Giáo án Ôn tập – khối 9 môn: sinh

Giáo án Ôn tập – khối 9 môn: sinh

Câu 1: Em hãy nêu cấu tạo hóa học của phân tử AND ?

- Phân tử AND được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O,N và P.

- AND thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nucletit thuộc 4 loại : A, T, G, X.

- AND có cấu tạo đa dạng và đặc thù do thành phần số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit ( trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của AND ) - Tính đa dạng và tính dặc thù của AND là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính dặc thù của các loài sinh vật.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1262Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ôn tập – khối 9 môn: sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP – KHỐI 9
MÔN: SINH
Câu 1: Em hãy nêu cấu tạo hóa học của phân tử AND ? 
- Phân tử AND được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O,N và P. 
- AND thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nucletit thuộc 4 loại : A, T, G, X. 
- AND có cấu tạo đa dạng và đặc thù do thành phần số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit ( trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của AND ) - Tính đa dạng và tính dặc thù của AND là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính dặc thù của các loài sinh vật. 
Câu 2: Di truyền liên kết là gì ? Ý nghĩa di truyền liên kết ? 
- Di truyền liên kết : Là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một nhiễm sắc thể cùng phân li trong quá trình phân bào. 
- Ý nghĩa :
+ Đảm bảo sự di truyền bền vững, hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. 
+ Dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền cùng nhau. 
Câu 3 : Hãy nêu tính đặc trưng của bộ NST ? ( 2.0 đ )
- Trong tế bào sinh dưỡng, bộ NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau về hình thái, kích thước . 
- Có bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội. 
- Ở những loài đơn tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở cặp NST giới tính. 
- Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.
Câu 4 : Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là ( 2n + 1 ) và ( 2n – 1 ) ?
- Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân ly tạo thành 1 giao tử mang cả 2 NST ( n + 1) và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó ( n – 1 )
- Trong thụ tinh : giao tử ( n + 1) kết hợp giao tử bình thường ( n) tạo thành thể dị bội ( 2n + 1) ; giao tử ( n -1 )kết hợp giao tử bình thường ( n ) tạo tah2nh thể dị bội ( 2n -1 )
Câu 5 : Nêu bản chất, mối quan hệ : Gen ( một đoạn ADN ) ®mARN ® Protein®Tính trạng
- Mối liên hệ :
+ Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN 
+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin cấu tạo nên protein.
+ Protein biểu hiện thành tính trạng cơ thể.
- Bản chất mối liên hệ : Trình tự các nucleotit trong ADN ( gen ) quy định trình tự các nucleotit trong mARN, qua đó quy định trình tự các axit amin cấu tạo nên Protein . Protein tham gia cva61u tạo, hoạt động sinh lý của tế bào và biểu hiện thành tính trạng.
Câu 6 : Số lượng NST có phản ánh mức độ tiến hóa của loài không ? Vì sao ?
Số lượng NST ở mỗi loài khác nhau : VD : ruồi giấm 2n = 8 NST , người 2n = 46 , tinh tinh 2n = 48. Trong đó loài người là tiến hóa hơn các loài khác. Do đó số lượng NST nhiều hay ít không phản ánh trình độ tiến hóa của loài.
Câu 7 : Trình bày chức năng chính của Protêin 
1. Chức năng cấu trúc :
 Protêin là thành phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất, hình thành nên các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, cơ quan , hệ cơ quan, cơ thể ( tính trạng cơ thể )
2. Chức năng xúc tác quá trình trao đổi chất :
- Bản chất các enzim là tham gia các phản ứng sinh hóa.
3. Chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất :
- Các hoocmon phần lớn là Protêin giúp điều hòa các quá trình sinh lý của cơ thể.
Câu 8 : Nêu điểm giống nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân ?
- Có sự tự nhân đôi NST
- Có các kỳ phân bào tương tự nhau.
- Có sự biến đổi hình thái NST theo chu kỳ.
- Kỳ giữa NST tập trung thành hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Là cơ chế đảm bảo sự ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
Câu 9 :Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến ?
* Thường biến :
- Biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường.
- Không có di truyền.
- Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định.
- Có lợi cho bản thân sinh vật.
* Đột biến :
- Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền dẫn đến biến đổi kiểu hình.
- Có khả năng di truyền
- Xuất hiện ngẫu nhiên.
- Đa số bất lợi cho sinh vật.
Câu 10 : Trình bày cơ chế sinh con trai, gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay gái là đúng hay sai ? Tại sao ?
- Sự phân ly của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh là cơ chế xác định giới tính.
- Sơ đồ :
P : Mẹ ( 44AA + XX ) x Bố ( 44AA + XY )
GP : ( 22A + X) ( 22A + Y), ( 22A +X)
F1 : 44AA+XX ( gái ) : ( 44AA + XY )
- Qua sơ đồ trên ta thấy việc sinh con trai hay gái phụ thuộc vào tinh trùng mang NST X hoặc NST Y của bố. Do đó quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay gái là sai.
Câu 11 : Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể được biểu hiện rõ nhất ở kỳ nào trong quá trình phân bào? Mô tả cấu trúc đó ? Vai trò của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền tính trạng ?
- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kỳ giữa của quá trình phân bào ?
-Ở kỳ này NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em ( Crômatit ) gắn nhau ở tâm động. Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN và protein loại histon.
- NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự tự nhân đôi của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các tếh hệ tế bào và cơ thể.
Câu 12 : Đột biến gen là gì ? Cho ví dụ ?
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
- Đột biến gen thường liên quan đến một hoặc 1 số cặp Nu. Điển hình là các dạng : mất, thêm, thay thế một cặp Nu..
- Đột biến gen là biến dị di truyền.
- Ví dụ : Đột biến gen mất khả năng tổng hợp diệp lục ở cây mạ ( màu trắng ) ; Lợn con có đầu và chân sau dị dạng ; Đột biến gen ở lúa làm cây cứng và nhiều bông hơn.
Câu 13: Ở chó, lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài.
P : Lông ngắn thuần chủng x lông dài. F1 có kiểu gen và kiểu hình như thế nào ? Viết sơ đồ lai từ P đến F1 
 Theo đề bài lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài 
 Quy ước gen : A : lông ngắn > a : lông dài 
 PTC: lông ngắn có KG : AA và lông dài có KG aa 
 Sơ đồ lai:
 PTC: AA (lông ngắn ) x aa ( lông dài ) 
 G: A a
F1: 100% Aa ( lông ngắn ) 
Câu 14: Một đoạn AND có trình tự các Nucleotit như sau. 
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
 3/ - A - ? - T - ? – G – G – T – A – T – A – G - ? - X – 5/
 5/ -  ? - X -  ? – A -  ? -  ? - ? - ? - ? -  ? -  ? - X - ? - 3/
 Dựa vào nguyên tắc bổ sung hãy hoàn chỉnh đoạn ADN trên 
Đáp án :
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
 3/ - A - G - T - T – G – G – T – A – T – A – G - G - X – 5/
 5/ -  T - X -  A – A -  X -  X - A - T - A - T - X - X - G - 3/
Câu 15 : Đậu Hà Lan, hạt vàng là tính trạng trội hoàn toàn được quy định do gen A, hạt lục được quy định do gen a. Cho tự thụ phấn cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt lục.
a. Xác định kết quả thu được ở F1.
b. Đem lai cây ở F1 với nhau. Xác định kết quả thu được ở F2 ?
 Trả lời :
a. PTC : hạt vàng ( AA ) x hạt lục ( aa )
 G A a
 F1 : 100% Aa ( hạt vàng )
b. F1 x F1: hạt vàng ( Aa ) x hạt vàng ( Aa )
 G: A , a A, a
 F2: 1AA : 2Aa : 1aa
 KH: 75% Hạt vàng : 25% hạt lục 
Câu 16: Một đoạn ARN có trình tự các ribonucleotit :
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 
 5/ - A – U – X – A – A – G – G – X – X – X – G – A – A – U – U – 3/
 Viết trình tự các nucleôtit trong đoạn gen đã tổng hợp nên đoạn mạch ARN trên :
 Trả lời :
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 
 5/ - A – U – X – A – A – G – G – X – X – X – G – A – A – U – U – 3/
 ß 
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 
 3/ - T – A – G – T – T – X – X – G – G – G – X – T – T – A – A – 5/
 5/ - A – T – X – A – A – G – G – X – X – X – G – A – A – T – T – 3/

Tài liệu đính kèm:

  • docOn Sinh.doc