Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (trích truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (trích truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.

- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm : Nghệ thuật dựng chuyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.

- Có thái độ cảm thông, tôn trọng đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến

B. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, tranh đền thờ Vũ Nương

- HS: Soạn bài, vẽ tranh minh họa cho tác phẩm

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 HĐ 1: Khởi động

a. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế hiện nay?

- Nêu những việc làm mà em biết thể hiện sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương nơi em ở đối với trẻ em.trình bày cụ thể?

- Nêu những liên hệ của bản thân em, những suy nghĩ của em khi được nhận sự chăm sóc và giáo dục đặc biệt của gia đình, nhà trường, xã hội?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (trích truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4	Ngày soạn: 03/9/08
Tiết 16 – 17	Ngày dạy: 09/9/08
Văn bản: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm : Nghệ thuật dựng chuyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.
- Có thái độ cảm thông, tôn trọng đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến
B. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, tranh đền thờ Vũ Nương
- HS: Soạn bài, vẽ tranh minh họa cho tác phẩm
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 HĐ 1: Khởi động
a. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế hiện nay?
- Nêu những việc làm mà em biết thể hiện sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương nơi em ở đối với trẻ em.trình bày cụ thể?
- Nêu những liên hệ của bản thân em, những suy nghĩ của em khi được nhận sự chăm sóc và giáo dục đặc biệt của gia đình, nhà trường, xã hội?
b. Bài mới:
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2:
- H: Nêu một vài nét chính về tác gải Nguyễn Dữ?
(-Xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong (Thế kỉ XVI) vua chúa tranh quyền vị, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến.
- Tác giả có nhân cách cao thượng, từ quan, sống gần gũi với nhân dân. Đó là điều kiện thành công của truyền kì nạn lục).
- H: Em biết gì về tác phẩm “Truyền kì mạn lục”?
- H: Nhân vật chính của những tác phẩm này là ai?
- H: Văn bản có thể chia ra làm mấy phần? Nội dung ?
- HS trả lời, GV khái quát.
- GV hướng dẫn HS đọc(đọc diễn cảm, chú ý các đoạn tự sự), tìm hiểu một vài từ khó trong sgk.
- HS kể lại toàn truyện.
Cả lớp nhận xét.
- GV chuyển ý.
-H: Qua lời giới thiệu của tác giả, em thấy Vũ Nương là người con gái như thế nào?
- H: Vũ Nương cư xử với chồng ra sao? Điều đó có ý nghĩa gì?
- H: Khi chồng đi lính nàng đã mong điều gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? Ở nhà nàng đã làm những việc gì?
- H: Khi bị chồng nghi oan Vũ Nương đã xử sự như thế nào?
- H: Thái độ và hành động của nàng nói lên điều gì?
- H: Đối với mẹ chồng, con, Vũ Nương có thái độ như thế nào?
- H: Qua tất cả những chi tiết đó em thấy Vũ Nương là người phụ nữ như thế nào?
- GV chốt ý. Liên hệ, mở rộng.
(Chuyển tiết 17)
- H: Bản chất Trương Sinh là một người như thế nào?
- H: Lí do gì TS lại nghi ngờ vợ mình không chung thủy? Anh ta đã hành động như thế nào để giải quyết sự nghi ngờ đó?
- H: Em có nhận xét gì về TS?
- H: Thử nghĩ xem có những cách giải thích nào khác về cái chết của nàng Vũ Nương không?
+ Có người nói vì chiến tranh 2 người xa cách.
 + Vì con dại vô tình hại mẹ.
+ Vì chính Vũ Nương yếu đuối.
Hỏi : Vậy theo em thì sao? Cái chết oan nghiệt của VN nói lên điều gì?
- HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời, GV tổng kết
(Có phần trương sinh cả ghen, có chuyện con dại vô tình, có chuyện chiến tranh là điều kiện, có chuyện nàng Vũ bế tắc, bất lực, chi tiết cái bóng nói lên cái ngẫu nhiên vô lí mà quyết định số phận một con người. Nhưng trong khuôn khổ chế độ phong kiến cái chết là tất yếu. Không có ai, không có con đường nào có thể minh oan cho Nàng Vũ bất hạnh.)
- GV chốt, HS ghi 
- H: Tìm những chi tiết thần kì có trong tác phẩm? Ý nghĩa của những chi tiết đó là gì?
- HS thảo luận, phát hiện.
- GV chuyển ý.
- H: Cuộc chiến tranh ở đây có được sự ủng hộ của nhân dân không? Chi tiết nào nói lên điều đó?
- H: Vì sao họ không ủng hộ cuộc chiến? Cuộc chiến tranh đã mang lại cho họ điều gì?
- H: Vũ Nương nói sau khi được giải oan sẽ về lại trần thế nhưng vì sao cuối cùng nàng lại không về? 
