Giáo án ôn tập Ngữ Văn 9 - Trần Thị Việt Hà

Giáo án ôn tập Ngữ Văn 9 - Trần Thị Việt Hà

Tuần 3

 Củng cố và nâng cao kiến thức về văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” ; kiến thức tiếng Việt “ phương châm về lượng , chất”; kiến thức tập làm văn “ sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Bài tập:

1, Giải thích các thành ngữ và cho biết những thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A, Ăn đơm nói đặt: Đặt điều, vu khống bịa chuyện cho người khác

B, ăn ốc nói mò: Nói không có căn cứ

C, ăn không nói có: Vu khống, bịa đặt cho người khác

D, Cãi chày cãi cối:Cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả

E, Khua môi múa mép: Ba hoa, khoác lác phô trương

G,Nói dơi nói chute: Nói linh tinh, lăng nhăng, không xác thực.

H, Hứa hươu, hứa vượn: Hứa cho qua chuyên, không thực hiện lời hứa

Liên quan đến phương châm về chất

2, Bài tập 1 SGK: Qua các câu ca dạo ông cha ta khuyên chúng ta nên ding những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.

5 tục ngữ ca dao có nội dung tương tự:

Vàng thì thử lửa thử than

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

Chẳng được miếng thịt miếng xôi

Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng

Một câu nhin chín câu lành

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Lời nói gói vàng

 

doc 47 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ Văn 9 - Trần Thị Việt Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
 Củng cố và nâng cao kiến thức về văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” ; kiến thức tiếng Việt “ phương châm về lượng , chất”; kiến thức tập làm văn “ sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Bài tập:
1, Giải thích các thành ngữ và cho biết những thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A, Ăn đơm nói đặt: Đặt điều, vu khống bịa chuyện cho người khác
B, ăn ốc nói mò: Nói không có căn cứ
C, ăn không nói có: Vu khống, bịa đặt cho người khác
D, Cãi chày cãi cối:Cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả
E, Khua môi múa mép: Ba hoa, khoác lác phô trương
G,Nói dơi nói chute: Nói linh tinh, lăng nhăng, không xác thực.
H, Hứa hươu, hứa vượn: Hứa cho qua chuyên, không thực hiện lời hứa
Liên quan đến phương châm về chất
2, Bài tập 1 SGK: Qua các câu ca dạo ông cha ta khuyên chúng ta nên ding những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.
5 tục ngữ ca dao có nội dung tương tự:
Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng
Một câu nhin chín câu lành
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Lời nói gói vàng
3. Biện pháp tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự là nói giảm nói tránh
Ví dụ: Bạn chưa được siêng năng lắm
 Bác đã đi rôi sao Bác ơi
4, Giải nghĩa thành ngữ
-Nói băm nói bổ: ăn nói bốp chát, thô bạo, xỉa xói với người khác
-Nói như đấm vào tai: Nói khó nghe, gây khó chịu, trái với ý người nghe
-Điều nặng tiếng nhẹ: Nói trách móc, chì chiết
-Mồm loa mép giải: lắm lời, đanh đá, nói át người khác
Nửa úp nửa mở: Nói mập mờ, ỡm ờ, không hết ý.
-Đánh trống lảng: Nói lái sang vấn đề khác, không muốn đề cập đến vấn đề đang trao đổi.
Nói như dùi đục chấm mắm cáy: Nói không hay, không khéo, cộc lốc, thiếu tế nhị.
5. Đọc mẩu chuyện sau: 
NGười con đang học môn địa lí, hỏi bố:
-Bố ơi, ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố?
Bố đang mải đọc báo trả lời:
-Núi nào mà không nhìn thấy ngọ tức là núi cao nhất.
? Trong lời thoại trên, lời thoại nào không tuân thủ phương châm hội thoại? Vì Sao?Không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Câu “ Nói gần nói xa chẳng qua nói thật” nhằm chỉ điều gì? Thuộc phương châm hội thoại nào?
-Khuyên chúng ta nói rõ ràng, cụ thể trong giao tiết, không nên nói nửa úp nửa mở khi không cần thiết gây trở ngải trong giao tiếp
Phương châm cách thức
6. Lối sống của Bác rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại. Hãy chứng minh nhận định này qua bài “Phong cáchHồ Chí Minh”
Đoạn văn có thể trình bày theo 2 cách”: Quy nạp hoặc diễn dịch
Đoạn văn cần có 2 ý:
+Lối sống bình dị , rất việt nam, rất phương đông được thể hiện ở :
-Nơi ở của Bác là một ngôi nhà sàn nhỏ, xung quanh có vườn cây ,ao cá.
-Đồ đạc của Bác rất giản dị
-Ăn uống đạm bạc giống như các vị hiền triết
+Lối sống của Bác cũng rất mới, rất hiện đại:
-Bác đi nhiều, hiểu rộng, chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá
-Bác học hỏi đến mức uyên thâm văn hoá nghệ thuật của các nước trên thể giới
-Bác nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc,am hiểu nhiều dân tộc trên thế giới
H viết, kiểm tra
7. Yêu cầu học sinh lấy VD về lỗi vi phạm phương châm hội thoại và phân tích những lỗi vi phạm đó.
8.Trong các câu sau, câu nào không tuân thủ phương châm hội thoại ?
Cô giáo nhìn em bằng đôi mắt.
Vi phạm phương châm về lượng 
Tôi nhìn thấy con lợn to bằng con trâu.
Vi phạm phương châm về chất ( nói không đúng sự thật )
Bị dị tật từ nhỏ, bạn tôi phải tập viết bằng chân.
Không vi phạm
Bạn ấy đá bóng chỉ bằng chân.
Vi phạm phương châm về chất 
Ăn nhiều rau xanh sẽ chữa được một số bệnh tim mạch .
Vi phạm phương châm về chất 
Đọc ví dụ sau:
Có hai vị chưa quen nhau nhưng cùng gặp nhau trong một hội nghị . Để làm quen , một vị hỏi :
Bây giờ anh làm việc ở đâu?
 Vị kia trả lời :
Bây giờ tôi đang làm việc ở đây.
a. Trong hai lời thoại , lời nào không tuân thủ phương châm hội thoại ? Vì sao?
Lời thoại đó không tuân thủ phương châm về chất hay về lượng?
Lời thoại không tuân thủ phương châm hội thoại : “Bây giờ tôi đang làm việc ở đây”
Vì người hỏi muốn biết nơi làm việc , đơn vị công tác của người nghe chứ không phải hỏi thời điểm hiện tại mà hai người đang nói chuyện ( trong hội nghị ) . Người nghe đã cố tình trả lời sai , không hợp tác vơí người đối thoại .
3. Hãy viết một đoạn văn với chủ đề “ trong tình hình đất nước ta đang mở cửa , hội nhập thế giới như hiện nay , việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào”
Gợi ý:
Giới thiệu phong cách Hồ Chí Minh : Là một phong cách đẹp , thể hiện một quan niệm thẩm mĩ sâu sắc: 
+Đó là sự coi trọng các giá trị tinh thần , sống không lệ thuộc vào các điều kiện vật chất , không coi mục đích sống là hưởng thụ vật chất .
+Đó cũng là cách sống coi trọng và luôn tạo được sự hài hoà giữa con người với thiên 
nhiên, đem lại niềm vui , sự khoẻ khoắn thanh cao cho tâm hồn và thể xác .
+Đó là cách sống kết hợp hài hoà tinh hoa văn hoá dân tộc với những tinh hoa văn hoá của nhân loại 
Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới, một vấn đề được đặt ra và cần giải quyết tốt đó là tiếp thu văn hoá, văn minh của nhân loại , của thế giới , đồngthời giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc . Đó là một nhiệm vụ to lớn và không dễ dàng.
-Phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng cho tất cả chúng ta học tập và noi theo .Học tập phong cách của Bác sẽ giúp chúng ta , đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam có được một bài học sinh động về kết hợp tinh hoa văn hoá thế giới với bản sắc dân tộc.
Tuần 4
Củng cố và nâng cao kiến thức về văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” và kiến thức tiếng Việt về các phương châm hội thoại cũng như cách sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Bài tập
Bài 1:
Em chọn cách nói nào sau đây để thể hiện phương châm lịch sự trong giao tiếp ?
Bài thơ anh dở lắm
Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
Anh hãy mở giúp tôi cái cửa
Anh có thể mở giúp tôi cái cửa được không.
Bài 2: Tại sao vấn đề chăm sóc trẻ em ngỳ nay lại càng trở nên cấp bách , được cộng đồng quốc tế quan tâm đến thế? Hãy viết một đoạn văn bày tỏ ý kiến của em về vấn đề trê?
Gợi ý:
Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau:
+Vai trò của trẻ em đối với tương lai của từng quốc gia, đối với toàn cầu.
+Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thếư giới hiện nay. Tình trạng khổ cực bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay có thể phân tích qua các mặt:
-Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực , của sự phân biệt chủng tộc , sự xâm lược và chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài.
-Chịu những thảm hoạ của đói nghèo , của khủng hoảng kinh tế , của tình trạng vô gia cư , dịch bệnh , mù chữ , môi trường xuống cấp.
- Tính mạng bị đe doạ vì môi trường xuống cấp , suy dinh dưỡng và bệnh tật.
Bài 3: Trong thời điểm hiện nay của tình hình thế giới, vấn đề mà Mac-ket nêu ra có còn ý nghĩa thời sự và cấp thiết nữa không?
Gợi ý:
-Trong những năm vừa qua , thế giới đã có những cố gắng đáng kể để làm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân :
+Đã có các hiệp ước cấm thử , cấm phổ biến vũ khí hạt nhân được kí kết , hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô ( nay là nước Nga ) .
