I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
-Cảm nhận được vẻ đẹp, ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
-Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
-Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
II-CHUẨN BỊ.
-Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV,bảng phụ, ảnh tác giả
-Học sinh: Xem và chuẩn bị bài, soạn bài
TUẦN 25 Tiết 111-112 Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản: CON CÒ (Hướng dẫn đọc thêm) I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh -Cảm nhận được vẻ đẹp, ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru. -Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ. -Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng. II-CHUẨN BỊ. -Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV,bảng phụ, ảnh tác giả -Học sinh: Xem và chuẩn bị bài, soạn bài III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1 (5’) ²-Khởi động -Ổn định -Kiểm tra bài cũ -Bài mới -Kiểm tra sĩ số lớp HỎI: 1/Để xây dựng hình tượng con cừu, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì? 2/ Hãy nêu hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten? -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét và công bố điểm -Ghi tựa bài lên bảng -Báo cáo sĩ số -Cá nhân trả lời: 1/Với ngòi bút phóng khoáng, vận dụng đặc trưng của thể loại thơ ngụ ngôn, La Phông-ten còn nhân cách hóa cừu:nó cũng suy nghĩ, nói năng và hành động như người. 2/Nhà thơ chọn một con chó sói đói meo, gầy giơ xương đi kiếm mồi, bắt gặp chú cừu non đang uống nước phía dưới dòng suối.Muốn ăn thịt cừu non nhưng che giấu tâm địa của mình, kiếm cớ bắt tội để gọi là “trừng phạt” chú cừu tội nghiệp. - HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe -Ghi vào tập HOẠT ĐỘNG 2 (5’) ²-Đọc và hiểu văn bản I-TÌM HIỂU CHUNG. 1.Tác giả: -Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam thế kỉ 20. -Được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. 2.Tác phẩm: -Bài thơ “Con cò” được sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường-chim báo bão” -Y/c HS đọc chú thích SGK HỎI:Dựa vào chú thích hãy nêu vài nét về: +Tác giả? +Tác phẩm? -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời: +Tác giả:Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam thế kỉ 20. +Tác phẩm:Bài thơ “Con cò” được sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường-chim báo bão”. -GV hướng dẫn học sinh đọc bài thơ:nhịp điệu biến đổi gần với điệu hát ru. -Y/c HS đọc đoạn 1 -GV đọc tiếp đoạn 2 -Y/c HS đọc tiếp đoạn 3 HỎI:Bài thơ được làm theo thể thơ nào? HỎI:Hình tượng bao trùm trong bài thơ là hình tượng nào? Đây là hình tượng được sử dụng phổ biến trong thể loại văn học dân gian nào? HỎI:Trong ca dao, hình ảnh con cò là hình ảnh tượng trưng cho ai và cho lớp người nào trong xã hội? HỎI:Ở bài thơ này, tác giả chỉ tập trung làm nổi bật hình tượng con cò là biểu trưng cho điều gì? HỎI:Bài thơ được chia làm ba đoạn, hãy nêu nội dung chính của mỗi đoạn? -Lắng nghe -Cá nhân đọc -Lắng nghe -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:thể thơ tự do -Cá nhân trả lời:hình tượng con cò được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Trong ca dao hình ảnh con cò khá phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa mà thông dụng nhất là ý nghĩa ẩn dụ. -Cá nhân trả lời:con cò là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp. -Cá nhân trả lời:biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru. -Cá nhân trả lời: +Đoạn 1:Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ. +Đoạn 2:Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, gần gũi cùng con suốt cuộc đời. +Đoạn 3:Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người. II-PHÂN TÍCH. 1.Hình tượng con cò qua những lời hát ru bắt đầu đến với tuổi thơ. -Con cò bay lả, bay la -Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng.. ð thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong ca dao. 2.Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, gần gũi cùng con suốt cuộc đời. ðcò hòa thân trong người mẹ chở che, lo lắng cho con từng giấc ngủ. 3.Suy ngẫm triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người. ðở bên con suốt cuộc đời:Dù ở gần con.yêu con :”Một con cò thôiqua nôi”ð mang âm hưởng lời ru, ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru. -Y/c HS đọc đoạn 1 HỎI:Trong đoạn đầu bài thơ, những câu ca dao nào đã được vận dụng? HỎI:Em hãy tìm những câu ca dao có hình ảnh con cò mang ý nghĩa tương tự? HỎI:Em có nhận xét gì về cách vận dụng ca dao của tác giả? HỎI:Những câu ca dao được gợi lại đó thể hiện điều gì? HỎI:Qua những lời ru của bà, của mẹ, hình ảnh con cò có ý nghĩa, tác dụng như thế nào với tuổi ấu thơ? HỎI:Những câu thơ cuối của đoạn 1 nói lên điều gì? -Y/c HS đọc đoạn 2 HỎI:Hình tượng con cò trong đoạn 2 gắn bó với cuộc đời mỗi người ở những chặng nào? HỎI:Hình tượng con cò khi con ở trong nôi gợi cho em liên tưởng đến ai? HỎI:Khi em đi học thì hình ảnh cò xuất hiện, gần gũi như thế nào? HỎI:Khi con khôn lớn con muốn làm gì? Tại sao người con có ước mơ làm thi sĩ? HỎI:Vậy hình ảnh con cò được xây dựng bởi biện pháp nghệ thuật nào? -Y/c HS đọc đoạn thơ 3 HỎI:Trong đoạn thơ đầu gợi cho em suy nghĩ gì về tấm lòng của người mẹ? -Từ sự thấu hiểu tấm lòng của người mẹ nhà thơ đã khái quát một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc “Con dù lớn vẫntheo con”. HỎI:Em có nhận xét gì về những câu thơ:”Một con cò thôiqua nôi”? -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:hình ảnh con cò đã được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời ru: +Ca dao hát ru +Con cò bay la +Con cò đi ăn đêm -Cá nhân trả lời: +Con cò lặn lội bờ sông.. +Cái cò đi đón cơn mưa +Lặn lội thân cò khi quãng vắng -Cá nhân trả lời:vận dụng ca dao một cách sáng tạo, chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy. -Cá nhân trả lời:thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong ca dao. -Cá nhân trả lời:hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức. Đây là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới con người của những lời ru.Ở tuổi ấu thơ, đưa trẻ chưa thể hiểu và chưa cần hiểu nội dung, ý nghĩa của những lời ru này. Chúng chỉ cần được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác vô thức tình yêu và sự che chở của mẹ. -Cá nhân trả lời:đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống. -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời: +Khi còn trong nôi +Khi đi học +Khi con khôn lớn -Cá nhân trả lời:cò vào trong tổ, hai đứa đắp chung đôi, con ngủ-cò cùng ngủðcò hòa thân trong người mẹ chở che, lo lắng cho con từng giấc ngủ. -Cá nhân trả lời:con theo cò đi học, cò chắp cánh.đôi chânðlà hình tượng người mẹ quan tâm chăm sóc, nâng bước con. -Cá nhân trả lời:thi sĩðđược chắp cánh, viết những vần thơ. -Cá nhân trả lời:liên tưởng, tưởng tượng. -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:ở bên con suốt cuộc đời:Dù ở gần con.yêu con -Lắng nghe -Cá nhân trả lời:mang âm hưởng lời ru, ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru. HOẠT ĐỘNG 3 (5’) III-TỔNG KẾT -Nội dung:ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người. -Nghệ thuật:vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc. HỎI:Qua khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, tác giả nhằm ca ngợi điều gì? HỎI:Em có nhận xét gì về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ? -Cá nhân trả lời:ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người. -Cá nhân trả lời: +Thể thơ:sử dụng thể thơ tự do nhưng có nhiều câu mang dáng dấp thể 8 chữðthể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng, biến đổi.Ở bài thơ, các đoạn thường được bắt đầu từ những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. +Giọng điệu:giọng suy ngẫm, có cả triết líðđiệu ru êm ái, đều đặn. +Về nghệ thuật sáng tạo hình ảnh:vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao, đây là điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo mở rộng của tác giả HOẠT ĐỘNG 4 (5’) ²-Củng cố và dặn dò -Về nhà học bài và chuẩn bị bài Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí cần: +Nắm các đề bài +Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. +Luyện tập -Nhận xét lớp học -Nghe tiếp thu để chuẩn bị
Tài liệu đính kèm: