I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- HS biết được những tính chất của CaO, SO2 và viết đúng các PTHH của mỗi tính chất.
- Biết được những ứng dụng của CaO, SO2 trong đời sống và sản xuất, đồng thời cũng biết được tác hại của chúng đối với môi trường và sức khoả con người.
- Biết các phương pháp điều chế CaO, SO2 trong PTN, trong công nghiệp và những PƯHH làm cơ sở cho phương pháp điều chế.
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng những kiến thức về CaO, SO2 để làm bài tập lí thuyết , bài tập thực hành hoá học.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc học tập tìm hiểu môn học về T/c của oxit thông qua làm thí nghiệm
4. Năng lực – phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán.
Tiết 1 : ÔN TẬP ĐẦU NĂM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8 , rèn luyện kĩ năng viết phưng trình phản ứng , kĩ năng lập công thức . - Ôn lại các bài toán về tính theo công thức và tính theo pheo phương trình hoá học , các khái niệm về dung dịch , độ tan , nồng độ dung dịch. - Rèn luyện kĩ năng làm các bài toán về nồng độ dung dịch. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện cho các em kĩ năng viết phương trình phản ứng kĩ năng lập công thức. - Rèn luyện kĩ năng làm các bài toán về dung dịch. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học 4. Năng lực – phẩm chất: 4.1. Năng lực: - Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán, năng lực tự học - Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống 4.2. Phẩm chất: - Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: - Phương tiện: SGK,SGV, GA, Kiến thức cơ bản lớp 8. 2. Học Sinh: Ôn lại kiến thức lớp 8 III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức * Kiểm tra sĩ số. * Kiểm tra bài cũ. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học 2.1. Khởi động. Hoạt động khởi động Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai nhanh hơn Luật chơi: - Gv cho 2 hs tham gia - Trong vòng 1 phút viết nhanh tên các đáp án - Ai viết được nhiều hơn, nhanh hơn, đúng hơn sẽ giành phần thắng Câu hỏi: Viết các PTHH của dãy biến hóa sau ? Fe → Fe2O3 → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe2(SO4)3 Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài 2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1: Ôn lại phần lý thuyết Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân - Định hướng NL, PC: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu cầu hs hoạt động cá nhân hệ thống lại các kiến thức đã học, trả lời câu hỏi: - Nhắc lại công thức chung của oxit, bazơ, muối? - Nhắc lại kí hiệu , hoá trị của một số nguyên tố , CTHH của một số gốc axit? - Quy tắc hoá trị của hợp chất 2 nguyên tố ? - Công thức tính tỉ khối của chất khí ? - Nhắc lại công thức tính C% , CM. Giải thích các đại lượng? - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. I .Ôn tập cáckiến thức cơ bản ở lớp 8. 1. Công thức chung của 4 loại hợp chất vô cơ + oxit : RxOy + Axit : HnA + Bazơ : M(OH)m + Muối : MnAm 2.Quy tắc hoá trị Trong hợp chất AxBy Ta có : x.a = y.b 3.Công thức thường dùng m = n .M M = m/n a. n = m/M n = V/ 22,4 --> V = n . 22,4 b. dA/H2 = MA / MH2 dA/kk = MA / 29 A – phải là chất khí , thể hơi c. Hoạt động 2 : Ôn lại một số dạng bài tập cơ bản Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm - Định hướng NL, PC: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu cầu hs hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập: Bài tập 1 :Tính thành phần % của các ngyên tố có trong NH4NO3 GV: Y/c hs nhắc lại các bước làm chính HS : 1 hs lên bảng làm bài , các hs khác làm bài vào vở GV: Gọi hs khác nhận xét và chốt kt Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi hoàn thành bài tập: Bài tập 2: Hoàn thành các PTPƯ sau và chỉ rõ đâu là PƯHH, phân huỷ, thế, oxy hoá khử. a. P + O2 ? b. KClO3 ? c. Zn + ? ? + H2 d. CuO + ? Cu + ? e. P2O5 + ? H3PO4 f. CaO + ? Ca(OH)2 g. ? + ? H2O - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm trả lời câu hỏihoàn thành bài tập: Bài tập 3 : Hoà tan 2,8 g bột sắt bằng dung dịch HCl 2M vừa đủ. a. Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc b. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng c. Tính nồng độ mol của dd sau phản ứng - Hs thảo luận nhóm bài tập - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức Gv chốt lại pp chung khi làm dạng bt trên II. Các dạng bài tập cơ bản ở lớp 8 1.Bài tập tính theo CTHH Bài tập 1 : M NH4NO3 = 80g %N = 28. 100% / 80 = 35 % %H = 4.100% / 80 = 5 % %O = 100% - (35%+ 5%) = 60% 2 . Bài tập chọn chất cho phản ứng Bài tập 2: a. 4P + 5O2 2P2O5 b. 2KClO3 2KCl + 3O2 c. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 d. CuO + H2 Cu + H2O e. P2O5 + 3H2O 2 H3PO4 f. CaO + H2O Ca(OH)2 g. 2H2 + O2 2H2O - PƯ phân huỷ: b - PƯ HH: a,e,f,g - PƯ thế: c - PƯ oxy hoá khử: d 3.Bài tập tính theo PTHH Bài làm : a.PT : Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Ta có : nFe = 2,8/56 =0,05 (mol) Theo PT : nH2 = nFe = 0,05 (mol) vậy VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 (l) b. Theo PT : nHCl = 2 nFe = 0,1(mol) Vậy VHCl = 0,1/2 = 0,05 (l) c.DD sau phản ứng chứa muối FeCl2 Theo PT : nFeCl2 = nFe = 0,05 (mol) Vdd sau phản ứng = VHCl 0,05 (l) --> CM FeCl2 = 0,05 / 0,05 = 1 (M) 2.3. Hoạt động luyện tập. - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân - Định hướng NL, PC: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu cầu hs hoạt động nhóm xây dựng sơ đồ tư duy tổng kết bài học: Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: + Nêu phương pháp giải dạng toán tính theo phương trình hoá học ?. + Nêu phương pháp giải dạng toán tính theo phương trình hoá học trường hợp có chất dư chất phản ứng hết .? Viết PTHH thực hiện dãy chuyển đổi sau: a) Natri → natri oxit → natri hiđroxit b) Sắt → oxit sắt từ → sắt. 2.4. Hoạt động vận dụng. Cho 6,72lit SO3 (đktc) vào nước thu được 200gam dd axit H2SO4. Xác định nồng độ % của dung dịch axit thu được sau phản ứng. 2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng. + Đọc trước bài 1: Tính chất hoá học của oxit,khái quát về sự phân loại oxit lớp 9 . +Tìm hiểu các loại oxit, ứng dụng của một số oxit quan trọng + Làm bài tập : Cho 13,7 gam Ba vào nước ta thu được 160 gam dd Ba(OH)2. Tính nồng độ % của dung dịch mới sau phản ứng. Ngày soạn 14 tháng 8 năm Ngày dạy 22 tháng 8 năm Tiết 2. Bài 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOAI OXIT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - HS biết được những tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất. - HS hiểu được cơ sở để phân loại oxit bazơ và oxit axit là dựa vào những tính chất hoá học của chúng. - Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hoá học của oxit để giải các bài tập định tính và định lượng. 2. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit. - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO, SO2. - Phân biệt được một số oxit cụ thể. 3. Thái độ: - Nghiêm túc học tập tìm hiểu môn học về T/c của oxit thông qua làm thí nghiệm. 4. Năng lực – phẩm chất: 4.1. Năng lực: - Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán - Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống 4.2. Phẩm chất: - Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: SGK,SGV, GA, * Dụng cụ: + Chuẩn bị các thí nghiệm1- Oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit. 2- Oxit axit tác dụng với bazơ + Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp, cốc thuỷ tinh, ống hút. * Hoá chất: CuO, H2O, dung dịch HCl, quỳ tím. 2. Học Sinh : - SGK, Vở ghi - Nước rửa vệ sinh thí nghiệm III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức * Kiểm tra sĩ số. * Kiểm tra bài cũ. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học 2.1. Khởi động. Hoạt động khởi động Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn Luật chơi: - Gv cho 3-4 hs tham gia - Trong vòng 1 phút lần viết ác đáp án mà em biết - Ai viết được đúng, nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng. Câu hỏi: Viết tên các loại oxit mà em biết ? Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hoá học của oxit Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm - Định hướng NL, PC: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: - Thế nào là oxit bazơ? ở lớp 8 ta đã được học tính chất nào của oxit bzơ? - Khi cho oxit bazơ tác dụng với nước thì ta thu được sản phẩm nào? - Viết PTHH xảy ra ? GV: Thông báo một số oxit bazơ khác như : K2O , Na2O , CaO...cũng có phản ứng tương tự - Yêu cầu hs viết PTHH Gv tổ chức hs làm thí nghiệm theo nhóm TN1: Cho CuO tác dụng với HCl - Các nhóm hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn + Quan sát hiện tượng xảy ra. + Giải thích hiện tượng. + Viết PTHH minh họa. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: Bằng thực nghiệm ,người ta cũng chứng minh được rằng ; một số oxit bazơ như CaO, Na2O, BaO...tác dụng được với oxit axit . - Vậy sản phẩm của phản ứng đó sinh ra là gì? Viết PTPƯ? Hs lên bảng viết PTHH - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: - Nhắc lại t/c hoá hoc của oxit axit đã học ở lớp 8 - Vậy khi oxit axit tác dụng với nước , sản phẩm thu được là gì? Viết pthh ? Hs lên bảng viết PTHH - GV nhận xét và chốt kết luận. Gv tổ chức hs làm thí nghiệm theo nhóm TN2: thổi hơi thở vào cốc đựng nước vôi trong - Các nhóm hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn + Quan sát hiện tượng xảy ra. + Giải thích hiện tượng. + Viết PTHH minh họa. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung KT trình bày 1 phút - So sánh tính chất hoá học của oxit bazơ và oxit axit? Một số học sinh trình bày GV: Nhận xét. bổ xung. I Tính chất hoá học của oxit 1.Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào ? a. Tác dụng với nước VD: BaO + H2O Ba(OH)2 N/X : Một số oxít bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (kiềm). b. Tác dụng với a xit - Thí nghiệm: Cho CuO tác dụng với dd HCl - Hiện tượng: - PTHH: CuO + 2HCl CuCl2 + H2O N/X: Oxit bazơ tác dụng với dd axit tạo thành muối và nước. c. Tác dụng với oxit axit VD: CaO + CO2 CaCO3 N/X: Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo ra muối. 2. Oxit axit có những tính chất hoá học nào ? a. Tác dụng với nước VD: P2O5 + 3H2O 2H3PO4 N/X: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dd axit. b.Tác dụng với bazơ tan (kiềm) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 +H2O N/X: Oxit axit tác dụng với kiềm tạo thành muối và nước c/ Tác dụng với oxit bazơ O xit axit tac dụng với 1 số o xit bazơ tạo muối VD: Na2O + SO2 Na2SO3 Hoạt động 2: Khái quát về sự phân loại oxit Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nh ... n đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi - Định hướng NL, PC: năng lực quan sát, năng lực vận dụng, có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu cầu HS quan sát tranh H3.17 SGK hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: + Trình bày chu trình cacbon trong tự nhiên + Trong tự nhiên cacbon được chuyển hóa như thế nào? - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức III. Chu trình cacbon trong tự nhiên - SGK - T90 2.3. Hoạt động luyện tập. - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, luyện tập - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. KTB - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm - Định hướng NL, PC: năng lực vận dụng, PC tự tin. Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm (khăn trải bàn) trả lời câu hỏi: HS làm việc theo nhóm, mỗi các nhân viết ý kiến của mình vào một góc bảng nhóm. Sau đó thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến ghi vào giữa bảng. Hết thời gian, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét chéo 1. Cho biết các cặp chất nào sau đây tác dụng được với nhau? A, H2SO4 và KHCO3 B, Na2CO3 và KCl C, BaCl2 và K2CO3 D, Ba(OH)2 và Na2CO3 2. Hãy phân biệt các chất rắn sau: BaSO4, CaCO3, NaCl - Làm BT4 SGK - T91 - Nêu tính chất hóa học của muối cacbonat 2.4. Hoạt động vận dụng. - Trong bình chữa cháy chứa H2SO4 và NaHCO3. Khi mở khóa van của bình, hai chất tiếp xúc với nhau sinh ra CO2. Hãy viết phương trình giải thích quá trình trên - trong phân tử NaHCO3 còn nguyên tử hiđrô trong gốc axit, em hãy lấy VD chứng minh NaHCO3 vừa tác dụng được với dd axit, vừa tác dụng được với dd kiềm - tương tự như NaHCO3, em có thể viết phương trình phản ứng của NaHSO4 hoặc NaH2PO4 với dd H2SO4 và dd NaOH (hoặc với dd H3PO4 và NaOH). ( về nhà làm) 2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng. - Học thuộc tính chất hoá học cuâxit và muối cacbonat. Chú ý so sánh tính chất hoá học của muối trung hoà và muối axit - Về làm bài tập sgk/91 - Chuẩn bị bài sau : Silic-công nghiệp silicat - Đọc thêm : ‘’Em có biết’’ - Tìm hiểu thêm về chu trình cacbon Ngày soạn 1 tháng 1 năm Ngày dạy 9 tháng 1 năm Tiết 38: SILIC - CÔNG NGHIỆP SILICAT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được - Silic là phi kim hoạt động yếu (tác dụng được với oxi, không phản ứng trực tiếp với hiđro) - SiO2 là một oxit axit (tác dụng với kiềm, muối cacbonat kim loại kiềm ở nhệt độ cao) - Một số ứng dụng quan trọng của silic, silic đioxit và muối silicat - Sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi mămg 2. Kỹ năng: - Đọc và tóm tắt được thông tin về silic, silic đioxit và muối silicat, sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi mămg - Viết được các PT minh họa cho tính chất của silic, silic đioxit và muối silicat 3. Thái độ - Biết bảo vệ môi trường khi sản xuất công nghiệp 4. Năng lực – phẩm chất: 4.1. Năng lực: - Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình - Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực ngôn ngữ hóa 4.2. Phẩm chất: - Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên.. Nhân ái khoan dung. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Tranh: 1 số đồ gốm sứ, thủy tinh, xi mămg + Sơ đồ lò quay Sx clanhke - Vật mẫu: Đất sét, cát trắng 2. Học sinh: - Nghiên cứu trước bài mới III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức * Kiểm tra sĩ số. * Kiểm tra bài cũ. - Nêu tính chất hóa học của muối cacbonat? Viết PT phản ứng minh họa? 2. Tổ chức các hoạt động dạy học 2.1. Khởi động. * Hoạt động khởi động Gv sử dụng kỹ thuật KWL - Silic đioxit là các loại khí rất phổ biển trong tự nhiên và có nhiều vai trò với đời sống và sản xuất: - Các em đã biết được gì về các oxit của cacbon và muốn biết gì về oxit của cacbon ? Các nhóm hs thảo luận đưa ra các ý kiến Gv tổng hợp các điều hs muốn biết liên hệ vào bài . 2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1: Silic Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm - Định hướng NL, PC: năng lực ngôn ngữ hóa, PC có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu cầu hs Đọc thông tin SGK T92 hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: ? Cho biết trạng thái tự nhiên của Si? ? Si có những tính chất vật lí nào? Từ những tính chất đó người ta đã ứng dụng vào những công việc gì? - Ứng dụng: làm pin mặt trời, làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử + 1 Hs đọc “Em có biết” mục 1 KT trình bày 1 phút ? Si là phi kim hoạt động mạnh hay yếu ? Dự đoán tính chất của Si ? - ! Hs lên viết PTHH minh họa (Si không phản ứng trực tiếp với H2 và kim loại) I. Silic: (5’) Si - NTK = 28 1. Trạng thái thiên nhiên - SGK (T92) 2. Tính chất a) Tính chất vật lí - SGK (T92) b) Tính chất hóa học - Si là phi kim hoạt động hoá học yếu hơn cacbon, clo - Ở nhiệt độ cao p/ư với oxi -> SiO2 Si + O2 SiO2 Hoạt động 2: Silic đioxit Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, khăn trải bàn - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm - Định hướng NL, PC: năng lực quan sát, năng lực vận dụng, năng lực ngôn ngữ hóa, PC có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm (khăn trải bàn) trả lời câu hỏi: ? SiO2 thuộc oxit gì? ? Dự đoán tính chất của SiO2 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến ? Giải thích vì sao SiO2 không phản ứng với nước? - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức II. Silic đioxit: SiO2 (10’) - Silic đioxit là một oxit axit 1. T/d với kiềm muố silicat và nước SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 + H2O 2. Tác dụng với oxit bazơ ở nhiệt độ cao tạo thành muối SiO2 + CaO CaSiO3 - Silic đioxit không p/ư với nước Hoạt động 3: Sơ lược về công nghiệp silicat Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm - Định hướng NL, PC: năng lực quan sát, PC có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: ? Công nghiệp silicat gồm những nghành nào? ? Đồ gốm gồm những sản phẩm nào? Phân biệt từng loại? ? Cho biết nguyên liệu chínhvà các công đoạn chính sản xuất đồ gốm? ? Nêu cách tạo hình các đồ gốm sứ? ? Kể tên các cơ sở sản xuất đồ gốm sứ nổi tiếng ở nước ta?Công ty sứ Hải Dương, Đồng Nai ... ? Ở Lào cai những vùng nào có sản xuất gạch ngói? Khi sx đồ gốm sứ cần chú ý đến những điều gì? - Hs: Đọc thông tin SGK- T93 quan sát H3.20 KT trình bày 1 phút ? Xi măng là gì? Cho biết thành phần chính của xi măng? ? Nêu nguyên liệu và các công đoạn chính sản xuất xi măng? (1 Hs lên chỉ tranh) ? Kể tên các cơ sở sx xi măng nổi tiếng ở nước ta? - Hải Dương, Thanh Hoá, Hải phòng ? Lào cai có những nhà máy sx xi măng ở đâu? Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: - Cho biết thành phần chính của thủy tinh? ( t/c SiO2 tác dụng với muối cacbonat của kim loại kiềm ở nhiệt độ cao) ? Nêu các cơ sở sản xuất thủy tinh nổi tiếng ở nước ta? ? trong Sx công nghiệp càn chú ý đến điều gì? ? Công nghiệp silicat gồm những nghành nào? - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. 1. Sản xuất đồ gốm, sứ a, Nguyên liệu chính Đất sét , thạch anh, fepat b, Các công đoạn chính - Nhào đất sét, thạch anh và fepat với nước để tạo thành bột dẻo rồi tạo hình , sấy khô thành các đồ vật - nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao thích hợp c, Cơ sở sản xuất Bát Tràng, Hải Dương, Đồng Nai, Sông Bé 2. Sản xuất ximăng -Thành phần chính của ximăng:canxi silicat, canxi aluminat a, Nguyên liệu chính - đất sét(có SiO2), đá vôi, cát b, Các công đoạn chính: SGK / 93 c, Các cơ sở sản xuất ở nước ta XM Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam 3. Sản xuất thuỷ tinh -Thành phần gồm của natri slicat và canxi silicat a, Nguyên liệu chính Cát thạch anh, đá vôi, sôđa(Na2CO3) b, Các công đoạn chính: - Trộn hốn hợp đá vôi, cát, sôđa, theo tỉ lệ thích hợp - Nung trong lò nung ở khoảng 900o thành thuỷ tinh dạng nhão - Làm nguội từ từ , sau đó ép, thổi thuỷ tinh dẻo thành các đồ vật c, Các cơ sở sản xuất ở hải Phòng, hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng 2.3. Hoạt động luyện tập. - Phương pháp: vấn đáp gợi mở hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân - Định hướng NL, PC: năng lực vận dụng, PC nhân ái. Yêu cầu hs hoạt động nhóm xây dựng sơ đồ tư duy tổng kết bài học: Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Câu 1: Trong tự nhiên silic tồn tại ở dạng: A. Đơn chất. B. Hợp chất C. Hỗn Hợp. D. Vừa đơn chất vừa hợp chất. Câu 2: Nguyên liệu để sản xuất đồ gốm là: A. Đất sét, thạch anh, Fenfat. B. Đất sét, đá vôi ,cát. C. cát thạch anh, đá vôi, sođa. D. Đất sét, thạch anh, đá vôi. Câu 3: Silic đioxit là một oxit axit vì phản ứng được với A. Nước và kiềm. B. Nước và oxit bazơ. C. Kiềm và oxit bazơ. D. Kiềm và oxit axit. Câu 4: Thành phần chính của xi măng là: A. CaCO3; Al2O3. B. Đất sét, đá vôi, cát. C. CaO; Al2O3. D. CaSiO3; Ca(AlO2)2. Câu 5: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách nào dưới đây? A. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy. B. Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng. C. Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl. D. Cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3. 2.4. Hoạt động vận dụng. * BT: Hãy tìm công thức hoá học của những loại thủy tinh sao (viết dưới dạng các oxit): a) Loại thủy tinh dùng trong xây dựng & đồ dùng gia đình có thành phần: 75% SiO2 , 12% CaO , 13% Na2O b) Loại thủy tinh chịu nhiệt dùng chế tạo bình cầu , ống nghiệm ... có thành phần: 18,43% K2O , 10,89% CaO , 70,56% SiO2. * BG: a) Đặt công thức tổng quát của loại thủy tinh dùng trong xây dựng là: xNa2O.yCaO.zSiO2 (x,y,z > 0) & tỉ lệ x : y : z là tối giản - Theo đầu bài ta có tỉ lệ: x : y : z = = 0,21 : 0,21 : 1,25 = 1 : 1 : 6 Công thức của thủy tinh loại này là: Na2O.CaO.6SiO2 b) cách giải tương tự như phần (a) & công thức hoá học là: K2O.CaO.6SiO2 2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng. - Học thuộc bài theo SGK và vở ghi - BTVN: bài 30.1 – 30.4 sách bài tập tr.34 - Đọc trước bài 31 sgk - Tìm hiểu thêm về qui trình sản xuất xi măng Thày cô liên hệ 0969.325896 (có zalo) để được tư vấn tải bộ giáo án Có đủ năm giáo án cho cả 3 bộ sách mới: CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thày cô xem trước đủ năm tại website: tailieugiaovien.edu.vn https://tailieugiaovien.edu.vn Còn nhiều mẫu giáo án của các môn học khác từ lớp 1 - 12 trên website
Tài liệu đính kèm: