Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 - Năm học 2011 - 2012

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 - Năm học 2011 - 2012

TUẦN : 3

 ÔN TẬP TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT

 I.Mục tiêu: -Giúp học sinh củng cố kiến thức về:

 +Từ là gì? Cấu tạo của từ đơn, từ phức?

 +Xác định được từ trong câu văn, đoạn ,bài văn .

 -Kỹ năng: Hình thành cho học sinh cách sử dụng từ ngữ khi viết bài văn

 - Tư tưởng: Gĩư gìn sự trong sáng của tiếng Việt

II.Chuẩn bị: Gv:Soạn giáo án và đọc tài liệu tham khảo

 Hs: Ôn tập bài cũ

III.Các bước lên lớp:

 1. Ôn định tổ chức

 2.Kiểm tra bài cũ: Kể tóm tắt truyện “Con Rồng, cháu Tiên ” và nêu ý nghĩa của truyện ?

 3.Bài mới:

 I: Hệ thống lý thuyết:

 a. (?)Từ là gì? Từ và tiếng khác nhau như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ ?

 TL: - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu

- Tiếng: là một lần phát âm, là một chữ viết được tách rời.

 Vd:Từ :Âu Cơ, dạy, bảo .

 Tiếng :a ,b, .

 (?) Khi nào một tiếng được coi là một từ ?

 TL: Khi tiếng đó có nghĩa (tiếng có thể dùng để tạo câu ) thì được coi là một từ

 Vd: dạy, học, cặp

 

doc 115 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 - Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01-09-2011
Ngày dạy: -09-2011
 Tuần : 3 
 Ôn tập từ và cấu tạo của từ tiếng Việt 
 I.Mục tiêu: -Giúp học sinh củng cố kiến thức về: 
 +Từ là gì? Cấu tạo của từ đơn, từ phức? 
 +Xác định được từ trong câu văn, đoạn ,bài văn .
 -Kỹ năng: Hình thành cho học sinh cách sử dụng từ ngữ khi viết bài văn 
 - Tư tưởng: Gĩư gìn sự trong sáng của tiếng Việt 
II.Chuẩn bị: Gv:Soạn giáo án và đọc tài liệu tham khảo 
 Hs: Ôn tập bài cũ 
III.Các bước lên lớp:
 1. Ôn định tổ chức 
 2.Kiểm tra bài cũ: Kể tóm tắt truyện “Con Rồng, cháu Tiên ” và nêu ý nghĩa của truyện ?
 3.Bài mới:
 I: Hệ thống lý thuyết:
 a. (?)Từ là gì? Từ và tiếng khác nhau như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ ?
 TL: - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu 
Tiếng: là một lần phát âm, là một chữ viết được tách rời.	
 Vd:Từ :Âu Cơ, dạy, bảo ..
 Tiếng :a ,b,.
 (?) Khi nào một tiếng được coi là một từ ?
 TL: Khi tiếng đó có nghĩa (tiếng có thể dùng để tạo câu ) thì được coi là một từ 
 Vd: dạy, học, cặp 
 b.Cấu tạo của từ tiếng Việt gồm mấy loại? Nêu đặc điểm của mỗi loại từ ? Lấy ví dụ minh hoạ?
 TL: Gồm 2 loại :từ đơn và từ phức 
Từ đơn :là từ chỉ gồm có một tiếng :bàn ,ghế ,xe.
Từ phức :là từ gồm hai hay nhiều tiếng tạo nên : học tập ,xe đạp ..
 +Từ ghép : là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. 
 +Từ láy : là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. 
 VD: .
 (?) Cấu tạo của từ láy và từ ghép có điểm gì giống và khác nhau ?
Giống nhau:đều là những từ gồm hai hay nhiều tiếng tạo nên 
 Khác nhau:. 
*.Lưu ý: Có một số trường hợp ngoại lệ sau:
 + Có những từ đơn có cấu tạo hơn một tiếng: bồ hóng, ra-đi-ô, ô tô ..:được gọi là từ đơn đa âm tiết. 
 +Có những từ gồm hai tiếng trở lên có quan hệ về âm thanh: ba ba, cào cào, châu chấu, đu đủ, chôm chôm .nhưng ý nghĩa của chúng giống như từ đơn. 
 +Có những từ ghép mà có tiếng đã bị mất nghĩa hoặc không xác định được nghĩa: dưa hấu, ốc bươu, chợ búa, chùa chiền 
 II. Bài tập củng cố:
1. Bài tập 1: Bài tập 10, 11, 12/ 11( sách BT trắc nghiệm)
 2. Bài tập 2: Xếp các từ láy trong tập hợp từ sau đây vào từng cột phù hợp và xác định tên gọi cho mỗi cột trong bảng :
 khanh khách ,sằng sặc ,ồm ồm ,nheo nhéo ,lom khom ,ngông nghênh ,lừ đừ ,vội vàng ,the thé , re ré ,hô hố ,khật khưỡng ,tất tưởi ,thanh thanh ,khúc khích ,hề hề ,oang oang, ấm ức ,hậm hực ,rầu rĩ ,vui vẻ , sung sướng 
 Từ láy chỉ 
 tiếng cười 
Từ láy chỉ 
Tiếng nói
Từ láy chỉ 
Dáng điệu
Từ láy chỉ 
Tâm trạng
Khanh khách, sằng sặc, hô hố, khúc khích, hề hề, re ré.
ồm ồm, nheo nhéo, the thé, thanh thanh, oang oang.
Lom khom, vội vàng, khật khưỡng, tất tưởi, ngông nghênh, lừ đừ.
ấm ức, hậm hực, rầu rĩ, vui vẻ, sung sướng.
3.Bài tập 3:Trong các tiếng sau :nhà , gia ( có nghĩa là nhà ) ;dạy ,giáo (có nghĩa là 
dạy); dài ,trường (có nghĩa là dài )
Tiếng nào dùng được như từ ? Đặt câu ?
Tiếng nào không được dùng như từ . Tìm một số từ ghép có chứa các tiếng đó 
 TL :nhà, dạy, dài : dùng được như từ vì nó có thể tạo lập câu
 Gia, giáo , trường : không được dùng như từ vì nó được dùng để cấu tạo nên từ.
 4.Bài tập 4: Hãy sắp xếp các từ sau thành 3 nhóm : đơn, ghép, láy 
 Sách vở , bàn ghế,xe , xe máy , xe đạp , xe cộ , đi lại , xanh xanh , đo đỏ , đỏ lừ , lê –ki – ma , thước kẻ , quần áo , hoa hồng, lao xao, lách cách, sột soạt ..
Đơn : xe , lê – ki –ma 
Ghép : bàn ghế , xe máy , xe đạp , đi lại , thước kẻ ,quần áo , đỏ lừ, hoa hồng 
Láy : xanh xanh , đo đỏ , lao xao, lách cách, sột soạt 
 5.Bài tập 5: Cho các tiếng sau: mát ,xinh ,đẹp . Hãy tạo ra các từ láy và đặt câu với mỗi từ láy đó 
 -mát : mát mẻ, man mát 
 Đặt câu: Hôm nay, trời thật mát mẻ 
 -xinh: xinh xắn , xinh xinh 
 Đặt câu: Cô bé kia trông xinh xắn quá 
 - đẹp: đẹp đẽ 
Đặt câu: Bầu trời đêm trông thật đẹp đẽ 
 6 .Bài tập 6: cho các tiếng sau: xe, hoa, cá, rau. Hãy tạo ra các từ ghép và đặt câu( mỗi tiếng tìm 3 từ ghép)
 7 . Bài tập 7: Viết một đoạn văn về chủ đề học tập trong đó có sử dụng từ đơn, từ láy, ghép rồi chỉ ra các từ đó. 
 VI - .Củng cố - Hướng dẫn : 
