Giáo án ôn thi tốt nghiệp 12 theo chuẩn - Môn Ngữ văn

Giáo án ôn thi tốt nghiệp 12 theo chuẩn - Môn Ngữ văn

TIẾT 1:

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX.

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc diểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ CM tháng Tám năm 1945 đến hết XX.

2. Về kỹ năng:

- Rèn luyện cho học sinh năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến cuối thế kỉ xx.

3. Về thái độ:

- Từ đó, xác định được phương hướng đúng đắn trong việc tìm hiểu các tác phẩm văn học được chọn lọc trong chương trình ngữ văn lớp 12.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- SGK + SGV Ngữ văn 12.

- Tài liệu hướng dẫn ôn tập.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Kiến thức cũ.

- Tài liệu hướng dẫn ôn tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: Không.

2. Dạy nội dung bài mới:

 

doc 143 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn thi tốt nghiệp 12 theo chuẩn - Môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
Tại lớp
Tiết 1: 
Khái quát văn học việt nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
i. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: 
- Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc diểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ CM tháng Tám năm 1945 đến hết XX.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến cuối thế kỉ xx.
3. Về thái độ:
- Từ đó, xác định được phương hướng đúng đắn trong việc tìm hiểu các tác phẩm văn học được chọn lọc trong chương trình ngữ văn lớp 12. 
ii. chuẩn bị của gv và hs:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK + SGV Ngữ văn 12.
- Tài liệu hướng dẫn ôn tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Kiến thức cũ.
- Tài liệu hướng dẫn ôn tập.
iii. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Không.
2. Dạy nội dung bài mới: 
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Tìm hiểu khái quát văn học Việt Nam gia đoạn 1945 – 1975.
GV hướng dẫn HS ôn lại.
HS dựa vào bài đã học trình bày.
GV tổng hợp.
HĐ 2: Tìm hiểu khái quát văn học Việt Nam gia đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX.
GV hướng dẫn HS ôn lại.
HS dựa vào bài đã học trình bày.
GV tổng hợp.
I. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975:
1. Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám ăm 1945 đến năm 1975 tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài 30 năm, miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giao lưu tiếp xúc văn hoá với nước ngoài chỉ giới hạn trong một số nước. Nền văn học mới vận động và phát triển thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
2. Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 trải qua ba chặng đường phát triển:
- Chặng đường từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954: Văn học tập trung ca ngợi Tổ quốc và quần chúng nhân dân. Nhiều tác phẩm tái hiện thành công hình ảnh cả dân tộc ta đang trỗi dậy trong “cuộc tái sinh màu nhiệm”. Các nhà văn - chiến sĩ tình nguyện gắn bó với đời sống kháng chiến. Họ hướng ngòi bút tới đại chúng và ngợi ca sức mạnh của nhân dân bằng một niềm tin tất thắng.
Văn xuôi giai đoạn này phát triển mạnh ở thể kí và truyện ngắn. Nhiều tập truyện, tập kí dày dặn, tiêu biểu được nhận giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam. Thơ cũng có những bước tiến mới so với giai đoạn trước Cách mạng: thơ trữ tình công dân, ngợi ca đất nước và con người kháng chiến chiếm vị trí chủ đạo; bên cạnh những thể thơ truyền thống còn có thơ tự do, thơ không vần hoặc ít vần; cùng với cảm hứng anh hùng ca là cảm hứng lãng mạn. Nhiều vở kịch phản ánh sinh động hiện thực cách mạng và kháng chiến. Lí luận, nghiên cứu phê bình cũng có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa.
Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964: Văn học tập trung thể hiện hình ảnh con người mới, cuộc sống mới. Không khí xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đem lại cho văn học một tiếng nói mới tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan. Nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước tạo cho văn học một nội lực mạnh mẽ. Văn xuôi chủ yếu khai thác các chủ để, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng, tinh thần bất khuất và những gian khổ hi sinh của con người trong chiến tranh, viết về sự đổi đời của con người trong môi trường xã hội mới, khai thác hiện thực đời sống trước Cách mạng với cái nhìn và sức khái quát mới. Thơ ca ở giai đoạn này vẫn thấm nhuần cảm hứng quê hương đất nước, Kịch cũng có nhiều tác phẩm được dư luận chú ý.
- Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975: văn học tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Văn xuôi đậm chất kí, phản ánh nhanh nhạy, kịp thời cuộc sống chiến đấu và lao động của nhân dân anh hùng. Thơ một mặt mở rộng chất liệu hiện thực, mặt khác tăng cường chất chính luận. Kịch và lí luận phê bình văn học có thêm một số thành tựu đáng ghi nhận.
3. Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 có ba đặc điểm cơ bản:
- Phục vụ cách mạng, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước: văn hóa nghệ thuật trở thành một mặt trận, văn học trở thành vũ khí phục vụ sự nghiệp kháng chiến, nhà văn lấy tư tưởng cách mạng và mẫu hình chiến sĩ làm tiêu chuẩn cầm bút. Tinh thần tự giác, tự nguyện gắn bó với dân tộc, nhân dân của nhà văn được đề cao. Văn học tập trung vào đề tài Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, thể hiện tình đồng chí, đồng đội, tình quân dân...
- Hướng về đại chúng, tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân: Văn học lấy đại chúng làm đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ đại chúng cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. Cách mạng và kháng chiến đem lại cách hiểu mới về nhân dân, về đất nước. Người cầm bút quan tâm đến đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, nói lên nỗi bất hạnh của người lao động trong xã hội cũ, khẳng định sự đổi đời và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong chế độ mới. Nếu văn học mới có tính thân dân sâu sắc.
- Chủ yếu manh khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: Văn học đề cập đến số phận chung của cộng đồng, của dân tộc, phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước. Nhà văn quan tâm chủ yếu đến những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, nhìn con người và lịch sử bằng cái nhìn khái quát, có tầm vóc dân tộc và thời đại.
Nhìn chung, văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 vừa mang đậm tính sử thi, vừa tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Nhân vật trung tâm của văn học thời kì này tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Con người trong văn học giai đoạn 1945-1975 chủ yếu được khám phá ở bồn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Đứng trước thực tại gian khổ, nhưng lòng họ vẫn tràn đầy ước mơ và luôn luôn hướng về lí tưởng, về tương lai tương sáng của dân tộc. Có thể nói, chính thời đại cách mạng đã thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt huyết của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học.
4.Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 đạt được nhiều thành tựu to lớn:
- Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 đạt được nhiều thành tựu to lớn.
- Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 đã tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc, bao gồm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và tinh thần nhân đạo.
- Cách mạng Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 phát triển cân đối, toàn diện về mặt thể loại. Trong đó, thơ trữ tình và truyện ngắn đạt thành tựu xuất sắc.
5. Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 cũng còn một số hạn chế: Một số tác phẩm miêu tả cuộc sống, con người một cách đơn giản, phiến diện, cá tính, phong cách cảu nhà văn chưa được phát huy mạnh mẽ; yều cầu về phẩm chất nghệ thuật của các tác phẩm đôi khi bị hạ thấp; phê bình văn học ít chú trọng đến những khám phá về nghệ thuật ...
II - Văn học Việt Nam giai đoạn sau năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
Sau năm 1975, đề tài văn học được nới rộng hơn. Một số tác phẩm đã khơi bày những mặt tiêu cực trong xã hội, hoặc nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề trong chiến tranh, hay bước đầu đề cập đến bi kịch cá nhân. Đặc biệt, từ sau năm 1986 trở đi văn học đổi mới mạnh mẽ về ý thước nghệ thuật, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống, kể cả đời sống tâm linh. Người cầm bút có ý thức ngày càng sâu sắc về cả tính sáng tạo và có quan niệm mới mẻ về con người. Họ khao khát đem lại cho nền văn học nước nhà một tiếng nói riêng, một phong cách riêng.
Các thể loại phóng sự phát triển mạnh. Truyện ngắn và tiểu thuyết có nhiều tìm tòi. Thể loại trường ca được mùa bội thu. Nghệ thuật sâu khấu thể hiện thành công nhiều đề tài. Lí luận phê bình cũng xuất hiện nhiều cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh vấn đề mối quan hệ giữa văn học với chính trị, văn học với hiện thực.....
Nhìn chung, văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX đã vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân văn, nhân bản sâu sắc.
3. Luyện tập:
Câu 1: Hãy trình bày những nét chính về lịch sử, xã hội, văn hoá có ảnh hướng tới sự phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975?
Khác với nền văn học cũ, văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là nền văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Văn học từ lúc này trở thành một bộ phận trong sự nghiệp cách mạng là một hoạt động tinh thần phong phú có hiệu quả trong đấu tranh và phát triển xã hội. Sự nghiệp văn học là của nhân dân và mỗi nhà văn là một thành viên tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của đất nước.
Đường lối văn nghệ của Đảng đã xác lập cho người viết lập trường nhân dân. Đường lối văn nghệ của Đảng cũng giúp nhà văn phát huy được những truyền thống tốt đẹp của nền văn nghệ dân tộc, phát triển được sức sáng tạo và tinh hoa văn nghệ của các dân tộc anh em, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.
- Hiện thực đời sống xã hội giai đoạn 1945-1975 vô cùng phong phú: từ hậu phương đến chiến trường, từ miền xuôi, vùng rừng núi đến những nơi hải đảo xa xôi. Trong đời sống cách mạng có biết bao người đang hăng say chiến đấu, sản xuất, bao cuộc đời cao đẹp, bao câu chuyện đáng ghi nhớ làm cơ sở cho những sáng tạo văn học. Cuộc sống xã hội mang lại những điển hình tiêu biểu, những nguyên mẫu đẹp cho văn học.
Đời sống hiện thực từ sau Cách mạng tháng Tám bộc lộ nhiều vẻ đẹp, gợi lên nhiều niềm vui và mơ ước dễ làm nảy sinh cảm hứng lãng mạn. Chính cảm hứng lãng mạn, nhất là chất trữ tình cách mạng là một thành tố quan trọng của văn học cách mạng, đặc biệt là với thi ca.
- Giai đoạn văn học này cũng hình thành được một đội ngũ nhà văn giàu nhiệt tình cách mạng và giàu sức sáng tạo.
Câu 2: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975?
Tham khảo mục I
Câu 3. Nêu những nét khái quát của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thể kỉ XX.
Tham khảo mục II
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phải là thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975?
A. Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: tuyên truyền, cô vũ tinh thần chiến đấu, hi sinh của nhân dân.
B. Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc
C. Miêu tả cuộc sống, con người một cách đơn giản
D. Phát triển cân đối, toàn diện về mặt thể loại
Đáp án C
Ngày dạy
Tại lớp
Tiết 2 - 3 - 4: 
tuyên ngôn độc lập.
(Hồ Chí Minh)
i. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: 
- Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng khái quát và tổng hợp kiến thức về một tác gia văn học.
3. Về thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước, thái độ trân trọng và biết gìn giữ văn hoá dân tộc.
ii. chuẩn bị của gv và hs:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK + SGV Ngữ văn 12.
- Tài liệu hướng dẫn ôn tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Kiến thức cũ
-  ... iểu văn bản theo đặc trưng thể loại (tự sự, dịch).
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật. 
3. Về thái độ:
- Giáo dục ý thức luôn vươn lên trong cuộc sống.
ii. chuẩn bị của gv và hs:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK + SGV Ngữ văn 12.
- Tài liệu hướng dẫn ôn tập
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Kiến thức cũ.
- Tài liệu hướng dẫn ôn tập.
iii. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu về tác giả.
HĐ2: Tìm hiểu về tác phẩm.
+ Xuất xứ.
+ Nội dung.
+ Nghệ thuật.
+ Chủ đề.
I- Về tác giả:
Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 - 1961) sinh tại Bang I-li-noi trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên. Mười chín tuổi, ông tham gia đội lái xe cứu thương của Hội chữ thập đỏ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở chiến trường I-ta-li-a, sau đó ông bị thương và trở về Hoa Kì.
Ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc “Thế hệ mất mát” không hòa nhập với cuộc sống đương thời và đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu. Hê-minh-uê sang Pháp, vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác. Năm 1926, ông cho ra đời tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc và trở nên thật sự nổi tiếng trên văn đàn.
Trong sự nghiệp sáng tác, ông để lại một số lượng tác phẩm khá đồ sộ với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, một số bài thơ và rất nhiều hồi kí. Các tiểu thuyết: Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940); Ông già và biển cả (1952) ... là những tác phẩm nổi tiếng hơn cả.
Hê-minh-uê là một trong hai nhà văn vĩ đại nhất của nước Mĩ thế kỷ XX. Ông là một trong những người khai sinh lối viết tiết kiệm lời, kiệm cảm xúc ... Ông đề ra nguyên lý sáng tác: Coi tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”, người đọc tự khám phá phần chìm để thấy được ý nghĩa và giá trị của tác phẩm. Hê-minh-uê dù viết đề tài gì, Châu Phi hay Châu Mĩ ông đều nhằm mục đích “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”
Hê-minh-uê được nhận giải Pu-lit-dơ (1953), giải thưởng báo chí cao quý nhất của Hoa Kì và giải thưởng Nô-ben văn học (1954)
II- Về tác phẩm:
1. Xuất xứ:
Năm 1952, sau gần mười năm sống ở Cu-ba, Hê-minh-uê cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả. Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng chài yên ả bên cảng la Ha-ba-na. Phu-en-téc, một thủy thủ trên con tài của ông, được xem là nguyên mẫu của Xan-ti-a-gô. Trước khi được in thành sách, truyện đã được đăng trên tạp chí Đời sống.
2. Nội dung đoạn trích:
a. Con cá kiếm trong tác phẩm được nhà văn tập trung miêu tả như một “nhân vật đặc biệt” bởi những nét rất khác thường. ở đầu đoạn trích, con cá chưa xuất hiện ngay mà chỉ tạo ấn tượng bằng những vòng lượn tròn rất lớn. Nhà văn có dụng ý để ông lão và độc giả cảm nhận về con cá qua ấn tượng và cảm giác về những vòng lượn ấy. Điều này làm cho mỗi người có một hình dung khác nhau về nó. Đến khi cái bóng của nó xuất hiện, thì Xan-ti-a-gô, một người rất lâu năm trong nghề câu cá cũng không khỏi kinh ngạc “Một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó”, cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng, “thân hình đồ sộ”. Sự xuất hiện của con cá kiếm báo hiệu cuộc chiến giữa ông lão và con cá sẽ vô cùng ác liệt.
Hê-minh-uê cũng tập trung tô đậm những chi tiết về sự khôn ngoan của nó. “Người anh em” ấy - ông lão gọi thế - cũng rất tinh ranh. Nó không cắn câu ngay mà còn thử lượn vòng. Và ngay cả khi ăn mồi rồi, nó cũng không dễ dàng chấp nhận và phản ứng dữ dội. Chú bơi đi, nhào người qua lại như đoán được việc ông lão chuẩn bị phóng lao để tiêu diệt nó.
Cái chết của cá kiếm cũng rất khác thường. Nó dường như không chấp nhận cái chết mà “phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lề, vẻ đẹp và sức lực”. Đó là dáng vẻ của sức mạnh và sự kiêu hùng. Khi lực kiệt, sức cùng, con cá vẫn có phong cách cao thượng và đầy uy dũng
b. Đoạn trích cũng cho thấy sự phức tạp trong tâm lý của ông lão, và đôi khi nó được nhà văn đẩy lên mức đối lập. Xan-ti-a-gô làm nghề câu cá, vậy nên bắt được cá là mục đích, là cuộc sống của ông. Nhưng ông lão yêu quý con cá như “người anh em”, gọi nó là cu cậu rất thân mật song lại phải giết nó bằng được. Và ở đây, theo cách nhìn của người dân chài, chỉ có bắt được cá, chinh phục được con cá kia ông mới được công nhận như một con người. Trong cuộc chiến đấu, ông thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. và con cá ấy cũng có hành động “rất người”. Nó kéo ông lão ra xa nghênh chiến chứ không lồng lên làm đắm thuyền, cũng không lặn thật sâu để dây câu bị đứt. Sự “sòng phẳng” đó làm ông lão thán phục. “Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh cao thượng hơn mày, người anh em ạ”. Điều đó cho ta thấy sự ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái cao cả của Xan-ti-a-gô nhưng cũng hé mở bi kịch của nhân vật này. Cuộc sống trên đất liền của ông thật cô độc và ông chỉ tìm thấy sự tri âm ở loài cá ngoài chốn biển khơi. Cá là bạn, biển khơi là nhà, ông chủ có nghĩ và đối thoại một mình ở không gian mênh mông kia. Hơn nữa, con cá kiếm ấy là hiện thân của cái đẹp, cái cao thượng mà ông đã cất công tìm bao ngày mới thấy, thế mà giờ đây ông phải giết nó. Để tồn tại và khẳng định ý nghĩa của sự tồn tại, đôi khi người ta phải hủy hoại ngay cả những cái mình vẫn yêu quý, ngưỡng vọng. Đó chính là bi kịch muôn thủa của con người.
c. Niềm tin, ý trí và nghị lực của Xan-ti-a-gô được thể hiện rõ trong đoạn trích. Đó là sự kiên trì, ngoan cường quyết tâm tìm kiếm để bắt được con cá lớn xứng đáng với tài năng của mình. Đó là khát vọng bảo vệ và giữ gìn thành quả lao động của mình. Hình ảnh ông lão một mình chiến đấu với con cá mập là một biểu tượng đẹp về nghị lực của con người. Tuyên ngôn của ông lão thật đáng kính trọng “Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại”
3. Nghệ thuật:
Tác giả có lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời văn kể và lời văn miêu tả cảnh vật, giữa đối thoại và độc thoại nội tâm. Nhà văn đã 42 lần sử dụng cụm từ Ông lão (lão) nghĩ, ông lão (lão) nói như dấu hiệu của độc thoại nội tâm để khẳng định Xan-ti-a-gô là người biết phân tích tình hình, tự động viên mình. Từ đó chân dung tinh thần của ông lão càng hiện lên rõ nét và sức hấp dẫn của đoạn trích, vì thế cũng được tăng lên.
Hê-minh-uê rất thành công trong việc khắc họa chân dung nhân vật qua cảm giác. Đó là cảm giác về sức khỏe và cảm giác về việc khuất phục cá kiếm. Ông lão dùng cảm giác để đo độ sâu của nước, đo phản ứng của con cá, từ đó có những đối sách hợp lí.
Cách viết của Hê-minh-uê thật giản dị, nhiều chỗ tưởng rất “lỏng” song kì thức lại rất chặt chẽ. Văn của ông có nhiều “khoảng trống”, nhiều hình tượng mang tính đa nghĩa. Đó chính là biểu tượng của nguyên lí “tảng băng trôi”
4. Chủ đề:
Thông qua hình ảnh ông lão Xan-ti-a-gô quật cường, người chiến thắng con cá kiếm bằng kĩ năng nghề nghiệp điêu luyện, Hê-minh-uê gửi gắm một thông điệp: trong bất cứ hoàn cảnh nào “Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại”.
 Câu 1: Anh (chị) hiểu thế nào nguyên lí “tảng băng trôi”? Tìm trong đoạn trích một vài câu văn có nhiều “khoảng trống” và lấp đầy nó bằng lời văn của mình.
a. Dựa vào hiện tượng tự nhiên trong thực tế, tảng băng trên mặt nước chỉ có một phần nổi, bảy phần chìm, Hê-minh-uê sáng tạo nên nguyên lí “tảng băng trôi” theo nguyên lí đó.
- Nhà văn nhấn mạnh vào yếu tố hàm súc, ngụ ý trong mạch ngầm văn bản, và khẳng định hiệu quả của cách viết ấy. Tác giả phải hiểu biết cặn kẽ những điều mình muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại những phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc khi tiếp xúc với chúng vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược đi.
- Nhiệm vụ của người đọc là phải đồng sáng tạo mới có thể hiểu được “bảy phần chìm”, những hình tượng, hình ảnh .... giàu tính tượng trưng, đa tầng ý nghĩa: phải vận dụng kinh nghiệm và những hiểu biết để lấp đầy những khoảng trống mà nhà văn cố tình tạo ra trong tác phẩm.
b. Một vài câu văn mà tác giả tạo khoảng trống
Sau ba ngày đêm ròng rã cùng con cá kiếm ở trên biển, nhà văn để nhân vật thốt lên “Ta đã di chuyển được nó” “Ta đã di chuyển được nó rồi”. Không một lời dẫn rõ ràng, không có những cụm từ giải thích về thái độ như mừng rỡ, phấn khởi ... Tuy nhiên, người độc vẫn nhận thấy sự vui mừng được toát lên từ cách nói, kết quả hành động của ông lão. Nếu cần lấp đầy khoảng trống, người đọc có thể thêm từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất ... vào câu văn đó
Hay như câu độc thoại: “Con cá là vận may của ta” đã tạo khoảng trống cho độc giả. Người đọc phải hiểu được, ông lão đã tám mươi tư ngày chưa câu được một con cá nào, và mọi người xung quanh cho rằng ông đã bị vận đen đeo bám. Nếu hiểu đầy đủ, câu văn này phải là “con cá là vận may của ta” và việc ta bắt được nó là chứng minh rằng ta đã vượt qua vận đen.
Câu 2: Tóm lược trận chiến của ông lão với con cá kiếm.
: Xem thêm mục A.II.2.a và nêu được
a. Sức mạnh và sự khôn ngoan của con cá
- Khi đã ăn mồi, con cá bắt đầu bơi chậm rãi, lượn vòng hai giờ đồng hồa làm ông lão mệt nhoài, người đẫm mồ hôi.
- Khi tưởng như đã “ru ngủ” được ông lão, chỗ lưỡi câu đã rộng và đau đớn hơn, nó đột ngột quật, nhảy lên để hít không khí.
- Khi đã mệt, không quật nữa, nó lại “bắt đầu lượn vòng chầm chậm [...] cái đuôi nhô khỏi mặt nước. Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dung trên mặt đại dương xanh thẫm ... Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng ra”
- Khi ông lão chuẩn bị mũi lao và đâm, con cá “khẽ nghiêng mình [..] Rồi trở mình thẳng dậy và bắt đầu lượn thêm vòng nữa” Như trêu ngươi, làm dáng với ông già, nó “chao mình tránh ra rồi lật thẳng người lên bơi đi”
- Thời điểm quyết định đã tới, ông lão “vận hết sức bình sinh ...[..] phóng xuống sườn con cá”, con cá “phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trên không trung [...] nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời”
b. Những hành động của ông lão
- Lúc đầu ông thu dây để con cá không thể quay vòng. Ông vẫn còn sức để “lách vai và đầu ra khỏi sợi dây liên tục kéo nhẹ nhàng”
- Nhưng rồi cứ phải ra sức kéo sợi dây để buộc cho con cá khỏi quay vòng, ông thấy sức lực suy kiệt nhanh chóng. Ông thấy “hoa mắt”, “mồ hôi như xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán”. Khi con cá nhảy lên, ông cầu mong “đừng nhảy cá”, cầu Chúa bằng cách hứa “Ta sẽ đọc một trăm lần kinh Lạy Cha và một trăm lần kinh Mừng Đức Mẹ”
- Và cuối cùng tập trung sức lực ông giết được con cá.
Theo mạch trần thuật, người đọc nhận thấy được diễn biến đánh ngày càng gay gắt, căng thẳng. Sức của ông lão cứ mòn dần đi theo từng đường lượn của con cá. Có lúc ta tưởng như ông sẽ mất con cá hoặc gục ngã. Và cuối cùng, ông lão đã chiến thắng, một chiến thắng vinh danh ý chí và sức mạnh con người. Chiến thắng của ông lão đã chứng minh tuyên ngôn “Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_thi_tot_nghiep_12_theo_chuan_mon_ngu_van.doc