Giáo án: Ôn tập vào THPT môn Văn - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ

Giáo án: Ôn tập vào THPT môn Văn - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 -Lê Anh Trà-

I. Đọc và tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

- Văn bản trích từ bài viết: “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” in trong tập “Hồ chí Minh và văn hoá Việt Nam”, viện văn hoá xuất bản, Hà Nội 1990

- Văn bản có hai luận điểm

+ Luận điểm thứ nhất từ đầu cho đến “rất hiện đại” : Sự sâu rộng vốn tri thức nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh

+ Luận điểm thứ hai trình bày lối sống giản dị rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh

II. Phân tích:

1. Vốn tri thức văn hoá nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh

- Vốn tri thức văn hoá của chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng: ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ chí M

- Luận cứ là dẫn chứng và lí lẽ được chọn lọc, tiêu biểu phong phú toàn diện từ khái quát đến cụ thể: Người đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước nhiều vùng trên thế giới, châu Phi, châu Mĩ, châu Á rồi đến các nước: Pháp, Anh, Hoa, Nga

- Đoạn văn kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa những những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên: có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá tự phương Đông tới phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và Châu Mĩ

 

doc 95 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Ôn tập vào THPT môn Văn - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiết 1 
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 -Lê Anh Trà-
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
- Văn bản trích từ bài viết: “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” in trong tập “Hồ chí Minh và văn hoá Việt Nam”, viện văn hoá xuất bản, Hà Nội 1990
- Văn bản có hai luận điểm
+ Luận điểm thứ nhất từ đầu cho đến “rất hiện đại” : Sự sâu rộng vốn tri thức nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Luận điểm thứ hai trình bày lối sống giản dị rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh 
II. Phân tích:
1. Vốn tri thức văn hoá nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh 
- Vốn tri thức văn hoá của chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng: ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ chí M
- Luận cứ là dẫn chứng và lí lẽ được chọn lọc, tiêu biểu phong phú toàn diện từ khái quát đến cụ thể: Người đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước nhiều vùng trên thế giới, châu Phi, châu Mĩ, châu Á rồi đến các nước: Pháp, Anh, Hoa, Nga
- Đoạn văn kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa những những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên: có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá tự phương Đông tới phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và Châu Mĩ
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ: Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Ngađó là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hoá với các dân tộc trên thế giới với đủ các màu da: vàng, đen, trắng
+ Hồ Chí Minh đã từng đi khắp năm châu bốn biển. Qua công việc, qua lao động kiếm sống mà học hỏi khắp mọi nơi trên trái đất: làm nhiều nghề khác nhau.
+ Người đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hoá.
=> Điều quan trọng nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
- Người tiếp thu văn hoá các nước để thu lượm mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Bác không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
- Điều quan trọng và kì lạ nhất của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là: tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với các gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
VD: Chế Lan Viên trong bài thơ: “Người đi tìm hình của nước” có viết:
“Đời bồi bàn lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ Châu Mĩ, Châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi”
- Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh đã tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại
2. Nét đẹp trong lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phong cách sống và làm việc của vị chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được tác giả kể lại và bình luận trên một số bình diện: nơi ở, nơi làm việc, trang phục, ăn uống.
- Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận rất tự nhiên: quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
- Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh có một lối sống vô cùng giản dị: Người lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh làng quê quen thuộc chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ. Điều đó chứng tỏ nơi ở, nơi làm việc của Bác đơn sơ.
+ Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi: “chiếc va li với bộ áo quần, vài vật kỉ niệm”
+ Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân tộc không chút cầu kỳ: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối. Tất cả những điều đó giúp ta thấy được lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả Việt Phương đã từng ghi lại nét đẹp giản dị, đạm bạc trong cách sống của Bác Hồ: Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ nghệ, tránh nói to mà đi rất nhẹ nhàng .
- Cách sống giản dị, đạm bạc của chủ tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng: đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó; cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời. Mà là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Đúng như lời của tác giả Lê Anh Trà: “Tôi dám chắc không có một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị mà tiết chế như vậy”
- Sự giản dị của Bác là một phẩm chất cao quí được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng trình bày trong bài diễn văn với nhan đề: “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” mà các em đã học đoạn trích : “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
- Trong phần cuối bài, tác giả đã khiến cho bài viết thêm sâu sắc bằng cách kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Từ nếp sống “giản dị và thanh đạm” của Bác, tác giả liên hệ đến Nguyễn Trãi. Nguyễn Bỉnh Khiêm- các vị hiền triết của non sông đất Việt
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Đây cũng là một yếu tố trong hệ thống lập luận của tác giả. Dẫu các yếu tố so sánh không thật tương đồng (Bác là một chiến sĩ cách mạng, là chủ tịch nước trong khi Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm được nói đến trong thời gian ở ẩn, xa lánh cuộc sống sôi động bên ngoài) nhưng vẫn được vận dụng dụng hợp lí nhờ cách lập luận có chiều sâu: “nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nhân xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác
- Giống các vị danh nho không phải tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, lập dị, mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống
- Khác các vị danh nho: đây là lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị chủ tịch nước, linh hồn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại giữa thanh cao và giản dị.
III. Tổng kết ghi nhớ:
-Nghệ thuật: Bài văn nghị luận kết hợp kể và bình luận. chọn lọc những chi tiết tiêu biểu. nghệ thuật đối lập
- Nội dung: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản d
