Giáo án Ôn tập học kì II sinh học 9

Giáo án Ôn tập học kì II sinh học 9

Khái niệm : Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng phát triển khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng

2. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai:

 - Lai 2 dòng thuần ( kiểu gen đồng hợp ) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp  chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội

 - Tính trạng số lượng ( hình thái, năng suất ) do nhiều gen trội quy định

 VD : P : Aabbcc X aaBBCC

 F1: AaBbCc

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1498Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ôn tập học kì II sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HKII sinh học 9
A/ ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
1. Hiện tượng ưu thế lai: 
Khái niệm : Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng phát triển khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng
2. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai:
 - Lai 2 dòng thuần ( kiểu gen đồng hợp ) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp à chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội
	- Tính trạng số lượng ( hình thái, năng suất ) do nhiều gen trội quy định 
	 VD : P : Aabbcc X aaBBCC
	 F1: AaBbCc
3. Các phương pháp tạo ưu thế lai: 
 - Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng :
	+ Lai khác dòng : Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau
	VD : Ở ngô tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25 – 30% so với giống hiện co.
	+ Lai khác thứ : Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới
 - Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi :
	+ Lai kinh tế : là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm
 Ví dụ : Lợn Ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch
	à Lợn con mới sinh nặng 0,8 Kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạt cao
 4. Thoái hóa giống:
– Khi niệm :
	- Thoái hoá : là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm, 
	 + Ở thực vật : cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ : chiều cao cây giảm, bắp dị dạng, hạt ít do tự thụ phấn ở cây giao phấn
	 + Ở động vật : thế hệ con cháu sinh trưởng, phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh do giao phối gần
 - Giao phối gần ( giao phối cận huyết ) : Là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái
- Nguyên Nhân: hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại
- Vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần: 
 - Củng cố đặc tính mong muốn
 - Tạo dòng thuần chứa cặp gen đồng hợp
 - Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể
 - Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
B/ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Môi trường sống của SV:
 - Môi trường sống : là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.
 - Có 4 loại môi trường chủ yếu :
	+ Môi trường nước	
	+ Môi trường trên mặt đất, không khí.
	+ Môi trường trong đất.
	+ Môi trường sinh vật.
 2. Các nhân tố sinh thái của môi trường:
 - Nhân tố vô sinh :
	+ Khí hậu gồm : nhiệt độ, ánh sáng, gió
	+ Nước : Nước ngọt, mặn, lợ
	+ Địa hình : Thổ nhưỡng, độ cao, loại đất
 - Nhân tố hữu sinh :
	+ Nhân tố sinh vật : Các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật
	+ Nhân tố con người :
Tác động tích cực : cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép
Tác động tiêu cực : Săn bắn, đốt phá
 * Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian.
 3. Giới hạn sinh thái: là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết.
 VD: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam
Mức độ sinh trưởng
 Giới hạn dưới Giới hạn trn
 Khoảng thuận lợi
 toC
 Điểm cực thuận ( 300C )
 Điểm gây chết Giới hạn chịu đựng Điểm gây chết
 ( 50C ) ( 420C )
4. Ảnh hưởng ánh sáng lên đời sống sinh vật:
 a. Ảnh hưởng ánh sáng lên đời sống thực vật:
 - Anh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp, hút nước của cây
 + Nhóm cây ưa sáng : gồm những cây sống nơi quang đãng.
	+ Nhóm cây ưa bóng : gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác 
Những đặc điểm của cây
Khi cây sống nơi quang đãng
Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà
Đặc điểm hình thái
- Lá
- Tán lá rộng
- Tán lá rộng vừa phải
- Số lượng cành cây
- Nhiều
- Ít
- Thân
-Cao hoặc cao trung bình
- Thấp 
- Màu lá
- Xanh nhạt
- Xanh đậm
Đặc điểm sinh lý
- Quang hợp
- Cao hơn
- Yếu hơn
- Hô hấp
- Cao hơn
- Yếu hơn
- Thoát hơi nước
- Cao hơn
- Yếu hơn
 b. Ảnh hưởng ánh sáng lên đời sống động vật: 
 - Anh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản
	 + Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày
	 + Nhóm động vật ưa tối : gồm những động vật hoạt động về ban đêm, sống trong hang, hốc đất.
5. Ảnh hưởng nhiệt độ lên đời sống sinh vật: 
 - Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật
 - Hình thành nhóm sinh vật 
+ Sinh vật biến nhiệt : có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường : Vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát
+ Sinh vật hằng nhiệt : Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường : Chim, thú, người
6. Ảnh hưởng độ ẩm lên đời sống sinh vật:
 - Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau
	- Hình thành các nhóm sinh vật :
	+ Thực vật : Nhóm ưa ẩm, nhóm chịu hạn
	+ Động vật : Nhóm ưa ẩm, nhóm ưa khô
Các nhóm SV
Tên SV
Nơi sống
Thực vật ưa ẩm
- Lúa nước
- Dương xỉ
- Ruộng lúa
- Dưới tán cây
Thực vật chịu hạn
- Xương rồng
- Thông
- Phi lao
- Sa mạc
- Trên đồi
- Bải cát
Động vật ưa ẩm
- Giun đất
- Ếch, nhái
- Con ốc sên
- Trong đất
- Ven bờ
- Rừng , vườn
Động vật ưa khô
- Thằn lằn
- Lạc đà
- Đất khô
- Sa mạc
7. Quan hệ cùng loài:
 - Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể
	- Trong 1 nhóm có những mối quan hệ :
	 + Hổ trợ : Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn
	 + Cạnh tranh : Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn
8. Quan hệ khác loài:
Quan hệ
Đặc điểm
Hỗ trợ
Cộng sinh
Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật
Hội sinh
Sự hợp tác giữa 2 loài SV, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại
Đối địch
Cạnh tranh
Các SV khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hảm sự phát triển của nhau
Kí sinh, nửa kí sinh
SV sống nhờ trên cơ thể của SV khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu
SV ăn SV khác
Gồm các trường hợp: động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ...
9. Các khái niệm:
a. Quần thể sinh vật: là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản.
- Ví dụ : Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én
b. Quần xã sinh vật: là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong 1 không gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó như 1 thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
- Ví dụ : Ao cá tự nhiên, rừng nhiệt đới
 c. Hệ sinh thái: bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống ( sinh cảnh ), trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
 Ví dụ : Rừng nhiệt đới.
 - Các thành phần của hệ sinh thái:
 + Nhân tố vô sinh.
 + Sinh vật sản xuất ( là thực vật )
 + Sinh vật tiêu thụ ( động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật )
 + Sinh vật phân giải ( vi khuẩn, nấm..)
10. Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác:
- Quần thể người có những đặc điểm sinh học giống quần thể các sinh vật khác
- Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác : kinh tế, văn hoá, pháp luật, chính trị, y tế, giáo dục, 
 => Con người có lao động và tư duy có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể.
11. Chuỗi thức ăn – lưới thức ăn:
 a. Chuỗi thức ăn: Là 1 dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là 1 mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ.
- Chuổi thức ăn gồm các sinh vật : Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy.
 VD: - Cây cỏ à chuột à rắn
 - Cây à sâu ăn lá à cầy à đại bàng à SV phân hủy
 b. Lưói thức ăn : Bao gồm các chuổi thức ăn có nhiều mắc xích chung.
 Sâu à Gà
 Thực vật Thỏ à Cáo à Đại bàng VSV
 Dê à Hổ
 Rau à sâu à chim ăn sâu
 Thỏ à Đại bàng 
Bi Tập: Hãy vẽ 1 lưới thức ăn trong đó có các SV : cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ 
	* Gợi ý về thức ăn như sau :
	- Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu
	- Ech nhái ăn bọ rùa, châu chấu
	- Rắn ăn ếch nhái, châu chấu
	- Gà ăn cây cỏ, châu chấu
	- Cáo ăn thịt gà 
	- 
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
12. Tác động của con người :
	- Thời kì nguyên thủy : đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ à giảm diện tích rừng.
	- Xã hội nông nghiệp : 
	+ Trồng trọt, chăn nuôi
	+Phá rừng làm khu dân cư, khu sản xuất à thay đổi đổi đất và tầng nước mặt
	- Xã hội công nghiệp :
	+ Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây dựng nhiều khu công nghiệp à đất càng thu hẹp
 + Rác thải rất lớn 
 13. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường:
- Hạn chế gia tăng dân số
- Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
- Thực hiện pháp lệnh bảo vệ sinh vật
- Phục hồi, trồng rừng
- Xử lý rác
- Lai tạo giống có năng suất và phẩm chất tốt
 14. Ô nhiễm môi trường: là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm môi trường do :
	+ Hoạt động của con người
	+ Hoạt động tự nhiên : núi lửa, sinh vật.
 - các tác nhân:
 1/ Ô nhiễm do các khí thải: Các chất thải ra từ nhà máy, phương tiện giao thông, đun nấu sinh hoạt: CO2 , SO2 , gây ô nhiễm không khí
 2/ Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học 
 Các chất hóa học độc hại được phát tán và tích tụ :
	- Hóa chất ( dạng hơi ) à nước mưa à đất à tích tụ à ô nhiễm mạch nước ngầm.
	- Hóa chất ( dạng hơi ) à nước mưa à ao, hồ, sơng, biển à tích tụ.
	- Hóa chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
 3 – Ô nhiễm do các chất phóng xạ
 - Gây đột biến ở người và sinh vật.
 - Gây một số bệnh di truyền và bệnh ung thư
 4 – Ô nhiễm do các chất thải rắn
 - Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm : Đồ nhựa, giấy vụn, mảnh cao su, bông, kim y tế, vôi, gạch vụn 
 5 – Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
 - Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được xử lí ( Phân, nước thải sinh hoạt, xác động vật)
 - Sinh vật gây bệnh vào cơ thể gây bệnh cho người do 1 số thói quen sinh hoạt như : ăn gỏi cá, ăn tái, ngủ không màn 
15.Các biện pháp hạn chế ô nhiễm :
*Không khí :
+ Có quy hoạch tốt và hợp lý khi xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, tránh ô nhiễm khu dân cư.
	+ Tăng cường việc xây dựng các công viên, vành đai xanh để hạn chế bụi, tiếng ồn
	+ Cần lắp đặt thiết bị lọc bụi và xử lí khí độc hại trước khi thải ra không khí, phát triển công nghệ để xử dụng các nhiên liệu không gây khói, bụi.
* Nguồn nước : 
	+ Xây dựng các hệ thống cấp và thải nước ở các đô thị, khu công nghiệp để nguồn nước 
 thải không làm ô nhiễm nguồn nước sạch.
	+ Xây dựng hệ thống xử lí nước thải, hạn chế thải các chất độc hại ra nguồn nước.
* Thuốc bảo vệ thực vật : Hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường các biện 
 pháp cơ học, sinh học để tiêu diệt sâu hại.
* Chất thải rắn : Cần quản lí chặt chẽ chất thải rắn, cần chú ý phát triển các biện pháp tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất.
16. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu:
Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên :
	- Tài nguyên tái sinh : Có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lí.
	- Tài nguyên không tái sinh : là dạng tài nguyên sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
	- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu : là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường
 17. 
 Loại TN
Nội dung
Tài nguyên đất
Tài nguyên nước
Ti nguyn rừng
1. Đặc điểm
- Đất là nơi ở, nơi sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, sinh vật khác
- Tái sinh.
- Nước là nhu cầu không thể thiếu của tất cả các sinh vật trên trái đất
- Tái sinh.
- Rừng l nguồn cung cấp lm sản, thuốc, gỗ,
- Tái sinh
2. Cách sử dụng hợp lí
- Cải tạo đất, bón phân hợp lí.
- Chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn
- Khơi thông dòng chảy.
- Không xả rác, chất thải công nghiệp và sinh hoạt xuống sông, hồ, biển,
- Khai thác hợp lí, kết hợp trồng bổ sung
- Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên.
 * Khi niệm phát triển bền vững : Là sự phát triển không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm tổn hại đến thế hệ tương lai đáp ứng lại các nhu cầu của họ à Sự phát triển bền vững l mối liên hệ giữa công nghiệp hóa và bảo vệ thiên nhiên.
 18. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
 1/ Bảo vệ tài nguyên sinh vật.
 - Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.
 - Trồng cây gây rừng.
 - Xây dựng khu bảo tồn, giữ nguồn gen quý.
 - Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi.
 2/ Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa
Các biện pháp
Hiệu quả
Với vùng đất trống đồi núi trọc thì trồng cây gây rừng
Hạn chế xói mòn, hạn hán, lũ lụt, cải tạo khí hậu, tạo môi trường sống cho sinh vật
Tăng cường thuỷ lợi, tưới tiêu hợp lí
Điều hòa lượng nước, mở rộng diện tích trồng trọt.
Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh
Tăng độ màu cho đất, không mang mầm bệnh.
Thay đổi cây trồng hợp lí
Luân canh, xen canh à đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng.
Chọn giống thích hợp
Cho năng suất cao, lợi ích kinh tế à tăng vốn đầu tư cải tạo đất.
 19. Sự đa dạng HST: 
Có 3 hệ sinh thái chủ yếu :
Hệ sinh thái trên cạn : rừng, savan, 
Hệ sinh thái nước mặn : rừng ngập mặn.
Hệ sinh thái nước ngọt : ao, hồ, 
20. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
 1/ Bảo vệ hệ sinh thái rừng:
- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Xây dựng khu bảo tồn để giữ cân bằng và bảo vệ nguồn gen.
- Trồng rừng à phục hồi hệ sinh thái, chống xói mòn.
- Vận động định cư à bảo vệ rừng đầu nguồn.
- Phát triển dân số hợp lí à giảm áp lực về tài nguyên.
- Tuyên truyền bảo vệ rừng à toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
 2/ Bảo vệ hệ sinh thái biển.
- Bảo vệ bãi cát ( nơi rùa hay đẻ trứng ) và vận động người dân không săn bắt rùa tự do.
- Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt.
- Xử lí các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông, biển.
- Làm sạch bãi biển.
 3/ Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp
- Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm nuôi sống con người.
- Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp :
 + Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu như : lúa nước, cây công nghiệp, lâm nghiệp.
 + cải tạo hệ sinh thái đưa giống mới để có năng suất cao.
21. Nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường: 
1/ Phòng chống suy thoái ô nhiễm và sự cố môi trường:
 - Cá nhân, tập thể phải có trách nhiệm giữ cho môi trường sạch và xanh.
 - Cá nhân, tập thể có trách nhiệm xử lí chất thải đúng qui trình để chống suy thoái và 
 ô nhiễm môi trường.
 - Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam.
 - Sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
2/ Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường :
 Khi có sự cố về môi trường thì cá nhân, tổ chức phải khắc phục kịp thời, báo cáo với cơ quan quản lí cấp trên ( nếu ở mức quan trọng ) để xử lí.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap HK2 Sinh 9.doc