Giáo án Ngữ Văn tự chọn 7 - Tiết 1 đến 6 - Trần Thị Hiến - Trường THCS Tà Long

Giáo án Ngữ Văn tự chọn 7 - Tiết 1 đến 6 - Trần Thị Hiến - Trường THCS Tà Long

 Tiết 1: LUYỆN ĐỌC VĂN BẢN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

I. Chuẩn:

1. Kiến thức:

Tác dụng của việc đọc. Ôn lại các văn bản đã học.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản.

3. Thái độ:

- Có ý thức đọc tốt khi học văn.

- Thích đọc văn.

II. Nâng cao, mở rộng:

Giải thích cho HS hiểu những từ khó hiểu, luyện đọc những từ khó phát âm.

B. CHUẨN BỊ:

 + Thầy: Văn bản đọc, soạn giáo án.

 + Trò: Chuẩn bị bài mới.

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:

Nêu và giải quyết vấn đề. Tập đọc.

 

doc 15 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn tự chọn 7 - Tiết 1 đến 6 - Trần Thị Hiến - Trường THCS Tà Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / / 2011
 Tiết 1: 	LUYỆN ĐỌC VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn:
1. Kiến thức: 
Tác dụng của việc đọc. Ôn lại các văn bản đã học.
2. Kĩ năng: 
- Đọc diễn cảm.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản. 
3. Thái độ: 
- Có ý thức đọc tốt khi học văn.
- Thích đọc văn.
II. Nâng cao, mở rộng:
Giải thích cho HS hiểu những từ khó hiểu, luyện đọc những từ khó phát âm.
B. CHUẨN BỊ:
 + Thầy: Văn bản đọc, soạn giáo án.
 + Trò: Chuẩn bị bài mới.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
Nêu và giải quyết vấn đề. Tập đọc.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 + Ổn định tổ chức: (1’)
 - Thầy: Yêu cầu HS trật tự, lớp trưởng báo cáo sĩ số. 
 - Trò: Trật tự và ổn định chuẩn bị học bài mới.
 + Kiểm tra bài cũ: (3’)
 Những văn bản nào đã được học?
+ Bài mới:
 I. Đặt vấn đề: (1’) Trong việc học và hiểu văn bản việc đọc được văn bản và hiểu ngay khi đọc là một việc có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta thâm nhập được vào thế giới ngôn từ của văn bản. . Để hiểu và làm được việc này chúng ta cùng nhau luyện tập đọc hiểu văn bản. 
 II. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn đọc diễn cảm văn bản : Cổng trường mở ra:
GV: Hướng dẫn HS cách đọc, đọc mẫu, sau đó gọi 3-4HS đọc.
HS: Đọc.
GV: Gọi HS nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc văn bản Mẹ tôi:
GV: Hướng dẫn HS đọc, đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc.
HS: Đọc
GV: Gọi HS nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét lại.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê:
*Hoạt động 4: GV nhận xét, sửa lỗi sai khi đọc cho HS.
Cổng trường mở ra
 2. Mẹ tôi:
3. Cuộc chia tay của những con búp bê
E. TỔNG KẾT – RÚT KINH NGHIỆM:
 + Củng cố: (3’)
 GV đánh giá tiết học. 
 + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (2’)
 - Về nhà: Tập đọc và tập phát âm các từ khó. 
 - Tập đọc diễn cảm các văn bản đã học.
 + Đánh giá chung:
....
 + Rút kinh nghiệm
..
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / /2011
 Tiết 2: TẬP ĐỌC DIỄN CẢM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn:
 1. Kiến thức: 
- Ôn lại các văn bản đã học.
 2. Kỹ năng: 
 Đọc diễn cảm các văn bản đã học.
 3. Thái độ: 
Học sinh có ý thức học tập nghiêm túc.
II. Nâng cao, mở rộng: 
Luyện cho HS cách đọc đúng hoàn cảnh, đúng vai nhân vật.
B. CHUẨN BỊ :