- H: Giá trị hiện thực của truyện là gì?
- HS thảo luận trả lời.GV nhận xét.
(Vũ Nương nói sau khi được giải oan sẽ về lại trần thế, nhưng cuối cùng này lại không về. Cách kết thúc truyện như thế nhằm tăng ý nghĩa triết lý của câu truyện. Dù có phẩm hạnh, dù khát khao hạnh phúc trần thế, dù đáng được hưởng hạnh phúc, người phụ nữ trong chế độ phong kiến bấy giờ không thể nào có được hạnh phúc. Cái chết vẫn là kết thúc bi thảm không cứu vãn được. Trần giới không đảm bảo, không đem lại hạnh phúc cho người đàn bà.)
HĐ 3:
- H: Nghệ thuật của tác phẩm có gì đặc sắc? 
- H: Em hãy khái quát lại nội dung của văn bản?
- HS đọc ghi nhớ sgk
HĐ 4
- HS thảo luận trả lời:
- Thân phận tội nghiệp của người phụ nữ.
- Cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- Chế độ xã hội phong kiến tàn khốc.
- Chuyện của người VN(địa danh thật)
I. Đọc – hiểu khái quát.
1. Tác giả - Tác phẩm: 
a.Tác giả:
- Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ 16, quê ở tỉnh Hải Dương.
- Là người học rộng, tài cao, sống ẩn dật
b.Tác phẩm
- “Truyền kì mạn lục”: viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện ngắn, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử của Việt Nam.
- Nhân vật chính là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp ,khao khát hạnh phúc song bất hạnh trong cuộc sống. 
2. Bố cục: 3 phần.
- Từ đầu → lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình: Vẻ đẹp của Vũ Nương.
- Tiếp theo → nhưng việc đã trót qua rồi: nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Còn lại: Ước mơ của nhân dân.
3. Đọc, tìm hiểu chú thích
II. Đọc – hiểu chi tiết
1. Nhân vật Vũ Nương :
- Thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
* Đối với chồng:
- Khi chồng ở nhà:giữ gìn khuôn phép, không bao giờ bất hòa →Giữ gìn hạnh phúc gia đình.
- Khi chồng đi lính xa nhà:
+ Không ham danh lợi, chỉ cầu bình an.
+ Luôn chung thủy, đảm đang, tháo vát, hiếu nghĩa.
- Khi bị chồng nghi oan:
+ Giải thích, phân trần→đau đớn, thất vọng đến tột cùng vì hạnh phúc gia đình không thể hàn gắn lại được.
+ Tìm đến cái chết→ khẳng định sự trong trắng của mình.
* Đối với mẹ chồng: hết lòng chăm sóc, lo ma chay như với cha mẹ đẻ mình.
* Đối với con:yêu thương, chăm sóc
=> Vũ Nương – người phụ nữ đức hạnh, khát khao hạnh phúc nhưng cuộc đời đầy đau khổ, bất hạnh.
2. Hình ảnh Trương Sinh
- Vô học, đa nghi quá mức, ghen tuông vô lí
- Nghi ngờ vợ không chung thủy:
+ Bỏ ngoài tai những lời giải bày của vợ.
+ Đánh đập, đuổi đi
→ Hồ đồ, thô bạo, vũ phu, độc đoán dẫn đến cái chết bi thảm của Vũ Nương.
=> Tố cáo xã hội phụ quyền, bày tỏ niềm thương cảm đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
3. Ước mơ của nhân dân
- Vũ Nương chết rồi nhưng vẫn sống ở dưới nước.
- Phan Lang chết rồi sống lại.
- Vũ Nương hiện về trên dòng sông
=> Ước mơ về một cuộc sống công bằng trong xã hội.
4. Giá trị hiện thực 
- Cuộc chiến tranh không được sự ủng hộ của nhân dân:
+ Trương Sinh bị bắt đi lính(không phải tự nguyện)
+ Lời dặn của hai người phụ nữ trước khi Trương Sinh lên đường.
→ Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm cho gia đình li tán, mẹ TS chết vì nhớ con
- Chế độ xã hội phong kiến không mang lại quyền sống và quyền hạnh phúc cho người phụ nữ.
=> Tố cáo chiến tranh, tố cáo chế độ xã hội đã cướp đi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: Kết thúc truyện sáng tạo, Yếu tố hiện thực – kì ảo, chi tiết hấp dẫn
2. Nội dung: 
+ Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Tố cáo xã hội phong kiến.
* Ghi nhớ sgk
IV.Luyện tập:
- Điều gì em làm thấm thía xúc động nhất khi đọc”Chuyện người con gái Nam Xương”?
- Vì sao nhiều thế kỷ qua từ vua Lê Thánh Tông đến các thế hệ sau này vẫn yêu thích “Chuyện người con gái Nam Xương”
HĐ 5: Củng cố - dặn dò:
 HS làm bài tập trắc nghiệm:
 1. “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết vào thời gian nào?
 a. Thế kỉ XIV. 	 b. Thế kỉ XV
 c. Thế kỉ XVI 	d.Thế kỉ XVII
 2. Câu văn sau nói về nhân vật nào? “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”
 a. Trương Sinh.	b. Mẹ Trương Sinh
 c. Vũ Nương.	d. Phan Lang.
 3. Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của câu văn trên:
 a. Nói lên sự trôi chảy của thời gian.
 b. Miêu tả cảnh thiên nhiên trong nhiều thời điểm khác nhau.
 c. Nỗi buồn nhớ của Vũ Nương trải dài theo năm tháng.
 d. Cho thấy Trương Sinh phải đi lính ở một nơi rất xa.
 * Đáp án: 1 – c ; 2 – c ; 3 – c 
- Về nhà học bài, chuẩn bị “Xưng hô trong hội thoại”
 D. Rút kinh nghiệm. 
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 16,17 tuan 4.doc