Giáo án phụ đạo – dạy thêm môn Ngữ văn 9

Giáo án phụ đạo – dạy thêm môn Ngữ văn 9

ĐỀ SỐ 1: Hãy tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết bài cho đề văn sau: Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân (chủ yếu từ khi ông nghe tin làng theo giặc trở đi)

- Hình thức luyện tập : Gv cho HS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý và chia nhóm cho Hs viết các đoạn văn để có một bài văn hoàn chỉnh.

Gợi ý:

1. Tìm hiểu đề, tìm ý :

- Vấn đề nghị luận: Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai.

- Kiểu bài: Nghị luận phân tích kết hợp chứng minh.

- Ý: Tâm trạng ông Hai diễn biến :

+ Trước khi nghe tin làng theo giặc.

+ Khi nghe tin làng theo giặc (trọng tâm)

+ Khi nghe tin làng được cải chính.

2. Dàn ý:

Mở bài: - Nghệ thuật xây dựng truyện Làng của nhà văn Kim Lân: Làng thuộc loại truyện có cốt truyện tâm lí (không xây dựng trên diễn biến sự việc mà chú trọng đến diễn biến nội tâm nhân vật), từ đó làm nổi rõ tình yêu làng thống nhất trong tình yêu và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai.

 

doc 88 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo – dạy thêm môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án phụ đạo – dạy thêm
Ngày thực hiện:
đề số 1: Hãy tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết bài cho đề văn sau: Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân (chủ yếu từ khi ông nghe tin làng theo giặc trở đi)
- Hình thức luyện tập : Gv cho HS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý và chia nhóm cho Hs viết các đoạn văn để có một bài văn hoàn chỉnh.
Gợi ý: 
1. Tìm hiểu đề, tìm ý :
- Vấn đề nghị luận: Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai.
- Kiểu bài: Nghị luận phân tích kết hợp chứng minh.
- ý: Tâm trạng ông Hai diễn biến :
+ Trước khi nghe tin làng theo giặc.
+ Khi nghe tin làng theo giặc (trọng tâm)
+ Khi nghe tin làng được cải chính.
2. Dàn ý:
Mở bài: - Nghệ thuật xây dựng truyện Làng của nhà văn Kim Lân: Làng thuộc loại truyện có cốt truyện tâm lí (không xây dựng trên diễn biến sự việc mà chú trọng đến diễn biến nội tâm nhân vật), từ đó làm nổi rõ tình yêu làng thống nhất trong tình yêu và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai.
Thân bài:
1.Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai :
a. Trước khi nghe tin xấu về Làng :
- Nhớ làng da diết (nghĩ đến những ngày làm việc cùng anh em ...... nhớ làng quá).
- Ông nghe được nhiều tin hay, những tin chiến thắng của quân ta. Tâm trạng: Ruột gan ông múa lên vui quá, rất vui vẻ thoải mái, náo nức.
Biểu hiện của tình yêu Làng, yêu nước tha thiết mãnh liệt của ông Hai (niềm tự hào của nhân dân trước thành quả cách mạng của làng quê).
b. Khi nghe tin làng theo Tây.
+ Khi mới nghe tin làng theo Tây: - Tin đến với ông đột ngột, làm ông sững sờ, bàng hoàng: cổ nghẹn đắng, mặt tê rân rân.......
- Ông cúi gằm mặt xuống mà đi: xấu hổ.
+ Khi ông Hai về nhà :
- Ông nằm vật ra giường : "Nước mắt lão cứ giàn ra. Chúng nó ........ đấy ư?", cảm xúc bị xúc phạm đau đớn, tê tái.
 - Hàng loạt câu hỏi, câu cảm thán diễn tả tận cùng những cung bậc cảm xúc của ông Hai: Nỗi nhục nhã ê chề; Nỗi đau đớn tái tê; Sự ngờ vực chưa tin.
 Nỗi ám ảnh nặng nề, sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng nổi đau xót tủi hổ của ông.
 Nhà văn đã miêu tả rất cụ thể, tinh tế, sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật (Những điều ấy không thể quan sát được ... chứng tỏ Kim Lân rất am hiểu thế giới nội tâm, đời sống tinh thần của người nông dân).
- Cuộc đấu tranh nội tâm ở ông Hai đã đưa ông đến một lựa chọn dứt khoát: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù". Tình yêu nước rộng lớn hơn,bao trùm lên tình cảm làng quê 
+ Tâm sự với con để giãi bày lòng mình: Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dỗu; Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ. Tình yêu sâu nặng, bền vững và thiêng liêng đối với làng và Tổ quốc.
c. Khi nghe tin xấu được cải chính:
-Vui sướng, háo hức: khoe "Tây đốt nhà tôi rồi": Minh chứng cho làng ông trong sạch. Rất hạnh phúc khi làng mình là làng yêu nước.
 Tình yêu làng quê gắn bó,thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
2. Nhận xét, đánh giá về nhân vật ông Hai:
- Ông Hai là con người thuần phác, đôn hậu, có bản chất tốt đẹp; Trong trái tim ông tình yêu quê hương, đất nước hài hoà, nồng thắm, gắn bó và thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến. Vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai yêu làng Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam, tuy trình độ văn hoá thấp, nhưng đã có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc.
- Xây dựng nhân vật ông Hai tác giả đã khái quát lên được tình cảm yêu làng, yêu nước, thuỷ chung với CM, với kháng chiến của người nông dân Việt Nam buổi đầu kháng chiến chống Pháp.
Kết bài: Tiếp tục khẳng định ý nghĩa của nghệ thuật diễn tả diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai của Kim Lân.
đề số 2: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đề thấy vẻ đẹp trong cách sống, tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật.
- Hình thức luyện tập :
 + GV cho HS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý và chia nhóm cho HS viết các đoạn văn để có một bài văn hoàn chỉnh.
+ Đối vơí phần xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý GV cho HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà, cho HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt từng phần.
Gợi ý: 
1. Tìm hiểu đề, tìm ý :
- Dạng bài : Nghị luận về tác phẩm truyện (về nhân vật trong truyện).
- Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp trong cách sống, tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa..
- Kiểu bài: Nghị luận phân tích kết hợp trình bày những cảm nhận riêng về nhân vật của người viết.
- ý: Vẻ đẹp của anh thanh niên:
+ Vẻ đẹp của tấm lòng yêu đời, yêu nghề, yêu công việc.
+ Vẻ đẹp ở lòng hiếu khách, ở sự quan tâm chu đáo đến người khác.
+ Vẻ đẹp ở lòng khiêm tốn.
2. Dàn ý:
Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
- Dẫn ra vấn đề nghị luận kèm theo nhận xét, đánh giá của người viết.
Thân bài: 
- Vẻ đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề. 
+ Hoàn cảnh sống của anh thanh niên: là người cô độc nhất thế gian, sống một mình trên đỉnh Yên Sơn
+ Tính chất công việc: đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu khó như đo gió, đo nhiệt độ, đo mưa, ....
+ Quan niệm về công việc: "ta với công việc là đôi...", coi công việc là niềm vui.
+ Lo toan tổ chức cuộc sống khoa học, nề nếp, ngăn nắp (nuôi gà, trồng hoa, đọc sách)
- Vẻ đẹp của lòng hiếu khách:
+ Nhiệt tình, hồ hởi đón khách: thái độ nhiệt tình với hoạ sĩ, cô kĩ sư trẻ,...
+ Say sưa kể về công việc và cuộc sống của mình ...
+ Tấm lòng nhân hậu, quan tâm, chu đáo với mọi người: biếu tam thất cho vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô gái trẻ,...
- Vẻ đẹp của lòng khiêm tốn:
+ Từ chối khi thấy hoạ sĩ vẽ mình: Thấy đóng góp của mình là nhỏ so với người khác.
+ Hào hứng giới thiệu cho hoạ sĩ những người đáng vẽ hơn mình.
 Kết bài: Nhận xét, đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩmhĩa của nghệ thuật diễn tả diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai của Kim Lân. 
đề số 3: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
- Hình thức luyện tập :
 + GV cho HS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý và chia nhóm cho HS viết các đoạn văn để có một bài văn hoàn chỉnh.
+ Đối vơí phần xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý GV cho HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà, cho HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt từng phần.
Gợi ý: 
1. Tìm hiểu đề, tìm ý :
- Dạng bài : Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
- Vấn đề nghị luận: Bài thơ Viếng lăng Bác
- Kiểu bài: Nghị luận phân tích kết hợp trình bày những cảm nhận riêng về giá trị nội dung và nghệ thuật bàithơ.