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 
Tiết 2
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
 (Trích “Truyền kì mạn lục”) -Nguyễn Dữ-
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Giới thiệu tác giả - Tác phẩm
- Hiện chưa rõ cụ thể năm sinh và năm mất của Nguyễn Dữ, nhưng theo các tài liệu để lại, có thể đoán định ông sống vào nửa đầu thế kỷ XVI, là học trò giỏi của Tuyết giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. 
- Truyện truyền kì là loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc
- Truyền kì mạn lục, tác phẩm viết bằng chữ Hán, ghi chép tản mạn những điều kì lạ nhưng vẫn được lưu truyền
- “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “truyền kì mạn lục” truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được gọi là truyện “vợ chàng trương”. 
? Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản? G
- Vũ Nương và Trương Sinh lấy nhau, đang sum họp đầm ấm thì triều đình bắt lính, Trương Sinh ra đi. Nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con nhỏ. Vũ nương sinh ra đứa bé trai đặt tên là Đản. Bà mẹ ốm đau rồi mất nàng lo việc ma chay, tế lễ như đối với cha mẹ đẻ của mình
- Việc quân kết thúc, Trương Sinh trở về, bế con ra thăm mộ mẹ. Đứa con ngây thơ kể chuyện thường có một người đàn ông, tối nào cũng đếnNghe con nói vậy Trương Sinh cho là vợ hư, mắng nhiếc vợ. Vợ trình bày sự thật nhưng chàng không tin. Nàng tắm gội chay sạch ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời khấn thần phật rồi gieo mình xuống sông mà chết
- Một đêm, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nhìn thấy bóng chàng ở trên vách nói rằng: “Cha Đản lại đến kia kìa”. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn rồi
- Có một người cùng làng với Vũ Thị Thiết tên là Phan Lang. Một đêm Phan nằm mơ thấy người con gái áo xanh đến xin tha mạng sáng dậy, có một người thuyền chài đem biếu một con rùa mai xanh, Phan sực nhớ đến giấc mộng, đem thả con rùa đó xuống sông
- Quân Minh (Trung Quốc) kéo quân sang xâm lược nước ta. Nhiều người sợ hãy chạy trốn ra bể không may đắm thuyền đều chết đuối cả, trong đó có Phan Lang. Linh phi ngày còn nhỏ là con rùa xanh đã cứu mạng Phan Lang
- Linh Phi đặt yến tiệc để thiết đãi ân nhân. Phan Lang gặp Vũ Nương. Linh Phi sai sứ giả đưa Phan Lang trở về cõi trần. Vũ Nương gửi một chiếc hoa vàng về cho chồng
- Về đến nhà, Phan Lang đem chuyện kể lại với họ, Trương Sinh bèn lập một đàn tràng ở bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về trên một chiếc kiệu hoa, đứng ở giữa dòng mà nói vọng vào “thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” rồi bóng nàng loang loáng mờ nhạt và biến đi mất
II. Phân tích:
1. Nhân vật Vũ Nương:
a. Vũ Nương khi mới lấy chồng:
- Vũ thị Thiết [] tính đã thuỳ mị, nết na, lại có thêm tư dung tốt đẹp
- Thuỳ mị là sự dịu dàng, hiền hậu biểu hiện ở nét mặt, cử chỉ, cách nói năng của con người
- Nết na là tốt nết dễ mến
- Tư dung tốt đẹp: có nghĩa là vẻ đẹp cân đối hài hoà, đang độ tươi thắm nhất của tuổi con gái
- Nàng giữ gìn khuôn phép, không từ để lúc nào vợ chồng phải đến bất hoà
- Vũ Nương là người phụ nữ biết cư sử khéo léo, đúng mức, biết nhường nhịn người chồng của mình như cha ông ta từng dạy: “Chồng nóng thì vợ lui lời - cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”
- Vũ Nương biết cư xử khéo léo, đúng mục và biết nhường nhịn
b. Vũ Nương tiễn chồng đi lính:
- Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: “thiếp chằng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.”
- Ý tứ trong lời dặn dò đầy tình nghĩa của Vũ Nương thật tha thiết xúc động: Nàng “rót chén rượu đầy” rồi dặn dò chồng” “chẳng giám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin  ...  khóc hoài..
