TIẾT 1 :
ÔN TẬP KIẾN THỨC TUẦN 20
1. Mục tiêu : Học sinh
- Nắm chắc được nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Bàn về đọc sách”
- Nhớ và nắm lại khái niệm khởi ngữ cũng như phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận
- Rèn kĩ năng tổng hợp
- Hiểu và yêu thích môn học
2. Chuẩn bị
- Thầy: N/c soạn bài
- Trò: Xem lại bài đã học
3. Tiến trình bài dạy
a. ổn định tổ chức (2)
b. Bài mới:
Giáo án yếu kém ngữ văn 9 học kì II Ngày soạn: 05/02/2012 Ngày giảng: 08/02/2012 Tiết 1 : ôn tập Kiến thức tuần 20 1. Mục tiêu : Học sinh - Nắm chắc được nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Bàn về đọc sách” - Nhớ và nắm lại khái niệm khởi ngữ cũng như phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận - Rèn kĩ năng tổng hợp - Hiểu và yêu thích môn học 2. Chuẩn bị - Thầy: N/c soạn bài - Trò: Xem lại bài đã học 3. Tiến trình bài dạy a. ổn định tổ chức (2’) b. Bài mới: ? H ? H ? ? ? ? G ? ? ? ? Theo em việc đọc sách có ý nghĩa và tầm quan trong ntn? - Việc đọc sách có ý nghĩa và tầm quan trọng vô cùng to lớn vì sách là vốn quý của nhân loại, sách ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu. Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần. Đọc sách là cách để tạo học vấn. Muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách. Chúng ta phải có phương pháp đọc sách ntn? - Cần đọc kĩ các sách thuộc các lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu, kết hợp đọc mở rộng - Đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm cần đọc có kế hoạch, hệ thống. Hãy nêu giá trị nội dung của VB? Giá trị nghệ thuật được thể hiện trong VB là gì? Thế nào là khởi ngữ? Khởi ngữ được phân biệt với chủ ngữ bằng cách nào? - Trước khởi ngữ có quan hệ từ “về”, “đối với” sau khởi ngữ có quan hệ “thì”. Khởi ngữ có thể được lặp lại bằng động từ, bằng chính nó, bằng một từ thay thế yếu tố khởi ngữ Khi người viết muốn nhấn mạnh một bộ phận nào đó trong câu thì bộ phận nào đó được đưa lên làm khởi ngữ. Khởi ngữ là bộ phận gây sự chú ý cho người đọc Đặt câu có khởi ngữ? - Giàu, tôi cũng giàu rồi - Nhà tôi, tôi cứ ở, việc tôi tôi làm. - Bóng đá, bạn ấy đá cũng giỏi. Thế nào là phép phân tích? Để phân tích, người ta có thể sử dụng các biện pháp nào? - Để phân tích nội dung của sự việc hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh. Thế nào là phép tổng hợp? I. Lí thuyết 1. Bàn về đọc sách a. Nội dung -Sách là tài sản tinh thần quý giá của nhân loại muốn có học vấn phải đọc sách. Phải biết chọn sách mà đọc. Cần kết hợp đọc rộng đọc sâu, cần có kế hoạch mục đích. b. Nghệ thuật -Bố cụ chặt chẽ hợp lý, lý lẽ dẫn chứng sinh động có tính thuyết phục 2. Khởi ngữ - Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ ( có khi đứng sau chủ ngữ trước vị ngữ), và nêu lên đề tài liên quan tới việc được nói trong câu. 3. Phép phân tích và phép tổng hợp a. Phép phân tích - Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự việc hiện tượng. b. Phép tổng hợp - Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích c. Củng cố, luyện tập (3’) - Em thấm thía được điều gì sau khi hoc xong VB “ Bàn về đọc sách”? d. Hướng dẫn học bài ở nhà (2’) - Ôn tập lại kiến thức tuần 1 - Nắm chắc các kiến thức vừa ôn lại Tiết 2 +3 ôn tậpKiến thức tuần 20 1. Mục tiêu: Học sinh - Nắm chắc các kiến thức của tuần 20 qua các bài tập vận dụng - Rèn kĩ năng tổng hợp, làm bài tập - Hiểu và yêu thích môn học 2. Chuẩn bị - Thầy: N/c soạn bài - Trò: Xem lại bài đã học 3. Tiến trình bài dạy a. ổn định tổ chức (2’) b. Bài mới: ? ? ? ? ? ? ? ? H G Văn bản “ Bàn về đọc sách” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Vì sao việc đọc sách ngày nay không dễ? A. Sách thì nhiều, nhưng sách hay thì ít. B. Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu. C. Không dễ tìm sách hay để đọc D. Sách nhiều nhưng vẫn là thứ hàng hoá đắt so với điều kiện của nhiều người ý nào nói đúng nhất sức thuyết phục của VB? A. Lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động B. Dẫn chứng phong phú, câu văn giàu hình ảnh. C. Sử dụng phép so sánh và nhân hoá D. Giọng văn biểu cảm, giàu biện pháp tu từ. Câu nào sau đây không có khởi ngữ? A. Tôi thì tôi xin chịu. B. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi. C. Nam Bắc hai miền ta có nhau. D. Cá này rán thì ngon. Viết lại các câu sau, chuyển phần in đạm thành khởi ngữ? a. Nó làm bài tập rất cẩn thận. b. Bức tranh đẹp nhưng cũ. Từ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu sau: .... là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích A. Giả thiết B. So sánh C. Đối chiếu D. Tổng hợp Xác định khởi ngữ trong những câu sau: a. Nói, cô ấy nói rất hay và cười thì cười rất duyên b. Về trí thông minh thì nó là nhất Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài “ Bàn về đọc sách” Viết và đọc trước lớp Nhận xét và sửa chữa II. Bài tập Bài 1 Đáp án: D Bài 2 Đáp án: B Bài 3 Đáp án: A Bài 4 Đáp án: D Bài 5 a. Đối với bài tập thì nó làm bài tập rất cẩn thận b. Đep, bức tranh đẹp nhưng cũ. Bài 6 Đáp án: D Bài 7 a. Nói: Khởi ngữ b. Trí thông minh : Khởi ngữ Bài 8 c. Hướng dẫn học bài ở nhà (3’) - Làm hoàn thiện bài tập 8 - Xem lại những kiến thức đã ôn lại - Xem trước những kiến thức đó học. Ngày soạn: 11/1/10 Ngày giảng: 14/1/10 Tiết 3 : ôn tập Kiến thức tuần 21 1. Mục tiêu :Giúp học sinh - Nắm chắc được nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” - Nhớ và nắm lại khái niệm của các thành phần biệt lập trong câu - Rèn kĩ năng tổng hợp - Hiểu và yêu thích môn học 2. Chuẩn bị - Thầy: N/c soạn bài - Trò: Xem lại bài đã học 3. Tiến trình bài dạy a. ổn định tổ chức (2’) b. Bài mới: ? H ? H ? ? ? G ? ? Nội dung của văn nghệ là gì? - Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tính tình cảm của nghệ sĩ thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác. - Văn nghệ tập trung khám phá, miêu tả chiều sâu tính cách, số phận con người, tác giả bên trong tâm lý, tâm hồn con người. Sức mạnh của văn nghệ đối với đời sống nhân dân là gì? - Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời, với chính mình. - Văn nghệ không thể xa rời cuộc sống nhất là cuộc sống của người dân lao động Việt Nam, làm cho đời sống hàng ngày trở nên tươi mát đỡ khắc khổ, như một món ăn tinh thần bổ ích, không thể thiếu, giúp con người biết sống và ước mơ, vượt lên qua bao khó khăn gian khổ hiện tại Hãy nêu giá trị nội dung của VB? Nhận xét về nghệ thuật được sử dụng trong VB? Thế nào là thành phần tình thái? Yếu tố tình thái gắn với sự tin cậy của sự việc được nói đến ( như trên ) - những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói : Theo tôi, ý ông ấy . - Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe : à, ạ, a, hả, hử, như đang đứng ở cuối câu Thế nào là thành phần cảm thán? Tìm trong VD có sử dụng thành phần cảm thán? - VD: Ôi tổ quốc...Đơn sơ mà lộng lẫy . Thành phần cảm thán có đặc điểm riêng là nó có thể tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt ( Không có CN - VN) câu cảm thán I. Lí thuyết 1. Tiếng nói của văn nghệ a. Nội dung - Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. b. Nghệ thuật - Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách viết giàu hình ảnh và cảm xúc. 2. Các thành phần biệt lập a. Thành phần tình thái - Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. b. Thành phần câu cảm thán - Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói ( vui, buồn, mừng, giận) c. Củng cố, luyện tập (3’) - Vì sao thành phần tình thái và thành phần cảm thán lại được gọi là thành phần biệt lập? d. Hướng dẫn học bài ở nhà (2’) - Ôn tập lại kiến thức tuần 2 - Nắm chắc các kiến thức vừa ôn lại ************************************* Ngày soạn: 11/1/10 Ngày giảng: 14/1/10 Tiết 4 : ôn tậpKiến thức tuần 21 ( Tiếp ) 1. Mục tiêu :Giúp học sinh - Nắm chắc các kiến thức của tuần 21 qua các bài tập vận dụng - Rèn kĩ năng tổng hợp, làm bài tập - Hiểu và yêu thích môn học 2. Chuẩn bị - Thầy: N/c soạn bài - Trò: Xem lại bài đã học 3. Tiến trình bài dạy a. ổn định tổ chức (2’) b. Bài mới: ? ? ? ? ? ? ? ? Văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” sử dụng phương thức biểu đạt giống văn bản nào? A. Làng B. Chiếc lược ngà C. Bàn về đọc sách D. Những đứa trẻ Trong văn bản trên, người viết đã dẫn ra những tác giả văn học nào để làm dẫn chứng? A. Nguyễn Du và Tôn-xtôi B. Nguyễn Du và Lỗ Tấn C. Go-rơ-ki và Tôn-xtôi D. Nguyễn Du và Nguyễn Trãi Theo tác giả, tại sao con người cần tới tiếng nói của văn nghệ? A. Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của mình. B. Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giúp con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ. C. Văn nghệ giúp chúng ta khám phá thế giới kì diệu ở ngay trong chính tâm hồn của mỗi người. D. Gồm cả 3 ý A,B,C. Hãy điền từ hợp lí vào dấu ba chấm để hoàn thiện hai khái niệm sau: a, ..... là thành phần biệt lập, được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. b, ...... là thành phần biệt lập, được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận,...) Câu nào sau đây không chứa thành phần cảm thán? A. Có lẽ văn nghệ rất kị “ trí thức hoá” nữa. B. Ôi những cánh đồng quê chảy máu. C. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng. D. Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông. Câu “ Trời ơi, chỉ còn năm phút!” ( trích Lặng lẽ Sa Pa) bộc lộ tâm lí gì của người nói? A. Ngạc nhiên B. Thất vọng C. Buồn chán D. Giận dữ Câu nào sau đây không chứa thành phần cảm thán? A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá. B. ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi. C. Có lẽ ngày mai mình đi píc-níc. D. Kìa, trời mưa. Xác định các thành phần tình thái hoặc cảm thán trong những câu sau? a. Có vẻ như cơn bão đã đi qua. b. Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con. c. Trời ơi, bên kia đường có con rắn. d. Không thể nào việc đó lại xảy ra. II. Bài tập Bài 1 Đáp án: C Bài 2 Đáp án: D Bài 3 Đáp án: D Bài 4 a, Thành phần tình thái b, Thành phần cảm thán Bài 5 Đáp án: A Bài 6 Đáp án: D Bài 7 Đáp án: C Bài 8 a. Có vẻ: Thành phần tình thái b. Hình như: Thành phần tình thái c. Trời ơi: Thành phần cảm thán d. Không thể nào :Thành phần tình thái c. Hướng dẫn học bài ở nhà (3’) - Làm hoàn thiện bài tập vào vở - Xem lại những kiến thức đã ôn lại - Xem trước những kiến thức của tuần 22 ****************************************** Ngày soạn: 19/1/10 Ngày kiểm tra: 21/1/10 Tiết 5+6 Kiểm tra ĐịNH Kì LầN I 1.Mục tiêu cần đạt: trên cơ sở ôn tập học sinh năm vững các nội dung đã học để làm tốt bài kiểm tra 1 tiết tại lớp. Qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh về tri thức kỹ năng thái độ để có định hướng giúp học sinh khắc phục những điểm còn yếu và loại ra những học sinh đạt 2. Đề bài: Phần 1: trắc nghiệm khách quan Câu1: Thành ngữ nào dưới đây ko gần nghĩa với nghĩa nói những điều ko thực? A. Nói điêu nói ngao B. Nói lấy nói ... người viết 4. Nghĩa tường minh và hàm ý - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. c. Củng cố, luyện tập (3’) - Thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? d. Hướng dẫn học bài ở nhà (2’) - Ôn tập lại kiến thức tuần 27 - Nắm chắc các kiến thức vừa ôn lại ************************************* Ngày soạn: 15/3/10 Ngày giảng: 18/3/10 Tiết 18 : ôn tậpKiến thức tuần 27 ( Tiếp ) 1. Mục tiêu :Giúp học sinh - Nắm chắc các kiến thức của tuần 27 qua các bài tập vận dụng - Rèn kĩ năng tổng hợp, làm bài tập - Hiểu và yêu thích môn học 2. Chuẩn bị - Thầy: N/c soạn bài - Trò: Xem lại bài đã học 3. Tiến trình bài dạy a. ổn định tổ chức (2’) b. Bài mới: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu? A. Từ hương ổi B. Từ một cơn gió C. Từ một đám mây D. Từ một cánh chim ý nào nói đúng nhất cảm xúc của tác giả trong bài Sang thu? A. Hồn nhiên, tươi trẻ B. Mới mẻ, tinh tế C. Lạng mạn, siêu thoát D. Mộc mạc, chân thành Cụm từ “ Lên thác, xuống ghềnh” là gì? A. Tục ngữ B. Ca dao C. Thành ngữ D. Quán ngữ Cách gọi “ Người đồng mình” trong bài thơ dùng chỉ đối tượng nào? A. Những người ở cùng làng B. Những người cùng thôn xã C. Những người cùng nhà D. Những người sống cùng miền đất, quê hương. Câu nào sau đây chứa hàm ý? A. Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi ít bả chó. B. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão C. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm buồn D. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy. Hãy kể tên 4 bài thơ viết về mùa thu mà em biết Kể tên Chốt và nhận xét: II. Bài tập Bài 1 Đáp án: A Bài 2 Đáp án: B Bài 3 Đáp án : C Bài 4 Đáp án: D Bài 5 Đáp án: A Bài 6 - Sang thu - Đây mùa thu tới - Tiếng thu - Vội vàng c. Hướng dẫn học bài ở nhà (3’) - Làm hoàn thiện bài tập vào vở - Xem lại những kiến thức đã ôn lại - Xem trước kiến thức tuần 28 ********************************** Ngày soạn: 22/3/10 Ngày giảng: 25/3/10 Tiết 19 : ôn tập Kiến thức tuần 28 1. Mục tiêu :Giúp học sinh - Nhớ và nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản thơ: Mây và sóng - Nắm chắc được điều kiện để sử dụng hàm ý - Rèn kĩ năng tổng hợp - Hiểu và yêu thích môn học 2. Chuẩn bị - Thầy: N/c soạn bài - Trò: Xem lại bài đã học 3. Tiến trình bài dạy a. ổn định tổ chức (2’) b. Bài mới ? ? ? ? ? ? Em hiểu gì về tác giả Tago? - Tác giả là nhà thơ hiện đại lớn nhất ấn độ được giải thưởng Nô ben về văn học để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ.là nhà thơ gặp nhiều điều không may trong cuộc sống gia đình. Từ 1902 – 1907 ông đã mất 5 người thân : Vợ, con gái thứ 2, cha và anh, con trai đầu Em hãy nhận xét biểu hiện giống nhau và khác nhau trong cấu tạo lời thơ của văn bản “ Mây và sóng” ? - Giống: các câu thơ có cấu tạo gần với văn xuôi, không vần - mỗi phần có 3 nhân vật có một cuộc đối thoại và cuộc đối thoại đó được xây dựng bằng hình ảnh trí tưởng tượng - Khác : Không gian: Mây và sóng Cấu tạo này có tác dụng gì trong việc tạo lập văn bản và cho người đọc? - Tạo sự cân đối cho văn bản, sự mới lạ cho hình tượng thơ dễ thuộc, dễ nhớ dễ hiểu Nêu nội dung của Vb? Khái quát nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? Điều kiện để sử dụng hàm ý là gì? Hãy kể tên các tác phẩm thơ đã học trong chương trình ngữ văn 9? Trả lời Nhận xét và chốt lại: 1. Đồng chí 2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính 3. Đoàn thuyền đánh cá 4. Bếp lửa 5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ 6. ánh Trăng 7. Con cò 8. Mùa xuân nho nhỏ 9. Viếng lăng Bác 10. Sang thu 11. Nói với con 12. Mây và sóng I. Lí thuyết 1. Mây và sóng a. Nội dung - Bài thơ đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt b. Nghệ thuật - Hình thức đối thoại lồng trong lời kể, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng 2. Nghĩa tường minh và hàm ý Người nói người viết có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. Người nghe người đọc có năng lực giải đoán hàm ý 3. Ôn tập thơ c. Củng cố, luyện tập (3’) - Điều kiện để sử dụng hàm ý là gì? d. Hướng dẫn học bài ở nhà (2’) - Ôn tập lại kiến thức tuần 28 - Nắm chắc các kiến thức vừa ôn lại ************************************* Ngày soạn: 22/3/10 Ngày giảng: 25/3/10 Tiết 20 : ôn tậpKiến thức tuần 28 ( Tiếp ) 1. Mục tiêu :Giúp học sinh - Nắm chắc các kiến thức của tuần 28 qua các bài tập vận dụng - Rèn kĩ năng tổng hợp, làm bài tập - Hiểu và yêu thích môn học 2. Chuẩn bị - Thầy: N/c soạn bài - Trò: Xem lại bài đã học 3. Tiến trình bài dạy a. ổn định tổ chức (2’) b. Bài mới: Nhận định nào là chính xác về nhà thơ Ta-go? A. Ta-go là nhà thơ cổ điển của nước Anh B. Ta-go là nhà thơ hiện đại của nước Anh C. Ta-go là nhà thơ cổ điển của ấn Độ D. Ta-go là nhà thơ hiện đại của ấn Độ Chủ đề của bài thơ “ Mây và sóng” là gì? A. Tình mẫu tử thiêng liêng B. Tình bạn bè thắm thiết. C. Tình anh em sâu nặng D. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là gì? A. Mây B. Sóng C. Người mẹ D. Em bé Bài thơ nào sau đây không nói về hình ảnh người lính và tình đồng đội? A.Bài thơ về tiểu đội xe không kính. B. ánh trăng C. Đoàn thuyền đánh cá D. Đồng chí Điền tiếp vào chỗ trống một câu có hàm ý khích lệ động viên: A: - Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mỗi 5 điểm. B: - ................................... Đọc mẩu đối thoại sau. Hãy chỉ ra câu chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý đó? Thầy giáo đang giảng bài thì một học sinh bước vàp lớp. GV: - Bây giờ là mấy giờ rồi? HS: - Em xin lỗi thầy, em bị hỏng xe ạ. II. Bài tập Bài 1 Đáp án: D Bài 2 Đáp án:A Bài 3 Đáp án : D Bài 4 Đáp án: D Bài 5 Đừng buồn nữa! Hãy cố gắng lên để bài sau điểm cao hơn. Bài 6 Câu chứa hàm ý: Bây giờ là mấy giờ rồi? Nội dung hàm ý: Tại sao đến lớp muộn c. Hướng dẫn học bài ở nhà (3’) - Làm hoàn thiện bài tập vào vở - Xem lại những kiến thức đã ôn lại - Xem trước kiến thức tuần 28 ********************************** Ngày soạn: 30/3/10 Ngày giảng: 1/4/10 Tiết 21 : ôn tập Kiến thức tuần 29+30 1. Mục tiêu :Giúp học sinh - Nhớ và nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản thơ: Bến quê - Ôn những kiến thức về VB nhật dụng và tiếng Việt - Rèn kĩ năng tổng hợp - Hiểu và yêu thích môn học 2. Chuẩn bị - Thầy: N/c soạn bài - Trò: Xem lại bài đã học 3. Tiến trình bài dạy a. ổn định tổ chức (2’) b. Bài mới ? H ? ? ? ? ? H G ? ? Em hãy tóm tắt VB “Bến quê” bằng lời văn của minh? * Tóm tắt : Một buổi sáng đầu thu, Nhĩ nằm trên giường bệnh để cho vợ – Chị Liên chải đầu Nhĩ nhìn qua cửa sổ ngắm nhìn cảnh vật quen thuộc, trò chuyện với vợ và nhận ra sự vất vả của vợ, phục vụ chăm sóc chồng, với tình yêu thầm lặng đầy hy sinh. Nhĩ sai Tuấn thay mình sang bên bờ sông, con mải xem đánh cờ để lỡ chuyến đò, anh không trách con mà nhận ra con người trên đường đời khó tránh được cái vòng vèo và cái chùng chình. Anh nhận ra cái vẻ đẹp đơn sơ giản dị của Bến quê..cố thu chút sức lực cuối cùng giơ tay ra ngoài cửa sổ ra hiệu cho người nào đó nhanh cho kịp chuyến đò Hãy nêu tình huống của VB “Bến quê”? Nhân vật Nhĩ được đặt trong hoàn cảnh đặc biệt: Căn bệnh hiểm nghèo khiến anh bị tê liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển dù chỉ là nhích nửa người trên giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt thông thường đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác - Liên ( Vợ anh ) Nêu nội dung của Vb? Khái quát nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? Hiểu như thế nào văn bản nhật dụng? Kể tên những VB nhật dụng học trong chương trình ngữ văn 9? Trả lời Chốt: 1. Tuyên bố với TG về sự sống còn, quyền được chăm sóc và bảo vệ của trẻ em. 2. Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình 3. Phong cách Hồ Chí Minh Thế nào là khởi ngữ ? Kể tên những thành phần biệt lập đã học? - Thành phần tình thái - Thành phần cảm thán - Thành phần gọi- đáp - Thành phần phụ chú I. Lí thuyết 1. Bến quê a. Nội dung - Vb chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị của c/s gia đình và những vẻ đẹp bình dị nơi quê hương. b. Nghệ thuật - Hệ thống hình ảnh biểu tượng nhiều nghĩa, tạo chiều sâu khái quát triết lý. Tình huống truyện giản dị, bất ngờ nghịch lý 2. Ôn tập văn bản nhật dụng - Không phải là khái niệm thể loại -Không chỉ kiểu văn bản Chỉ đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật. 3. Ôn tập tiếng Việt - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu c. Củng cố, luyện tập (3’) - Nêu nội dung và nghệ thuật của VB “ Bến quê”? d. Hướng dẫn học bài ở nhà (2’) - Ôn tập lại kiến thức tuần 29+30 - Nắm chắc các kiến thức vừa ôn lại ************************************* Ngày soạn: 30/3/10 Ngày giảng: 1/4/10 Tiết 22 : ôn tậpKiến thức tuần 29+30 ( Tiếp ) 1. Mục tiêu :Giúp học sinh - Nắm chắc các kiến thức của tuần 29+30 qua các bài tập vận dụng - Rèn kĩ năng tổng hợp, làm bài tập - Hiểu và yêu thích môn học 2. Chuẩn bị - Thầy: N/c soạn bài - Trò: Xem lại bài đã học 3. Tiến trình bài dạy a. ổn định tổ chức (2’) b. Bài mới: Nội dung nào sau đây không phù hợp với đặc điểm của VB nhật dụng? A. Đề cập đến các vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong c/s hôm nay. B. Có thể được viết bằng các phương thức biểu đạt khác nhau C. Chỉ được sáng tác trong thờ điểm hiện tại D. Có giá trị nhất định về mặt văn chương. VB nào sau đây viết về việc giữ gìn và bảo vệ môi trường? A. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ B. Ca Huế trên sông Hương C. Cổng trường mở ra D. Mẹ tôi Nhĩ cảm nhận được điều gì về Liên, người vợ của anh? A. Thông minh và giỏi giang trong công việc B. Tần tảo, chịu đựng hi sinh C. Đảm đang, tháo vát D. Vất vả, giản dị. Vì sao Tuấn không sang sông như bố muốn? A. Tuấn bị hấp dẫn bởi trò chơi phá cờ thế. B. Tuấn giống bố hồi trẻ C. Tuấn không biết đó là khao khát của bố. D. Vì tất cả những lí do trên. Chỉ ra thành phần biệt lập trong những câu sau và nêu rõ đó là thành phần biệt lập gì? a. Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất - từ mép tấm nệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân. b. Hẳn có lẽ vì sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên những bông hoa cuối cùng còn sót lại trở lên đậm sắc hơn. c. Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ? Hoạt động nhóm và trả lời: Chốt: II. Bài tập Bài 1 Đáp án: C Bài 2 Đáp án:A Bài 3 Đáp án : D Bài 4 Đáp án: D Bài 5 a. từ mép tấm nệm...năm chục phân. -> Thành phần phụ chú b. có lẽ -> Thành phần tình thái c. nhỉ -> Thành phần cảm thán c. Hướng dẫn học bài ở nhà (3’) - Làm hoàn thiện bài tập vào vở - Xem lại những kiến thức đã ôn lại - Xem trước kiến thức tuần 31 **********************************
Tài liệu đính kèm: