Tuần 35
TIẾT 166: TỔNG KẾT VĂN HỌC
A. Mục tiêu cần đạt.
- Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại, nội dung và những nét tiêu biểu về nghệ thuật của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9.
1. Kiến thức:
- Những kiến thức ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.
- Một số khái niệm liên quan đến thể loại Văn học Việt Năm đã học.
2. Kỹ năng:
- Hệ thống hoá những tri thức đã học về thể loại văn học gắn với từng thời kỳ.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk, 2 bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp: Tổng hợp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Sĩ số: 9B
2. Kiểm tra.
- Việc chuẩn bị cho bài tổng kết văn học đã yêu cầu ở những tiết trước.
3. Bài mới.
Đây là bài tổng kết văn học với nội dung rất rộng của toàn cấp trung học cơ sở về phần văn bản của 2 tiết tổng kết.
* Hoạt động 2: Nội dung tổng kêt.
Ngày soạn: 26/04/2013 Giảng: Tuần 35 TIẾT 166: TỔNG KẾT VĂN HỌC A. Mục tiêu cần đạt. - Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại, nội dung và những nét tiêu biểu về nghệ thuật của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9. 1. Kiến thức: - Những kiến thức ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam. - Một số khái niệm liên quan đến thể loại Văn học Việt Năm đã học. 2. Kỹ năng: - Hệ thống hoá những tri thức đã học về thể loại văn học gắn với từng thời kỳ. B. Chuẩn bị. - GV: Giáo án, Sgk, 2 bảng phụ. - HS: Chuẩn bị bài. - Phương pháp: Tổng hợp. C. Tiến trình lên lớp. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. Tổ chức: Sĩ số: 9B 2. Kiểm tra. - Việc chuẩn bị cho bài tổng kết văn học đã yêu cầu ở những tiết trước. 3. Bài mới. Đây là bài tổng kết văn học với nội dung rất rộng của toàn cấp trung học cơ sở về phần văn bản của 2 tiết tổng kết. * Hoạt động 2: Nội dung tổng kêt. Hoạt động của thầy & trò Nội dung kiến thức Gv hướng dẫn hs lập bảng theo mẫu: Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị ở nhà học sinh nêu rõ yêu cầu của 4 câu hỏi và trả lời được theo sự chuẩn bị của mình? Nhìn vào bảng thống kê đã chuẩn bị Văn học việt Nam tạo thành từ những bộ phận nào? (văn học dân gian và Văn học Viết) Giáo viên yêu cầu đọc sách giáo khoa trang 187 và chốt lại được những ý chính. - Văn học dân gian được hình thành và phát triển như thế nào? Là tiếng nói cuả ai? được lưu truyền ntn? Vai trò của Văn học dân gian? Thể loại của Văn học dân gian? Kể tên các Tác phẩm văn học dân gian (theo thể loại) mà em đã được học? Học sinh đọc mục 2 trang 188. Văn học viết được phân chia thời gian như thế nào? Cho ví dụ các tác phẩm cụ thể? I. Thống kê các văn bản đã học từ lớp 6 - 9. 1. Văn học dân gian. 2. Văn học trung đại Việt Nam. 3. Văn học hiện đại Việt Nam. * Văn học dân gian: Hs tự điền vào chổ trống kiến thức đã học) Thể loại Văn bản Định nghĩa Truyện Con rồng cháu tiên Truyền thuyết: * Văn học trung đại (Hs tự điền vào chổ trống kiến thức đã học) Thể loại Tên văn bản Thời gian Tác giả Nội dung nghệ thuật Truyện Kí Con hổ có nghĩa 1997 Vũ Trinh Mượn truyện loài vật dể nói chuyện con người, đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. * Văn học hiện đại. (Hs tự điền vào chổ trống kiến thức đã học) Thể loại Tên văn bản Thời gian Tác giả Nội dung nghệ thuật A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam. Nền Văn học Việt Nam ra đời, tồn