Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 29

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 29

 Tiết 131.

TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG

1. Mục tiêu bài dạy.

 a) Về kiến thức: Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản Nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản Nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS ; Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận VB Nhật dụng.

 b) Về kỹ năng : Rèn kỹ năng tiếp cận một văn bản nhật dụng khái quát - tổng hợp hệ thống hoá kiến thức.

 c) Về thái độ : Giáo dục HS ý thức nhận thức vấn đề cập nhật trong cuộc sống.

 

doc 33 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 26
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
 Nắm một cách tương đối có hệ thống nội dung, ý nghĩa và cách tiếp cận các văn bản Nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
	Biết chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
	Vận dụng các kiến thức đã học về bài nghị luận, về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ để làn tốt bài TLV số 7.
Ngày soạn:15/3 /2013 Ngày dạy :../3/ 2013 Dạy lớp: 9B
 Tiết 131.
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
1. Mục tiêu bài dạy. 
 	a) Về kiến thức: Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản Nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản Nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS ; Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận VB Nhật dụng.
	b) Về kỹ năng : Rèn kỹ năng tiếp cận một văn bản nhật dụng khái quát - tổng hợp hệ thống hoá kiến thức.
	c) Về thái độ : Giáo dục HS ý thức nhận thức vấn đề cập nhật trong cuộc sống.
2. Chuẩn bị của GV và HS. 
a) GV : Soạn giáo án, SGK, SGV.
b) HS : Soạn bài, SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy. 
 * Ổn định t/c: Sĩ số lớp 9B:./. Vắng: 
 a) Kiểm tra bài cũ: (2') 
(Việc chuẩn bị bài của học sinh + kết hợp trong giờ học)
	 * Giới thiệu bài: (1’) Từ lớp 6 tới lớp 9, các em đã được học một số văn bản Nhật dụng. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tổng kết, hệ thống hoá kiến thức về văn bản Nhật dụng.
 b) Dạy nội dung bài mới :
I. Khái niệm văn bản Nhật dụng. (19’)
 T : Hãy nhắc lại khái niệm văn bản Nhật dụng đã học ở lớp 6 ? (G)
 HS: VBND không phải là một khái niệm chỉ thể loại, hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến VBND trước hết là nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như : Thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý... VBND có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu VB.
 T : Gọi học sinh đọc Phần I (T.94).
 T : Qua các VBND đã học em thấy VBND có phải là khái niệm thể loại không ?
 HS: VBND không phải là khái niệm thể loại, bởi vì, các VBND đã học thuộc những thể loại khác nhau . Ví dụ :
	- Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử : bút ký.
	- Công trường mở ra - Bút ký.
 - Cuộc chia tay của những con búp bê: Truyện ngắn
	- Ôn dịch thuốc lá :
	- Phong cách Hồ Chí Minh :
 T : Những đặc điểm chủ yếu của khái niệm VBND này là gì ? (G)
 HS: - Khái niệm VBND không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập đến chức năng đề tài và tính cập nhật của VBND.
-> Như vậy, điểm đầu tiên và chủ yếu cần nhấn mạnh của văn bản nhật dụng là: Chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản.
 T : Qua các VBND đã học em có nhận xét gì về đề tài mà các VBND đề cập tới ? 
 HS: Đề tài rất phong phú : Thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, xã hội, thể thao, tệ nạn, đạo đức, hoà bình...
 T : Qua các VBND đã học em thấy các VB này đã có những chức năng nào ? (G)
 HS: Chức năng: Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá... những vấn đề, những hiện tượng của đời sống xã hội.
	+ Cuộc chia tay của những con búp bê : li hôn trong gia đình - trẻ em.
	+ Ôn dịch thuốc lá - Thuyết minh.
 T : Em hiểu thế nào là tính cập nhật ?
 HS: + Tính cập nhật là kịp thời đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại. Tính cập nhật thể hiện rõ nhất ở đề tài, chức năng - Đây là điểm mấu chốt tạo điều kiện tích cực để giúp học sinh hoà nhập với xã hội.