- Em trả lời, mặt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào.
- Xi-mông ôm lấy cổ mẹ, lại oà khóc.
- Nỗi đau đớn của Xi-mông thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc. Nhà văn nhiều lần kể chuyện em khóc: “ Cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc...” và thấy buồn vô cùng “ em lại khóc”, “ người em rung lên”, “ những cơn nức nở lại kéo đến”, em “ chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc hoài”, “ em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào”, “ ôm lấy cổ mẹ, lại oà khóc”.
Nỗi đau của Xi-mông được miêu tả bằng hình ảnh rất cụ thể, nhất là cảnh cậu bé khóc nhiều. Nỗi đau đớn còn biểu hiện ở cách nói năng của em. Nhà văn diễn tả em nói không lên lời, cứ bị ngắt quãng, thể hiện trong bài bằng những dấu chấm lửng “...” hoặc lặp đi lặp lại. Ví dụ: “ chúng nó đánh cháu ...vì...cháu...cháu...không có bố...không có bố” giọng nói nức nở nghẹn ngào.
- Xi-Mông có một nỗi đau quá lớn và bất ngờ, nó đến với em, một đứa tre yếu ớt, không có gì chống đỡ. Không những thế nó còn là nỗi nhục mà em đã ý thức được khi lần đầu tiên đến trường bị đám học trò chế giễu là không có bố. Mô-Pa-Xăng đã thấu hiểu nỗi đau ấy của em và đã khắc hoạ chân thực và cảm động đúng với tâm lí trẻ thơ. Nỗi đau ấy đã dẫn em đến một quyết định táo bạo, bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố. Nhưng thiên nhiên đẹp đã cuốn hút em. rồi chú nhái con làm em nghĩ tới một thứ đồ chơi..nghĩ đến mẹ và em .............Tác giả đặc tả tiếng khóc trẻ thơ và không có bố: “người em rung lên, em quỳ xuống...chỉ khóc hoài” nỗi buồn, nỗi đau đớn như một vực thẳm nuốt dần Xi-Mông vào đáy tối tăm của nó
- Tình cờ gặp bác thợ rèn cao lớn, nhìn em với vẻ nhân hậu, Xi-Mông được dịp trút nỗi lòng đau khổ gây thơ của mình, Khi trả lời bác Phi-Líp thì “mắt em đẫm lệ, giọng nghẹn ngào” câu nói “cháu không có bố” được nhắc lại hai lần chính là lời khẳng định tuyệt vọng, bất lực của Xi-Mông
GV: Nối đau của Xi-Mông dẫn đến ước muốn “có một người bố” là điều tự nhiên và cũng rất thiêng liêng của trẻ thơ (bởi đứa trẻ nào cũng phải có bố và cũng cần có bố) vì thế khi nghe bác Phi-Líp nói: “người ta sẽ cho cháu...một ông bố” thì Xi-Mông tin ngay và theo bác Phi-Líp về nhà
H: Em hãy liệt kê những câu nói, câu hỏi, của Xi-Mông với bác Phi-Líp? TB
- Bác có muốn làm bố cháu không?
- Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông......
- Thế bác tên là gì.[...] để cháu trả lời chúng nó......nó muốn biết tên bác?
- Thế nhé! bác Phi-Líp, bác là bố cháu
H: Những câu nói, câu hỏi trên của Xi-Mông có lên điều gì? G
- Ý nghĩa, ước muốn cháy bỏng có một người bố đã thể hiện trông đầu Xi-Mông, với tất cả sự ngây thơ con trẻ của mình Xi-Mông đã hỏi bác Phi-Líp “Bác...cháu” câu nói xuất phát từ sự khao khát mãnh liệt, bằng bất cứ giá nào cũng phải có một người bố để rửa nỗi nhục trước bạn bè, dù câu hỏi bất ngờ vang lên nhưng nó hoàn toàn phù hợp với diễn biến tâm trạng và tâm lí của Xi-Mông. Câu “nếu bác không muốn...chết đuối” không phải là lời thách thức, đe doạ của trẻ con với người lớn trong sự dỗi hờn mà nó chỉ càng chứng tỏ khao khát có bố của Xi-Mông nhất định phải được thực hiện, lời hứa của bác Phi-Líp với cậu khi đưa cậu từ bờ sông trở về phải trở thành hiện thực. Và khi bác Phi-Líp đống ý, em liền hỏi tên bác, “rồi hết cả buổi, em vươn vai hai cánh tay nói: -thế nhé! Bá Phi-Líp, bác là Bố cháu”
- Tâm trạng của Xi-Mông hoàn toàn thay đổi em không còn buồn nữa và hoàn toàn tin tưởng, một niềm tin sắt đá, là mình đã có bố, có chỗ dựa, để em có thể hiên ngang quát vào mặt những đứa bé ác ý: “ bố tao ấy à, bố tao tên là Philip”.
