu đạt của các VB đó?
?Như vậy, các VBND lớp 6,7 đề cập đến những đề tài nào trong cuộc sống?
GV chốt lại kiến thức tiết 1 và chuyển sang tiết 2
 TIẾT 2
*Hoạt động3:Tìm hiểu nội dung ,hình thức VBND lớp8,9
?Em hãy liệt kê những VBND đã học ở lớp 8?
?Khái quát nội dung, hình thức biểu đạt của các VB đó?
?Chủ đề nào được đề cập trong 3 VB trên?(môi trường,tệ nạn ma túy,dân số)
?Ở chương trình NV9, em được học những VBND nào?
?Khái lại nội dung chính , kiểu VB và phương thức biểu đạt trong các VB đó?
?Em có nhận xét gì về vấn đề được đề cập trong các VB trên?(mang tính cập nhật và lâu dài)
?Hãy lấy VD chứng minh cho tính cập nhật và lâu dài của VBND?
GV giải thích thêm:Cập nhật là gắn với c/s bức thiết hàng ngày,song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội 
 VD:Vấn đề môi trường, dân số,, bảo vệ di sản VH,chống chiến tranh hạt nhân,hút thuốc láđều là những vấn đề nóng bỏng hôm nay nhưng đâu phải giải quyết trong ngày một ngày hai
GVchốt lại:.Về nội dung:Tính cập nhật là tiêu chuẩn hàng đầu của VBNd
I.Khái niệm:
-Không phải là khái niệm văn bản, thể loại chỉ đề cập đến chức năng, đềtài, tính cập nhật
-Tính cập nhật:Thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hiện tại
-VBND có giá trịvăn chương
II.Bảng tổng kết văn bản nhật dung:
Lớp
Tên văn bản
Thể loại
Nội dung chính
Phương thức BĐ 
Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sư
Bút ký
Nơi chứng kiến những sự kiện lịc sử hào hùng bi tráng của Hà Nội
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Động Phong Nha
Bút ký
Là kỳ quan thế giới thu hút khách du lịch,tự hào,bảo vệ danh lam thắng cảnh này
Thuyết minh, miêu tả
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Viết thư
Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường
Nghị luận, biểu cảm
Cổng trường mở ra
Tùy bút
Tình cảm yêu thương của cha mẹ đối với con cái và vai trò của nhà trường đối với mỗi người
Biểu cảm, tự sự, miêu tả
Mẹ tôi
Truyện ngắn
Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cmả thiêng liêng của con cái
Tự sự,biểu cảm, nghị luận
Cuộc chia tay của những con búp be
Truyện ngắn
Tình cảm thân thiết của hai anh em và nỗi đau xót khi sống trong gia đình bất hạnh
Tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm
Tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm
Tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm
Vẻ đẹp của sinh hoạt văn hóa và những con người tài hoa xứ Huế
Vẻ đẹp của sinh hoạt văn hóa và những con người tài hoa xứ Huế
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Thông báo
Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và các biện pháp khắc phục
Nghị luận, thuyết minh
Ôn dịch,thuốc lá
Xã luận
Tác hại của thuốc lá và biện pháp phòng chống ôn dịch này
Thuyết minh, nghị luận, biểu cảm
Bài toán dân số
Nghị luận
Mối quan hệ dân số và sự phát triển xã hội
Thuyết minh, nghị luận
Phong cách Hồ Chí Minh
Phong cách Hồ Chí Minh
Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống VHDT với văn hóa nhân loại
Thuyết minh, nghị luận, biểu cảm
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Tuyên bố TG về sự sống còn,quyền được bảo vệ, phát triển và chăm sóc trẻ em
Xã luận
Tuyên bố
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và trách nhiệm ngăn chặn chiến tranh vì hòa bình thế giới
Bảo vệ quyền lợi, chăm sóc trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu
Nghị luận, biểu cảm
Nghị luận, thuyết minh,biểu cảm
GV:Đưa bảng phụ sưu tầm tranh ảnh thuộc các VBND đã học
HS lên bảng nhận diện từng văn bản tương ứng mỗi bức tranh
 ?Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt của các VB trên?
?Tìm 2 văn bản có cách đặt tiêu đề giống nhau nhưng phương thức biểu đạt khác nhau?
(-Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử;Ôn dịch, thuốc lá)
?Chỉ rõ sự giống và khác nhau đó?
 (-.Giống nhau:Nhan đề có thành phần phụ chú
 -.Khác nhau:-Cầu Long Biên:P/thức chủ yếu là biểu cảm -> Tự hào về di tích LSDT
 -Ôn dịch, thuốc lá:P/thức chủ yếu t/minh -> Tác hại của một tệ nạn xã hội)
?Trong các VBND thuộc kiểu nghị luận, tác giả đã sử dụng những phép lập luận nào?
GV:Lấy thêm ví dụ về phương pháp dùng số liệu và phản bác trong VB “Ôn dịch, thuốc lá”
?Nhìn vào bảng tổng kết em có nhận xét gì về hình thức VBND:Kiểu VB, phương thức biểu đạt?
GV:Chốt lại ý về hình thức:-Được trình bày dưới nhiều kiểu văn bản khác nhau
 -Được biểu đạt dưới những p/thức khác nhau hoặc kết hợp nhiều phương thức
 GV chuyển ý 
*Hoạt động4:Tìm hiểu phương pháp học VBND
HS đọc mục IV/sgk
?Dựa vào mục 1,2 em rút ra được phương pháp học VBND ntn?
?Việc đọc chú thích giúp gì cho em khi học VBND?
GV lấy ví dụ minh họa
?Vì sao khi học VBND ta phải liên hệ thực tế?
?Em hãy liên hệ thực tế địa phương em về vấn đề trẻ em sau khi học VB “Tuyên bố .trẻ em”?
?Theo em , mục đích học VBND là gì?
?Em có kiến nghị gì sau khi học VB “Ôn dịch, thuốc lá;Thông tin2000”?
GV giải thích thêm
?Yêu cầu thứ 4 của phương pháp học VBND là gì?
?Vì sao phải vận dụng kiến thức của những môn học khác để làm sáng tỏ vấn đề trong VBND?
GV giảng thêm về ý thứ 5
GV gợi ý những bức tranh để hs rút ra phươnmg pháp học thứ 6
GV chốt lại bài học
HS đọc ghi nhớ/sgk
III.Phương pháp học
1.Đọc và hiểu các chú thích
2.Tạo thói quen liên hệ thực tế (bản thân, gia đình, nhà trường)
3.Có ý kiến ,quan điểm, đề xuất kiến nghị, giải pháp về vấn đề
4.Cần vận dụng kiến thức của các môn học khác để làm sáng tỏ vấn đề trong VBND
5.Căn cứ vào đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt mà phân tích nội dung
6.Kết hợp xem thêm tranh ảnh, thông tin đại chúng
	 *.Hướng dẫn về nhà:
 -Học bài
 -Làm bài tập 8/SBTNV
 -Soạn bài :Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)
 (Tổ 1:Sưu tầm trongVB “Truyện Lục Vân Tiên”
 Tổ 2:VB “Chiếc lược ngà”
 Tổ 3,4: Những câu ca dao, thơ)
 *.Rút kinh nghiệm:
MỘT SỐ BÀI THƠ VỀ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH
GIẬN MẸ
( Vân Anh )
Ngược xuôi nhà mẹ mấy lần
Nửa đi nửa đứng ngại ngần làm sao!
Nhà dượng mái ngói tường cao
Con mẹ nghèo khó nên vào hay chăng?
Trời chiều tím ngắt bằng lăng
Dẫu màu tím ấy đâu bằng lòng con
Về thôi, về lại lối mòn
Bước đi hụt hẫng mặc con bướm vàng
Thèm bàn tay mẹ trông sang
Nhưng nay mẹ chỉ là hàng xóm thôi
HAI CHỊ EM
 ( Vưong Trọng)
Nín đi em bố mẹ sắp ra toà
Chị lên bảy dỗ em trai 3 tuổi
Thằng bé khóc bụng chưa quen chịu đói
Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm
Bố mẹ đi từ sáng khác mọi hôm
Không nấu nướng không hề trò chuyện
Haui bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm
Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau
Biết lấy gì để dỗ em nín đâu
Ngoài hai tiếng” Ra toà” vừa nghe nói
Chắc nó nghĩ như ra đồng ra bãi
Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về
Mẹ bế em âu yếm vuốt ve
Bố xách nước khi mẹ vừa nhóm bếp
Nó sung sướng ra vào tíu tít
Rồi quây quần nồi cơm mở vung ra
Nó biét đâu rồi bố mẹ ra toà
Đối mặt nhau đối mặt cùng pháp lí
Chẳng phải chỗ năm xưa cùng đăng kí
Chẳng phải lời dịu ngọt tháng ngày xưa
Nó biết đâu bố mẹ nó ra toà
Là cầm cưa xẻ ngang tình đoàn tụ
Đứa còn mẹ thì thôi không còn bố
Hai chị em rồi sẽ mất nhau
Nín đi emem khản giọng khóc gào
Chụi mếu máo đầm đìa nước mắt
Những bố mẹ ở bên bờ chia cắt
Phút giây thôi, hãy nghe tiếng con mình
 Ngày soạn:.. Ngày dạy: .. 
Tiết 133: 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
 (Phần Tiếng Việt)
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
-Ôn tập, củng cố các kiến thức về từ địa phương
-Rèn kỹ năm bằng người nhận biết và giải nghĩa một số từ ngữ địa phương đặc biệt là có thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong c/s cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những VB phổ biến rộng rãi
B.Chuẩn bị: GV: Đọc sgk, SGV, bảng phụ (bài tập)
 HS: Soạn bài và bảng phụ
C.Tiến trình lên lớp
 1.KTBC:?Lấy một ví dụ có sử dụng hàm ý?Cho biết điều kiện sử dụng hàm ý là gì?
 2.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động1:Ôn lại từ địa phương, từ toàn dân
? Thế nào là từ địa phương?Từ địa phương có gì khác từ toàn dân?Lấy ví dụ minh họa
?Tìm đọc những câu văn, thơ có sử dụng từ địa phương?
*Hoạt động2:Hướng dẫn làm bài tập
HS đọc yêu cầu bài 1(Tổ 1 trình bày bảng phụ)
3 h/s của 3 tổ làm 3 mụcHS: đọc yêu cầu bài 2
? Từ “kêu”trong câu nào là từ địa phương? Trong câu nào là từ toàn dân?
? Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc từ đồng nghĩa làm rõ sự khác nhau đó?
Gv lấy ví dụ minh họa
HS: làm miệng bài 3
? Tìm từ địa phương trong câu đố?Tìm từ toàn dân tương ứng với những từ địa phương đó?
HS: thảo luận nhóm bài 5
GV: đọc yêu cầu và phân nhiệm vụ
Câu a:dãy bàn bên phải
Câu b:dãy bàn bên trái
->Đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung
GV: chốt lại
GV đọc yêu cầu bài tập thêm
HS lên bảng trình bày phần đã chuẩn bị
Lớp theo dõi bổ, nhận xét?Theo em sử dụng từ địa phương là tốt hay xấu?Vì sao?
GV:đưa bài tập trắc nghiệm để chốt lại :Từ địa phương có mặt tích cực mà cũng có mặt hạn chế
*.Tích cực:Bổ sung làm phong phú thêm vốn từ TViệt
*.Hạn chế:Gây trở ngại phần nào cho việc g tiếp giữa các vùng miền khác nhau trên đất nước
=>Thái độ đối với từ địa phương :Phát huy tích cực, khắc phục hạn chế, phải sử dụng từ địa phương đúng hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp tránh lạm dụng gây khó hiểu
*.Lưu ý:Từ địa phương với cách phát âm của người địa phương
 Từ địa phương với biệt ngữ XH
I.Từ địa phương, từ toàn dân
1.Từ toàn dân
2.Từ địa phương
II.Bài tập:
Bài 1:
Từđịa phương
a.Thẹo,lặp bặp,ba
b.Ba,má,kêu,đâm,đũa bếp,
nói trổng, vô
c.Lui cui,giở nắp,nhắm, gùm
Từ toàn dân
Sẹo,lắp bắp, bố, cha
Bố, cha,mẹ, gọi,đũa cả,nói trống không ,vào
Lúi húi,mở vung,cho là, giúp
Bài 2:
a. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên
b . Từ toàn dân, thay bằng “nói to, la to, hét”
b.Con kêu rồi mà người ta không nghe
->Từ toàn dân tương ứng:gọi, mời, bảo
Bài 3: Từ địa phương Từ toàn dân
Câu 1: Trái, chi quả, gì
Câu 2: kêu gọi
 Trống hổng Trống huếch
 ,trống hoảng trống hoác
Bài 5:
a. Không nên để bé Thu dùng từ toàn dân vì Thu sinh ra tại địa phương đó chưa có điều kiện học tập hoặc quan hệ rộng rãi chưa có đủ vốn từ toàn dân cần thiết để thay thế
b.-Tác giả dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu ,tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện(vùng đất nơi sự việc xảy ra).
 -Tác giả dùng ở mức độ vừa phải, phù hợp
Bài tập thêm:Sưu tầm những đoạn văn, thơ, ca dao có sử dụng từ địa phương
	*.Hướng dẫn về nhà 
 -Học bài
 -Ôn lại lý thuyết nghị luận thơ để làm bài viết số7
*.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:. Ngày dạy:.
