Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 9 - Năm học: 2012 - 2013

Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 9 - Năm học: 2012 - 2013

ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH

A.Mục tiêu:

Giúp HS

 - Củng cố kiến thức về văn thuyết minh đã học ở lớp 8

 - Rèn kĩ năng nhận biết một số đề văn thuyết minh quen thuộc

 - Giáo dục thái độ tích cực tự giác học tập

B.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: Soạn bài

 2.Học sinh: Xem lại kiến thức về văn thuyết minh đã học

C.Tiến trình lên lớp

 1. ổn định 1

 2.Bài cũ:

 3.Bài mới:

 

doc 108 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 835Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 9 - Năm học: 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 	Ngày soạn: 18/10/2012
Tiết 1	 Ngày dạy: 22/10/2012
ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
A.Mục tiêu: 
Giúp HS
 - Củng cố kiến thức về văn thuyết minh đã học ở lớp 8
 - Rèn kĩ năng nhận biết một số đề văn thuyết minh quen thuộc
 - Giáo dục thái độ tích cực tự giác học tập
B.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn bài
 2.Học sinh: Xem lại kiến thức về văn thuyết minh đã học
C.Tiến trình lên lớp
 1. ổn định 1
 2.Bài cũ:
 3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Gv nêu yêu cầu của tiết học
Hoạt động 2: HDHS ôn tập lí thuyết
I. Lí thuyết
Câu 1. Văn thuyết minh là gì?
- HS trả lời ( Là kiểu văn bản thông dụng trong lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích...)
Câu 2. Văn thuyết minh có đặc điểm như thế nào?
- HS trả lời, bổ sung
- GV chốt: (Đặc điểm: Cung cấp tri thức (hiểu biết, khách quan về những sự vật hiện tượng, vấn đề được chọn làm đối tượng để thuyết minh.)
Câu 3. Để thuyết minh, người ta dùng các phương pháp nào?
- Hs trao đổi, trả lời, bổ sung.
- Gv chốt: ( Các phương pháp thuyết minh: Phương pháp định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh....)
Câu 4. Dàn ý chung của một bài văn thuyết minh gồm có những phần nào? Nội dung cụ thể từng phần?
- HS trả lời: Dàn ý chung của một bài văn thuyết minh:
Mở bài: Giới thiệu được đối tượng thuyết minh
Thân bài: TM về đặc điểm, công dụng , tính chất của chúng
Kết bài: Giá trị tác dụng của chúng đối với đời sống
Hoạt động 3: HDHS thực hành
* Các dạng đề bài thường gặp
1/ Thuyết minh về một con vật nuôi
2/ Thuyết minh về một đồ dùng trong gia đình
3/ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
4/ Thuyết minh về một loài cây
5/ Thuyết minh về một thể loại văn học
6/ Thuyết minh về ngôi trường nơi em đang học tập, hoặc về làng quê em.
-GV chọn đề 1 cho học sinh làm .
-4. Củng cố, dặn dò.
- HS về học bài, tự đặt thêm một số đề văn thuyết minh 
D.Rút kinh nghiệm:	
**********************************
Tuần 10 	Ngày soạn: 25/10/2012
Tiết 2	Ngày dạy: 26 /10/2012
ÔN TẬP VĂN BẢN NHẬT DỤNG
LUYỆN TẬP
VĂN BẢN "CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG"
A.Mục tiêu : Giúp HS 
 - Nắm lại kiến thức đã học về một số văn bản nhật dụng đã học .
- Nắm lại kiến thức đã học về văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương"
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản nhật dụng
 - Có ý thức học tập và liên hệ ý nghĩa của các văn bản nhật dụng vào thực tế cuộc sống.
- Giáo dục hs lòng cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong XHPK.
B. Chuẩn bị :
 - GV : soạn bài
 - HS : xem lại nội dung các văn bản nhật dụng đã học.
C.Tiến trình lên lớp
 1. ổn định lớp 
 2Kiểm tra bài cũ :
 3.  Bài mới :
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài :
 - Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.
 * Hoạt động 2: Nội dung bài học.
- Gv yêu cầu HS nêu tóm tắt nội dung, ý nghĩa của từng văn bản nhật dụng đã học ( Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố thế giới.....của trẻ em)
- HS lần lượt trình bày, bổ sung
- Gv chốt.
H. Sau khi học xong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh", qua việc học tập, tìm hiểu phong cách HCM, em rút ra bài học gì cho bản thân? (hs suy nghĩ trả lời).
	? Tìm một số bài văn, bài thơ viết về vẻ đẹp trong phong cách sống của Bác.
- Gv y/c HS phát biểu cảm nhận sau khi học xong văn bản " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình".
- HS thực hiên (3'), trình bày, HS nhận xét
- Gv nhận xét.
H?. Sau khi học xong văn bản " Tuyên bố thế giới.....của trẻ em", hãy phát biểu ý kiến của em về sự quan tâm chăm sóc của địa phương đối với trẻ em?
- Hs trao đổi, thảo luận, trả lời.	
- Gv yêu cầu HS nêu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương"
- HS thực hiện
- Yêu cầu HS viết đoạn văn (7- 10 câu), nêu cảm nhận về nhân vật Vũ Nương. Thời gian 10'
- HS thực hiện, trình bày
- Hs khác nhận xét, Gv nhận xét
3.Củng cố - Dặn dò :
	- Về nhà tập đọc lại văn bản
	- Hoàn thiện đoạn văn
D.Rút kinh nghiệm:	
Tuần 11 	Ngày soạn: 27/10/2012
Tiết 3	Ngày dạy: 30/10/2010
ÔN TẬP SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A. Mục tiêu : Giúp HS 
	- Giúp học sinh củng cố lí thuyết 
	- Rèn kỹ năng mở rộng vốn từ theo cách phát triển từ vựng 
B. Chuẩn bị:
Thầy: Soạn bài
Trò: Ôn tập lại SGK, chuẩn bị làm bài tập.
C.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Gv nêu yêu cầu của tiết học
Hoạt động 2: HDHS ôn tập lí thuyết
I.Ôn lại lý thuyết 
- Gv y/c HS nhắc lại về sự phát triển của từ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
HS thực hiện.
- GV y/c HS cho VD về sự chuyển nghĩa của từ
Hoạt động 3: HDHS làm BT
II. Bài tập:
?Tìm một từ nhiều nghĩa? Đặt câu, giải thích nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ?
- HS thực hiện trong 4', trình bày, nhận xét
- GV chữa
- Chữa bài tập 5(sgk): Gv nêu y/c BT 5
- HS thảo luận nhóm(5'), trình bày, bổ sung
- GV chốt.(Không phải hiện tượng chuyển nghĩa từ vựng. Từ “Mặt trời” trong câu thơ thứ 2 là phép ẩn dụ.......)
.Bài tập trong sách giáo khoa.
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-Học sinh thảo luận theo cặp (5 phút)
-Đại diện các cặp trả lời 
- HS nhận xét, sửa chữa.
-GV bổ sung
Đáp án:Nhận xét cách dùng từ : Trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua.
- Nghĩa chuyển: chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống.(ẩn dụ)
 Bài tập 3:
-HS đọc yêu cầu bài tập 3 .
- HS suy nghĩ và làm bài độc lập trả lời.
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung
Đáp án
Nghĩa chuyển của từ “Đồng hồ” như sau 
- Đồng hồ điện : Dùng để đếm số đơn vị điện đã tiêu thụ để tính tiền.
- Đồng hồ nước : Dùng để đếm số đơn vị nước đã dùng để tính tiền .
- Đồng hồ xăng : Dùng để đếm số đơn vị xăng đã mua để tính tiền.
4.Củng cố - Dặn dò :
	- Về nhà học bài
D.Rút kinh nghiệm:	
Tuần 11 	Ngày soạn: 28/10/2012
Tiết 4	Ngày dạy: 2/11/2012
LUYỆN TẬP CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. Mục tiêu: 
HS nắm chắc lí thuyết
Vận dụng làm được bài tập trong SGK, Sách BT
Sử dụng được trong cuộc sống
B.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn bài
 2.Học sinh: Xem lại kiến thức về văn các phương châm hội thoại đã học
C.Tiến trình lên lớp
 1. ổn định 
 2.Bài cũ:
 3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Gv nêu yêu cầu của tiết học
Hoạt động 2: HDHS ôn tập lí thuyết
I/ Lí thuyết:
Câu 1: Thế nào là phương châm về lượng ? Cho VD minh hoạ?
1/ KN:
- Khi giao tiếp cần nói có nội dung.
- Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
2/VD:Không có gì quí hơn độc lập tự do
(Các khẩu hiệu, câu nói nổi tiếng)
Câu 2: Thế nào là phương châm về chất? Cho VD minh hoạ?
1/ KN:
Trong giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
2/ VD:
Đất nước 4000 năm
 Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Câu 3: Thế nào là phương châm quan hệ ? Cho VD minh hoạ?
1/ KN: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề
2/ VD: 	Ông nói gà, bà nói vịt
Câu 4: Thế nào là phương châm cách thức ? Cho VD minh hoạ?
1/ KN: Khi GT cần chú y nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ
2/ VD: Tôi đồng y‏‎ với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn
Câu 5: Thế nào là phương châm lịch sự ? Cho VD minh hoạ?
1/ KN: Khi GT cần tế nhị, tôn trọng người khác
2/ VD: 	Lời nói chẳng mất tiền mua
 	 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
VD2: Mĩ: Về phương tiện chiến tranh các ông chỉ xứng làm con chúng tôi
BH: nước chúng tôi đã có 4000 năm lịch sử. Nước Mĩ các ông mới ra đời cách đâý 200 năm 
Hoạt động 3: HDHS thực hành
II/ Thực hành:
1/ Bài tập 4 trang 11
2/ Bài tập 5 trang 11
3/ Bài tập 4 trang 23
4/ Bài tập 5 trang 24
5/ Bài tập 1,2 trang 38
(Xem giáo án)
6/ chữa thêm một số bài trong sách BT trắc nghiệm
4. Củng cố, dặn dò.
- HS về học bài, lấy Vd về các phương châm hội thoại 
D.Rút kinh nghiệm:	
Tuần 12 	 Ngày soạn: 04/11/2012
Tiết 5	 Ngày dạy: 06 /11/2012
UBND TỈNH KON TUM
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LỚP: 9
	 Môn: Ngữ văn. 
 Thời điểm kiểm định: Tháng 2 năm 2008 (tuần 22).
 Điểm: Thời gian : 35 phút (Không kể thời gian giao đề). 
Họ và tên học sinh:..........................................Họ và tên giáo viên:.....................................
Lớp:.................Trường:...................................Ngày ......thángnăm 2008.
 ( Học sinh làm bài ngay trên giấy đề kiểm tra)
 ĐỀ A:
I. Phần trắc nghiệm ( 8 điểm ):
Hãy chọn phương án đúng nhất trong bốn phương án A, B, C, D cho mỗi câu dưới đây:
Câu 1: Từ nào dưới đây không phải là từ địa phương ?
	A: Bầm.	B: Má.	C: Cha.	D: Ba.
Câu 2: Trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên, hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? “ Giấy đỏ buồn không thắm,
 Mực đọng trong nghiên sầu.”
	A: So sánh.	B: Nhân hóa.	C: Hoán dụ.	D: Ẩn dụ.
Câu 3: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về khái niệm câu ghép :
	A: Là câu có một cụm chủ - vị làm nòng cốt.
	B: Là những câu có hai cụm chủ - vị và chúng không bao chứa nhau.
	C: Là những câu có hai cụm chủ - vị và chúng bao chứa nhau.
	D: Là những câu do hai hoặc nhiều cụm chủ - vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ - vị này được gọi là một vế câu.
Câu 4: Văn bản “Nhớ rừng” của tác giả nào ?
	A: Thế Lữ.	B: Tế Hanh.	C: Hồ Chí Minh.	D: Tố Hữu.
Câu 5: Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?
	A: Giải bày tình cảm của người viết.
	B: Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
	C: Miêu tả phong cảnh, kể lại sự việc.
	D: Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
Câu 6: Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Bình Ngô đại cáo-Nguyễn Trãi) thuộc phương thức biểu đạt chính nào ?
	A: Nghị luận.	B: Tự sự.	C: Miêu tả.	D: Biểu cảm.
Câu 7: Có mấy thành phần biệt lập được học ?
	A: 1.	B: 2.	C: 3.	D: 4.
Câu 8: Trước thành phần khởi ngữ thường có từ loại nào ?
	A: Phụ từ. 	B: Quan hệ từ.	C: Số từ.	D: Lượng từ.
Câu 9: Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi được sáng tác cùng năm với văn bản nào sau đây?
	A: “Đồng chí”.	B: “Đoàn thuyền đánh cá”.	
	C: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.	D: “Ánh trăng”.
Câu 10: “Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá.” (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long).Các câu trong đoạn văn liên kết chủ yếu với nhau bằng phép liên kết nào ?
	A: Phép lặp.	B: Phép thế.	C: Phép nối.	D: Phép liên tưởng.
Câu 11: Trong những đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý?
	A: Suy nghĩ về đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
	B: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.
	C: Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó, học tốt.
	D: Suy nghĩ về câu “Có chí thì nên”.
Câu 12: Trong các từ sau  ... ng cách nào?
	- Miêu tả nội tâm trực tiếp – diễn tả trực tiếp những suy nghĩ cảm xúc của ông Hai về con – về những người ở làng – về bản thân ông – những người lang Dầu ở nơi tản cư và ghi lại trực tiếp lời của ông Hai với những bọn việt gian ở nhà.
? Để diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ về những vấn đề này của ông Hai, tác giả đã sử dụng giọng văn và nhiều loại câu nào?
	- Giọng văn xót xa dồn dập
	- Nhiều câu cảm, câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc và tự chất vấn mình à để bộc lộ tâm trạng giằng xé, dằn vặt, đau đớn đến xót xa uất ức đến vật vã lương tâm.
? Khi bà Hai về thì ông ra sao?
	- Chiều tối khi bà Hai về : Ông nằm rũ trên giường không nói gì, bà hỏi ông cũng không muốn nói. Đêm ông trằn trọc không sao ngủ được, hết trở mình – thở dài – lặng hẳn đi - không cất lên được.
	- Nghe tiếng mụ chủ : trống ngực đập thình thịch, nín thở nghe.
? Em thấy gì ở lời nói của ông Hai lúc này?
	- Ông Hai nói ít, nói ngắn, gắt gỏng, nói nhỏ
Vì : Ông vừa bực bội, vừa đau buồn đến mức không muốn nói gì. Ông không muốn tạo ra âm thanh gì, động tĩnh gì kẻo mụ chủ nhà biết được àÔng thu mình lại trong sự im lặng, trong sự đau đớn xót xa.
? Tai sao khi nghe tiếng mụ chủ ông lại có tâm trạng đó?
	- Vì ông rất sợ mụ chủ biết chuyện, mụ mà biết thì mụ sẽ chửi bới, sẽ đuổi.
? Diễn tả tâm trạng của ông Hai lúc này tác giả có cách diễn tả gì khác với đoạn trước?
	-T ác giả có xen vào những yếu tố tả cảnh của căn nhà : không khí im lặng bao trùm toàn bộ căn nhà, lan tỏa cả ra không khs xung quanh.
? Vậy ba bốn ngày sau ông Hai làm gì?
	- Ông Hai không ra đến ngoài, suốt ngày chỉ ru rú trong xó nhà nghe ngóng tình hình, lúc nào cũng chột dạ, động nghe thấy tiếng tây, việt gian,  ông lại lủi vào trong góc nhà nín thin thít : thôi lại chuyện ấy rồi.
? Chứng tỏ ông Hai luôn luôn trong tâm trạng gì?
	- Lo lắng, sợ hãi thường xuyên.
? Và trong những ngày này đã có chuyện gì xảy ra?
	- Chuyện mụ chủ nhà đuổi gia đình ông.
? Với ông đây là một chuyện như thế nào? 
	- Đây là chuyện khủng khiếp nhất. Thật là tuyệt đường sinh sống.
? Vậy khi mụ chủ đuổi thì ông phản ứng ra sao?
	- Ngồi lặng trên một góc giường, bao nhiêu ý nghĩ đen tối bời bời nối tiếp trong óc ông : Hay là quay về à phản đối àLàng thì yêu thật nhưng làng đã theo tây mất rồi thì phải thù.
	- Ông chẳng biết làm gì chỉ biết ôm con vào lòng thủ thỉ.
? Vì sao ông lại phản đối việc quay về làng, ông lại thù làng?
	- Vì làng đã theo tây. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ.
? Ông về cũng không được, ở lại cũng không xong. Ông Hai đang rơi vào trong tình trạng gì?
	- Bế tắc tuyệt vọng, sinh ra thù hận với làng.
? Bế tắc, tuyệt vọng ông chỉ biết tâm sự với con. Trong lời tâm sự với con ta tháy ông tâm sự gì với con? Ông muốn con ghi nhận điều gì?
	- Ông tâm sự với con về làng chợ Dầuàmuốn con ghi nhận mình là người làng Dầu, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ kháng chiến, cánh mạng. Không bao giờ dám đơn sai
	- Nước mắt ông giàn ra ròng ròng trên hai má.
? Ông tâm sự với con về những điều này để làm gì?
	- Để ngỏ lòng mình, như mình lại minh oan cho mình.
? Em có so sánh gì về về những biểu hiện tâm lí của ông Hai lúc này so với lúc trước?
	- Lúc trước : tâm lí của ông Hai chủ yếu được ẩn dấu ở bên trong, cũng có lúc nước mắt giàn ra .
	- Lúc này : Ông Hai không thể kìm nén được nữa, nỗi lòng của ông bung ra thành những lời nói trực tiếp với con, thành những giọt nước mắt giàn ra chảy ròng ròng trên hai má.
? Những lời nói trực tiếp của ông Hai cùng với những giọt nước mắt đã diễn tả tâm trạng cảm xúc gì của nhân vật ông Hai?
	- Nguyện gắn bó, thủy chung với làng với kháng chiến, với cách mạng.
	- Dù hoàn cảnh có đổi thay nhưng lòng ông Hai vẫn không thay đổi vẫn một lòng hướng về cách mạng về kháng chiến về cụ Hồ.
? Qua phân tích em có nhận xét gì về diến biến tâm lí nhân vật và tình huồng truyện?
	- Tâm lí nhân vật diễn biến vô cùng phức tạp, gay go, căng thẳng. Độ gay go căng thẳng mỗi kúc một đẩy lên cao, cao trào là lúc ông quẫn bách thù hận làng, thủ thỉ tâm sự với con.
 - Tác giả đã đẩy nhân vật vào tình huống éo le, bế tắc từ đó mà tình cách được bộc lộ.
 - Truyện được xây dựng theo kiểu thắt nút, nút được thắt từ khi bắt đầu nhận được tin làng Dầu theo tây và càng ngày càng được thắt chặt và thắt chặt nhất khi mụ chủ đuổi gia đình ông. 
? Em có so sánh gì về mảng tâm kí của nhân vật ông Hai lúc này so với lúc trước?
	- Hai mảng tâm lí đối lập nhau : trước ông Hai hay cười, hay nói, hay đi để khoe về cái làngLúc này không giám nói năng gì chỉ ru rú trong xó nhà, nói to cũng không giám nói.àHai mảng tâm lí đối lập này mở ra tình yêu làng, yêu nước trong trẻo.
? Với cách con đường tâm lí nhân vật như vậy giúp em hiểu gì về nhân vật ông Hai?
	- Ông Hai là người yêu làng, yêu nước vô bờ bến.
- Tình yêu làng, yêu nước của ông hai luôn gắn với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến.
GV : Nhà văn Kim Lân đã từng rơi vào tình trạng như nhân vật ông Hai cho nên ông như hóa thân vào nhân vật ông hai để diễn tả tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật sâu sắc, tinh tế như vậy. Nhà văn nói rằng lúc đó chỉ còn nước là chui xuống đất. Cho nên nhà văn càng đi sâu vào nỗi đau vò xé của ông Hai nhà văn càng bộc lộ rõ tình yêu làng, yêu nước của nhân vật cũng như của chính mình. Nỗi đau đớn tưởng như rơi vào đường cùng bế tắc không có cách nào giải quyết nữa thì truyện sẽ tiếp diễn ra sao.
	3. Ông Hai khi nghe tin cải chính :
? Theo dõi vào phần chữ nhỏ còn lại? Cho biết khi nhận được tin cải chính thì ông Hai có những biểu hiện gì?
	- Cái mặt buồn thỉu mọi khi bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn 
	- Mồm bỏm bẻn nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy.
	- Mua quà bánh chia cho các con.
	- Đi khắp mọi nhà khoe cái tin tây nó đốt nhà, cái tin cải chính.
? Lại nhận ra điều gì trong cách kể chuyện, cách biểu hiện tâm lí của nhân vật ông Hai?
	- Lúc này nút truyện được cởi, tâm lí nhân vật lại vui vẻ như xưa : ông Hai lại hay cười, hay nói, vui vẻ hồn nhiên như con nít.
? Tại sao tây nó đốt nhà mà ông Hai lại đi khoe với tâm trạng vui mừng, phấn khởi vậy?
	- Tây đốt nhà là bằng chứng chứng minh rằng làng ông không phải theo tây, không phải việt gian.
	- Nó đã trả lại danh dự cho ông và cả làng.
àNhư vậy ông mất cái riêng là ngôi nhà nhưng cái chung của cả làng ông lại còn đó à như vậy ông đã đặt cái chung, cái tình yêu làng, yêu nước lên trên hết.
? Điều này càng thể hiện rõ hơn đặc điểm gì của nhân vật ông Hai?
- Tình yêu làng của ông Hai luôn thống nhất với tình yêu nước.àTình yêu làng, yêu nước của ông Hai trước sau như một.
GV : cho nên ông Hai lại sang bên nhà bác Thứ vén quần lên tận bẹn say sưa kể về cái làng của mình.
? Đến đây các em có nhận xét gì ngôn ngữ nhân vật ông Hai? Ngôn ngữ người kể/
	- Ngôn ngữ nhân vật ông Hai : mang tính khẩu ngữ, là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân nhưng vẫn mang cá tính của nhân vật làm cho nhân vật trở thành tiêu biểu cho người nông dân sau cách mạng.
	-Ngôn ngữ người kể là lời trần thuật ở ngôi thứ ba rất gần với ngôn ngữ nhân vật càng làm cho nhân vật biểu hiện một cách tự nhiên.
? Với ngôn ngữ này đã góp phần bộc lộ chủ đề tác phẩm như thế nào?
	- Góp phần bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của nhân vật một cách tự nhiên, chân thật và đó cũng là tình yêu làng, yêu nước của tất cả mọi người nông dân Việt Nam sau cách mạng.
? Người nông dân sau cách mạng hiện lên không chỉ thong qua nhân vật ông Hai mà còn thông qua nhận xét nhân vật nào?
	- Còn thông qua những nhân vật phụ : bà Hai, mụ chủ, những người tản cư
? Thông qua những nhân vật này em còn hiểu gì về họ?