tại phát triển cùng với sự vận động của lịch sử dân tộc; phản ánh tâm hồn tư tưởng, tính cách của con người Việt Nam. Phong phú về số lượng tác phẩm, đa dạng về thể loại. I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam. - Văn học Việt Nam được tạo thành từ hai bộ phận lớn: Văn học dân gian, văn học viết. 1. Văn học dân gian. - Được hình thành từ thời xa xưa và tiếp tục được bổ sung phát triển trong các thời kỳ lịch sử tiếp theo; nằm trong tổng thể văn hoá dân gian. - Là sản phẩm của nhân dân được lưu truyền bằng miệng. - Có vai trò nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ của nhân dân là kho tàng cho văn học viết khai thác, phát triển. Tiếp tục phát triển trong suốt thời kì trung đại khi văn học viết đã ra đời. -Về thể loại: Phong phú. 2.Văn học viết. Ra đời thế kỉ X. Thành phần: VH chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. - Văn học Hán: (TK X-X I X) Tiếp thu yếu tố văn học Trung Hoa nhưng mang tinh thần dân tộc. Ví dụ: Chiếu dời đô, Nam quốc Sơn Hà, Hịch tướng sĩ. Nước Dại Việt ta, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu ... - Văn học chữ Nôm (thế kỉ XIII). Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương (chữ Nôm). Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Đình Chiểu Đoàn Thị Điểm... - Văn học chữ Quốc ngữ (Thế kỉ XVIII). Ví dụ: Muốn làm thằng cuội (Tản Đà), Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) Nội dung bảng phụ. Bảng 1: Thống kê tác phẩm. Lớp Văn học dân gian (thể loại) Văn học trung đại (thể loại) Tác giả Văn học hiện đại (thể loại) Tác giả 6 Con rồng cháu tiên Con hổ có nghĩa (truyện ngắn chữ Hán) Vũ Trinh Cây tre Việt Nam (1956; trích Tuỳ bút-Thuyết minh phim) Thép Mới 7 8 0 9 0 Bảng 2: ( Hệ thống ở câu 2, câu 4). TT Tên thể loại Định nghĩa 1 Truyền thuyết Là truyện ngắn bấưt nguồn từ thần thoại cổ đã đượclịch sử hoá gắn với một thừ đại lịch sử. 2 3 * Hoạt động 4. Củng cố, hướng dẫn về nhà. 4. Củng cố: - Khái quát nội dung bài ôn tập. - Nhận xét giờ. 5. Hướng dẫn về nhà: + Học bài. + Hoàn thành 5 bài tập luyện tập. + Chuẩn bị cho tiết 2. _____________________________________________ Ngày soạn:22/04/2013 Giảng: TIẾT 167: TỔNG KẾT VĂN HỌC (TIẾP) A. Mục tiêu cần đạt. - Tiếp tục giúp Hs nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại, nội dung và những nét tiêu biểu về nghệ thuật của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9. 1. Kiến thức: - Những kiến thức ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam. - Một số khái niệm liên quan đến thể loại Văn học Việt Năm đã học. 2. Kỹ năng: - Hệ thống hoá những tri thức đã học về thể loại văn học gắn với từng thời kỳ. B. Chuẩn bị. - GV: Giáo án, Sgk. - HS: Chuẩn bị bài. - Phương pháp: Tổng hợp. C. Tiến trình lên lớp. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. Tổ chức: Sĩ số: 9B 2. Kiểm tra. - Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam? - Những nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam? 3. Bài mới. * Hoạt động 2: Nội dung tổng kết. Hoạt động của thầy & trò Nội dung kiến thức Học sinh đọc mục II trang 189? Văn học Việt Nam được chia mấy thời kỳ lớn (3 thời kì)? cụ thể về thời gian và nội dung phản ánh? Lấy ví dụ cụ thể các tác phẩm? Giáo viên : Hướng dẫn +Thời kì 1: Các Tác phẩm văn học trung đại: +Thời kì 2: Văn thơ yêu nước và Cách mạng; văn học 1930- 1945? +Thời kì 3: Văn