*) Xi-mông là hiện thân của nỗi đau đớn, bất hạnh vì không có bố và khao khát mãnh liệt có bố.
- Hình ảnh Xi-mông tự nó là 1 tiếng kêu thống thiết đối với những ai còn có chút tình thương và sự hiểu biết. Nhân vật Xi-mông còn ẩn chứa tình yêu thương và lòng trắc ẩn sâu xa của nhà văn đối với thế hệ măng non, đối với những người nghèo hèn, bé nhỏ. Nó cũng là tiếng kêu khẩn thiết của nhà văn đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc cho Xi-mông nói riêng, cho những đứa trẻ cùng cảnh ngộ nói chung, chống lại những bất công trong xã hội.
Ngày soạn: . 
Ngày giảng:Lớp.
Tiết 30: Văn bản
CON CHÓ BẤC
(Trích: Tiếng gọi nơi hoang dã)
_ G.Lân – đơn _
I. Đọc và tìm hiểu chung. (7’)
? Nêu hiểu biết của em về tác giả G.Lân-đơn?TB
- Giắc Lân-đơn (1876 - 1916) là nhà văn Mĩ. Ông trải qua thời thanh niên vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm ăn và sớm tiếp cận với tư tưởng của Chủ nghĩa xã hội
- Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như: tiếng gọi nơi hoang dã (1903), sói biển (1904), nanh trắng (1906), gót sắt (1907)
- Văn bản trích trong tiểu thuyết: “Tiếng gọi nơi hoang dã” (1903)
II. Phân tích
1. Mở đầu (7’)
- Giôn Thoóc Tơn đã khơi dậy tình yêu thương con người ở Bấc.
- Vì Bấc đã từng qua tay những ông bà chủ, cô cậu chủ giàu có cũng nhân hậu nhưng rồi bị bắt cocs, bị mua đi bán lại cho những ông chủ khô khan hoặc tàn bạo để giúp việc tìm vàng ở Bắc Mĩ giá lạnh. Chỉ có Thoóc Tơn mới thực sự là ông chủ lý tưởng của Bấc
2. Tình cảm của Thoóc Tơn với con chó Bấc. (11’)
- Anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy
- Anh không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống chuyện trò lâu với chúng.
- Anh [] vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm.
- Thoóc Tơn lại như muốn kêu lên trân trọng “Trời đất! đằng ấy hầu như biết nói đấy”
- Thoóc Tơn đối xử với những con chó của anh, và đặc biệt đối với Bấc “như thể chúng là con cái của anh vậy”. Trong ý nghĩ, trong tình cảm, dường như anh không xem Bấc chỉ là một con chó mà là người hẳn hoi, là đồng loại với anh, là bạn bè của anh.
- Các biểu hiện tình cảm đặc biệt của Thoóc Tơn: “Chào hỏi thân mật”, hoặc nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào với chó (như con cái hay bạn bè mình) túm chặt lấy đầu Bấc, rồi dựa vào đầu mình, rồi đẩy tới đẩy lui
- Tình cảm biểu hiện ngay cả ở trong những tiếng rủa của Thoóc Tơn “tiếng rủa rủ rỉ bên tai” chứ không phải là những tiếng quát tức giận. Khi đối xử với con cái hoặc bạn bè, nhiều khi người ta cũng hay dùng lối rủa yêu như vây. Con chó tinh lắm, nó biết những tiếng rủa ấy là “ những lời nói nựng âu yếm”
câu nói: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy” của Thoóc Tơn đối với Bấc Câu nói thể hiện tình cảm ngạc nhiên, yêu thương vô hạn, nồng nàn của một ổng chủ đối với con chó quý của mình. Cao hơn thế, thể hiện tình cảm của một con người đối với bạn bè thân thiết và dường như trước mắt Thoóc Tơn bây giờ không phải là một con chó mà là con anh, là bạn anh.
- Tình cảm và cách đối xử đặc biệt ấy của ông chủ - người cha - người bạn Thoóc Tơn sẽ được đền đáp xứng đáng. Bởi vì Bấc đặc biệt tinh khôn và cũng đặc biệt nghĩa tình, tất nhiên là qua các biểu hiện, suy luận và trí tưởng tượng nhân hoá của nhà văn.
- Vì nhà văn muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc. Nhưng trước đó, nhà văn lại cho xen vào đoạn nói về tình cảm của Thoóc Tơn đối với con chó của anh nói chung và đối với con chó Bấc này. Mục đích là để làm sáng tỏ những tình cảm của con chó Bấc đối với anh. Không phải đối với bất kỳ ông chủ nào con chó Bấc cũng đỗi xử tốt đâu. Bấc đã từng qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Thoóc Tơn có lòng nhân từ với nó.
3. Tình cảm của Bấc đối với chủ .
- Nó thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thoóc Tơn ròi ép răng xuống.
Bấc hiểu cái tiến rủa là những lời nói nựng, con người cũng hiểu cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve.
- Tình yêu thương của Bấ phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ.
+ Nó sung sưỡng đến cuồng lên mỗi khi Thoóc Tơn chạm vào nó hoặc nói chuyện với nó, nhưng nó không săn đón.
+ Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng. Nó thường nằm phục ở chân Thoóc Tơn hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt.
+ Nó nằm xa xa hơn quan sát hình dáng anh và từng cử động của thân thể anh.
- Bấc không muốn rời Thoóc Tơn một bước.
+ Nó sợ Thoóc Tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó.
+ Trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh.
+ Nó vội vùng dậy trườn qua giá lạnh lắng nghe tiếng thở đều của chủ.
- Tình cảm của Bấc đối với chủ rất phong phú và đặc biệt sâu sắc vừa thương yêu vừa tôn thờ vừa kính trọng. biết ơn.
- Bấc quả có một tâm hồn khác và hơn hẳn những con chó khác. Tất nhiên không phải đối với chủ nào Bấc cũng có thái độ, tình cảm như vậy.
Bấc dành tình cảm đặc biệt sâu sắc vừa thương yêu vừa tôn thờ và biết ơn.
- Xit: có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thoóc Tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về.
- Ních: thườgn chồm lên tì cái đầu to tướngcảu cu cậu lên đầu gối Thoóc Tơn.
- Xit, Ních: đơn giản, đơn điệu và có phần suồng sã. Từ đó làm nổi bật nét khác biệt của Bấc so với những con chó kia.
- Lân-đơn có những nhận xét tinh tế khi kể chuyện con Xít “có thói quen võ về”, con Ních “thường chồm lên Thoóc Tơn”, con Bấc “nằm phục động tác của chủ”.
- Trong thể loại ngụ ngôn, ví dụ thơ ngụ ngôn của La Phông Ten, những con vật được nhận câch hó, tác giả ít quan tâm đến việc miêu tả chính xác mà thường chỉ dựa vào nét đặc trưng của mỗi con vật để khắc hoạ hình tượng (Ví dụ: chó sói và chiên con, thỏ và rùa). Lân-đơn có nhận xét tinh tế hơn, tỉ mỉ hơn nhiều khi khắc hoạ những con chó của ông. Những biểu hệin tình cảm của các con chó trong bài là chung loài chó, nhưng nhà văn tách ra mỗi con chó có một nét riêng để cho sinh động và để làm nổi bật nết riêng biệt của Bấc so với những con chó kia.
- Nhà văn không nhân cách hoá con Bấc theo kiểu của La Phông Ten, không để cho nó nói tiếng người như các con vật trong thơ ngụ ngôn. Họng nó chỉ “rung lên những âm thanh không thốt lên lời”. Nó chỉ “ hầu như biết nói” như lời của Thoóc Tơn. Nhưng Thoóc Tơn và cả nhà văn dường như thấu hiểu thế giới “tâm hồn” phong phú của nó.
- Qua lời của người kể chuyện, mà cũng chỉ là qua lời của người kể chuyện mà thôi chứ không có thật – con chó Bấc dường như biết suy nghĩ “Trước kia nó chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy” “Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy” nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhả tung ra khỏi cơ thể, Bấc không muốn rời Thoóc Tơn một bước.
- Bấc không những biết vui mừng mà còn biết lo sợ “Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là: nó sợ Thoóc Tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó.
- Bấc còn nằm mơ nữa: ngay cả ban đêm .. ám ảnh
Những điêm trên vừa nói lên trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn vừa nói lên lòng yêu thương loài vật của ông.
III. Tổng kết, ghi nhớ. (4’)
- Đoạn trích cho ta thấy óc tưởng tượng tuyệt vời và khả năng quan sát tinh tế, sắc sao của Giắc Lân-đơn. Qua đó nhà văn muốn khẳng định: Tình yêu thương là điều kì diệu nhất gắn kết con người với thế giới xung quanh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_tap_vao_thpt_mon_van_giao_vien_pham_thai_hung_tru.doc