 T : Tính cập nhật có nghĩa là : kịp thời, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại. Tính cập nhật thể hiện rõ nhất ở chức năng đề tài : đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá ... những vấn đề, những hiện tượng ... gần gũi, bức thiết đối với đời sống trước mắt của con người và cộng đồng. Đây là điểm mấu chốt nói lên ý nghĩa của việc học VBND : tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc ; giúp học sinh hoà nhập với xã hội.
 T: Từ việc tìm hiểu thể loại, kiểu văn bản của các VBND, em rút ra kết luận gì ? 
 HS: + VBND có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
Ví dụ : - Động Phong Nha : Kiểu văn bản : thuyết minh .
 - Cổng trường mở ra : Kiểu văn bản : Biểu cảm 
	 - Bài toán dân số : Phương thức lập luận + tự sự - VB thuyết minh.
	 - Đấu tranh cho thế giới hoà bình : VB nghị luận
 T : VBND phản ánh những hoạt động gần gũi, bức thiết với cuộc sống - có những môn khác cũng mang đặc điểm này.
 T : Tại sao người ta lại đưa VBND vào bộ môn Ngữ văn ? (G)
 HS: Học VBND chúng ta thấy VBND có đặc điểm : Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất đối với VBND. Tuy nhiên, đó vẫn là một yêu cầu quan trọng vì : Văn có hay mới làm cho người đọc thám thía về tính chất thời sợ nóng hổi của chính vấn đề được đặt ra và còn giúp cho việc rèn luyện, bồi dưỡng không ít kiến thức, kỹ năng đặc thù của môn Ngữ văn.
 T : VBND phản ánh những hiện tượng gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống. Tuy nhiên, đây không phải là những bài học của môn GDCD hay một hình thức của HĐNG ngoài giờ lên lớp, nó vẫn là một bộ phận của môn Ngữ văn. Các VBND được chọn lọc vẫn phải đáp ứng được yêu cầu : bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kỹ năng của môn Ngữ văn.
	Ví dụ: Cung cấp kiến thức về danh lam thắng cảnh hay cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch.
	Rèn luyện kỹ năng làm văn bản : điều hành, nghị luận, thuyết minh - miêu tả, kể chuyện, cách trình bày luận điểm...
	-> Vì vậy, hoàn toàn có thể tuyển chọn để dạy các VBND có giá trị như một tác phẩm văn học phù hợp với các thể loại văn học được dạy ở mỗi lớp. Do đặc trưng bộ môn, việc dạy VBND có thế mạnh riêng trong việc giúp học sinh thâm nhập thực tế cuộc sống.
II. Nội dung các văn bản đã học ( 20’)
 T : Hãy hệ thống hoá nội dung các VBND đã học theo lớp học ?
GV cho học sinh thảo luận nhóm (tổ) 3 phút - gọi đại diện trả lời.
Lớp 
Tên văn bản
Nội dung
6
- Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử.
- Động Phong Nha
-Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 
- Giới thiệu về di tích lịch sử 
- Giới thiệu vẻ đẹp của động Phong Nha - Một danh lam thắng cảnh.
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
7
- Cổng trường mở ra, mẹ tôi.
- Cuộc chia tay của những con búp bê.
- Ca Huế trên sông Hương 
- Vai trò của gia đình - nhà trường - đặc biệt là vai trò của người phụ nữ với trẻ em.
- Văn hoá dân gian một vùng đất cố đô nổi tiếng.
8
- Thông tin về trái đất năm 2000
- Ôn dịch thuốc lá.
- Bài toán dân số.
- Môi trường
- Tệ nạn ma tuý, thuốc lá
- Dân số và tương lai nhân loại.
9
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
- Phong cách Hồ Chí Minh
- Quyền sống của con người: Trẻ em.
- Chống chiến tranh bảo vệ hoà bình thế giới.
- Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
 T : Qua việc hệ thống chủ đề mà các VBND đã phản ánh em có nhận xét gì về tính cập nhật của các VBND đã học ? (Kh)
 HS: Cập nhật gắn với cuộc sống bức thiết hàng ngày song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội.
	+ Ví dụ: - Quyền con người - quyền trẻ em, tuyên bố....
	 - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ : quan hệ thiên nhiên - con người.
	 - Vấn đề môi trường ... thông tin về ngày trái đất năm 2000.
 T : Những đề tài, chủ đề của các VBND đã bảo đảm được các tiêu chuẩn đó chưa? 
 HS: Những đề tài, chủ đề của các VBND đã bảo đảm được các tiêu chuẩn ấy.
	Vì : Đó là những vấn đề thường xuyên được báo, đài đề cập, là nội dung chủ yếu của nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của nhiều thông báo, công bố của các tổ chức quốc tế. (Nêu VD)
 c) Củng cố - Luyện tập: ( 2’)
 - HS: Nhắc lại các ý cơ bản trong bài học.
 d) Hướng dẫn HS học ở nhà: (1’)
 - Học bài . Đọc và chuẩn bị phần còn lại tiết sau học tiếp.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Về thời gian:....
Về nội dung: 
Về phương pháp:..
==================================
Ngày soạn: 15/3 /2013 Ngày dạy:./3/ 2013 Dạy lớp: 9B
 Tiết 132.
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG (Tiếp)
1. Mục tiêu bài dạy. 
 	a) Về kiến thức: Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản Nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản Nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS ; Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận VB Nhật dụng.
	b) Về kỹ năng: Rèn kỹ năng tiếp cận một văn bản nhật dụng khái quát - tổng hợp hệ thống hoá kiến thức.
	c) Về thái độ: Giáo dục HS ý thức nhận thức vấn đề cập nhật trong cuộc sống.
2. Chuẩn bị của GV và HS : 
a) GV : Soạn giáo án, SGK, SGV.
b) HS : Soạn bài, SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy : 
 * Ổn định Sĩ số lớp 9B:/ Vắng:
 a) Kiểm tra bài cũ: (2') 
 	(Việc chuẩn bị bài của học sinh + kết hợp trong giờ học)
	 * Giới thiệu bài: (1’) 
Tiết học hôm nay cô trò ta tiếp tục tổng kết văn bản nhật dụng.
b) Dạy nội dung bài mới :
III. Hình thức của các văn bản nhật dụng đã học: (20’)
 T : Hãy hệ thống kiểu văn bản của các VBND đã học ? (Kh)
STT
Tên văn bản
Kiểu văn bản
Thể loại
1
Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử 
Miêu tả
Bút kí 
2
 Động Phong Nha 
Thuyết minh + Miêu tả 
3
 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 
Điều hành
Thư từ 
4
Cổng trường mở ra
Biểu cảm 
Hồi kí 
5
Mẹ tôi
Biểu cảm
 Thư từ
6
Cuộc chia tay của những con búp bê.
Biểu cảm
Truyện ngắn 
7
 Ca Huế trênb sông Hương 
Thuyết minh 
8
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Điều hành
Thông báo 
9
Ôn dịch thuốc lá 
Thuyết minh
10
Bài toán dân số 
11
Phong cách Hồ Chí Minh
Nghị luận 
12
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Điều hành
Công bố 
13
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình 
Xã luận 
 T : Từ bảng thống kê ta có thể rút ra kết luận gì về hình thức văn bản ND ? (Kh)
 HS: Hình thức của các VBND được trình bày dưới những hình thức văn bản đa dạng (Tác phẩm văn chương có ít nhiều hư cấu, thư, bút ký, hồi ức, thông báo, công bố, xã luận) bằng các phương thức biểu đạt khác nhau.
 T : Qua việc tìm hiểu các phương thức biểu đạt ở các Văn BND đã học, em thấy các văn bản này có đặc điểm gì ? (Kh)
 HS: Cũng giống các văn bản tác phẩm văn học, VBND thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp những phương thức biểu đạt để tăng thêm sức thuyết phục.
 T : Hãy lấy một vài ví dụ minh hoạ ? (G)
 HS: + Cuộc chia tay của những con búp bê : Tự sự + miêu tả.
	+ Động Phong nha, ca Huế trên sông Hương: Thuyết minh + miêu tả.
	+ Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử: Tự sự + miêu tả + biểu cảm.
	+ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, tuyên bố ... : Nghị luận + biểu cảm.
	+ Ôn dịch, thuốc lá : Thuyết minh + nghị luận + biểu cảm.
 T : Hãy tìm những yếu tố biểu cảm và phân tích tác dụng của nó trong VB Ôn dịch, thuốc lá ? (G)
 HS: Yếu tố biểu cảm không chỉ thể hiện ở những câu bộ ...  gì ?
 - Điền vào bảng tổng kết.
Khởi ngữ
Tình thái
Cảm thán
Phụ chú
Gọi - đáp
- Xây cái làng ấy 
- Dường như
- Vất vả quá
- Những người người con gái sắp xa ta, không biết bao giờ gặp ta nữa hay nhìn ta như vậy.
- Thưa ông
	*Bài tập 2 :
 	 Viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu, trong đó có 1 câu chứa khởi ngữ, một câu chứa thành phần tình thái.
 T : Chủ đề/ đề tài mà đoạn văn cần phải đảm bảo là gì ? (Kh)
 HS: + Đề tài: - Giới thiệu giá trị nghệ thuật, nội dung cơ bản của truyện ngắn.
 - Các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết chặt chẽ.
 T : Làm thế nào để viết được câu văn có TP khởi ngữ và TP tình thái ?(G)
 HS: + Có thể dùng thành phần khởi ngữ để nêu đề tài về nghệ thuật - nội dung :
	* Về nghệ thuật....
	* Về nội dung....
	+ Dùng câu có thành phần tình thái để thể hiện sự đánh giá của em đối với truyện ngắn này.
	=> Học sinh viết đoạn văn - gọi học sinh đọc đoạn văn của mình - nhận xét - chữa lỗi (nếu có).
 VD: “Mở đường tinh anh và tài năng đã đi được xa nhất”.Đây chính là lời nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc về nguyễn Minh Châu. Dường như, tác phẩm “ Bến quê” đã thể hiện cái nhìn của tác giả về cuộc sống, đời sống thề sự nhân sinh hàng ngày. Truyện là những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự tôn trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương xứ sở.
 II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn: (15’)
 T : Hãy nêu đặc điểm của liên kết câu và liên kết đoạn văn ? 
 HS: - Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
	+ Về nội dung : các câu, các đoạn phải phục vụ cùng một chủ đề ( liên kết chủ đề ). Các câu, các đoạn phải xắp xếp theo một trình tự hợp lý (liên kết lô gích).
	+ Về hình thức : Các biện pháp liên kết :
Phép liên kết
 Cách thực hiện
- Lặp từ ngữ 
Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước 
- Đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng 
- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép thế 
 - Sử dụng ở câu dứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép nối 
 - Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
 T : Liên kết câu và liên kết đoạn văn hoàn toàn giống nhau. Chỗ khác nhau chỉ là : 2 câu có liên kết với nhau cùng nằm trong một đoạn văn hay nằm ở hai đoạn văn khác nhau.
 * Bài tập 1 :
 T : Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập ? (Tb)
 T : Xác định phép liên kết trong các đoạn văn ? 
 - Học sinh thảo luận nhóm - đại diện nhóm trình bày.
	 * Đoạn văn a : - Nhưng. nhưng rồi, và = phép nối.
	 * Đoạn văn b : Cô bé ( 1 ) - Cô bé ( 2 ) = Phép lặp từ ngữ.
	 Cô bé ( 2 ) - Cô bé ( 3 ) = Phép thế.
	 * Đoạn văn c : Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa = Phép thế.
 * Bài tập 2 : Bảng tổng kết về các phép liên kết đã học.
GV treo bảng phụ cho học sinh điền kết quả vào bảng.
Phép liên kết
Lặp từ ngữ 
Đồng nghĩa 
Thế 
Nối 
Từ ngữ
tương ứng
Cô bé - cô bé
Cô bé - nó
"Bây giờ...nữa
Nhưng - và 
Nhưng rồi 
 c) Củng cố - luyện tập( 2’)
 HS: đọc phần bài tập của mình.
 d) Hướng dẫn học sinh học ở nhà ( 1’)
 - Học bài nắm được các khái niệm về khởi ngữ, các thành phàn biệt lập liên kết câ7 và liên kết đoạn văn
 - Đọc và chuẩn bị phần còn lại tiết sau học tiếp.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Về thời gian:....
Về nội dung: 
Về phương pháp:..
==========================
Ngày soạn : ./. / 2013 Ngày dạy : ./2013 Dạy lớp: 9B
 Tiết, 139. Tiếng Việt : 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ( tiếp)
1. Mục tiêu bài dạy. 
 	a) Về kiến thức: Hệ thống hoá lại các vấn đề đã học trong học kỳ II : Khởi ngữ, các TP biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.
	b) Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tổng hợp và hệ thống hoá một số kiến thức về phần tiếng việt. Vận dụng các kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
	c) Về thái độ: GD HS có ý thức học bộ môn. 
2. Chuẩn bị của GV và HS. 
 a) GV: Soạn giáo án, SGK, SGV.
 b) HS: Soạn bài, SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định t/c: sĩ số lớp 9B:/ Vắng:.
 a) Kiểm tra: ( 5’) khởi ngữ là gí?cho ví dụ minh hoạ? Sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy ( hay độ chín chắn )?
 - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước cn để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
 VD: Vậy! ông giáo dạy phải! đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
 - Xếp sếp các từ theo trình tự sau:
 + Dường như, hình như, có vẻ là, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chác chắn. 
	 * Giới thiệu bài: ( 1’) 
Các em đã học một số kiến thức cơ bản về Tiếng Việt trong tiết học trước, tiết học này - chúng ta cùng ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức TV còn lại.
 b) Dạy nội dung bài mới :
 * Bài tập 3 :( 6’)
	- Đọc lại đoạn văn của mình.
	- Chỉ ra sự liên kết về nội dung giữa các câu trong đoạn văn : có phục vụ cùng chủ đề không ? Sắp xếp trình tự các câu văn có hợp lý không ?
 HS: Về nội dung: đoạn văn trên phục vụ cho chủ đề chung: Bến quê là một câu truyện về cuộc đời.
 - trình tự sắp xếp các câu văn hợp lí.
	 - Về hình thức : dùng phép liên kết nào ?
 HS: các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau gồm các thành phàn khởi ngữ, thành phần tình thái.
	 III. Nghĩa tường minh và hàm ý : ( 30’)
 T : Hãy phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý ? Điều kiện để sử dụng hàm ý ? 
	- Nghĩa tường minh : Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
	- Hàm ý : Là phần thông báo tuy không diễn đạt trực tiếp tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
	- Điều kiện để sử dụng hàm ý :
	+ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
	+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán được hàm ý.
 * Bài tập 1 : Truyện cười : Chiếm hết chỗ.
 T : Gọi học sinh đọc truyện ? (Tb)
 T : Người ăn mày muốn nói điều gì ? (Kh)
	- Câu : Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ cả rồi ! => người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với người nhà giàu rằng : "Địa ngục là chỗ của các ông (người nhà giàu) ".
 * Bài tập 2 : 
 T : Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập ? (Tb)
 T : Tìm hàm ý của câu này ?
	a) Câu : Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp. 
	- Hàm ý : + Đội bóng huyện chơi không hay.
	 + Tôi không muốn bình luận về việc này.
	- Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ.
	b) Câu : Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn.
	Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
 c) Củng cố, luyện tập : (2') 
	Kết hợp trong tiết học 
 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà : (2') 
- Học bài, nắm các kiến thức cơ bản về Tiếng Việt. Liên hệ thực tế sử dụng câu có hàm ý.
- Bài tập.
- Soạn : Luyện nói : Nghị luận về một đoạn thơ - bài thơ.
 Lập dàn ý đề bài đã cho 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Về thời gian:....
Về nội dung: 
Về phương pháp:..
Ngày soạn:/2013 Ngày giảng : ..2013 Dạy lớp: 9B
 Tiết 140. Tập làm văn: 
LUYỆN NÓI : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
1. Mục tiêu bài dạy. 
 	a) Về kiến thức: Có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đảnh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
	b) Về kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	 c) Về thái độ: DGHS có ý thức tham gia luyện nói. 
2. Chuẩn bị của GV và HS. 
a) GV : Soạn giáo án, SGK, SGV.
b)HS : Soạn bài, SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy. 
 * Ổn định t/c: Sĩ số lớp: 9B./ Vắng:
 a) Kiểm tra bài cũ ( 2’): (Việc chuẩn bị bài của học sinh -> Nhận xét) 
	* Giới thiệu bài: (1’) 
Các em đã được học cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập cách trình bày một vấn đề trước đông người ở kiểu bài này.
 b) Dạy nội dung bài mới :
I. Đề bài : (1')
 T : Gọi học sinh đọc đề bài ? (Tb) 
	Bếp lửa sưởi ấm một đời - Bàn về bài thơ " Bếp lửa " của Bằng Việt.
