Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Viết bài tập làm văn số 7

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Viết bài tập làm văn số 7

I.Đề bài

 Phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm để làm rõ tình cảm và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước .

II.Gợi ý chấm

1.Mở bài : (1,5đ)

 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác bài thơ. (0,75đ)

 - Nêu vấn đề cần phân tích : Tình cảm và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà-ôi thể hiện trong bài thơ. (0,75đ)

2.Thân bài : (7đ)

 Phân tích bài thơ để làm rõ nội dung : tình cảm và ước vọng của người mẹ . Phân tích nghệ thuật để nêu bật nội dung

 a.Tình cảm của người mẹ Tà-ôi là tình yêu thương con thắm thiết , tình cảm này gắn với công việc của người mẹ : giã gạo , tỉa bắp , tham gia chiến đấu ( lấy dẫn chứng trong bài thơ để phân tích ) sự gắn bó giữa hai mẹ con - đây cũng là hình ảnh thường gặp ở phụ nữ vùng Tây Nguyên .Tình yêu con gắn liền với tình yêu buôn làng, yêu cách mạng và kháng chiến . (2đ)

 b.Ước vọng của người mẹ là mong con mau khôn lớn , khẻo mạnh để tham gia lao động , chiến đấu, trở thành công dân của một nước tự do, độc lập (lấy dẫn chứng trong bài thơ để phân tích ) (2đ)

 c.Tình cảm và ước vọng của người mẹ không giới hạn ở tình cảm gia đình , tình cảm mẹ con mà gắn với tình yêu quê hương, đất nước .( mong con khôn lớn để giã gạo nuôi quân phục vụ chiến đấu. Mong con khôn lớn để lao động tạo ra nhiều lương thực để phục vụ chiến .Câu thơ cuối cùng là một câu thơ tầm vóc ,rất sâu về ý nghĩa : Sau này con lớn không chỉ là người dân của đất nước tự do mà con phải thực sự là người tự do tự do .) (3đ)