- ý:
+ Bài thơ viết trong hoàn cảnh nào?
+ Mạch cảm xúc trong bài thơ là gì?
+ Vẻ đẹp của các hình ảnh thơ?
+ Vẻ đẹp của các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ ?
2. Dàn ý: 
1. Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ "Viếng lăng Bác"
- Bài thơ nói lên một cách cảm động tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Bác.
2. Thân bài: Phát triển, chứng minh các luận điểm đã nêu ở phần mở bài.
- Đoạn thơ mở đầu thiêng liêng, thành kính, gợi không khí ấm áp, gần gũi...
- Cảm xúc về hình ảnh hàng tre biểu tượng đất nước, con người Việt Nam.
- Những suy tưởng của tác giả qua hình ảnh dòng người, mặt trời, vầng trăng, trời xanh.
- Cảm xúc chân thành, mạnh mẽ thể hiện ở khổ thơ cuối.
+ Tình cảm lưu luyến.
+ Ước nguyện chân thành.
- Liên hệ với một số bài thơ khác viết về Bác 
Kết luận: tình cảm sâu nặng có ở tất cả các bài thơ, đó là tình cảm của muôn triệu người Việt Nam đối với Bác. 
3. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị bài thơ, suy nghĩ bản thân.
đề số 4: Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
- Hình thức luyện tập :
 + GV cho HS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý và chia nhóm cho HS viết các đoạn văn để có một bài văn hoàn chỉnh.
+ Đối với phần xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý GV cho HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà, cho HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt từng phần.
Gợi ý: 
1. Tìm hiểu đề, tìm ý :
- Dạng bài : Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
- Vấn đề nghị luận: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Kiểu bài: Nghị luận phân tích kết hợp trình bày những cảm nhận riêng về giá trị nội dung và nghệ thuật bàithơ.
- ý:
+ Bài thơ viết trong hoàn cảnh nào?
+ Mạch cảm xúc trong bài thơ là gì?
+ Vẻ đẹp của các hình ảnh thơ?
+ Vẻ đẹp của các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ ?
2. Dàn bài:
Mở bài: - Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
- Nêu nhận xét, đánh giá sơ bộ: Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước và ước nguyện của tác giả.
Thân bài:
1. Mùa xuân thiên nhiên: (Khổ 1)
- Hình ảnh, màu sắc, âm thanh :
+ Dòng sông xanh .
+ Bông hoa tím .
+ Tiếng chim hót .
- Vài nét phác hoạ gợi ra không gian rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng vui tươi.
- Cảm xúc của tác giả được miêu tả trực tiếp :
" Từng giọt ....... tôi hứng " .
" Giọt long lanh " - giọt mưa mùa xuân, giọt âm thanh (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) - diễn tả niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trời đất vào mùa xuân .
2. Mùa xuân của đất nước (khổ 2-3)
- Hình ảnh người cầm súng - nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ đất nước .
- Hình ảnh người ra đồng - nhiệm vụ lao độngũây dựng đất nước.
- Lộc non gắn với họ - hay chính họ đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước .
- Các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ hình ảnh lộc, so sánh Đất nước như vì sao, dùng từ láy hối hả, xôn xao, nhịp thơ rộn ràng, nhanh,....Có tác dụng thể hiện vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước đã hoà vào tâm hồn nhà thơ với sự náo nức, xôn xao, vui mừng, phấn khởi, hồ hởi biểu hiện của một tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết .
3. Nguyện ước chân thành: (khổ 4-5)
- Khát vọng được hoà nhập, được dâng hiến vào cuộc sống của đất nước :
+ Làm con chim hót .
+ Làm một nhành hoa .
+ Nhập một nốt trầm xao xuyến .
- Nghệ thuật: Hình ảnh đẹp, tự nhiên, cấu tứ lặp tạo sự đối ứng chặt chẽ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như chim muông, hoa lá toả hương sắc cho đời. 
- Vẻ đẹp của quan niệm về một mùa xuân nnho nhỏ: Con chim + nhành hoa + nốt nhạc trầm làm nên diện mạo của mùa xuân nho nhỏ: nhỏ nhẹ, bình dị, khiêm nhường, thể hiện điều tâm niệm của tác giả một cách chân thành, tha thiết. Mỗi người phải mang đến (một vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện) cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý của mình dù nhỏ bé, góp vào cuộc đời chung. Những hiến dâng, hoà nhập .... là để làm một nốt trầm "xao xuyến" thể hiện sự khiêm nhường, tự tin, tự hào của con người ý thức sâu sắc về giá trị cuộc đời, về hạnh phúc của hiến dâng và đón nhận.
4. Mùa xuân của giai điệu ngọt ngào, tình tứ, sâu lắng trong dân ca xứ Huế (khổ 6)
- Niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ với quê hương yêu dấu buổi xuân về: Mùa xuân ta xin hát.
- Niềm tự hào, ngợi ca về quê hương xứ Huế: Câu Nam ai, Nam bình...đất Huế.
Đó là những làn điệu dân ca Huế, nhạc cụ dân tộc nổi tiếng.
Kết bài: - Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Mở rộng vấn đề (liên hệ).
* GV gợi ý cho HS ... học Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Là nhà văn sở trường về truyện ngắn, từ sau năm 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê đã bám sát những biến chuyển của đời sống, đề cập đến nhiều vấn đề bức xúc của xã hội thời đổi mới. Ngòi bút miêu tả tâm lí của Lê Minh Khuê khá sắc sảo, nhất là khi miêu tả tâm lí phụ nữ.
2. Tác phẩm:
- Tác phẩm đã xuất bản: Cao điểm mùa hạ (1978); Đoàn kết (1980); Thiếu nữ mặc áo dài xanh (1984); Một chiều xa thành phố (1987); Em đã không quên (1990); Bi kịch nhỏ (1993); Lê Minh Khuê - truyện ngắn (1994), Trong làn gió heo may (1998),...
Nhà văn đã được nhận: Giải thưởng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987 (Tập truyện ngắn: Một chiều xa thành phố).
- Truyện Những ngôi sao xa xôi viết về ba cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ phá bom ở một cao điểm trong thời kì cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ đang diễn ra khốc liệt. Miêu tả các cô gái hằng ngày, hằng giờ đối mặt với hiểm nguy nhưng sức hấp dẫn của truyện không phải ở những chi tiết, sự kiện hồi hộp, nóng bỏng mà ở khả năng miêu tả đời sống tâm hồn con người khá sinh động, sâu sắc của tác giả.
3. Tóm tắt:
Tác phẩm là câu chuyện kẻ về cuộc sống và chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ ác liệt nhất. Thao, Định, Nho là ba cô gái thuộc tổ "trinh sát mặt đường" với nhiệm vụ phá bom, lấp đường để đảm bảo sự an toàn cho những chuyến xe chở đạn dược và bộ đội vào chiến trường miền Nam. Công việc của họ là một ngày từ ba đến năm lần xông lên cao điểm sau những trận bom để lấp hố bom, san đường. Những lúc được thảnh thơi, họ lại trở về cái hang dưới chân cao điểm - ngôi nhà của họ. Ba cô gái với ba tính cách khác nhau, ba ý thích, lối sinh hoạt khác nhau nhưng đều có một điểm chung là rất dũng cảm, làm việc hết mình. Khi đối diện với hiểm nguy họ rất cứng cỏi, nhưng trong cuộc sống, giữa những giây phút yên bình hiếm hoi thì họ lại rất trẻ trung, tươi vui và yêu đời. Ba cô gái sống với nhau thân thiết như ba chị em ruột thịt. Khi Nho bị thương, Được và chi Thao rất lo lắng, họ đau như chính họ là người bị bom vùi. Câu chuyện có sự đan xen liên tục hai nội dung: cuộc chiến đấu quyết liệt với bom đạn và cuộc sống hồn nhiên, trẻ trung của ba nữ thanh niên xung phong.
II - Giá trị tác phẩm
Những ngôi sao xa xôi là một nhan đề lãng mạn, rất đặc trưng của văn học thời kháng chiến chống Mĩ. Rất gần với Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu ở ý nghĩa biểu tượng - từ đó cũng toả ra một thứ ánh sáng dịu dàng "mát mẻ như núi", cái ánh sáng ẩn hiện xa xôi, có sức mê hoặc lòng người. Đó là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng trong những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Thao, Định, Nho hay Nguyệt, Quỳ của Nguyễn Minh Châu đều là những "mảnh trăng", những "ngôi sao xa" nơi cuối rừng Trường Sơn, đều sáng ngời vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Khai thác một đề tài quen thuộc đã làm nên nhiều tên tuổi lớn trên văn đàn nhưng với khả năng sáng tạo và hiện thực những ngày từng lăn lộn với chiến trường Trường Sơn, Lê Minh Khuê đã làm cho tác phẩm của mình có được một chỗ đứng vững vàng trong đội ngũ đông đảo những sáng tác trong kháng chiến chống Mĩ. 
Người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong truyện, trực tiếp tham gia vào các diễn biến của sự kiện. Câu chuyện được phát triển theo hướng nhìn, điểm nhìn và dòng suy tư của Phương Định - cô gái Hà Nội còn rất trẻ, rất dịu dàng và cũng rất kiên trung. Việc lựa chọn điểm nhìn này đã giúp nhà văn đi sâu khai thác diễn biến tâm lí nhân vật (trong chiến đấu và trong sinh hoạt), từ đó làm ngời sáng phẩm chất tốt đẹp của họ. Đây chính là điểm thành công của nhà văn. Nhìn chung trong văn học chống Mĩ, các nhà văn thường ít chú ý đến việc khai thác tâm lí nhân vật, nhân vật chủ yếu được xây dựng bằng những hành động anh hùng. Cô Nguyệt của Nguyễn Minh Châu, "mảnh trăng" tiêu biểu, tập trung đầy đủ đến mức lí tưởng vẻ đẹp của người nữ thanh niên xung phong Trường Sơn nhưng lại thiếu hẳn chiều sâu tâm lí. Với Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê đã tập trung chú ý đến việc thể hiện tâm lí nhân vật bên cạnh việc miêu tả những hành động anh hùng của họ. Để nhân vật tự bộc lộ mình bằng hành động và suy nghĩ, nhà văn đã tạo nên giá trị chân thực cho hình tượng nghệ thuật. Nỗi buồn, niềm vui, nỗi nhớ và cả những suy tư của nhân vật được thể hiện rất tự nhiên và chân thực. Điểm nhìn trần thuật ngôi thứ nhất đã xoá nhoà khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật khiến cho câu chuyện gần gũi bình dị và đời thường hơn. Trần thuật từ điểm nhìn ngôi thứ nhất để tạo cho mạch truyện tự phát rất thoải mái, nhân vật hiện lên tự nhiên và sinh động hơn, tạo cho những nữ nhân vật trong truyện một vẻ đẹp bình dị mà thật anh hùng. Kể về những chuyện sống chết, chuyện hiểm nguy bằng một giọng điệu rất thoải mái: "Thần Chết là một tay không thích đùa...", "việc nào cũng có cái thú của nó", "đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm... chỉ khổ đứa phải trực điện thoại trong hang". Không cần lí tưởng hoá, qua điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện, nhân vạt vẫn hiện lên với đầy đủ phẩm chất anh hùng và đầy tính thuyết phục. Việc lựa chọn điểm nhìn như vậy đã tạo nên thành công trong nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật thể hiện nét độc đáo trong phong cách truyện ngắn Lê Minh Khuê. Giữa sự ác liệt của chiến tranh, vẻ đẹp của con người đã toả sáng. Phần lớn những đội viên thanh niên xung phong ở Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ đều còn rất trẻ. Khi cả miền Bắc dồn sức cho miền Nam đánh giặc với khí thế "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", với tinh thần "đường ra trận mùa này đẹp lắm" thì thế hệ trẻ thanh niên nam nữ miền Bắc đã có mặt trên mọi tuyến đường của Tổ quốc. Sức trẻ, lòng yêu nước, khát vọng hoà bình đã tạo nên sức mạnh, tạo nên chất trữ tình cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh hùng của cả dân tộc. Vì thế mới có những vần thơ: "Rất trữ tình là nhịp bước hành quân... Toả nắng cho thơ là triệu ánh mắt anh hùng". Thao, Nho và Định là ba trong hàng triệu thanh niên Việt Nam ưu tú ấy. Họ có sức trẻ và lòng yêu nước. Nhà văn đã kết hợp phẩm chất anh hùng với sự bình dị để tạo nên hình tượng nghệ thuật thật đẹp về những cô thanh niên xung phong. Họ lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống nhưng không sợ chết, họ sẵn sàng hi sinh để con đường không bị đứt mạch. Trong chiến đấu họ can trường bao nhiêu thì trong cuộc sống sinh hoạt họ hồn nhiên tươi trẻ bấy nhiêu. Họ luôn thích hát, thích vui đùa, thích nhai kẹo trong những giây phút bình yên hiếm hoi giữa những loạt bom tàn khốc. Định đã hồn nhiên kể vể sự tàn khốc của chiến tranh, về công việc hàng ngày rất nguy hiểm của ba người, và cũng tự nhiên kể về những thói quen, những thú vui đời thường của họ. Ba người nữ anh hùng ấy rất trẻ trung trong cuộc sống, thậm chí rất yếu đuối: Chị Thao "thấy máu, thấy vắt là nhắm mắt lại, mặt tái mét", Định thì thích hát, thích làm điệu, Nho thì "đòi nhai kẹo", dưới cơn mưa đá cả ba "vui thích cuống cuồng", họ tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy bom rơi đạn nổ. Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện những tâm hồn vốn nhạy cảm yếu đuối của họ thành bản lĩnh kiên cường của người anh hùng. 
Nhà văn đã rất thành công trong việc thể hiện tâm lí nhân vật. Qua dòng suy tư của Định, người đọc không chỉ thấy sự toả sáng của phẩm chất anh hùng mà còn hình dung được thế giới nội tâm phong phú của những cô gái rất trẻ trong cuộc chiến của dân tộc. Những con người ấy mang vào Trường Sơn cả tuổi thanh xuân với bao nhiêu ước mơ, khát vọng, với những nỗi nhớ gia đình, quê hương khôn nguôi. Trận mưa đá đột ngột giữa đường Trường Sơn đã làm sống dậy kỷ niệm ngọt ngào của tuổi ấu thơ... Chiến tranh đã không thể cướp đi niềm tin yêu cuộc sống, niềm lạc quan của những cô gái trẻ. Không lí tưởng hoá nhân vật đến mức bọc nhân vật trong bầu không khí "vô trùng" nhưng ba nữ nhân vật của Lê Minh Khuê vẫn hiện lên với đầy đủ những phẩm chất anh hùng mà rất đáng yêu của những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn. Câu chuyện được phát triển theo kết cấu dòng tâm lí và tư duy đồng hiện (ở cấp độ đơn giản) nên chỉ với dung lượng một truyện ngắn mà cuộc sống và chiến đấu của đội nữ thanh niên xung phong được tái hiện đầy đủ và tròn trịa. Ba con người khi chiến đấu là một khối thống nhất, đó là sự dũng cảm, khi sống cuộc sống đời thường trong những phút giây bình yên hiếm có của Trường Sơn họ lại là ba con người với ba tính cách khác nhau. Họ là họ, họ còn là cả Trường Sơn, là biết bao cô gái giống họ đều đang nằm trong những hang núi Trường Sơn để chờ đợi, để giữ cho tuyến đường Trường Sơn không một ngày bị đứt mạch.
Điểm khác biệt và cũng là thành công của truyện ngắn này so với những tác phẩm cùng đề tài chính là ở nghệ thuật trần thuật. Giọng văn sinh động, trẻ trung với lối diễn đạt tự nhiên đã tạo nên sức cuốn hút với bạn đọc. Tác giả đã rất hiện đại trong việc sử dụng linh hoạt các dạng cũ pháp. Những câu văn ngắn, câu dạng đặc biệt được đan xen linh hoạt trong các đoạn văn vừa có sức tái hiện dồn dập, khẩn trương trong việc phá bom của các cô gái vừa tự nhiên, sinh động khi miêu ảt tính cách của họ. Trong đoạn văn miêu tả trận đánh bom, tác giả sử dụng một loạt câu ngắn với cấu trúc giản lược tối đa: "Không hiểu vì sao mình gắt nưa. Lại một loạt bom. Khói vào hang... và bom...". Trong tác phẩm, tác giả sử dụng rất ít những câu văn dài, nếu có thì đó lại là những câu văn mang màu sắc triết lí rất rõ: "Không có gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét xung quanh mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất. Dù chỉ một tiếng súng trường thôi, con người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình". Tác giả rất độc đáo trong việc miêu tả với những câu văn được sắp xếp theo trật tự bất thường, nhiều khi lộn xộn, không theo lô gích thông thường của tư duy. "Không có gió... dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh... vĩnh cửu". Đó là tâm trạng khi Định chờ bom nổ. Tuy chưa hiện đại như nghệ thuật trần thuật theo dòng ý thức của Bảo Ninh trong Thân phận của tình yêu nhưng tác phẩm đã có một sự cách tân lớn trong nghệ thuật trần thuật. Giọng văn tự nhiên, cuốn hút với kỹ thuật trần thuật hiện đại đã làm nên thành công và vẻ đẹp riêng cho Những ngôi sao xa xôi.
Nối tiếp bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến của dân tộc, một bản anh hùng ca đầy âm hưởng sử thi, với tài năng, tâm huyết và sự từng trải của mình, Lê Minh Khuê đã góp thêm m một nốt nhạc rất đẹp. Hình tượng về những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm hoi trong văn học chống Mĩ nhưng với những sáng tạo riêng rất hiện đại của mình, tác giả Những ngôi sao xa xôi đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, sự hi sinh rất hồn nhiên, lạc quan của những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mĩ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI LIEU CUC HAY.doc