Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Những ngôi sao xa xôi

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Những ngôi sao xa xôi

Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 (Lê Minh Khuê)

A. Mục tiêu: Giúp HS :

- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong truyện .Thấy được những nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là miêu tả tâm lí, ngôn ngữ) và nghệ thuật kể chuyện của tác giả .

- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật)

- Giáo dục HS lòng yêu nước, có ý thức góp phần nhỏ bé xây dựng quê hương.

B. Chuẩn bị :

- GV: Chân dung tác giả, bảng phụ

- HS: Đọc kĩ văn bản, tóm tắt tác phẩm và trả lời các câu hỏi trong bài.

C. Tiến trình các hoạt động:

HĐ 1: Khởi động.

 a. Kiểm tra bài cũ

- Đọc truyện ngắn Bến quê em cảm nhận được gì?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Những ngôi sao xa xôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 	Ngày soạn: 25/3/08
Tiết 141 + 142	Ngày dạy: 2/4/08
Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
	(Lê Minh Khuê)
A. Mục tiêu: Giúp HS :
- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong truyện .Thấy được những nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là miêu tả tâm lí, ngôn ngữ) và nghệ thuật kể chuyện của tác giả .
- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật)
- Giáo dục HS lòng yêu nước, có ý thức góp phần nhỏ bé xây dựng quê hương.
B. Chuẩn bị :
- GV: Chân dung tác giả, bảng phụ
- HS: Đọc kĩ văn bản, tóm tắt tác phẩm và trả lời các câu hỏi trong bài.
C. Tiến trình các hoạt động: 
HĐ 1: Khởi động.
 a. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc truyện ngắn Bến quê em cảm nhận được gì?
 b. Bài mới (GV giới thiệu bài)
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2.
- GV giới thiệu chân dung tác giả → yêu cầu HS nêu những hiểu biết của mình về tác giả.
- HS trả lời, GV khái quát lại những nét chính về tác giả.
- H: Tác phẩm được sáng tác năm nào? Tác phẩm viết về vấn đề gì?
- HS đọc văn bản ở nhà. GV yêu cầu HS tóm tắt lại văn bản.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích.
- GV chuyển ý.
- H: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
- H: Truyện kể về mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính?
- H: Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Xác định ngôi kể? Tác dụng?
- HS đọc từ đầu → “Phải trực máy điện thoại trong hang”
- H: Tìm những nét chung của Nho, Phương Định và chị Thao? (Hoàn cảnh sống, tính chất công việc, quê quán, ý thức, thái độ trong công việc?)
- HS trả lời, GV nhận xét, khái quát.
- GV liên hệ, giáo dục. 
- GV chuyển ý.
(Chuyển tiết 142)
- HS đọc phần còn lại.
- H: Tuy họ là một khối thống nhất, nhưng ở họ vẫn có những đặc điểm riêng biệt, đó là đặc điểm gì?
- H: Qua những nét chung và riêng đó em cảm nhận gì về những cô gái này?
- H: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả hình ảnh ba cô thanh niên xung phong?
- GV chuyển ý.
- H: Về hình thức và tính cách Phương Định là một cô gái như thế nào?
- H: Thái độ của cô đối với đồng đội và công việc như thế nào?
- H: EM cảm nhận gì về Phương Định?
- GV lên hệ giáo dục HS.
HĐ 3. 
- H: EM hãy khái quát lại nghệ thuật của tác phẩm?
- H: Qua truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nà về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
HĐ 4
- HS làm việc độc lập.
- GV yêu cầu HS trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ xung.
- GV nhận xét chung.
I. Đọc - hiểu văn bản.
1 Tác giả , tác phẩm 
a. Tác giả:
- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Thanh Hóa.
- Bắt đầu viết văn từ những năm 70 của thế kỉ XX.
- Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ.
b. Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1971
2. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chú thích.
3. Phân tích.
a. Hình ảnh ba cô thanh niên xung phong
 * Nét chung
- Cùng hoàn cảnh sống, chiến đấu, công việc khó khăn, nguy hiểm.
- Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
- Có tinh thần trách nhiệm cao.
- Có lòng dũng cảm, tình đồng đội gắn bó, nhiều ước mơ, hay mơ mộng, 
* Nét riêng
- Chị Thao: từng trãi, sợ máu, thích chép bài hát
- Nho: thích thêu thùa.
- Phương Định: hay mơ mộng, thích ngắm mình trong gương, thích hát
=> Họ là những cô gái có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, yêu đời, lạc quan, dũng cảm trong công việc
2.Nhân vật Phương Định
- Là một cô gái khá đẹp, được nhiều người để ý.
- Nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát.
- Yêu mến những người đồng đội.
- Trong công việc: dũng cảm, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao.
=> Là con người mới, tiêu biểu cho lớp trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.
II. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Trần thuật ngôi thứ nhất lời nhân vật chính phù hợp với nội tâm nhân vật và hiện thực.
- Xây dựng nhân vật, chủ yếu là miêu tả tâm lí.
- Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện .
- Giọng điệu tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính
- Lời kể thường dùng câu ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường.
2. Nội dung:
- Tâm hồn trong sáng, tinh thần lạc quan, dũng cảm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
III. Luyện tập
- Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định 
HĐ 5. Củng cố - dặn dò:
1. Tác phẩm được sáng tác năm nào?
a. 1970	b. 1971	c. 1980	d. 1981
2. Nhận xét nào sau đây nói đúng về truyện ngắn trên?
a. Là một truyện ngắn hay, viết về thế hệ trẻ VN trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
b. Là một truyện ngắn viết về số phận của người chiến sĩ trong thời kì chống Mĩ.
c. Là truyện ngắn viết về thế hệ trẻ VN trong thời kì đổi mới.
d. Là truyện ngắn viết về người phụ nữ VN trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Về nhà đọc lại tác phẩm, nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Chuẩn bị “Chương trình địa phương”
D. Rút kinh nghiệm. ..
............

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 141-142.doc