Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh (vòng thứ 3) năm học 2010- 2011 môn: sinh học- lớp 9- thời gian làm bài: 120 phút

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh (vòng thứ 3) năm học 2010- 2011 môn: sinh học- lớp 9- thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: a/ So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN.

 b/ Vì sao ADN được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử

Câu 2: a/ Tính đặc trưng của bộ NST được thể hiện như thế nào? Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không? Lấy ví dụ minh hoạ. Nói trong tế bào lưỡng bội, NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, có đúng không?

 b/ Cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST của loài ổn định?

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh (vòng thứ 3) năm học 2010- 2011 môn: sinh học- lớp 9- thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục & Đào tạo Yên Thành
Đề thi chọn đội tuyển HSG tỉnh (vòng 3) năm học 2010- 2011
Môn: sinh học- lớp 9- 
Thời gian làm bài: 120 phút.
Câu 1: a/ So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN.
 b/ Vì sao ADN được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử
Câu 2: a/ Tính đặc trưng của bộ NST được thể hiện như thế nào? Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không? Lấy ví dụ minh hoạ. Nói trong tế bào lưỡng bội, NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, có đúng không?
 b/ Cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST của loài ổn định?
Câu 3: Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và đặc điểm của các cây lai tam bội đó 
Câu 4: Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST (kí hiệu I, II, III, IV, V), khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 3 thể đột biến (kí hiệu a, b, c). Phân tích bộ NST của 3 thể đột biến đó thu được kết quả sau:
Thể đột biến
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
I
II
III
IV
V
a
3
3
3
3
3
b
3
2
2
2
2
c
1
2
2
2
2
a) Xác định tên gọi của các thể đột biến trên? Cho biết đặc điểm của thể đột biến a?
b) Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c?
Câu 5: 1/ ở một loài thực vật, cho lai giữa 2 cây thuần chủng có quả tròn, ngọt với quả dài, chua, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu đươc F2 gồm: 300 cây quả tròn, ngọt: 602 cây quả bầu dục, ngọt: 301 cây quả dài, chua.
 Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. 
 2/ ở một loài động vật, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể cái XY. Quá trình thụ tinh tạo ra một số hợp tử có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 720, trong đó 1/12 là nhiễm sắc thể giới tính, số nhiễm sắc thể X gấp 2 lần nhiễm sắc thể Y.
Xác định số cá thể đực và cá thể cái được hình thành từ nhóm hợp tử trên, biết tỷ lệ hợp tử XX phát triển thành cơ thể là 7/10, tỉ lệ hợp tử XY phát triển thành cơ thể là 40%.
---------------------------------Hết-----------------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Hướng dẫn chấm môn sinh học 9
Câu
ý
Nội dung
điểm
1
a/ So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN.
b/ Vì sao ADN được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử
4,0đ
a
- Sự giống nhau: 
+ Đều xảy ra ở kì trung gian, lúc NST ở dạng sợi mảnh.
+ Đều dựa trên mạch khuôn của ADN 
+ Đều hình thành mạch mới theo NTBS và nguyên tắc khuôn mẫu.
+ Đều có sự duỗi xoắn của ADN và sự xúc tác của các enzim.
1,0đ
- Sự khác nhau:
Tự nhân đôi ADN
Tổng hợp ARN
Sự duỗi xoắn
Toàn bộ
Gen tham gia tổng hợp ARN
Nguyên liệu
4 loại Nu: A, T, G, X
A, U, G, X
Enzim
Khác với ARN
Khác với ADN
Nguyên tắc
NTBS: A-T; G-X
Có NT bán bảo toàn
A-U; T-A; G-X
Không 
Qui mô
Diễn ra trên cả 2 mạch đơn của ADN
Diễn ra trên một đoạn của ADN (gen) và trên một mạch đơn
Kết quả
Mỗi lần tự nhân đôi tạo ra 2 phân tử ADN con.
Mỗi lần tổng hợp tạo ra một phân tử ARN 
1,5đ
b
- Vì ADN có các chức năng quan trọng:
+ ADN là cấu trúc mang thông tin di truyền ở cấp độ phân tử: ADN là cấu trúc mang gen qui định cấu trúc prôtêin.
+ Các gen trên ADN có khả năng tự sao và sao mã nên thông tin di truyền được truyền đạt từ nhân đến prôtêin và truyền đạt qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
+ ADN có khả năng xảy ra đột biến, làm tăng tính đa dạng và khả năng thích nghi của loài.
1,5đ
2
a/ Tính đặc trưng của bộ NST được thể hiện như thế nào? Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không? Lấy ví dụ minh hoạ. Nói trong tế bào lưỡng bội, NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, có đúng không?
 b/ Cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST của loài ổn định?
3,5đ
a
- Tính đặc trưng:
+ Số lượng: Mỗi loài SV có một bộ NST đặc trưng về số lượng: VD: người: 46 NST; 
+ Hình thái: NST có hình thái đặc trưng ở kì giữa của nguyên phân. Mỗi loài có một bộ NST với hình dạng đặc trưng riêng: VD: ở ruồi dấm có 2 cặp hình chữ V, 1 cặp hình hạt, 1 cặp hình que (ở ruồi cái)
+ Cấủ trúc: Trên NST, mỗi gen nằm ở một vị trí , mang tính đặc trưng cho loài.
1,5đ
Số lượng NST không phản ánh trình độ tiến hoá của loài, VD: bộ NST ở người: 46, ở gà 78
0,5đ
- Không phải tất cả các cặp NST trong tế bào sinh dưỡng đều tồn tại thành cặp tương đồng, VD: ở những loài đơn tính, cặp NST giới tính XY
0,5đ
b
Cơ chế đảm bảo ổn định bộ NST:
- ở những loài sinh sản hữu tính: nhờ sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- ở những loài sinh sản vô tính: nhờ quá trình nguyên phân.
0,5đ
0,5đ
3
Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và đặc điểm của các cây lai tam bội đó 
2,0
- Cơ chế hình thành cây lai tam bội: do sự không phân ly của cặp NST mang alen A trong quá trình giảm phân nên hình thành loại giao tử không bình thường mang cả hai alen A, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang alen a hình thành hợp tử AAa (tam bội).
- Đặc điểm của cây tam bội: Bộ NST 3n, cơ quan dinh dưỡng to, khả năng chống chịu tốt, thường bất thụ ...
1,5đ
1,5đ
4
Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST (kí hiệu I, II, III, IV, V), khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 3 thể đột biến (kí hiệu a, b, c). Phân tích bộ NST của 3 thể đột biến đó thu được kết quả sau:
Thể đột biến
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
I
II
III
IV
V
a
3
3
3
3
3
b
3
2
2
2
2
c
1
2
2
2
2
a) Xác định tên gọi của các thể đột biến trên? Cho biết đặc điểm của thể đột biến a?
b) Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c?
2,5đ
a
 Tên gọi của 3 thể đột biến
+ Thể đột biến a có 3n NST: Thể tam bội .
0,5đ
+ Thể đột biến b có (2n + 1) NST: Thể dị bội (2n + 1) hay thể tam nhiễm 
0,5đ
+ Thể đột biến c có (2n - 1) NST: Thể dị bội (2n – 1) hay thể một nhiễm 
0,5đ
- Đặc điểm của thể đột biến a: 
+ Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng => thể đa bội có quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn => kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt. 
+ Thể đa bội khá phổ biến ở thực vật.
1,0đ
b
Cơ chế hình thành thể đột biến c: 
+ Trong giảm phân, cặp NST số 1 nhân đôi nhưng không phân ly tạo thành 2 loại giao tử (n + 1) và (n – 1) NST. 
+ Khi thụ tinh, giao tử (n–1) kết hợp với giao tử (n) tạo thành hợp tử (2n–1) NST => phát triển thành thể dị bội (2n – 1).
1,0đ
5
 a/ ở một loài thực vật, cho lai giữa 2 cây thuần chủng có quả tròn, ngọt với quả dài, chua, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu đươc F2 gồm: 300 cây quả tròn, ngọt: 602 cây quả bầu dục, ngọt: 301 cây quả dài, chua.
 Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. 
b/ ở một loài động vật, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể cái XY. Quá trình thụ tinh tạo ra một số hợp tử có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 720, trong đó 1/12 là nhiễm sắc thể giới tính, số nhiễm sắc thể X gấp 2 lần nhiễm sắc thể Y.
Xác định số cá thể đực và cá thể cái được hình thành từ nhóm hợp tử trên, biết tỷ lệ hợp tử XX phát triển thành cơ thể là 7/10, tỉ lệ hợp tử XY phát triển thành cơ thể là 40%.
4,0đ
a
 -Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2: 
 + Tỉ lệ cặp tính trạng dạng quả: 
 Quả tròn : quả bầu dục : quả dài = 1 : 2 : 1 => Tính trạng dạng quả có hiện tượng trội không hoàn toàn.
Qui ước: Gen A quả tròn trội không hoàn toàn so với gen a quả dài, quả bầu dục có kiểu gen Aa.
+ Tỉ lệ cặp tính trạng tính chất quả:
Quả ngọt : quả chua = 3 : 1 => quả ngọt trội hoàn toàn so với quả chua. 
Qui ước: Gen B: quả ngọt, gen b: quả chua
Do P thuần chủng => F1 có kiểu gen dị hợp cả 2 cặp gen.
Nếu các cặp gen phân li độc lập, F2 có 6 loại kiểu hình với tỉ lệ :
( 1 : 2 : 1). ( 3 : 1). Nhưng theo bài ra, F2 chỉ có 3 loại kiểu hình với tỉ lệ: 1 : 2 : 1 = > có 4 tổ hợp giao tử= 2 giao tử . 2 giao tử.
=> F1 dị hợp cả 2 cặp gen mà chỉ tạo ra 2 loại giao tử => 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng trên nằm trên cùng 1 NST.
 => Kiểu gen của P: Quả tròn, ngọt: ; quả dài, chua: 
=> Sơ đồ lai:
Ptc: Quả tròn, ngọt: X quả dài, chua: 
GP: AB ab
F1: : Quả bầu dục, ngọt X Quả bầu dục, ngọt
GF1: AB; ab AB; ab
F2: 1 Quả tròn, ngọt : 2 Quả bầu dục, ngọt : 
1 quả dài, chua
3,0đ
b
- Số NST giới tính là: 720 : 12 = 60 (NST)
- Số NST Y là: 60 : 3 = 20
- Số NST X là: 20 . 2 = 40.
=> Số hợp tử XY là 20, số hợp tử XX là 10.
Số cá thể đực được phát triển từ hợp tử là 20 . 7/10 = 14
Số cá thể cái được phát triển từ hợp tử là 10 . 40% = 4
1,0đ
-

Tài liệu đính kèm:

  • docchon doi tuyen HSG tinh vong 3 Yen Thanh.doc