 Gv hệ thống kiến thức toàn bài , học sinh theo dõi 
 Ôn tập kiến thức, hoàn thiện bài tập 
 V Bài tập về nhà: 
 - Đặt 3 câu nói văn về việc học tập, trong đó có sử dụng cả từ ghép và từ láy
 Ký duyệt của ban giám hiệu: 
 Kiểm tra: 6 - 9 - 2011
 ******************************************************
Ngày soạn: 10-09-2011
Ngày dạy: -09-2011
 Tuần : 4
 Ôn tập văn bản Thánh Gióng 
 I. Mục tiêu: 
 - Kiến thức: + Giúp học sinh củng cố kiến thức về nội dung, nghệ thuật của văn bản 
 + Thấy được đặc sắc của truyện, nâng cao kiến thức cho học sinh qua một số chi tiết nghệ thuật. 
 - Kỹ năng: kể văn bản 
 - Tư tưởn : Giáo dục lòng tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc 
II. Chuẩn bị: 
 Gv: Soạn giáo án + đọc tài liệu tham khảo 
 Hs: Ôn bài cũ 
 III. Lên lớp: 
 1 Ôn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 ? Kể tóm tắt truyền thuyết “ Bánh chưng , bánh giầy ” và cho biết nội dung, nghệ thuật chủ yếu của văn bản .
 3. Bài mới: 
1 Lý thuyết: a Định nghĩa truyền thuyết:
 (?) Nhắc lại định nghĩa truyền thuyết:
 +Là loại truyện dân gian 
 +Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ 
 +Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo 
+Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật l. sử được kể.
 b. ý nghãi truyện Thánh Gióng
II - Bài tập
 ( ? ) Nêu những chi tiết kì lạ trong truyện Thánh Gióng 
 - Kì lạ lúc sinh ra: người mẹ giẫm vào vết chân lạ và thụ thai, mang thai 12 tháng : chứng tỏ Gióng là con thần,có nguồn gốc siêu phàm của Gióng 
 - Kì lạ khi Gióng cất tiếng nói sau ba năm im lặng: là tiếng nói đòi đánh giặc cứu nước: chứng tỏ lòng yêu nước tiềm tàng trong lòng mỗi người dân Việt, lòng yêu nước từ già đến trẻ. 
 - Kì lạ về sự lớn lên của Gióng: lớn nhanh như thổi( cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong .): để đánh thắng giặc phải có sức mạnh.
 - Vóc dáng đẹp đẽ khác thường: Gióng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt: biểu tượng cho sức mạnh một dân tộc trỗi dậy.
 - Kì lạ khi đánh giặc: cách đánh (dũng mãnh khiến địch không kịp trở tay); vũ khí đánh giặc (bằng roi sắt và cây tre của quê hương)
 - Kì lạ khi bay về trời: Gióng để lại mọi công lao cho quê hương xứ sở, Gióng đánh giặc bằng trái tim tình nguyện chứ không mong “kiếm tước phong hầu”
( * ) Tóm lại: Gióng kì lạ khi sinh ra, kì lạ khi đánh giặc và sau khi thắng giặc .Cuộc đời Gióng thực sự là một huyền thoại.
(?) ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu ?
 a.Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc:
 - Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong con người Gióng. ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng. 
 - ý thức đánh giặc, cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, h. động khác thường, thần kì. 
 - Gióng là hình ảnh nhân dân .Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói cũng không cười. Nhưng khi nước gặp nguy biến thì họ đứng ra cứu nước đầu tiên cũng như Gióng không cần đến lời kêu gọi thứ hai. 
 b. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng :
 - Gióng lớn lên bằng thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh của dũng sĩ Thánh Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường giản dị .
 - Nhân dân ta rất yêu nước ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước 
 - Cả dân làng đùm bọc nuôi dưỡng Gióng : tượng trưng cho sức mạnh đoàn kết toàn dân 
 - Ngày nay, ở hội Gióng vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm ,hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện quá khứ giàu ý nghĩa 
 c. Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời 
 - Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phải phi thường. Nhân dân yêu mến trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng trở về cõi vô biên bất tử. Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi. 
 - Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.
 (?) ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng ?
Gióng là hình tượng tiêu biểu ,rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước
.Trong văn học dân gian Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung,đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân ta.
Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi 
đầu dựng nước: sức mạnh của tổ tiên thàn thánh; sức mạnh của tập thể cộng đồng; sức mạnh của thiên nhiên, văn hoá, kĩ thuật. 
Phải có hình tượng khổng lồ, đẹp và khái quát như Thánh Gióng mới nói được 
lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. 
(?) ý nghĩa của truyện Thánh Gióng ?
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý
 thức và sức mạnh bảo vệ đất nước 
Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay buổi đầu lịch sử về người 
anh hùng cứu nước chống ngoại xâm 
4 .Củng cố - Gv hệ thống kiến thức toàn bài, hs theo dõi 
 - Ôn tập kĩ về các chi tiết kì lạ của truyện và nêu ý nghĩa các chi tiết, ý nghĩa của truyện 
 - Chuẩn bị: ôn tập văn kể chuyện :truyền thuyết 
 V. Bài tập về nhà:
 - Nhập vai nhân vật Gióng để kể lại đoạn văn Gióng ra trận giết giặc cứu nước.
 Gợi ý:- Xác định nội dung đoạn truyện cần kể: Giặc đã đến chân núi Trâu.. người và ngựa từ từ bay lên trời - ngôn ngữ kể trong sáng 
 - chú ý lỗi chính tả 
 - ngôi kể 1: dùng ta hoặc tôi, chú ý cần thống nhất ngôi kể trong bài làm 
 Ký duyệt của ban giám hiệu: 
 Kiểm tra: 13 - 9 - 2011
 ******************************************************
Ngày soạn: 15-9-2011
Ngày dạy: -9-2111
tuần 5 
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
 Luyện viết đoạn văn tự sự
I. Mục tiêu:
 - Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
 - Rèn kỹ năng viết đoạn văn tự sự giới thiệu nhân vật, đoạn văn tự sự kể việc.
 - Giáo dục cho HS ý thức tự giác trong học tập
II. Nội dung ôn tập:
 1. Kiến thức cần ghi nhớ: 
a. Sự việc trong văn tự sự:
 - Gồm 6 yếu tố: Thời gian, không gian, nhân vật, nguyên nhân, diễn biến, kết quả
- Sự việc đợc sắp xếp theo một trình tự nhất định.
b. Nhân vật trong văn tự sự:
- Là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản.
- Gồm: 	- Nhân vật chính: Thể hiện tư tưởng, ý nghĩa của văn bản.
	 - Nhân vật phụ: Giúp nhân vật chính hoạt động.
- Thể hiện qua: Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,...
 2. Luyện tập:
 Bài tập 1: Gv sử dụng bộ tranh VHDG (chọn 1 số tranh thích hợp, tiêu biểu) để cho HS nhận diện nhân vật và kể lại sự việc và nêu ý nghĩa của sự việc đó.
	VD: Bức tranh Thánh Gióng nhổ bụi tre quật vào lũ giặc.
- Thánh Gióng một mình một ngựa phi thẳng vào đám giặc... Chàng nhổ bụi tre bên đờng quật túi bụi và ...  nước 
 -Thể hiện khát vọng của nhân dân ta ngay buổi đầu dựng nước 
4. ST, TT 
 ? ý nghĩa tượng trưng của 2 nhân vật ST , TT 
 - St : tượng trưng cho sức mạnh của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên nhiên 
 - TT : tượng trưng cho hiện tượng mưa gió lũ lụt 
? ý nghĩa của truyện ?
 - Giải thích hiện tượng lũ lụt 
- Thể hiện sực mạnh và ước mong của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên nhiên 
 - Suy tôn công lao dựng nước của các vua Hùng 
5. Sự tích Hồ Gươm 
 (?) em có nhận xét gì về cảnh đòi gươm và trả gươm ?
 - Cảnh tượng đẹp đẽ và giàu ý nghĩa : thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc 
 (?) ý nghĩa của truyền thuyết STHG :
 - Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa LS chống giặc Minh 
 - Truyện giải thchs tên gọi hồ 
 - Thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc 
(?) em có nhận xét gì về cảnh đòi gươm và trả gươm ?
 - Cảnh tượng đẹp đẽ và giàu ý nghĩa : thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc 
 (?) ý nghĩa của truyền thuyết STHG :
 - Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa LS chống giặc Minh 
 - Truyện giải thchs tên gọi hồ 
 - Thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc 
 D. Củng cố – Hướng dẫn 
 Gv : hệ thống kiến thức toàn bài , hs theo dõi 
 Hoàn thiện bài tập , chuẩn bị bài ..
E . Rút kinh nghiệm 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt của Ban giám hiệu 
Tuần 14
Tuần 16
 Ngày soạn :04-12-2010
 Ngày dạy : 09-12-2010
 Tiết 4,5,6 : 
I. Hệ thống lí thuyết 
a. Cụm danh từ :
- Đn : sgk 
 VD : Hai ông bà , hai vợ chồng 
- Mô hình cấu tạo : 3 phần 
