Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Đồng chí

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Đồng chí

Văn bản: ĐỒNG CHÍ

 (Chính Hữu)

I.Mục tiêu : Giúp HS:

1.Kiến thức:

-Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

-Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ trong bài thơ.

-Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : ngôn ngữ thơ bình dị ,biểu cảm ,hình ảnh tự nhiên,chân thực .

2.Kĩ năng:

-Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.

-Bao quát toàn bộ tác phẩm ,thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.

-Tìm một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu,từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.

3.Thái độ:

- Giáo dục học sinh lòng kính yêu anh bộ đội cụ Hồ

II. Chuẩn bị:

- GV: Đọc văn bản,nghiên cứu tài liệu sách chuẩn kiến thức, Sgk,Sgv,soạn bài.

- HS: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi Sgk, vẽ tranh minh họa.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Đồng chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 	 Ngày soạn: 16/10/2011
Tiết 44	Ngày dạy: 19/10/2011
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
	 (Chính Hữu)
I.Mục tiêu : Giúp HS:
1.Kiến thức:
-Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
-Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ trong bài thơ.
-Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : ngôn ngữ thơ bình dị ,biểu cảm ,hình ảnh tự nhiên,chân thực .
2.Kĩ năng:
-Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
-Bao quát toàn bộ tác phẩm ,thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
-Tìm một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu,từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu anh bộ đội cụ Hồ
II. Chuẩn bị:
- GV: Đọc văn bản,nghiên cứu tài liệu sách chuẩn kiến thức, Sgk,Sgv,soạn bài.
- HS: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi Sgk, vẽ tranh minh họa.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 1.Ổn định lớp 
 2.Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc lòng đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình
*Hoạt động 2:Phương pháp vấn đáp tái hiện 
- HS đọc chú thích sgk.	
- H: Nêu những nét chính về tác giả?
-Học sinh trả lời,giáo viên bổ sung thêm về tác giả
- H: Nêu vài nét về tác phẩm?
 - GV hướng dẫn HS đọc, đọc mẫu - gọi HS đọc.
- HS tìm hiểu các chú thích trong sgk.
HĐ 2:Phương pháp vấn đáp,thuyết trình
,kỷ thuật động não
-HS sáu câu thơ đầu.
- H: Sáu dòng thơ đầu đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng, ,cơ sở ấy là gì?
- HS thảo luận nhóm (3 phút) đại diện nhóm lên ,lớp nhận xét ,bổ sung 
- H: Như vậy, tác giả đã lí giải cơ sở ra đời của tình đồng chí là như thế nào? 
-H :Dụng ý của tác giả khi viết câu thơ thứ 7 là gì?
- HS trả lời. GV nhận xét, bình. Liên hệ.
(Đồng chí ! → Câu chỉ có một từ,dùng dấu chấm cảm tạo nên một nốt nhấn vang lên như sự phát hiện, khẳng định, bản lề gắn kết giữa đoạn một và đoạn hai)
- HS đọc đoạn thơ còn lại.
- H: Tìm những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình cảm giản dị mà sâu sắc của những người đồng chí, đồng đội? Những chi tiết đó nói lên điều gì?
-H:Hình ảnh : Thương nhau ... nắm lấy bàn tay nó lên điều gì?
- H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để nói lên sự giản dị, chân thực mà sâu sắc của tình đồng chí?	 
 - HS thảo luận theo cặp (1 phút) trả lời, lớp nhận xét bổ sung. 
- H: Ba câu cuối gợi cho em những suy nghĩ gì?
- H: Hãy phân tích vẻ đẹp, ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”?
-HS trả lời, -Xem tranh vẽ của học sinh
giáo viên bình giảng
(..Trong bức tranh trên ,nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau ;người lính,khẩu súng,vầng trăng..hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân,phục kích của chính tác giả,ngoài ra hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng ,được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú.Súng và trăng là gần và xa,thực tại và mơ mộng ,chất chiến đấu và chất trữ tình ,chiến sĩ và thi sĩ đó có thể xem là biểu tượng của thơ ca kháng chiến –nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạng..)
-H:Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì
- H: Như vậy, tình đồng chí là tình cảm như thế nào?
- GV - Giáo dục học sinh lòng kính yêu anh bộ đội cụ Hồ
HĐ 3:Phương pháp vấn đáp,khái quát 
- H: Trình bày khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: 
- Nhà thơ – Người chiến sĩ.
- Làm thơ từ năm 1947 viết về người lính và chiến tranh.
2. Tác phẩm:
- Viết năm 1948.Nói về người lính cách mạng thời kì chống Pháp(1946-1954)
- Trích trong tập thơ Đầu súng trăng treo.
3. Đọc, tìm hiểu chú thích:
-Đọc
-Chú thích
II. Phân tích:
1. Cơ sở của tình đồng chí
- Anh cùng Tôi
nước mặn ← quê nghèo → cày lên
đồng chua ↓ sỏi đá
 Ra trận quen nhau
 ↓
 Chung lí tưởng (súng bên súng  chung chăn)
 ▼
 Đồng chí.
=> Đồng chí – là sự gắn kết của những con người cùng cảnh ngộ, cùng lí tưởng.
2.Tình đồng chí giản dị mà sâu sắc:
- Ruộng nương ... ra lính → Sự hiểu biết, cảm thông sâu xa về hoàn cảnh của nhau.
- Áo anh ... không giày → Hình ảnh chân thực cụ thể → Sự gắn bó chia sẻ thiếu thốn, gian lao của người lính
- Thương nhau ... nắm lấy bàn tay → Gắn bó, đồng cảm, họ truyền cho nhau sức mạnh và sự lạc quan.
- Nghệ thuật: cấu trúc sóng đôi, đối ứng; ngôn ngữ bình dị, chân thực; hình ảnh có sức gợi cảm cao.
- Đêm nay .. chờ giặc tới →Sức mạnh tình đồng chí giúp họ vượt qua khắc nghiệt, gian khổ thiếu thốn
- “Đầu súng trăng treo” →-Hiện thực và cảm hứng lãng mạng (liên tưởng phong phú) →Thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ. 
→Sử dụng bút pháp tả thực với lãng mạng một cách hài hòa 
=> Tình đồng chí là tình cảm thiêng liêng, sâu lắng.
II.Tổng kết
- Ghi nhớ Sgk
 4. Củng cố :
-Giaó viên hệ thống lại bài học.
 5.Dặn dò:
 - Học thuộc lòng bài thơ. 
- Trình bày cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật mà em tâm đắc nhất.
 - Chuẩn bị văn bản 
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet46.doc