học hiện đại chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng đất nước và sau 1975? Học sinh đọc mục III trang 191. Về nội dung qua các Tác phẩm văn học Việt Nam đã phản ánh lên nội dung lớn là gì? Về nghệ thuật có gì đặc sắc? +Chú ý: Về vẻ đẹp giản dị, tinh tế qua cách thể hiện? +Tên cụ thể cảu các tác phẩm? Hs đọc ghi nhớ. * Hoạt động 3: Luyện tập. -Yêu cầu trả lời 5 bài tập trang 193, 194. + Chú ý ở bài tập : Có 1 số điểm khó sử ảnh hưởng trên nhiều phương diện: Thể loại, chủ đề, cốt chuyện , nhân vật , hình ảnh, chi tiết... Ví dụ: Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương; bài thơ Con Cò (Chế lan Viên); thơ Nguyễn Du. II.Tiến trình lịch sử Văn học Việt Nam. - Văn học Việt Nam phát triển trong sự gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc. - Văn học Việt nam (chủ yếu nói về văn học viết). Trải qua 3 thời kì lớn: + Từ đầu thế kỷ X ® Cuối thế kỷ XIX + Từ thế kỷ XX ® 1945 + Từ sau cách mạng tháng 8/1945 ® nay. - Thời kì thứ ba chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1945®1975. + Từ sau 1975®nay. III. Mấy nét đặc săc nổi bật của văn học Việt Nam. 1.Về nội dung. -Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng là một nội dung tư tưởng đậm nét, xuyên suốt. -Tinh thần nhân đạo. - Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan. 2. Về nghệ thuật. - Các Tác phẩm văn học không phải là hướng tới sự bề thế đồ sộ phi thường mà là vẻ đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị, vẻ đẹp ở ngôn từ trong thơ và văn xuôi. - Thơ Nôm kết tinh cao nhất là Truyện Kiều. - Văn xuôi truyện ngắn phong phú và đặc sắc hơn. IV. Tổng kết. Ghi nhớ . Sgk Tr 194. * Luyện tập. * Hoạt động 4. Củng cố, hướng dẫn về nhà. 4. Củng cố : - Khái quát nội dung tổng kết. - Nội dung phần ghi nhớ. 5. Hướng dẫn về nhà: + Học, hiểu và vận dụng các yêu cầu đã tổng kết ở 2 tiết. + Học thuộc các phần ghi nhớ. + Hoàn thành tiếp câu hỏi còn lại. __________________________________________________ Ngày soạn:22/04/2013 Giảng: TIẾT 167: TỔNG KẾT VĂN HỌC (TIẾP) A. Mục tiêu cần đạt. - Tiếp tục giúp Hs nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại, nội dung và những nét tiêu biểu về nghệ thuật của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9. 1. Kiến thức: - Những kiến thức ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam. - Một số khái niệm liên quan đến thể loại Văn học Việt Năm đã học. 2. Kỹ năng: - Hệ thống hoá những tri thức đã học về thể loại văn học gắn với từng thời kỳ. B. Chuẩn bị. - GV: Giáo án, Sgk. - HS: Chuẩn bị bài. - Phương pháp: Tổng hợp. C. Tiến trình lên lớp. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. Tổ chức: Sĩ số: 9B 2. Kiểm tra. - Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam? - Những nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam? 3. Bài mới. * Hoạt động 2: Nội dung tổng kết. Hoạt động của thầy & trò Nội dung kiến thức Thế nào là thể loại văn học? Sáng tác văn học có những loại nào? Ví dụ: Loại trữ tình, có nhiều thể đó là thơ, tuỳ bút ... VH dân gian bao gồm những thể loại nào? Nêu định nghĩa? Nhận xét đặc điểm của thể cổ phong? Học sinh đọc thể thơ Đường luật trang 16. Các thể thơ nguồn gốc dân gian bao gồm? -Đặc điểm của các thể thơ đó? Cho ví dụ minh hoạ? Các truyện, kí trong văn học trung đại hản ánh lên những nội dung gì? Nghệ thuật thể hiện như thế nào? Truyện thơ Nôm viết ở thể thơ gì? Được chia làm mấy loại? Cho ví dụ cụ thể? Các dạng thể văn nghị luận? Đọc khái niệm về các dạng thể đó. mục. Các thể loại của văn học hiện đại. Sự đổi mới của thơ hiện đại là gì? Hs đọc to ghi nhớ. * Hoạt động 3: Luyện tập. Các nội dung về thể loaị văn học đã tổng kết ở tiết 2. Câu hỏi 2,3,4, 5 chia Hs theo 4 nhóm đề thảo luận và trình bày 4 câu hỏi. B. Sơ lược về một số thể loại văn học. - Là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một loại hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống. - Sáng tác văn học thuộc ba loại: Tự sự, trữ tình và kịch. Ngoài ra còn có loại nghị luận, chủ yếu sử dụng phương thức lập luận. - Loại rộng hơn thể, loại bao gồm nhiều thể. I. Một số thể loại văn học dân gian. -Tự sự dân gian: gồm các truyện thần thoại, cổ tích. Truyện cười, ngụ ngôn ... - Trữ tình dân gian: Ca dao, dân ca ... - Sân khấu: Chèo và Tuồng. kịch, rối ... Ngoài ra tục ngữ coi là một dạng đặc biệt của nghị luận. II. Một số thể loại văn học trung đại. 1. Các thể thơ. a. Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc. Có 2 loại chính: - Cổ phong. - Đường luật. + Thể cổ phong: Không cần tuân theo vần, niêm, luật, chữ, số câu trong bài thơ. Ví dụ: Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi, Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng Trần Côn). + Thể Đường luật: Quy định khá chặt chẽ từ thời nhà Đường: về thanh, đối, số câu, số chữ, cấu trúc thể hiện nhiều dạng. Ví dụ: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương ... b. Các thể thơ có nguồn gốc dân gian. - Thể thơ lục bát để sáng tác truyện thơ Nôm Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du. - Thể song thất lục bát Ví dụ: Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn. 2. Các thể truyện, kí. - Kể về các nhân vật lịch sử, các anh hùng, về phụ nữ; có truyện còn mang yếu tố kì ảo tưởng tượng. Ví dụ: Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác... - Nghệ thuật có loại đậm nét hoang đường, tưởng tượng, kì ảo, có loại kể về các anh hùng, triều đại theo lối chương hồi. 3.Truyện thơ Nôm. -Viết chủ yếu là thơ lục bát, có cốt truyện, nhân vật...giàu chất trữ tình. -Truyện thơ nôm gồm 2 loại: + Bình dân (khuyết danh). + Bác học đỉnh cao là kiệt tác truyện Kiều của Nguyễn Du. 4. Một số thể văn nghị luận. - Các dạng thể: Chiếu, biểu, hịch, cáo có sự kết hợp giữa tư tưởng lí lẽ với tình cảm, cảm xúc, lập luận chặt chẽ với hình ảnh phong phú, ngôn ngữ biểu cảm. - Ví dụ: Chiếu dời Đô (Lí Công Uẩn), Hịch Tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi) III. Một số thể loại văn học hiện đại. -Thể truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) được phát triển. -Thể tuỳ bút in đậm dấu ấn của chủ thể sáng tác giàu biểu cảm. - Thơ hiện đại, tính từ thơ mới (1932-1945) có nhiều dạng thể; thơ tự do xuất hiện và phát triển có nhiều thành công. ®Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng cảm xúc mà còn đổi mới về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ. C. Tổng kết. Ghi nhớ. Sgk Tr 201. * Luyện tập: * Hoạt động 4. Củng cố, hướng dẫn về nhà. 4. Củng cố: - Khái quát toàn bộ nội dung tổng kết. - Nội dung phần ghi nhớ. 5. Hướng dẫn về nhà: + Học, hiểu và vận dụng các yêu cầu đã tổng kết . __________________________________________________ Ngày soạn:22/04/2013 Giảng: TIẾT 