	- Những nhân vật này là những chất xúc tác xoay quanh nhân vật chính, làm cho nhân vật chính được tỏa sáng, bộc lộ chủ đề.
	- Họ cũng là những người căm ghét bọn việt gian, đau đớn khi nghe tin làng việt gian theo tây. Đây cũng là biểu hiện của tình yêu nước, tình thần kháng chiến.
GV bình về tình yêu làng, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Chú ý về ND và NT khi kể:
	- Nghệ thuật : cốt truyện tâm lí, tình huống truyện căng thẳng, thử thách nội tâm nhân vật, từ đó bộc lộ đời sống tình cảm nội tâm bên trong, miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế, ngôn ngữ nhân vật tự nhiên sinh động, giàu tình khẩu ngữ thể hiện cá tính nhân vật, cách trần thuật tự nhiên, linh hoạt..
	- Nội dung : Truyện ngắn Làng đã thể hiện sinh động chân thực một tình cảm bền chặt và sâu sắc tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai cũng như của tác giả và của những người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống TDP.
B/ HS lập thành dàn ý để kể (Chú ý những câu in đậm)
- HS kể . GV nhận xét rút kinh nghiệm
Tuần 19	Ngày soạn:15/12/2010
Tiết 19	Ngày dạy: /12/2010
ÔN TẬP – TẬP LÀM VĂN: TỰ SỰ
A-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 
 	-Nắm được các nội dung chính của văn tự sự trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất của chúng với văn bản chung.
	-Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên : Đọc tài liệu, nghiên cứu giáo án
2. Học sinh : Đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK và thực hiện những việc GV đã dặn.
 C- Tiến trình tổ chức :
* Ổn định tổ chức : (1’)
* Kiểm tra sự chuẩn bị : (2’)
* Bài mới : (40’)
I/ ôn lại lý thuyết: 
1/ Yếu tố miêu tả
2/ Yếu tố nghị luận
3/ Yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự: 
(HS nhắc lại các yếu tố trên trước khi làm bài)
Đề bài :Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với anh lính lái xe trong tác phẩm : Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
I/ Mở bài:
Đưa dẫn được cái cớ tạo cho mình cuộc gặp 
ước muốn được kể lại cho mọi người nghe cuộc gặp gỡ ,trò chuyện đầy cảm động và lý thú đó.
II/ Thân bài:
1/ Cảm nhận ban đầu, khi gặp mặt anh chiến sĩ lái xe:
2/Nội dung của cuộc trò chuyện:
?có điều gì đặc biệt trong những chiếc xe của các anh? Nguyên nhân vì sao?
? Không có kính- mọi khó khăn của thiên nhiên sẽ đến với các anh: Gió ,mưa ,bụi Điều gì giúp các anh vượt qua những khó khăn ấy?
? Vẫn biết chiến tranh chống Mỹ là vô cùng gian khổ ác liệt, và kéo dài không biết khi nào mới kết thúc.Vì sao các anh vẫn có niềm tin, vẫn vững tin để chiến đấu?
..
 ?Khó khăn của thiên nhiên ,của chiến tranhXe thì: Không kính ,không mui, không đèn, thùng xe có xước.Vậy có động cơ nào giúp những chiếc xe của các anh vẫn băng băng ra chiến trường?
....................................................................................
3/ Bộc lộ suy ngẫm của mình về chiến tranh cách mạng, về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước?
4/ Viết một đoạn văn nghị luận, hoặc độc thoại nội tâm :
..
III/ Kết bài:Bộc lộ cảm xúc sâu đậm nhất của mình về cuộc gặp gỡ đầy lý thú và cảm động đó?

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN PHU DAO 9 CA NAM.doc