 + Thầy: Soạn giáo án.
 + Trò: Tập đọc lại các văn bản đã học.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
Nêu và giải quyết vấn đề, giải thích, vấn đáp.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 + Ổn định tổ chức: (1’)
 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số, nhắc nhở học sinh ổn định tổ chức. 
 HS: Trật tự, ổn định chỗ ngồi.
 + Kiểm tra bài cũ: (1’)
Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.
 + Bài mới:
Đặt vấn đề: Nhìn chung các em còn đọc chưa diễn cảm, chưa đọc đúng vai nhân vật, chưa đúng hoàn cảnh giao tiếp,Vì vậy, hôm nay chúng ta cùng nhau tập đọc diên cảm hai văn bản truyền thuyết đã học và giải một số bài tập ta chưa giải được trong các tiết học văn bản.
Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm văn bản : Cổng trường mở ra:
GV: Hướng dẫn HS cách đọc, đọc mẫu, sau đó gọi 3-4HS đọc.
HS: Đọc.
GV: Gọi HS nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc văn bản Mẹ tôi:
GV: Hướng dẫn HS đọc, đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc.
HS: Đọc
GV: Gọi HS nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét lại.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập phần luyện tập
GV: Yêu cầu HS chia nhóm và trao đổi thảo luận bài 1 trang 12.
HS: Trao đổi thảo luận.
GV: Gọi các nhóm trình bày ý kiến của mình.
HS: Trình bày và các nhóm nhận xét.
GV: Nhận xét lại.
GV: Yêu cầu HS suy nghĩ và làm tiếp bài tập 2 trang 12
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Gọi HS nhận xét.
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét.
I. Cổng trường mở ra:
II. Mẹ tôi:
C. Luyện tập:
E. TỔNG KẾT – RÚT KINH NGHIỆM:
 + Củng cố: (3’)
 GV đánh giá tiết học. 
 + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (2’)
 - Về nhà: Tập đọc diễn cảm văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê..
 - Làm các bài tập ở phần luyện tập sau hai văn bản trên.
 + Đánh giá chung:
....
 + Rút kinh nghiệm
..
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / / 2011
 Tiết 2: 	LUYỆN VIẾT VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn:
1. Kiến thức: 
Tác dụng của việc tạo lập văn bản viết.
2. Kĩ năng: 
- Lựa chọn chi tiết viết bài văn.
- Diễn đạt trôi chảy.
3. Thái độ: 
- Có ý thức viết tốt khi học văn.
II. Nâng cao, mở rộng:
 Luyện VIẾT cho HS
B. CHUẨN BỊ:
 + Thầy: văn bản viết, soạn giáo án.
 + Trò: Chuẩn bị bài mới.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
Nêu và giải quyết vấn đề, thực hành.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức: (1’)
 + Thầy: Yêu cầu HS trật tự, lớp trưởng báo cáo sĩ số. 
 + Trò: Trật tự và ổn định chuẩn bị học bài mới.
 II. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 Những văn bản nào đã được học?
III. Bài mới:
Đặt vấn đề: (1’) Trong việc học và hiểu văn bản việc đọc được văn bản và hiểu ngay khi đọc là một việc có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta thâm nhập được vào thế giới ngôn từ của văn bản.Nhưng một việc quan trọng nữa là viết. Đó là cách diễn đạt bằng ngôn từ rất phong phú. Hôm nay chúng ta sẽ luyện viết.
II. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn cách tạo lập văn bản đoạn văn ngắn
*Hoạt động 2 HS Luyện viết
*Hoạt động 3: Hs đọc bài và nhận xét về bài viết của bạn.
Yêu cầu:
Định hướng đúng nội dung và hình thức viết
Lập dàn ý, bố cục
Diễn đạt thành văn bản
Kiểm tra, sửa lỗi.
Luyện tập:
Hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả quang cảnh trường em vào một buổi sang đẹp trời
Hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả một người mà em yêu quí. 
E. TỔNG KẾT-RÚT KINH NGHIỆM:
+ Củng cố: (3’)
GV: Tổng kết lại bài học và nhận xét tiết học.
HS: Chú ý nghe và tiếp thu.
+ Dặn dò: (2’)
Về nhà học bài cũ và chuẩn bị tìm hiểu hình ảnh người mẹ trong văn học.
+ Đánh giá chung:
+ Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Ngày soạn: / /2011
 Ngày dạy: / /2011
Tiết 3: Tên bài: LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn:
 1. Kiến thức: 
- Ôn lại các kiến thức tiếng Việt ở hai tiết tiếng Việt.
- Làm được các bài tập phần luyện tập.
 2. Kỹ năng: 
 Thực hành của học sinh.
 3. Thái độ: 
Học sinh có ý thức tự học tập nghiêm túc, tự giác.
II. Nâng cao, mở rộng: 
Giúp HS có khả năng tư duy nhanh đối với các kiểu bài tập.
B. CHUẨN BỊ :
 + Thầy: Soạn giáo án.
 + Trò: Làm lại các bài tập ở phần luyện tập.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
Nêu và giải quyết vấn đề, giải thích, vấn đáp, thực hành.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 + Ổn định tổ chức: (1’)
 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số, nhắc nhở học sinh ổn định tổ chức. 
 HS: Trật tự, ổn định chỗ ngồi.
 + Kiểm tra bài cũ: (1’)
Kiểm tra sách vở, kiểm tra sự chuẩn bị bài tập ở nhà và đồ dùng học tập của học sinh.
 + Bài mới:
Đặt vấn đề: (1’) Trong các tiết học trước chúng ta chưa giải hết các bài tập ở phần luyện tập vài thời gian có hạn, có bài giải rồi nhưng nhiều em vẫn chưa hiểu. Vì vậy, hôm nay, chúng ta cùng nhau giải quyết lại để các em hiểu rõ về bài học hơn. 
Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 
GV: Yêu cầu HS làm bài 1 bài Từ láy
HS: Làm bài và trả lời.
GV: Nhận xét và kết luận.
GV: Yêu cầu HS làm tiếp bài 3 
HS: Làm bài tập và trả lời.
GV: Nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập
GV: Yêu cầu HS Tìm từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
HS: Làm bài tập và trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Yêu cầu HS đặt câu với mỗi từ láy vừa tìm được..
HS: Đọc và làm bài.
GV: Gọi HS trả lời 
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
I. Từ láy:
Bài 1 (14):
- Từ láy toàn bộ: thăm thẳm,..
- Từ láy bộ phận: nức nở
Bài 2 :
Bài 3: 
II. Luyện tập: 
E. TỔNG KẾT – RÚT KINH NGHIỆM:
 + Củng cố: (3’)
 GV đánh giá tiết học. 
 + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (2’)
Về nhà: Làm tiếp bài tập phần luyện tập ở các bài còn lại.
 + Đánh giá chung:
....
 + Rút kinh nghiệm
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
Tiết 4: Tên bài: LUYỆN TẬP (tiếp)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn:
 1. Kiến thức: 
- Làm được các bài tập phần luyện tập.
 2. Kỹ năng: 
 Thực hành của học sinh.
 3. Thái độ: 
Học sinh có ý thức tự học tập nghiêm túc, tự giác.
II. Nâng cao, mở rộng: 
Làm được một số bài tập khó.
B. CHUẨN BỊ :
 + Thầy: Soạn giáo án.
 + Trò: Kể lại các văn bản truyền thuyết đã học.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
Nêu và giải quyết vấn đề, giải thích, vấn đáp, thực hành.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 + Ổn định tổ chức: (1’)
