Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Mã Giám Sinh mua Kiều

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Mã Giám Sinh mua Kiều

Văn bản: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

 (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

 A. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Thấy được xã hội phong kiến suy tàn → xuất hiện một loại người mới trong xã hội: Bọn buôn thịt bán người.

 - Thấy được bi kịch của Thúy Kiều.

 - Giáo dục lòng cảm thông đối với con người cho HS

 B. Chuẩn bị:

 - GV: Bảng phụ

 - HS: Đọc văn bản, trả lời hệ thống câu hỏi trong sgk.

 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 HĐ 1: Khởi động.

 a. Kiểm tra bài cũ

 - Đọc thuộc lòng đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”? Nêu bố cục?

 - Trong đoạn thơ cuối, cảnh vật và tâm trạng Thúy Kiều có liên quan như thế nào?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Mã Giám Sinh mua Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	Ngày soạn: 02/10/08
Tiết 36 – 37	Ngày dạy: 07/10/08
Văn bản: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
 	 (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
 A. Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Thấy được xã hội phong kiến suy tàn → xuất hiện một loại người mới trong xã hội: Bọn buôn thịt bán người.
 - Thấy được bi kịch của Thúy Kiều.
 - Giáo dục lòng cảm thông đối với con người cho HS
 B. Chuẩn bị: 
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Đọc văn bản, trả lời hệ thống câu hỏi trong sgk.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 HĐ 1: Khởi động.
 a. Kiểm tra bài cũ
 - Đọc thuộc lòng đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”? Nêu bố cục?
 - Trong đoạn thơ cuối, cảnh vật và tâm trạng Thúy Kiều có liên quan như thế nào?
 b. Bài mới:
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2:
- HS đọc, GV nhận xét
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một vài chú thích trong sgk
- H: Đoạn trích có thể chia ra làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS trả lời, GV nhận xét.
- HS đọc lại đoạn đầu.
- H: Em biết gì về lai lịch của Mã giám sinh qua sự giới thiệu của tác giả? (Tên tuổi, quê quán)
- H: Em có nhận xét gì về lai lịch đó?
- H: Diện mạo của Mã giám sinh được miêu tả ra sao? 
- H: Vẻ bề ngoài đó nói lên hắn là một người như thế nào?
-H: Mã giám sinh và nhà Thúy Kiều để làm gì? 
- H: Vậy khi vào nhà Thúy Kiều hắn đã có hành động gì? Với hành động đó em có nhận xét gì về con người này?
- HS thảo luận, trả lời.
- H: Thực chất Mã giám sinh đến nhà Thúy Kiều để làm gì? (Mua Thúy Kiều)
- H: Chi tiết nào nói lên điều đó?
- H: Đến đây Mã giám sinh đã bộc lộ bản chất gì của mình? (con buôn)
- H: Em hiểu gì về tính cách Mã giám sinh qua hai câu thơ “ Rằng mua ngọc .. bao nhiêu cho tường?”
- H: Bản chất con buôn của Mã giám sinh được thể hiện rõ ràng nhất qua chi tiết nào? Hành động đó phản ánh điều gì về Mã giám sinh?
- H: Em có nhận xét gì về nghệ thuaatj dùng từ của tác giả?
- H: Nhận xét khái quát về Mã giám sinh?
-GV chuyển ý.
(Chuyển tiết 37)
- H: Tìm những chi tiết nói về tâm trạng của Kiều trước cuộc mua bán?
- H: Đó là tâm trạng gì? Hoàn cảnh của Kiều lúc này ra sao?
- H: Vì sao Kiều lại có tâm trạng đó? (Kiều là một món hàng không hơn không kém, và càng tội nghiệp hơn khi nàng ý thức được nhân phẩm của mình mà không cách nào có thể cứu vãn được.).
- H: Khi ý thức được nhân phẩm của mình, tâm trạng Kiều ra sao? Chi tiết nào nói lên điều đó?
- H: Bao trùm tâm trạng Kiều ở đoạn trích này là gì?
- H: Vì sao trong suốt cuộc mua bán, mặc dù mình là nhân vật chính nhưng Thúy Kiều không hề lên tiếng?
- HS thảo luận, trình bày.
- H: Tác giả có thái độ như thế nào đối với bọn buôn người?
- H: Như vậy, có phải tác giả chỉ đề cập đến bọn buôn người? Tác giả còn phản ánh đối tượng nào khác không?
- H: Thái độ của tác giả khi tố cáo thế lực đồng tiền như thế nào?
(Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong →có vẻ khách quan nhưng là cả sự chua xót lẫn căm phẫn của tác giả.)
- H: Đồng tiền đã gây ra điều gì cho gia đình và bản thân Thúy Kiều?
- H: Vậy qua thái độ trên tác giả muốn thể hiện điều gì? (Dường như nhà thơ đã hóa thân vào nhân vật để nói lên nỗi đau đớn, tủi hổ của Kiều.)
HĐ 3.
- H: Khái quát về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
I. Đọc - hiểu khái quát
1. Đọc, tìm hiểu chú thích.
2. Bố cục: 3 phần
II. Đọc - hiểu chi tiết
 1. Mã Giám Sinh
* Lai lịch:
- Người viễn khách
- Tên: Mã giám sinh.
- Quê: Huyện Lâm Thanh
- Tuổi: ngoại tứ tuần
→ Lai lịch không rõ ràng, cụ thể.
* Diện mạo
- Mày râu nhẵn nhụi
- Áo quần bảnh bao
→ Chải chuốt, lố lăng
* Hành động
- Ngồi tót, sổ sàng
- Ghế trên
→ Bất lịch sự, trơ trẽn, hỗn láo
=> Một kẻ ngỗ ngáo, hỗn xược, tiểu nhân, vô học
- Đắn đo, cân, ép, thử → cân, đo, đong, đếm sắc – tài của Thúy Kiều.
- Cò kè, bớt, thêm.
→ Keo kiệt, đê tiện, bỉ ổi.
=> Một tên buôn thịt bán người sành sỏi, đê tiện, ghê tởm.
2. Thúy Kiều 
- Ngại ngùng
- Thẹn
- Mặt dày
→ Buồn rầu, tủi hổ → đáng thương.
- Nỗi mình: tình duyên dang dở.
- Nỗi nhà: gia đình bị vu oan
- Lệ hoa mấy hàng
→ Đau uất trước cảnh đời ngang trái.
=> Đau đớn, tái tê, nhục nhã
3. Thái độ của tác giả:
- Khinh bỉ, căm phẫn bọn buôn người.
- Tố cáo thế lực đồng tiền.
=> Thương cảm trước thực trạng con người bị chà đạp, bị hạ thấp.
II. Tổng kết.
1. Về nghệ thuật.
Nghệ thuật: tả người(nhân vật phản diện) tả thực, từ đắt, tả ngoại hình để làm nổi bật bản chất nhân vật.
2. Về nội dung.
- Thể hiện giá trị hiện thực, nhân đạo, làm cho người đọc thấy được bộ mặt ghê tởm của bọn buôn người.
- Cảm thông nỗi đau khổ của người phụ nữ tài sắc, tố cáo thực trạng xã hội, lên án thế lực đồng tiền trong xã hội phong kiến suy tàn.
HĐ 4: Củng cố - dặn dò:
 - GV cho HS đóng kịch theo vai ở đọan trích.
 - Lớp nhận xét, bổ xung.
 - Về nhà học thuộc lòng đoạn trích, học ghi nhớ sgk. Chuẩn bị “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
 - Vẽ tranh minh họa cho tác phẩm LVT.
 D. Rút kinh nghiệm
.
......................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 36 - 37.doc