+Điều đó có nghĩa là vũ khí hạt nhân đã được giảm bớt nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã không còn hoặc lùi xa. Kho vũ khí hạt nhân vẫn còn đang tồn tại và ngày càng được cải tiến. 
+Chíên tranh xâm lược và xung đột vẫn liên tục diễn ra nhiều nơi trên thế giới , chủ nghĩa khủng bố đang tràn lan , đe doạ an ninh của nhiều quốc gia và cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người. 
=> Vì vậy , thông điệp của Mac- ket vẫn còn nguyên giá trị , vẫn tiếp tục thức tỉnh và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hoà bình .
Bài 4: Viết đoạn văn ngắn co ding câu nghi vân, câu cảm thán nội dung nói về những suy nghĩ của em trước ảnh hưởng nguy hại của chạy đua vũ trang đối với đời sống con người.
Yêu cầu: Đoạn văn cần sử dụng câu nghi vấn và câu cảm thán:
Câu nghi vấn nên ding với ý khẳng định( câu hỏi tu từ)
Câu cảm thán ding để bộc lộ cảm xúc của HS trước sự tốn kém vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hoặc trước tình cảnh khốn khó của con người
Các ý cần đạt được trong bài viết là:
+Chạy đua vũ trang là vô cùng tốn kém , phải tốn biết bao tiền của để sản sinh ra những thữ vũ khí chỉ để đe doạ và huỷ diệt con người.:HS lây DC trong Văn bản để chứng minh
+Nên dành những chi phí đó để phục vụ cho mục đích hoà bìnhthì thế giới sẽ tránh được tình trạng nghèo khổ, bệnh tật, con người sẽ sống hạnh phúc và yên ổn
Tuần 5
 Củng cố và nâng cao kiến thức về văn bản “Tuyên bố thês giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”, văn bản “ Chuỵên Người con gái Nam Xương”, kiến thức Tiếng Việt về xưng hô trong hội thoại , cách dẫn trực tiếp, gián tiếp .
Bài tập:
 Bài 1.
 Hai phép tu từ nói giảm nói tránh và nói quá vi phạm phương châm hội thoại nào? Lấy ví dụ về hai phép tu từ đó và cho biết sử dụng chúng có tác dụng gì?
 - Hai phép tu từ trên vi phạm phương châm về chất ( nói không đúng sự thật ) Nhưng khi sử dụng đúng tình huống chúng có những tác dụng nhất định.
 + Nói giảm nói tránh có tác dụng :
 Giảm bớt ấn tượng đau buồn. Ví dụ :
 Cụ tôi về năm ngoái
 Biểu lộ thái độ lịch thiệp, tránh thô tục. Ví dụ:
 Khuya rồi mời bà về nghỉ.
 Cháu bé đã bớt đi ngoài chưa?
 + Nói quá có tác dụng nhấn mạnh , gây ấn tượng , gây chú ý , làm nổi rõ một khía cạnh nào đó của đối tượng được nói đến .Ví dụ : 
Bao gìơ cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
 Bài 2: 
Tìm từ xưng hô trong đoạn trích sau và nhận xét cách xưng hô của mỗi nhân vật?
 a. Cô tôi bỗng đổi giọng , lại vỗ vai , nhìn vào mặt tôi, nghiêm nghị :
- Vậy mày hỏi cô Thông- tên người đàn bà họ nội xa kia- chỗ ở của mẹ mày , rồi đánh giấy cho mợ mày , bảo dù sao cũng phải về . Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?
 b. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ về với các con rồi mà.
 c. Tôi vui vẻ bảo:
- Thế là được chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước .
-Nói đùa thế , chứ ông giâo để cho khi khác
 d.- Các ông , các bà ở đâu lên ta đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi . Một người đàn bà mau miệng trả lời:
Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ! Đi bốn năm hôm mới lên đến đây , vất vả quá!.
- ở Gia Lâm lên ạ? Lúa má ở dưới ta thế nào. liệu có được không hở bác?
Chả cấy thì lấy gì mà ăn . Cấy tất ông ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này nhiều.
Thì vưỡn ! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ.
Nhận xét:
Cách gọi của bà cô chứng tỏ thái độ khinh miệt 
Cách gọi của bé Hồng và mẹ thể hiện tình cảm yêu thương .
Cách gọi của lão Hạc và ông giáo thể hiện sự tôn trọng 
Cách gọi của ông Hai và người đàn bà trong đoạn trí ... n hiện hữu trong tâm trí của ông với niềm tự hào kiêu hãnh
+Tình yêu làng của ông Hai còn gắn liền với tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến.
 ở nơi tản cư, ông Hai luôn có thói quen nghe ngóng tin tức của cuộc kháng chiến. 
ông vô cùng vui sướng, tự hào trước những tin thắng lợi của dân tộc. Ông khâm phục trước những con người tài giỏi, dũng cảm, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến đang diễn ra quyết liệt trên chính quê hương của mình.
Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống thật đặc biệt để bộc lộ rõ nét tình cảm của ông.Đó là tin làng chợ dầu theo giặc.
Ông Hai đã vô cùng bất ngờ, đau đớn, nhục nhã trước tin dữ này. Ông đã phải sống trong sự ê chề, tuyệt vọng, lo lắng cho những người dân làng chợ dầu , thương xót cho những đứa con thơ ngây tội nghiệp, không dám ra khỏi nhà gặp gỡ tiếp xúc với mọi người.
Ông lo lắng khi mục chủ nhà không muốn cho ở nữa. Trong ông diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt để xác minh sự thật, để phân định rạch ròi giữa tình yêu làng và tình yêu quê hương đất nước.
Trong ông vẫn luôn đau đáu nỗi nhớ làng quê nên ông vẫn muốn đứa con hỏ của mình nhớ về quê hương cội nguồn của mình
Cuộc trò truyện của ông Hai với thằng con nhỏ chính là sự giãi bày của ông Hai về nỗi lòng mình . 
Tin làng chợ Dầu cải chính đã hồi sinh cho cuộc đời của ông. Ông lại được sống trong niềm kiêu hãnh tự hào, lại được khoe về ngôi làng thân yêu của mình, tự hào về tinh thần kháng chiến của làng ông
Nhân vật khác: Bên cạnh nhân vật chính, truyện còn xây dựng nhiều nhân vật phụ góp phần làm nổi bật tình cảm của người nông dân đối với đất nước, dân tộc
Mụ chủ nhà
Thằng con út ông Hai
Dù đó là những con người có hoàn cảnh sống khác nhau, ttính cách khác nhau nhưng trong họ vẫn toả rạng một vẻ đẹp tâm hồn trong sáng. Đó là tình yêu quê hương, là tình cảm với cuộc kháng chiến của dân tộc. Bằng cách riêng của mình, họ đã góp tiếng nói tình cảm đó vào trong sự nghiệp vĩ dại của dân tộc, làm nên sức mạnh chiến thắng.
Luận điểm 3: Nghệ thuật:
Truyện đã xây dựng được một tình huống truyện giàu kịch tính, hấp dẫn 
Ngôn ngữ truyện mộc mạc giản dị, là lời ăn tiếng nói của người nông dân, mang đạm tính khẩu ngữ thể hiện sự am hiểu sâu sắc, sự gần gũi của tác giả với cuộc sống của người nông dân.Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế qua hành động, lời nói, những suy nghĩ yếu tố độc thoại, độc thoại nội tâm đã thể hiện sâu sắc diễn biến tâm lí phức tạp ,cụ thể của nhân vật chính.
Cốt truyện đơn giản xoay quanh diễn biễn tâm trạng của nhân vật ông Hai đã thể hiện rõ chủ đề của tác phẩm: Tình cảm gắn bó bền chặt với làng quê, đất nước của người nông dân trong cuộc kháng chiến của dân tộc
Đánh giá: 
Nhờ bút pháp miêu tả chân thực, tác phẩm đã khắc hoạ hình ảnh của người nông dân mộc mạc chân chất nhưng tình cảm chân thành qua nhân vật ông Hai. Nhân vật ông Hai hiện lên trong tác phẩm với tình yêu làng quê, đất nước nồng hậu chứng tỏ tài quan sát tinh tế và sự am hiểu , gắn bó với cuộc sống nông thôn và người nông dân của nhà văn Kim Lân.
Kết bài: Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc về hình tượng người nông dân VN trong cuộc kháng chiến. 
Tuần 30
Phân tích diễn biến cốt truyện trong tác phẩm Làng của Kim Lân
Xác định yêu cầu nghị luận: Phân tích diễn biến cốt truyện gắn lion với diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai- nhân vật chính
Bài viết sẽ có các luận điểm sau:
+LĐ1: Phân tích cốt truyện gắn lion với tâm trạng của nhân vật
+LĐ2: Nhận xét đánh giá về nghệ thuật xây dung cốt truyện
+LĐ3: đánh giá khái quát
Dàn ý:
Mở bài: 
Nhận định chung: Giới thiệu về tác giả Kim Lân: Là nhà văn của người nông dân và nông thôn VN.
Tác phẩm: được sáng tác năm 1948- trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Thể hiện được tình yêu làng quê, tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân qua nhân vật ông Hai
Giới thiệu đối tượng nghị luận: Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dung một cốt truyện giàu kịch tính và hấp dẫn
Thân bài:
Luận điểm 1: Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai gắn lion với cốt truyện:
-Cốt truyện của tác phẩm là một cốt truyện hết sức đơn giản với những sự việc xoay quanh diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai.
-Nhà văn đã đặt nhân vật ông Hai vào một hoàn cảnh cụ thể để thể hiện tình cảm của ông đối với làng quê: Ông Hai buộc phải đi tản cư. ở nơi tản cư, ông Hai luôn nhớ về làng, luôn nghe ngóng và mong được biết tin tức về ngôi làng chợ Dầu.Ông mong được trở về ngôi làng của mình để cùng an hem tham gia hoạt động cách mạng. Ông rất tự hào, hãnh diện về làng và rất hay khoe làng. Những câu chuyện về làng đối với ông luôn mới mẻ và vô cùng hấp dẫn
-Để khắc hoạ rõ nét, chân thực tâm trạng của nhân vật ông Hai, tác giả đã tạo ra một tình huống truyện đầy kịch tính và đặt nhân vật vào trong tình huống đó. Tin làng chợ Dầu theo giặc như một gáo nước lạnh dội vào bầu nhiệt huyết của ông. Ông sống trong sự đau đớn, tủi hổ,nhục nhã đến mức không dám gặp ai, không dám trò chuyện cùng ai.
+Ông rơi vào tình trạng bế tắc và tuyệt vọng khi có tin đuổi hết những người làng chợ Dầu. Ông không thể trở về làng nhưng cũng không có con đường nào cho cuộc sống mưu sinh của mình
+Từ một tình yêu tha thiết, niềm tự hào kiêu hãnh về làng, giờ đây ông căm thù làng chợ Dầu vì nó đã phản bội tình cảm của ông và phản bội cuộc kháng chiến của dân tộc
-Khi tình huống truyện đã được đẩy tới mức căng thẳng nhất, khi tâm trạng của nhân vật ông Hai đã bị dồn đẩy tới sự bế tắc và tuyệt vọng nhất cũng là lúc tác giả hoá giải mâu thuẫn truyện. Cái tin làng chợ Dầu theo Tây được cải chính đã giúp cho ông hai trở lại với tâm trạng bình thường. Ông lại được sống trong niềm tự hào, hãnh diện về làng của mình. Chính niềm hạnh phúc đó đã khiến cho ông không cảm they xót xa , tiếc nuối về ngôi nhà bị cháy rụi của mình. Đối với ông , ngôi nhà bị cháy không phải là một tổn thất, mất mát mà là bằng chứng sống động nhất để ông chứng minh tinh thần kháng chiến của làng chợ Dầu
LĐ2: Nghệ thuật xây dung cốt truyện:
-Tác phẩm được xây dung bằng tình huống chuyện giàu kịch tính với một chuỗi các diễn biến, sự kiện phát triển hợp lí diễn tả được tâm lí của người nông dân thiết tha với làng quê, đất nước qua nhân vật ông Hai.Nếu nhân vật ông hai không được đặt vào tình huống truyện gay cấn để thử thách tình cảm của ông thì người đọc không dễ dàng nhận they được tình cảm chân thành , tha thiết của ông đối với làng quê, sự gắn bó với cách mạng , cụ Hồ
-Ngôn ngữ trong tác phẩm phù hợp với tính cách của nhân vật. Đó là ngôn ngữ bình dị mang tính khẩu ngữ, là lời ăn tiếng nói của người nông dân thể hiện được bản chất mộc mạc, bình dị , chân thành của họ
-Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc đã khắc hoạ thành công hình ảnh nhân vật ông Hai qua dáng vẻ, hành động, lời ăn tiếng nói Cốt truyện đơn giản, xoay quanh diễn biếntâm lí nhân vật ông hai góp phần thể hiện xúc động chủ đề của tác phẩm.
Đánh giá: Nhờ nghệ thuật xây dung cốt truyện độc đáo, tác giả đã xây dung được nhân vật tiêu biểu cho hình tượng ngươi nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp có tình yêu làng quê, đất nước.
Kết bài:
Bài tập: Phân tích thân phận của nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích Mã giám Sinh mua Kiều.
Gợi ý: thân phận của nhân vật Thuý Kiều gắn lion với diễn biến cuộc mua bán giã MGS và bà mối.
Bài viết cần triển khai các luận điểm:
+Phân tích các tình tiết trong cuộc mua bán để làm rõ thân phận thuý Kiều :Là món hàng trao đổi trong tay bọn buôn người
+Từ thân phận Kiều nê suy nghĩ về cuộc đời của người phụ nữ, của những con người lương thiện trong xã hội phong kiến và bản chất của xã hội phong kiến trong tác phẩm
Dàn ý:
Mở bài:
Nhận định chung: 
Truyện Kiều là kiệt tác của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Đoạn trích MGS mua Kiều được trích từ phần II “Gia biến và lưu lạc” trong tác phẩm, khắc hoạ bức chân dung nhân vật MGS và cuộc mua bán Thuý Kiều
Giới thiệu đối tượng nghị luận: trong cuộc mua bán, Thuý Kiều bị coi là một món hàng trao đổi trong tay bọn buôn người
Thân bài:
LĐ1: Gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị đánh đạp hành hạ, tài sản bị cướp bóc. Xót xa trước cảnh đó, Kiều đã quyết định bán mình chuộc cha và em. Tin Kiều Bán mình đưa ra, bào mối đã dẫn MGS đến nhà Kiều . Cuộc mua bán đã diễn ra dước danh nghĩa của một biổi lễ dạm hỏi Kiều về làm vợ lẽ.
Khi Kiều xuất hiện, ngay lập tức MGS nhảy từ trên ghế cao xuống :
đắn đo cân sắc cân tài
..quạt thơ.
Người đọc hình dung ra cảnh tương MGS đang ngắm nghía, cân nhắc, tính toán trước Thuý Kiều. Hắn chắp tay sau lưng đi đi lại lại, nét mặt trầm ngâm, Hắn đang so đo tính toán giá trị của Thuý Kiều.
Để định đoạt giá trị của Kiều một cách chhính xác , hắn đã lạnh lùng ép Thuý Kiều đánh đàn, làm thơ. Nếu như trước đây, khi còn được sống trong không khí cuộc sống êm ấm ,mỗi lần Kiều đánh đàn là một lần kiều bộc lọ cảm xúc của một con người đa tài, đa cảm. Nhưng giờ đây, nàng phải đánh đàn, làm thơ trong sự ép buộc, trong nước mắt tủi nhục
-Bằng sự thông minh , nàng hiểu rằng giờ đây nàng không được coi là một con người, không còn là người con gái tài hoa mà chỉ còn là một đồ vật vô tri, một món hàng trao đổi trong tay MGS và bà mối.
-Khi đã ưng thuận trước dung nhan và tài năng của Kiều, bằng lời lẽ văn hoa bóng bẩy, MGS đã ướm hỏi giá trị của nàng
Rằng mua.tường
Và khi bà mối đưa giá: ngàn vàng thì ngay lập tức bản chất lọc lõi của một con buôn của MGS hiện rõ:
Cò kè ..bốn trăm
Trước mắt người đọc hịên rõ cảnh tượng gia đình Thuý Kiều với một không khí nặng nề, căng thẳng.Chỉ có lời nói của MGS và bà mối cùng tiêng khóc tủi hờn của nàng.MGS cầm túi tiền trên tay, lúc cởi ra, lúc thắt lại, tìm mọi lí do để mua được Kiều với giá rẻ nhất, hời nhất. Còn bà mối thì lời lẽ khéo léo, ngọt ngào cố gắng nâng cao giá trị của nàng.
Bằng sự khôn ngoan, lọc lõi, cuối cùng MGS đã mua được Kiều với giá vô cùng rẻ mạt so với giá mà bà mối đưa ra và so với giá trị nhân phẩm, cuộc đời của một con người
LĐ2:
Thân phận của Thúy Kiều trong cuộc mua bán đã gơi cho người đọc cảm nhận được về cuộc đời của người phụ nữ, của những con n]ời lương thiện trong xã hội phong kiến. Họ luôn bị hạ thấp, coi thường. Cuộc sống của họ luôn bị chà đạp , vùi dập bởi những bất công ngang trái.Nỗi đớn đau của họ trong cuộc sống là do bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến tạo nên. Đó là một xã hội tồn tại sức mạnh của quyền lực, của đồng tiền. Sức \mạnh đó đã tiếp tay cho những kẻ bất nhân, đê tiện để chúng lộng hành , chà đạp lên cuộc sống của những con người lương thiện, dặc biệt là người phụ nữ.
Kết bài:
Bằng ngòi bút miêu tả chân thực, qua cuộc mua bán của MGS và bà mối, ta yhấu hiểu về thân phận của Thuý Kiều cũng là thân phận của ngời phụ nữ nói chung trong XHPK bất công tàn các. Phản ảnh chân thực hình ảnh Thuý Kiều trong đoạn trích, tác giả đã bộc lộ được tinh thần nhân văn cao cả, giá trị nhân đạo của tác phẩm truỵên Kiều

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an on tap van 9.doc