 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số, nhắc nhở học sinh ổn định tổ chức. 
 HS: Trật tự, ổn định chỗ ngồi.
 + Kiểm tra bài cũ: (3’)
Kiểm tra sách vở, kiểm tra sự chuẩn bị bài tập ở nhà và đồ dùng học tập của học sinh.
 + Bài mới:
Đặt vấn đề: (1’) Chúng ta đã được tìm hiểu về thể loại văn miêu tả . Hôm nay, chúng ta cùng nhau ôn lại về thể loại văn miêu tả bằng tiết thực hành.
Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập viết về cảnh vật hoặc con người (40’)
GV: Yêu cầu HS chọn cho mình một đối tượng để miêu tả
HS: Viết bài.
GV: Gọi HS đọc bài viết
HS: Lắng nghe, nhận xét
GV: Yêu cầu HS nhận xét.
HS: Nhận xét.
I. Luyện viết văn miêu tả:
E. TỔNG KẾT – RÚT KINH NGHIỆM:
 + Củng cố: (3’)
 GV đánh giá tiết học. 
 + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (2’)
Về nhà: Tập viết đoạn văn và bài văn miêu tả con mèo và cây bàng
Ôn lại các văn bản : Cổng trường mở ra và văn bản Mẹ tôi
 + Đánh giá chung:
....
 + Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / / 2011
 Tiết 5: 	HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸ TRONG VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn:
1. Kiến thức: 
Phẩm chất và công ơn trời biển của mẹ đối với con trong văn học và trong cuộc sống.
2. Kĩ năng: 
- Phân tích và sử dụng ngôn từ văn học phong phú hơn
3. Thái độ: 
Kính yêu và biết ơn mẹ.
II. Nâng cao, mở rộng:
 Cảm nhận được tình cảm của người mẹ đối với con cái.
B. CHUẨN BỊ:
 + Thầy: soạn giáo án. Các tài liệu liên quan
 + Trò: Chuẩn bị bài mới.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
 Nêu và giải quyết vấn đề, giảng bình
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 + Ổn định tổ chức: (1’)
 - Thầy: Yêu cầu HS trật tự, lớp trưởng báo cáo sĩ số. 
 - Trò: Trật tự và ổn định chuẩn bị học bài mới.
 + Kiểm tra bài cũ: (3’)
 Những văn bản nào đã được học về mẹ? 
+ Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: (1’) Công cha như núi Thái Sơn- Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Công lao của người mẹ từ xưa đến nay bia vàng tạc lại nghìn thu. Bài học hôm nay sẽ giúp các em thêm thấu hiểu về tình mẹ bao la biển cả. Từ đó thêm yêu kính và hiếu thảo với mẹ mình. 
 2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu những văn bản viết về mẹ (20’)
GV: Hướng dẫn đọc
Cổng trường mở ra
Đọc diễn cảm, chậm rãi, thể hiện được tâm tình của nhân vật
? Hình ảnh người mẹ trong văn bản này được thể hiện qua chi tiết nào?
? Điều này nói lên điều gì về người mẹ?
Hình ảnh người mẹ trong văn học:
Văn bản :Cổng trường mở ra.
* Tâm trạng của mẹ :
- Mẹ không ngủ được
- Hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
- Mẹ lên giường trằn trọc.
- Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi.
-> Tự sự kết hợp với miêu tả để biểu cảm, làm nổi rõ tâm trạng thao thức, hồi hộp, suy nghĩ triền miên của người mẹ.
* Những việc làm của mẹ :
- Đắp mền, buông mùng, ém chăn cẩn thận, lượm đồ chơi, nhìn con ngủ,xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
-> Yêu thương con, hết lòng vì con
* Kỉ niệm quá khứ :
- Nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng, khi cổng trường đóng lại.
-> Sử dụng một loạt từ láy gợi cảm xúc vừa phức tạp, vừa vui sướng, vừa lo sợ .