b. số từ:- Là những từ chỉ số lượng hay thứ tự của sự vật . Khi chỉ số lượng , số từ thường đứng trước danh từ ; khi chỉ thứ tự , số từ thường đứng sau danh từ . VD : hai, ba .. trăm , ngàn,...
 - Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng : đôi, tá , cặp, chục,...
c. Lượng từ : là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật 
 Dựa vào vị trí trong cụm danh từ , có thể chia lượng từ thành 2 nhóm :
 + LT chỉ ý nghĩa toàn thể : cả, tất cả , cả thảy ,...
 + LT chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối : các , những , muôn , từng, mọi , mỗi ,
II. Bài tập :
 Trắc nghiệm :Khoanh tròn vào chữ cái đúng nhất 
 1. Trong các cụm danh từ sau , cụm nào có đủ cấu trúc 3 phần :
 A. Một lưỡi búa 
 B. Chàng trai khôI ngô tuấn tú ấy 
 C. Tất cả các bạn học sinh lớp 6
 D. Chiếc thuyền cắm cờ đuôI nheo. 
2. Trong các cụm danh từ sau , cụm nào chỉ có một thành tố trong phần trung tâm ?
 A. Một chàng trai khôI ngô tuấn tú 
 B. Túp lều 
c. Những em học sinh 
 D.Chiếc thuyền cắm cờ đuôI nheo 
 3. Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau :ML vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, công chúa, hoàng hậu, hoàng tử và cca quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. ML đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi.
 A. Hai
 B. Ba
C. Bốn 
D. Năm
4. Dòng nào sau đay nói đúng về sự giống nhau giữa số từ và lượng từ ?
 A. Đều đứng trước danh từ 
 B. Đứng liền kề với danh từ chỉ số lượng 
 C. Thuộc phần đầu trong cụm danh từ
D. Thuộc phần đầu trong cụm danh từ , đứng trước , liền kề với danh từ chỉ số lượng 
D. Củng cố – Hướng dẫn 
 Gv : hệ thống kiến thức toàn bài , hs theo dõi 
 Hoàn thiện bài tập , chuẩn bị bài .. 
E . Rút kinh ngiệm 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt của Ban giám hiệu 
Tuần 17
 Ngày soạn :11-12-2010
 Ngày dạy : 13-12-2010
 Tiết 1,2,3 : Ôn tập Văn tự sự : kể chuyện đời thường
A. Mục tiêu bài học :
 - Giúp củng cố kiến thức phần tập làm văn cho học sinh : xác định đề , lập dàn ý , viết hoàn chỉnh bài văn 
 - Rèn kĩ năng viết bài cho học sinh
B. Chuẩn bị :
 - gv : soạn giáo án 
 - HS : chuẩn bị dàn ý 
 C. Lên lớp 
 1. Ôn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 
 3. Bài mới :
 Đề bài : Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.
- Yêu cầu đề bài : tự sự : một kỉ niệm ấu thơ 
 Kỉ niệm đáng nhớ đó là gì ? Có ý nghĩa gì với em ? 
 *Lập dàn ý : 
1. MB : Giới thiệu được kỉ niệm ấu thơ đó.
 Mỗi khi hè qua, thu tới , lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm khó quên của buổi tựu trường đầu tiên . Đó cũng là một kỉ niệm ấu thơ làm tôi nhớ mãi.
2.TB: Kể lại diễn biến tâm trạng mình lúc đó 
 Mặc dù năm nay tôi đã học lớp 6, nhưng tôi không sao quên được buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng đẹp trời, bầu trời trong xanh, chỉ có vài áng mây trắng lững lờ trôi, thỉnh thoảng, một làn gió nhẹ thổi qua mơn man trên mái tóc thật dịu dàng. Sau khi làm vệ sinh cá nhân và ăn sáng , tôi hớn hở đi thay quần áo. Tự tay mẹ mặc quần áo mới, đeo cặp sách mới cho tôi. Tôi nắm tay mẹ tung tăng tới trường.
 - Khung cảnh khác lạ xung quanh:
 Con đường làng tôi đã đi lại nhiều lần, nhưng hôm nay tự nhiên tôi thấy lạ. Hai hàng cây bỗng trỏ nên thân thương và đẹp một cách lạ kì , các vòm cây như đan chặt vào nhau, toả bóng mát cho tôi đi học. Mấy chú chim chích choè cũng đang hót râm ran như hân hoan chào đón tôi. Cánh vật chung quanh tôi có sự thay đổi và chính tôI cũng có một sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. Dọc đường tôI bắt gặp nhiều bạn học sinh trạc tuổi như tôI, quần áo tươm tất , sạch sẽ đang hớn hở cùng mẹ đến trường . Phía trước tôI là một tốp anh chị lớp 4, 5 khăn quàng đỏ trên vai vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ. Ai cũng muốn đến thật nhanh để được gặp lại bạn bè, thầy cô sau mấy tháng trời xa cách. Riêng tôi lại cảm thấy bồi hồi khó tả. trong đầu tôi hiện lên bao nhiêu câu hỏi : Không biết mình được học thầy hay cô?Trong lớp có bạn nào mình quen không?...Đang mải suy nghĩ với những câu hỏi vẩn vơ, bỗng mẹ bảo tôi:
 - Sắp đến trường rồi đấy con ạ! 