 Tiết 134,135: 
 BÀI VIẾT LÀM VĂN SỐ 7 
 (NGHỊ LUẬN THƠ)
A.Mục tiêu cần đạt:
 Qua bài viết nhằm đánh giá HS những mặt sau:
-Biết cách vận dụng những kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ đã học ở tiết 124,125
 -Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết cách vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận trong quá trình làm bài viết
 -Có kỹ năng làm bài nghị luận nói chung (bố cục, diễn đạt chính tả)
B.Chuẩn bị: GV: đề bài kiểm tra+Đáp án
 HS: Ôn lý thuyết nghị luận thơ +giấy làm bài
C.Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định lớp:
 2.Bài viết:
Hoạt động1:GV: đọc đề bài và ghi lên bảng
 HS chọn 1 trong 2 đề sau:
 ĐỀ1:Em hãy trình bày cảm nhận của mình về hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm Tiến Duật
 ĐỀ2:Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác””của Viễn Phương
Hoạt động2:GV: nhắc lại yêu cầu của bài làm (nội dung, hình thức)
Hoạt động3:HS: làm bài;GV quan sát nhắc nhở
Hoạt động4:GV: thu bài và hướng dẫn về nhà:-Soạn bài :Bến quê
 (Đọc văn bản, tóm tắt, trả lời câu hỏi)
 ĐÁP ÁN
I.Yêu cầu chung:
-Thể loại:Nghị luận bài thơ (đoạn thơ)
-Nội dung:1.Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ..không kính”
 2.Bài thơ “Viếng lăng Bác”
-Hình thức:+Bố cục3 phần
 +Luận điểm, luận cứ rõ ràng, sử dụng linh hoạt các phép lập luận
 +Có sự liên kết giữa các câu, đoạn, phần
 + Diễn đạt trôi chảy, không sai các lỗi chính tả, ngữ pháp
II.Yêu cầu cụ thể:
 1.Mở bài:
 Đề1:Giới thiệu tác phẩm “Bài thơkhông kính”và hình tượng những chiến sĩ lái xe trẻ trung, lạc quan, hiên ngang, dũng cảm với ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
 Đề 2:Giới thiệu bài thơ “Viếng lăng Bác”và nét thành công cơ bản của tác phẩm:Lòng thành kính và niềm xúc động thiêng liêng của nhà thơ và DT Việt Nam đối với Bác
 2.Thân bài:
 ĐỀ1:Phân tích bài thơ làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ lái xe (Kết hợp nội dung với nghệ thuật)
 a.Nội dung:-Tư thế hiên ngang ung dung tự tin
 -Vui nhộn lạc quan yêu đời pha chút ngạo nghễ
 -Bất chấp khó khăn gian khổ
 -Tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn
 -Nhiệt huyết yêu nước, ý chí giải phóng MN thống nhất đất nước
 ->Dẫn chứng từ những câu thơ trong bài
 b.Nghệ thuật:-Lời thơ giống câu văn xuôi
 -Giọng ngang tàng hóm hỉnh
 -Hình ảnh thơ thực cấu trúc thơ lặp lại 
 -Phép đối lập, hoán dụ
 ĐỀ 2: Phân tích bài thơ để làm rõ những ý sau:
 a.Nội dung*.Cảm xúc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác
 -Trước lăng:
+Tình cảm thân mật, kính trọng ,gần gũi (đại từ “con”)
 +Tự hào về phẩm chất tính cách người Vịet Nam và Bác qua hình ảnh “hàng tre”quanh lăng Bác
 +Lòng ngưỡng mộ,tôn kính tầm vóc to lớn công đức vĩ đại của Người, lòng thành kính đối với 
 -Trong lăng:
+Cảm xúc đau đớn tiếc thương trước sự ra đi của Bác
 -Khi rời lăng: Tình cảm lưu luyến thành tâm sắc son luôn hướng về Người
 b.Nghệ thuật:(kết hợp với phân tích nội dung)
 -Giọng điệu thơ vừa trang trọng vừa thiết tha có cả sự đau xót lẫn tự hào
 -Nhiều hình ảnh ẩn dụ, đẹp, gợi cảm “hàng tre,mặt trời, vầng trăng,trời xanh” 
 -Ngôn ngữ bình dị mà cô đúc
 -Phép điệp ngữ “muốn làm”
 -Bố cục chặt chẽ theo trình tự thời gian +không gian với hình ảnh lặp lại ,nâng cao
 3. Kết bài:-Đánh giá sự thành công của tác phẩm
 ĐỀ1:Thông qua hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn, t/giả muốn ca ngợi thế hệ trẻ VN thời chống Mỹ với lý tưởng sống cao đẹp vì nước quên thân
 ĐỀ2: Tác giả đã đóng góp vào kho tàng thơ ca VN một bài thơ hay về Bác
 -Bài học bản thân:1.Khâm phục người lính . Từ đó thấy được trách nhiệm đối với đất nước
 2.Khâm phục tài năng nhà thơ . Từ đó bồi đắp thêm lòng kính yêu lãnh tụ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28 (2).doc