=> Là người mẹ biết yêu thương người thân, biết ơn trường học, tin tưởng ở tương lai của con .
-> Dùng ngôn ngữ độc thoại.
Làm nổi bật tâm trạng, tình cảm và những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
E. TỔNG KẾT, RÚT KINH NGHIỆM:
+ Củng cố: (3’)
GV: Tổng kết lại bài học và nhận xét tiết học.
HS: Chú ý nghe và tiếp thu.
+ Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (2’)
Về nhà học bài cũ và tìm hiểu văn bản Mẹ tôi.
+ Đánh giá chung:
....
+ Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / / 2011
 Tiết 6: 	HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸ TRONG VĂN HỌC (Tiếp)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn:
1. Kiến thức: 
Phẩm chất và công ơn trời biển của mẹ trong văn học và trong cuộc sống.
2. Kĩ năng: 
- Phân tích và sử dụng ngôn từ văn học phong phú hơn
3. Thái độ: 
Kính yêu và biết ơn mẹ.
II. Nâng cao, mở rộng:
 Cảm nhận được tình cảm của người mẹ đối với con cái.
B. CHUẨN BỊ:
 + Thầy: soạn giáo án. Các tài liệu liên quan
 + Trò: Chuẩn bị bài mới.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
 Nêu và giải quyết vấn đề, giảng bình
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 + Ổn định tổ chức: (1’)
 - Thầy: Yêu cầu HS trật tự, lớp trưởng báo cáo sĩ số. 
 - Trò: Trật tự và ổn định chuẩn bị học bài mới.
 + Kiểm tra bài cũ: (3’)
 Những văn bản nào đã được học về mẹ? 
+ Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: (1’) Công cha như núi Thái Sơn- Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Công lao của người mẹ từ xưa đến nay bia vàng tạc lại nghìn thu. Bài học hôm trước chúng ta đã học về tình cảm của người mẹ được thể hiện trong các tác phẩm văn học. Bài học hôm nay sẽ giúp các em thêm thấu hiểu về tình mẹ bao la biển cả trong ca dao và từ những thực tế đơn sơ, giản dị. Từ đó phải biết hiếu thảo với mẹ mình. 
 2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu những văn bản viết về mẹ . (tiếp)
b. Đọc văn bản: Mẹ tôi
? Tại sao là một bức thư bố viết gửi cho con mà ghi nhan đề là mẹ tôi?
-> Vì văn bản tập trung nói về người mẹ với sự hi sinh vĩ đại của mẹ dành cho con. Phê phán sự bất hiếu của con.
? Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào?
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn tìm hiểu những bài ca dao viết về mẹ (15’)
Hãy sưu tầm những bài ca dao viết về mẹ?
Công chaNghĩa mẹ
Mẹ già như chuối chín cây
Cha chết ăn cơm với cá – mẹ chết ăn lá ngủ đường
? Hãy miêu tả về người mẹ của em?
HS phát biểu cảm nhận.
b. Văn bản: Mẹ tôi.
-- Mẹ đã phải thức suốt đêm ...có thể mất con.
- Người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc...hi sinh tính mạng để cứu sống con 
-> Phương thức tự sự kết hợp với miêu tả làm nổi bật tình cảm của người mẹ.
.=> Là người mẹ hết lòng yêu thương con, sẵn sàng quên mình vì con.
Hình ảnh người mẹ trong ca dao:
3. Hình ảnh người mẹ của em:
E. TỔNG KẾT, RÚT KINH NGHIỆM:
+ Củng cố: (3’)
GV: Tổng kết lại bài học và nhận xét tiết học.
HS: Chú ý nghe và tiếp thu.
+ Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (2’)
Về nhà học bài cũ và viết một bài cảm nghĩ thể hiện tình cảm của em đối với mẹ mình.
+ Đánh giá chung:
....
+ Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_tu_chon_7_tiet_1_den_6_tran_thi_hien_truong.doc