 Tự nhiên tôi thấy trống ngực đập thình thình. Tôi nắm chặt tay mẹ hơn. Hình như mẹ cũng hiểu được tâm trạng tôi., mẹ xiết chặt tay tôI như để động viên khuyến khích. Chẳng mấy chốc ngôi trường hai tầng cao ráo trang trang đã hiện ra trước mắt tôi. Cổng trường hôm nay được trang hoàng rất đẹp, nhiều biển hiệu và cờ được treo ở khắp nơi. Trước cổng trường là một tấm biển lớn với dòng chữ : Chào năm học mới . Trong sân , các anh chị học sinh cười nói vui vẻ . Mệ đưa tôi vào lớp. Cô giáo niềm nở đón tôi vào lớp học. Thế là từ nay tôi đã trỏ thành một cô học trò nhỏ, ngày ngày cắp sách đi học cùng bạn bè.
3. KB : Nêu ấn tượng cảm xúc của em : 
 Năm tháng trôi qua, những hình ảnh về buổi học đầu tiên đó mãi mãi in đậm trong tâm trí tôi. Nó đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tuổi thơ của tôi , lần đầu tiên tôi bỡ ngỡ cắp sách đến trường.
D. Củng cố – Hướng dẫn 
 Gv : hệ thống kiến thức toàn bài , hs theo dõi 
 Hoàn thiện bài tập , chuẩn bị bài .. 
E . Rút kinh ngiệm 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt của Ban giám hiệu
Tuần 18
 Ngày soạn :19-12-2010
 Ngày dạy : 20-12-2010
 Tiết 1,2,3 : Ôn tập kiến thức học kì 
A. Mục tiêu bài học :
 - Giúp củng cố kiến thức toàn phần văn học; tiếng Việt; tập làm văn cho học sinh trong chương trình học kì một
 - Rèn kĩ năng vận dụng viết bài cho học sinh qua một số dạng bài tập cụ thể
B. Chuẩn bị :
 - gv : soạn giáo án 
 - HS : chuẩn bị dàn ý 
 C. Lên lớp 
 1. Ôn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 
 3. Bài mới :
 I. Phần Tiếng Việt :
- Từ mượn là gì ?
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
- Nghĩa của từ ? Các cách giảI thích nghĩa của từ ?
- Các lỗi thường gặp khi dùng từ?
- Danh từ ? Các loại danh từ ? Cách viết hoa danh từ riêng? Cụm danh từ ? Mô hình cấu tạo của cụm danh từ?
 - Động từ ? Các loại động từ ? Cụm động từ ? Mô hình cấu tạo của cụm động từ?
- Tính từ ? Các loại tính từ ? Cụm tính từ? Mô hình cấu tạo của cụm tính từ?
- Số từ là gì? ý nghĩa của số từ ? Lượng từ là gì ? Các loại lượng từ ?
- Chỉ từ là gì ? ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ?
II. Phần Văn học :
- So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích
- So sánh sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười 
- Truyện trung đại là gì? 
- ý nghĩa các loại truyện đã học ?
- ý nghĩa một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu: Gióng bay về trời ; bà con vui lòng góp gạo nuôi Gióng; ...
III. Phần Tập làm văn :
- Văn tự sự : kể lại truyện dân gian đã học ; kể chuyện đời thường; kể chuyện tưởng tượng.
 *Phần thực hành:
1, Tìm các cụm danh từ , động từ , tính từ trong những câu văn sau và xác định phần trung tâm của chúng 
a. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi , đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
b. Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.
c. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thất xứng đáng .
d. Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ xứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ .
e. Trời bây giờ trong vắt , mặt trăng nhỏ lại, sangs vẵng vạc ở trên không .
g. Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà .
2. Xác định chỉ từ trong những câu văn sau. Cho biết ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy.
 a. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi chia nhau cai quản các phương.
b. Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề đánh ca ptên lạ Lê Thận. Một đêm nọ , Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.
c. Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.
d. Đấy vàng, đây cũng đồng đen 
 Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ.
3. Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười? Nêu ý nghĩa truyện ếch ngồi đáy giếng .
4. Truyện trung đại là gì ? Nêu ý nghĩa truyện Con hổ có nghĩa?
5. Lập dàn ý cho đề văn sau :
 Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
 D. Củng cố – Hướng dẫn 
 Gv : hệ thống kiến thức toàn bài , hs theo dõi 
 Hoàn thiện bài tập , chuẩn bị bài .. 
E . Rút kinh ngiệm 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt của Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an on Van 6 NHUNG MOI.doc