Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

 (Hướng dẫn đọc thêm)

Văn bản: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ.

(Nguyễn Khoa Điềm)

 I.Mục tiêu : Giúp HS:

1.Kiến thức:

-Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

-Tình cảm bà mẹ Tà-ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương ,đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng .

-Nghệ thuật ẩn dụ ,phóng đại ,hình ảnh thơ mang tính biểu tượng âm hưởng của những khúc ca thiết tha,trìu mến.

2.Kĩ năng bài học :

-Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ hình ảnh mang sắc thái dân gian trong bài thơ .

-Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ ,của tác giả.

- Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước

.3.Thái độ:

- Giaó dục học sinh tình yêu thương mẹ ,tình yêu quê hương đất nước .

II. Chuẩn bị:

 - GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức ,sách giáo khoa +sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để soạn bài.

 - HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1084Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	Ngày soạn: 05/11/2012	 Tiết 58 	 Ngày dạy: 07/11/2012
 (Hướng dẫn đọc thêm) 
Văn bản: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ.
(Nguyễn Khoa Điềm)
 I.Mục tiêu : Giúp HS: 
1.Kiến thức:
-Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
-Tình cảm bà mẹ Tà-ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương ,đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng .
-Nghệ thuật ẩn dụ ,phóng đại ,hình ảnh thơ mang tính biểu tượng âm hưởng của những khúc ca thiết tha,trìu mến.
2.Kĩ năng bài học :
-Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ hình ảnh mang sắc thái dân gian trong bài thơ .
-Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ ,của tác giả.
- Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
.3.Thái độ:
- Giaó dục học sinh tình yêu thương mẹ ,tình yêu quê hương đất nước .
II. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức ,sách giáo khoa +sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để soạn bài.
 - HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
.III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1.Ổn định lớp:
 2 Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc 8 câu thơ đầu bài thơ “Bếp lửa“ Tình cảm của Bằng Việt đối với bà như thế nào ?
 - Đọc 10 câu tiếp theo. Bằng Việt đã nghĩ về bà và quê hương như thế nào ?
 3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
.HĐ 1: Khởi động.Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2:Phương pháp vấn đáp,thuyết trình 
- ?Em biết gì về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm?
- ? Bài thơ khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ được sáng tác vào thời điểm nào?
- HS dựa vào chú thích trong sgk trả lời.
- GV nhận xét và khái quát lại những nét chính về tác giả và tác phẩm
- GV hướng dẫn cách đọc
- HS đọc. GV nhận xét cách đọc của học sinh.
- HS tìm hiểu phần chú thích trong sgk.
- ? Nêu thể loại bài thơ ?
HĐ 3:Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não,phương pháp thuyết trình ,thảo luận theo cặp 
-? Nhan đề của bài thơ có điều gì đặc biệt? (Nó đem lại cho người đọc cảm giác vừa quen thuộc vừa lạ lùng)
- ? Những công việc cụ thể của mẹ ở đây là gì?
- ? Tính chất của công việc đó như thế nào? Mẹ làm tất cả những công việc đó để làm gì?
-HS trả lời,lớp nhận xét
-GV nhận xét,bổ sung 
- ? Hình ảnh nào luôn bên mẹ trong mọi công việc? Qua đó em cảm nhận gì về tấm lòng của mẹ?
-Học sinh thảo luận theo cặp (3 phút)
-Đại diện các cặp trả lời ,lớp nhận xét,bổ sung 
-GV nhận xét,bổ sung, bình giảng và chốt ý.
- ? Lời ru – công việc có quan hệ với nhau như thế nào?
-HS trả lời,lớp nhận xét
-GV nhận xét,bổ sung và bình giảng .
-GV liên hệ thực tế.
?Cho biết hình ảnh nào chứng tỏ con là
 nguồn sống của mẹ?
- ?Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng?
-HS trả lời,lớp nhận xét
-GV nhận xét,bổ sung ,
- ? Tác giả đã gởi gắm điều gì qua những khúc ru?
-HS trả lời,lớp nhận xét
-GV nhận xét,bổ sung và chốt ý.
HĐ 3:Phương pháp vấn đáp,khái quát 
-?Nêu nghệ thuật của bài thơ?
-HS trả lời,lớp nhận xét
-GV nhận xét,bổ sung 
-?Nêu nội dung của văn bản?
-HS trả lời,lớp nhận xét
-GV nhận xét,bổ sung 
Giaó dục học sinh tinh yêu thương mẹ ,tình yêu quê hương đất nước .
? Nêu ý nghĩa văn bản?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả - tác phẩm(sgk)
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
-Đọc
-Chú thích
- Kay: con : danh từ chung
-Cu Tai : Bé trai tên là Tai
3. Thể loại :
- Thơ trữ tình, thể 8 tiếng, vần chân, liền, cách (mang tính chất của một bài hát ru con.)
 II. Phân tích:
1. Hình ảnh người mẹ Tà-ôi.
- Giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán,
→ Tinh thần say mê lao động, góp công sức vào cuộc kháng chiến và niềm tin vào sự thắng lợi của Cách mạng.
=> Tình yêu thương con : thương con, đồng nghĩa với thương bộ đội, nhân dân và đất nước.
2. Những khúc ru và khát vọng của người mẹ.
- Mỗi lời ru – một ước nguyện gắn liền với công việc.
- Điệp ngữ → con là nguồn hạnh phúc ấm áp, gần gũi, thiêng liêng.
=> Tình yêu quê hương, đất nước, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất đất nước.
III. Tổng kết :
1.Nghệ thuật :
-Nghệ thuật ẩn dụ ,phóng đại .
-Liên tưởng độc đáp ,diễn đạt bằng những hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng.
-Sáng tạo trong kết cấu nghệ thật ,tao nên sự lặp lại giống như những giai điệu lời ru ,âm hưởng của lời ru.
2.Nội dung :
-Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngợi ca tình cảm thắm thiết và cao đẹp của bà mẹ Tà –ôi dành cho con ,cho quê hương ,đất nước trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
*Nêu ý nghĩa văn bản :Bài thơ ca ngợi tình cảm thắm thiết và cao đẹp của bà mẹ Tà –ôi dành cho con ,cho quê hương ,đát nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước . 
*Ghi nhớ sgk.
4.Củng cố 
 - GV hệ thống lại toàn bộ bài học.:
5.Dặn dò:
-Học thuộc lòng ,đọc diễn cảm bài thơ.
-Trình bày nhận xét về giọng điệu bài thơ.
 - Chuẩn bị bài Tổng kết từ vựng (tt)
 IV. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 57.doc