169: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT. A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: - Nhận biết được kết quả của các bài kiểm tra văn về thơ truyện hiện đại, những ưu điểm, những lỗi đã mắc về nội dung và hình thức bài viết. -Thấy được lỗi và có phương hướng khắc phục và sửa chữa các lỗi đã mắc trong khi làm bài, viết lại những đoạn văn. - Một lần nữa có dịp ôn lại kiến thức về thơ tuyện hiện đại Việt Nam. B. Chuẩn bị. - Kết quả bài làm của 2 bài: Điểm số và những nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh. - Phương pháp: Trao đổi, thảo luận. C. Tiến trình lên lớp. * Hoạt động 1: Khởi động. 1.Tổ chức. Sĩ số: 2. Kiểm tra. Không kiểm tra đầu giờ. 3. Bài mới. * Hoạt động 2: Nội dung. Hoạt động của thầy & trò Nội dung kiến thức - Gv yêu cầu hs lần lượt nhớ lại từng đề bài. GV nêu vắn tắt yêu cầu đề. GV nêu vắn tắt yêu cầu đề phần kiểm tra về truyện. Gv nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài viết. - GV cho HS đọc để rút kinh nghiệm chung. I. Đề bài. Phần I. Trắc nghiệm. Phần II. Tự luận. (Tiết 129 - phần thơ và Tiết 155 - phần truyện). II. Phân tích đề, lập dàn ý. A. Phần thơ. Phần trắc nghiệm:(3 điểm) - Câu 1, 2, 4, 5 mỗi ý đúng được 0,5 điểm. - Câu 3 mỗi ý đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D B 1 - c 2 - a 3 - b 4 - d A Thanh Hải Phần tự luận: ( 7 điểm ). Câu1: (2 điểm) - Mỗi câu thơ chép đúng được 1 điểm. - Chép đúng được 2 câu thơ có từ “trăng”. Ví dụ: + Đầu súng trăng treo ( Đồng chí – Chính Hữu). + Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe Đêm thở sao lùa nước Hạ Long. (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận). + Bác nằm trong giấc ngủ bình yên giữa một vầng trăng sáng dịu hiền. (Viếng lăng Bác - Viễn Phương). + Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. (Ánh Trăng – Nguyễn Duy). Câu 2: (5 điểm) a. Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung đoạn trích. b. Thân bài: - Chỉ ra và phân tích nghệ thuật: + Sử dụng thành công điệp ngữ: Ta, ta làm. + Sử dụng hình ảnh thiên nhiên chân thực. - Đáng giá nội dung: + Khát vọng sống cao đẹp được cống hiến cho đời. + Thể hiện nhân sinh quan cao đẹp. c. Kết bài: - Đánh giá lại nội dung, nghệ thuật đoạn thơ. B. Phần truyện. Phần trắc nghiệm:(2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án c a 1 - e 2 - c 3 - a 4 - b d a b b d Phần tự luận: ( 8 điểm ). Câu1: (2 điểm). Mỗi ý 1 đ + Trích từ văn bản “Những ngôi sao xa xôi”, sáng tác năm 1971. + Ba cô gái đó là: Phương Định, Nho, Chị Thao. Câu 2: (6 điểm). + Cảm nhận đúng về nhân vật Phương Định. + Nhân vật có cá tính, sống chân thực. + Tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm: (yêu mến những người trong tổ và cả đơn vị; yêu mến và cảm phục những người mà cô gọi họ qua trọng điểm vào chiến trường ). + Hồn nhiên, đầy nữ tính, nhưng cũng rất can đảm, hay quan tâm đến hình thức, mơ mộng, hay nhớ về kỉ niệm. + Qua nhân vật Phương Định để hiểu về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. III. Nhận xét. 1. Ưu điểm. - Bố cục: Nhiều bài viết tốt: Thảo, Vân, Nga, Trang... - Biết liên kết giữa các phần, giữa các đoạn, cảm thụ được văn bản thơ, truyện. - Diễn đạt tương đối lưu loát, không mắc nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả ... - Trình bày khá sạch đẹp. 2. Nhược điểm. - Một số em viết bài còn sơ sài chưa thật cố gắng: Thành, Quỳnh... - Diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng: Sơn, Nghĩa 3. Sửa lỗi. Giáo viên hướng dẫn các em sửa một số lỗi cơ bản. - Học sinh soát lại bài viết của mình và tự sửa lỗi. * Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà. 4. Củng cố : - Nhận xét tiết trả bài. - Kiểm tra lại việc sửa lỗi của học sinh.. 5. Hướng dẫn về nhà: + Tự xem xét sửa lại những đoạn đã mắc lỗi. + Đọc các tác phẩm hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 9. __________________________________________________ Ngày soạn: 22/04/2013 Giảng: TIẾT 170: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: - Nhận biết được kết quả bài kiểm tra tiếng việt, chỉ ra những ưu điểm, những lỗi đã mắc phải trong bài viết. -Thấy được lỗi và có phương hướng khắc phục và sửa chữa các lỗi đã mắc trong khi làm bài. - Một lần nữa có dịp ôn lại kiến thức về Tiếng việt đã học. B. Chuẩn bị. - Kết quả bài làm của 2 bài: Điểm số và những nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh. - Phương pháp: Trao đổi, thảo luận. C. Tiến trình lên lớp. * Hoạt động 1: Khởi động. 1.Tổ chức. Sĩ số: 9B 2. Kiểm tra. Không kiểm tra đầu giờ. 3. Bài mới. * Hoạt động 2: Nội dung. Hoạt động của thầy & trò Nội dung kiến thức - Gv yêu cầu hs lần lượt nhớ lại từng đề bài. GV nêu vắn tắt yêu cầu đề. Gv nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài viết. - GV rút kinh nghiệm chung. I. Đề bài. (Tiết 157). Phần I. Trắc nghiệm. (2 điểm). 8 câu. Phần II. Tự luận.( 8 điểm). Câu 1. (2 điểm) Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Câu 2. (3 điểm) Phân tích thành phần câu của các câu sau: a. Chiều nay, tôi và Lan cùng nhau đến nhà Trinh. b. Sông Hồng, con sông lớn nhất miền Bắc, đang bị ô nhiễm. c. Giải một bài toán khó, nó thường suy nghĩ rất lâu. Câu 3. (3 điểm) Hãy tạo ra một cuộc đối thoại, trong cuộc thoại đó có sử dụng một câu văn chứa hàm ý. Em hãy gạch chân câu văn chứa hàm ý đó và chỉ ra nội dung hàm ý ấy là gì? II. Phân tích đề, lập dàn ý. Phần trắc nghiệm:(3 điểm) - Câu 1, 2, 4, 5 mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D C 1 - d 2 - c 3 - a 4 - b B A Phần tự luận: ( 7 điểm ). Câu 1. (3 điểm). Mỗi câu đúng được 1 đ. A. Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối chiếu. B. Câu ghép đẳng lập có quan hệ tương phản. C. Câu ghép chính phụ có quan hệ tương phản. Câu 2. (4 điểm). - Viết đúng đoạn văn, đủ số lượng câu. (1đ). - Đảm bảo nội dung (1đ). - Có ít nhất: + 1 câu chứa thành phần biệt lập (1đ). + 1 câu chứa thành phần khởi ngữ (1đ). III. Nhận xét. 1. Ưu điểm. - Đa số các em học sinh đều biết cách làm bài. -Nhiều bài làm tưng đối tốt: Thương, Thuỳ, Thắng, Nhật, Nghĩa - Diễn đạt tương đối lưu loát, không mắc nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả ... - Trình bày khá sạch đẹp. 2. Nhược điểm. - Một số em viết bài làm còn sơ sài chưa thật cố gắng:Sáng, Duyên, Minh... - Nhiều bàikhi diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, vận dụng chưa tốt. 3. Sửa lỗi. Giáo viên hướng dẫn các em sửa một số lỗi cơ bản. - Học sinh soát lại bài viết của mình và tự sửa lỗi. * Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà. - Lấy điiểm. - Nhận xét tiết trả bài. - Kiểm tra phần chữa bài của học sinh. - Về nhà: + Tập viết đoạn văn dùng các kiến thức phần Tiếng Việt đã học. Ngày tháng 04 năm 2013 Tổ chuyên môn kí duyệt tuần 35
Tài liệu đính kèm: