Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh

 A. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

 - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.

 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

 - Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp lập luận

 B. Chuẩn bị:

 - GV: Những mẫu chuyện về Bác Hồ

 - HS: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong bài

 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01	Ngày soạn: 15/8/08
Tiết 01,02	Ngày giảng: 19/8/08
Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 A. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
 - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
 	- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
 - Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp lập luận
 B. Chuẩn bị:
 - GV: Những mẫu chuyện về Bác Hồ
 - HS: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong bài
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động
HĐ 2:
- HS đọc chú thích sgk
- H: Em biết gì về tác giả Lê Anh Trà?
- GV giới thiệu qua về tác giả.
- H: Xuất xứ tác phẩm này từ đâu?
- H: Em còn biết những văn bản nào viết về Bác?
- GV hướng dẫn HS đọc, đọc mẫu -> gọi 1,2 HS đọc văn bản.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung một vài từ khó trong phần chú thích từ .
- H: Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản gì?
- H: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS đọc lại phần 1
- H: HCM tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong hoàn cảnh nào?
- H: HCM đã làm cách nào để tiếp thu vốn tri thức văn hoá nhân loại?
- HS thảo luận.
- H: HCM tìm hiểu tri thức nhân loại qua đâu?
- H: Có phải chỉ vùi đầu vào sách vở là hiểu biết hết về tri thức nhân loại hay không?
- HS thảo luận.
- H: Vậy, động lực nào để HCM có được những tri thức ấy? Tìm dẫn chứng cụ thể?
- H: Vốn tri thức mà HCM có được như thế nào? Có phải HCM tiếp thu tất cả tri thức của nhân loại không?
- H: Theo em điều kì lạ nhất tạo nên phong cách HCM là gì?
- HS thảo luận nhóm, đại diện trả lời.
(Chuyển tiết 2)
- HS đọc lại đoạn 2
- H: Theo em,phần một nói về thời kì nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của lãnh tụ HCM?
 Phần sau nói về thời kì nào?
- H: Tác giả tập trung ở khía cạnh nào để nói về lối sống của Bác?
- H: Nơi ở và nơi làm việc của Bác như thế nào?
- H: Trang phục của Bác ra sao? Chi tiết nào nói lên điều đó?
- H: Việc ăn uống của Bác như thế nào?
- H: Lối sống của Bác có gì giống và khác với các vị hiền triết ngày xưa?
- H: Qua đó, em có cảm nhận gì về lối sống của HCM?
- H: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật lên phong cách HCM?
HĐ 3:
- HS đọc ghi nhớ sgk. 
HĐ 4:
- H: Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong văn bản này?
- H: Hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ trong việc tiếp thu văn hoá ngày nay?
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung.
Nội dung
I. Đọc - hiểu khái quát
 1. Tác giả - Tác phẩm
(SGK)
 2. Đọc và tìm hiểu chú thích
 3. Bố cục
- Phần một: HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Phần hai: Nét đẹp văn hóa trong lối sống của HCM.
II. Đọc hiểu chi tiết
 1. HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.
- Hoàn cảnh tiếp thu: tiếp thu trong quá trình hoạt động Cách mạng đầy gian nan vất vả.
- Cách tiếp thu: nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- Thông qua công việc lao động để học hỏi, tiếp thu.
- Động lực tiếp thu: ham hiểu biết, tìm hiểu.
=> HCM là người thông minh, cần cù, yêu lao động.
- HCM có vốn kiến thức:
+ Sâu: uyên thâm
+ Rộng: từ Đông → Tây
 Và tiếp thu có chọn lọc.
=> HCM tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
2. Nét đẹp trong lối sống HCM
- Nơi ở và nơi làm việc: căn nhà sàn nhỏ bé, mộc mạc, đơn sơ.
- Trang phục giản dị: quần áo bà ba bạc màu, dép lốp, áo trấn thủ
- Ăn uống đạm bạc vứi những món dân dã, bình dị.
→ Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc, mang nét đẹp thời đại, gắn bó với nhân dân.
=> HCM đã tự nguyện chọn một lối sống vô cùng giản dị.
3. Nghệ thuật.
- Kết hợp kể và bình
- Chọn lọc chi tiết tiêu biểu
- Nghệ thuật đối lập
III. Tổng kết.
- Ghi nhớ sgk
IV. Luyện tập.
- HS trình bày theo nhóm.
 HĐ 5: Củng cố - dặn dò.
- HS làm bài tập trắc nghiệm:
 1. Trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, lối sống giản dị của Bác được biểu đạt qua những chi tiết nào sau đây?
a. Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện”.
b. Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
c. Tư trang ít ỏi, một chhiếc va li con với vài bộ quần áo.
d. Cả a , b và c.
 2. Trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả có liên tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
a. Khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà hiền triết.
b. Khẳng định lối sống của Bác như các vị hiền triết xưa.
c. Khẳng định ở Bác, có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
d. Khẳng định lối sống giản dị, thanh đạm rất Việt Nam của Bác.
 - Về nhà học bài, tìm một số ví dụ về lối sống giản dị của Bác. Chuẩn bị bài: Phương châm hội thoại.
D. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 1,2 tuan 1.doc