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Viết bài tập làm văn số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viết bài tập làm văn số 7
(Thời gian : 90 phút )
I.Đề bài 
 Phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm để làm rõ tình cảm và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước .
II.Gợi ý chấm
1.Mở bài : (1,5đ)
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác bài thơ..	(0,75đ)
 - Nêu vấn đề cần phân tích : Tình cảm và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà-ôi thể hiện trong bài thơ.	(0,75đ)
2.Thân bài : (7đ)
 Phân tích bài thơ để làm rõ nội dung : tình cảm và ước vọng của người mẹ . Phân tích nghệ thuật để nêu bật nội dung
 a.Tình cảm của người mẹ Tà-ôi là tình yêu thương con thắm thiết , tình cảm này gắn với công việc của người mẹ : giã gạo , tỉa bắp , tham gia chiến đấu ( lấy dẫn chứng trong bài thơ để phân tích ) sự gắn bó giữa hai mẹ con - đây cũng là hình ảnh thường gặp ở phụ nữ vùng Tây Nguyên .Tình yêu con gắn liền với tình yêu buôn làng, yêu cách mạng và kháng chiến .	(2đ)
 b.Ước vọng của người mẹ là mong con mau khôn lớn , khẻo mạnh để tham gia lao động , chiến đấu, trở thành công dân của một nước tự do, độc lập (lấy dẫn chứng trong bài thơ để phân tích )	(2đ)
 c.Tình cảm và ước vọng của người mẹ không giới hạn ở tình cảm gia đình , tình cảm mẹ con mà gắn với tình yêu quê hương, đất nước .( mong con khôn lớn để giã gạo nuôi quân phục vụ chiến đấu. Mong con khôn lớn để lao động tạo ra nhiều lương thực để phục vụ chiến .Câu thơ cuối cùng là một câu thơ tầm vóc ,rất sâu về ý nghĩa : Sau này con lớn không chỉ là người dân của đất nước tự do mà con phải thực sự là người tự do tự do .)	(3đ)
3.Kết bài : (1,5đ)
 Từ tình cảm và ước vọng của người mẹ Tà-ôi đối với con , tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, khẳng định ý chí chiến đấu và khát vọng về cuộc sống độc lập, tự do của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước...
Giáo viên ra đề
	Đinh Thị Thanh
Viết bài tập làm văn số 7
(Thời gian : 90 phút )
I.Đề bài 
 Phân tích bài thơ “Nói với con” của Y Phương .
II.Gợi ý chấm
1.Mở bài : (1,5đ)
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
 - Nêu nhận xét, đánh giá của mình về bài thơ : Giọng điệu ngọt ngào trìu mến , hình ảnh cụ thể có ý nghĩa khái quát nói lên tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù ,sức sống mạnh mẽ của quê hương ,dân tộc mình và niềm mong muốn của người cha đối với con...
2.Thân bài : (7đ)
 Phân tích, chứng minh, bình giảng...làm rõ các luận điểm cơ bản đã nêu ở phần mở bài
 a.Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con. (3, đ)
 - Hình ảnh thơ cụ thể có tính khái quát , lời thơ mộc mạc mà giàu chất thơ (dẫn chứng để phân tích )	(1đ)
 -Tình cảm gia đình đần ấm quấn quýt “Chân phải bước tới cha...tiếng nói” 
 (1đ)
 - Sự đùm bọc , gắn bó của quê hương “Người đồng mình yêu con lắm con ơi
	Đan lờ cài nan hoa ...tấm lòng (1đ)
 b.Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước của cha đối với con (4đ)
 - Giọng điệu thiết tha, trìu mến, hình ảnh cụ thể lời thơ mộc mạc như cách nói thường ngày của người miền núi (Rừng cho hoa - Con đường cho những tấm lòng Người đồng mình....làm phong tục )	(1đ)
 - Người đồng mình không lo cực nhọc : vất vả cực nhọc nhưng vẫn sống khoáng đạt,dù còn nghèo đói nhưng tha thiết yêu quê hương (dẫn chứng và phân tích, đánh giá) Cao đo nỗi buồn 
 	 Xa nuôi chí lớn...
 	 Không lo cực nhọc)	(1đ)
 - Người đồng mình có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé . Chính họ là những người đã tạo lên văn hóa tốt đẹp của bản làng quê hương : Người động mình tự đục đá kê cao quê hương - Còn quê hương thì làm phong tục .	(1đ)
 - Người cha muốn con mình nhận thức rõ về vẻ đẹp,đức tính quý báu, truyền thống lao động sáng tạo văn hóa của người đồng mình để nhắc nhở con không được quên cội nguồn, phải biết kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp của tổ tiên.	 (1đ)
3.Kết bài : (1,5đ)
 - Đánh giá thành công , ý nghĩa của bài thơ 	(0,75đ)
 - Suy nghĩ, cảm xúc của người viết.	(0,75đ) 
 Giáo viên ra đề : Đinh Thị Thanh
Viết bài tập làm văn số 7
(Thời gian : 90 phút )
I.Đề bài 
 Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải .
II.Gợi ý chấm
1.Mở bài : (1,5đ)
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm	(0,5đ)
 - Cảm nhận về bài thơ : Tình yêu thiết tha đối với thiên nhiên, đất nước và ước nguyện cống hiến thật đáng trân trọng của tác giả .	(1đ)
2.Thân bài : (7đ)
 Phân tích, chứng minh ,bình giảng... để làm rõ các luận điểm sau :
 a.Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng lớp ý nghĩa : Từ hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên,đất trời tác giả đi đến nguyện ước làm một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời .	(1,5đ)
 b.Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên,đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu,được vẽ lên bằng cả màu sắc lẫn âm thanh (dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, chim hót vang) là (lộc giắt đầy quanh lưng của người ra trận và trải dài trên cánh đồng )Tình cảm nâng niu vẻ đẹp của mùa xuân, khát vọng thu nhận và giữ vẻ đẹp ấy được thể hiện qua tư thế độc đáo “Tôi đưa tay tôi hứng” từng giọt âm thanh,từ trời xanh rơi xuống...Từ hình ảnh mùa xuân gần gũi, nhà thơ liên tưởng khái quát đến truyền thống bốn nghìn năm, đến sức xuân cứ đi lên phía trước của đất nước với dòng cảm xúc dịu dàng, đằm thắm, tâm tình ... (3,5đ)
 c. Tư rung cảm thiết tha trước mùa xuân đẹp của quê hương đất nước, Thanh Hải bộc lộ một nguyện ước chân thành : “Ta làm con chim hót....nốt trầm xao xuyến”
	“Một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời...khi tóc bạc” Thể hiện khát vọng được hòa nhập, dâng hiến ...	(2đ)
3.Kết bài : (1,5đ)
 - Thành công của tác giả : không chỉ thể hiện tình cảm chân thành , những tình cảm cao đẹp mà còn ở sự giản dị , trong sáng của ngôn từ, hình ảnh thơ tươi tắn, sinh động, giai điệu thơ giàu tình cảm, gần gũi âm hưởng dân ca ... (0,75đ)
 - ý nghĩa của bài thơ với người viết	(0,75đ)
Giáo viên ra đề
Đinh Thị Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29 tiet144bai viet so 7.doc