II. Tìm hiểu đề : (3')
 T : Xác định những yêu cầu đề ? (Kh)
	+ Kiểu văn bản : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	+ Nội dung : Bếp lửa - tình cảm với bà.
	+ Phạm vi : Bếp lửa - Bằng Việt.
III. Dàn bài : (11')
 T : Phần mở bài cần trình bày những ý gì ? (Tb) 
	1. Mở bài :
	- Giới thiệu tác giả : Bằng Việt (1941) thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông trong trẻo, mượt mà...
	- Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên đang du học tại Liên Xô.
	- Nhận xét đánh giá về tác phẩm : Bài thơ hay - Nổi bật hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh và tình cảm bà - cháu.
	2. Thân bài :
 T : Thân bài cần trình bày mấy luận điểm ? Đó là những luận điểm nào ? Các luận điểm cần đưa ra những luận cứ nào ? (Kh)
	 * Hình ảnh bếp lửa ở đầu bài thơ hiện lên trong hồi tưởng của tác giả là hình ảnhgần gũi thân quen - gợi nhớ về bà.
	- Từ hình ảnh bếp lửa - Nhà thơ nhớ lại cả một thời thơ ấu bên bà.
	+ Tuổi thơ có bóng đen của nạn đói năm 1945 cháu quen mùi khói.
	+ Tuổi thơ có mối lo giặc tàn phá xóm làng trong những năm kháng chiến chống Pháp - bà cưu mang dạy dỗ, chăm lo cho cháu.
	- Hình ảnh bếp lửa - bà - gợi nhớ tiếng chim tu hú - gợi ra tình cảnh vắng vẻ của hai bà cháu.
	- Hình ảnh "Một ngọn lửa" - là sức sống, là tấm lòng, là niềm tin, tình yêu thương không gì dập tắt nổi.
	-> Tình cảm sâu nặng của cháu với bà, hướng về bà.
	 * Suy ngẫm về bà và hình ảnh " Bếp lửa "
	- Người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà với những phẩm chất cao đẹp :
	- Bếp lửa còn được bà nhóm lên bằng cả tấm lòng, tình yêu thương, niềm tin.
	- Đứa cháu đã đi xa nhưng vẫn không nguôi quên ngọn lửa tấm lòng bà - nâng bước người cháu trên suốt chặng đường dài.
	3. Kết bài : 
 T : Kết bài cần đảm bảo ý gì ? (Kh)
	- "Bếp lửa" của Bằng Việt đã gợi lên một tình cảm đẹp: Tình bà cháu 
 - Còn gợi ra những ý nghĩa sâu xa - gắn liền với tình cảm đất nước.
IV. Luyện nói : ( 28' )
	- GV nêu yêu cầu nói :
	+ Bài nói cần bám sát đề bài.
	+ Trình bày theo dàn ý đã chuẩn bị - bổ sung : chú ý liên kết giữa các phần : mở bài - thân bài - kết luận.
	+ Tìm cách nói sao cho truyền cảm, thu hút được sự chú ý của người nghe, không đọc bài viết.
	-> Để tạo nên tính truyền cảm, hấp dẫn của bài nói cùng với nội dung cần chú ý đến ngữ điệu, tốc độ nhanh chậm, cách lên xuống giọng, cách nhấn mạnh phải linh hoạt phù hợp với nội dung đang nói và thể hiện được tình cảm của mình.
	- Gọi học sinh trình bày : Mỗi học sinh trình bày một phần, một luận điểm - Gọi 1 học sinh trình bày toàn bài.
	- Học sinh nhận xét - giáo viên nhận xét - Sửa lỗi.
 c) Củng cố, luyện tập : 
	Kết hợp trong giờ học 
 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà : (2') 
- Ôn tập cách làm ... tập nói theo nhóm ở nhà.
 - Chuẩn bị : Bài 28.
	- Soạn : Những ngôi sao xa xôi. 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Về thời gian:....
Về nội dung: 
Về phương pháp:..
==========================

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29 39.doc