Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA.

 (Trích truyện lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

A. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.

 - Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả.

 - Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.

B. Chuẩn bị :

 - GV: Giáo án, Tranh ảnh, chân dung tác giả.

 - HS: Soạn bài trước ở nhà.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

HĐ1: Khởi động

 a. Kiểm tra bài cũ :

 - Đọc thuộc lòng đoạn trích “Mã giám sinh mua Kiều”?

 - Nêu nội dung đoạn trích? Thái độ của tác giả?

 b.Bài mới: GV giới thiệu bài :

 - Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng thường nói về Nguyễn Đình Chiểu : Trên đời có những vì sao có ánh sáng khác thường. Nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng : Song càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân Miền Nam thế kỷ XIX –là một trong những ngôi sao như thế.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	Ngày soạn: 03/10/08
Tiết 38 – 39	 Ngày dạy: 08/10/08
Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA.
 	(Trích truyện lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
A. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
 - Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả.
 - Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
B. Chuẩn bị :
 - GV: Giáo án, Tranh ảnh, chân dung tác giả.
 - HS: Soạn bài trước ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ1: Khởi động
 a. Kiểm tra bài cũ :
 - Đọc thuộc lòng đoạn trích “Mã giám sinh mua Kiều”?
 - Nêu nội dung đoạn trích? Thái độ của tác giả?
 b.Bài mới: GV giới thiệu bài :
 - Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng thường nói về Nguyễn Đình Chiểu : Trên đời có những vì sao có ánh sáng khác thường. Nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng : Song càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân Miền Nam thế kỷ XIX –là một trong những ngôi sao như thế.
 - GV giới thiệu chân dung Nguyễn Đình Chiểu.
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2:
- GV gọi HS đọc lại mục chú thích SGK
- H: Nêu vài nét sơ lược về quê quán, tiểu sử, sự nghiệp của tác giả?
- H: Em có nhận xét gì về con người và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?
(Nguyễn Đình Chiểu nêu cao tấm gương sáng ngời về nghị lực sống và cống hiến cuộc đời cho dân, cho nước : Nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất chống giặc,
ngoại xâm. Ông là nhà nho, nhà thơ mù yêu nước vĩ đại, lương y nổi danh và nhà giáo đức độ. Vượt lên trên số phận. Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp ở nước ta thế kỷ XIX.)
- H: LVT ra đời trong hoàn cảnh nào?
- H: Kết cấu, thể loại, mục đích của truyện?
- HS thảo luận, trả lời.
- GV nhận xét.
- H: Tác phẩm được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- GV gọi 4 HS tóm tắt truyện, mỗi em tóm tắt 1 phần.
- HS tóm tắt xong GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh .
- H: Tác phẩm là một thiên tự truyện, chi tiết nào nói lên điều đó? Phần cuối tác phẩm có gì đặc biệt? 
(Kết thúc câu chuyện lại khác nhau Vân Tiên sáng mắt, thi đỗ thắng giặc, gặp lại và cùng nguyệt Nga hưởng hạnh phúc. Còn Nguyễn Đình Chiểu thầy đồ, nhà thơ, ông lang Nguyễn Đình Chiểu vĩnh viễn mù loà suốt đời, sống nghèo qua đời trong đau ốm và bệnh tật,trong sự thương tiếc vô hạn của học trò và đồng bào.)
- H: Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm?
- GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích sgk.
(Chuyển tiết 39)
- HS đọc lại đoạn 1 : Lục Vân Tiên đánh cướp.
- H: Thái độ và hành động của Vân Tiên như thế nào khi thấy bọn cướp hại dân?
- H: Có phải Vân Tiên biết người ngồi trong kiệu là một cô gái đẹp hay không? Tại sao Vân Tiên lại hành động như vậy? Qua đó, chúng ta liên tưởng đến những nhân vật nào trong cổ tích?
- HS thảo luận trả lời.GV diễn giảng thêm.
- H: Em có nhận xét gì về hành động của Lục Vân Tiên?
- HS thảo luận, trả lời. GV nhận xét. Chuyển ý.
- H: Sau khi đánh tan bọn cướp Vân Tiên đã làm gì?
- H: Vì sao LVT không bỏ đi ngay sau khi đánh tan bọn cướp?
- H: Qua câu thơ: ”Khoan khoan ... phận trai” ta hiểu thêm gì về Vân Tiên?
- H: Khi Nguyệt Nga tỏ ý cảm ơn Vân Tiên đã làm gì? Vì sao?
- H: Qua tất cả các chi tiết đó, em có nhận xét gì về Lục Vân Tiên?
- K: Tác giả muốn gởi gắm điều gì qua hình ảnh Lục Vân Tiên?
- HS thảo luận, trả lời.
- GV nhận xét, chuyển ý
- H: KNN xưng hô với LVT như thế nào?
- H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, cử chỉ của KNN?
- H: Cách trình bày vấn đề của Nguyệt Nga có gì đáng chú ý?
- H: Vậy em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật KNN?
- H: Nhân vật được xây dựng qua phương thức nào?
- HS thảo luận nhóm, đại diện trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ xung. GV nhận xét chung.
HĐ 3: 
- H: Em hãy khái quát lại nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
HĐ 4:
- H: Ngôn ngữ mộc mạc, giàu sắc Nam Bộ được thể hiện như thế nào ?
- Đọc diễn cảm đoạn trích theo vai.
I.Tác giả - tác phẩm.
1. Tác giả :
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), là nhà thơ Nam Bộ. Đỗ tú tài ở Gia Định năm 1843.
- Gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua.
- Giàu lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- Để lại nhiều áng văn chương có giá trị: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ..
2. Truyện Thơ nôm Lục Vân Tiên:
a. Đặc điểm:
- Ra đời khoảng 1854, trước khi thực dân Pháp xâm lược.
- Truyện dài 2082 câu thơ lục bát, kết cấu chương hồi → truyền đạo lí làm người.
 b. Tóm tắt tác phẩm :
- Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
- Lục Vân Tiên ngặp nạn và được cứu.
- Kiều Nguyệt Nga gặp nạn nhưng vẫn giữ được lòng chung thủy.
- Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau ,sum vầy hạnh phúc.
=> Tác phẩm là một thiên tự truyện. Phần cuối tác phẩm chính là ước mơ cháy bỏng của Nguyễn Đình Chiểu.
II. Đọc - hiểu khái quát văn bản:
1. Xuất xứ đoạn trích.
- Sau phần giới thiệu về gia đình LVT và LVT đi thi.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích:
III. Đọc – hiểu chi tiết
1. Hình ảnh Lục Vân Tiên :
* Khi cứu Kiều Nguyệt Nga.
- Nổi giận lôi đình
- Tả đột hữu xung.
→ Hành động theo quan điểm “vị nghĩa vong thân”
=> Vân Tiên hành động theo bản chất của một anh hùng nghĩa hiệp, mang vẻ đẹp của một dũng tướng tài ba.
* Khi trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga.
- Hỏi han, động viên, an ủi.
→ Sự hào hiệp và nhân hậu của Lục Vân Tiên.
- Từ chối sự lạy tạ và lời mời của Kiều Nguyệt Nga.
→ Sự khiêm nhường, giản dị và là lẽ sống của người anh hùng.
=> Người anh hùng chính trực, trọng nghĩa khinh tài, một hình ảnh đẹp, lí tưởng. Qua đó tác giả gởi gắm niềm tin, ước vọng đem đến sự công bằng trong xã hội.
2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga :
- Cách xung hô: quân tử, tiện thiếp.
- Ngôn ngữ, cử chỉ: văn vẻ, dịu dàng, mực thước.
- Cách trình bày vấn đề: rõ ràng, khúc chiết.
=> KNN – một cô gái thùy mị, nết na, khuê các, có học thức, biết trọng nghĩa tình...
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Nhân vật được bộc lộ qua cử chỉ, hành động, lời nói.
IV.Tổng kết
- Ghi nhớ sgk
IV. Luyện tập :
- Ngôn ngữ mộc mạc giản dị giàu sắc Nam Bộ được thể hiện : Ghé lại bên đàng, xông vô mặt đỏ phừng phừng lẫy lừng vào đấy, thác rầy thân vong, thiệt, tiểu thơ, tính thiệt so hơn.
- Đọc diễn cảm lời nói của 4 nhân vật : Phong Lai, Kim Liên, Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên .
 HĐ5 : Củng cố - dặn dò:
 * HS làm BTTN trên bảng phụ.
 1. Nguyễn Đình Chiểu là người như thế nào?
 a. Có nghị lực trong cuộc sống và cống hiến hết mình cho cuộc đời.
 b. Có lòng yêu nước, thương dân tha thiết.
 c. Có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
 d. Cả a, b và c.
 2. Động cơ nào khiến LVT đánh cướp Phong Lai?
 a. Bất bình trước sự nhũng nhiễu của bọn cướp.
 b. Giúp đỡ người ngay bị nạn.
 c. Biết người gặp nạn là KNN.
 d. Thấy chuyện bất bình phải ra tay cứu giúp. 
 - Học thuộc lòng đoạn trích. Chuẩn bị: “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”
 * Đáp án: 1 – d ; 2 – d
D. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................
.........................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 38 - 39.doc