Giáo án phụ đạo Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 8

Giáo án phụ đạo Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 8

 Tiết 1. ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

 - Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận.

B. NỘI DUNG:

 

doc 16 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/11/2008 
Ngày dạy: 01/ 12/2008
 Tiết 1. ôn tập phần tập làm văn
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
	- Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận.
b. nội dung: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Ôn tập phần tập làm văn. 
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu bài học.
- HS: Đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi.
? Xác định luận điểm (vấn đề) trong ví dụ trên?
? Để làm rõ luận điểm đó người nói đưa ra luận cứ gì? lập luận như thế nào ?.
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Các câu văn trên thuộc loại câu gì?
?Chỉ ra các từ lập luận trong đoạn trích?
? Yếu tố nghị luận trên làm cho đoạn văn sâu sắc như thế nào ?
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
- HS: Ghi nhớ.
? Cách lập luận của Kiều thể hiện qua câu thơ nào? Đó là cách lập luận như thế nào ?.
? Trong cơn "hồn lạc phách xiêu" Hoạn Thư vẫn biện minh cho mình bằng một đoạn lập luận xuất sắc, em hãy chỉ rõ ?.
? Với cách lập luận trên Hoạn Thư đã đặt mình vào tình thế như thế nào ?.
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
?Từ hai ví dụ trên em hãy tìm các dấu hiệu và đặc điểm của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?.
?Tác dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?.
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
- HS: Đọc ghi nhớ .
I. Tìm hiểu yếu tố trong văn bản tự sự.
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét
* Ví dụ a
- Nội dung:
+ Vấn đề: Nếu ta không cố tìm hiểu những người xung quang thì ta luôn có cớ để độc ác và nhẫn tâm với họ.
+ Phát triển vấn đề: Khi người ta đau chân chỉ nghĩ đến cái đau chân (qui luật tự nhiên)
Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa (qui luật tự nhiên)
+ Kết thúc vấn đề (câu cuối): 
- Hình thức:
+ Các câu hô ứng thể hiện phán đoán, ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt chân lí.
đ Nội dung, hình thức, cách lập luận trên phù hợp tính cách nhân vật ông giáo một người có học thức, hiểu biết luôn trăn trở, suy nghĩ về cách sống, cách nhìn đời, nhìn người.
* Ví dụ b.
- Cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư diễn ra dưới hình thức nghị luận một phiên toà.
+ Kiều là quan toà buộc tội.
+ Hoạn Thư là bị cáo.
- Nội dung: 
đ Hoạn Thư đẩy Kiều vào tình thế khó xử:
* Đặc điểm yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
- Các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán, lí lẽ, dẫn chứng.
- Sử dụng các khâu khẳng định ngắn gọn, khúc chiết, các cặp câu hô ứng nếu.. thì, vì thế.. cho nên.
- Sử dụng nhiều từ ngữ: tại sao, thật vậy, tuy thế, trước hết, nói chung
Tác dụng:đ Thuyết phục người đọc, người nghe (có khi thuyết phục chính mình) về một vấn đề, quan điểm, tư tưởng nào đó.
* Ghi nhớ: SGK- T 138
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập. 
Bài tập 1.
- Lời nói trong đoạn trích "Lão Hạc" ( mục I1) là những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao. Như một cuộc đối thoại ngầm, ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình rằng vợ mình không ác để " chỉ buồn chứ không nỡ giận".
Để đi đến kết luận ấy ông giáo đã đưa các luận điểm và luận cứ ( phần tìm hiểu ví dụ đã nêu).
Bài tập 2.
Tóm tắt lí lẽ của Hoạn Thư để chứng minh lời khen của nàng Kiều.
- Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình.
- Ngoài ra tôi đối xử tốt với cô.- Tôi và cô trong cảnh chồng chung, chắc ai nhường cho ai.
- Hoạn Thư gây đau khổ cho Thuý Kiều đ chỉ trông nhờ vào sự khoan dung độ lượng của Thuý Kiều.
IV. Củng cố.
	- HS: Nêu vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
V. Dặn dò.
- Hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập.
Ngày soạn: 30/11/2008 
Ngày dạy: 01/12/2008
 Tiết 2. ôn tập phần văn
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Ôn lại kiến thức của các bài thơ: “ Đoàn thuyền đánh cá ” và “ Bếp lữa ”.
b. nội dung: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Ôn tập phần văn. 
- GV: Tổ chưc cho HS tìm hiểu văn bản.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
? Đoàn thuyền ra khơi vào thời điểm nào ? Điều đó được diễn tả bằng phép nghệ thuật gì ? Phân tích .
- HS: Tìm hiểu, thảo luận, trả lời, nhận xét và kết luận.
- GV: Thống nhất, kết luận.
? Tìm hiểu tính nhạc của những câu thơ đầu? 
- HS: Tìm hiểu trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Hãy đọc lời hát của đoàn ngời đánh cá và lí giải vì sao ra khơi khi đêm xuống mà họ vẫn tràn đầy hứng khởi ?
- HS: Trả lời, kết luận.
- GV: Giải thích, bổ sung, thống nhất.
- HS: Ghi nhớ.
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
HS: Đọc tiếp 4 khổ thơ.
? Hình ảnh con thuyền ra khơi được miêu tả như thế nào? Phân tích cái hay cái đẹp của câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền ?
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Con người bắt tay vào lao động. Vậy công việc của họ diễn ra như thế nào ? Được miêu tả bằng nghệ thuật gì ?
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Tác giả miêu tả đàn cá như thế nào ?
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Trăng đã lên cao, người đánh cá cất cao tiếng hát gọi cá. Tiếng hát ấy có ý nghĩa gì?
? Tại sao tác giả so sánh biển như lòng mẹ?
- HS: Thảo luận, tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Hình ảnh đàn cá được miêu tả như thế nào? Có ý nghĩa gì?
- HS : Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: bổ sung, thống nhất.
? Như vậy qua cảnh lao động trên biển của đoàn thuyền , em hiểu gì về đất nước và con người Việt Nam trong lao động?
- HS: Trả lời, nhận xét.
- GV: Giải thích, thống nhất, kết luận.
- GV: Bài thơ "Bếp lửa", sâu hơn ý nghĩa nói về bà, về tình bà cháu, còn có ý nghĩa gì?
- HS : Xác định nội dung, ý nghĩa của văn bản.
- GV: Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- HS: Khái quát lại.
- GV: Cho HS thảo luận nhóm: Em có suy nghĩ gì về nhan đề bài thơ?
? Có người nói rằng: "hình ảnh trong bài thơ là hình ảnh người nhóm lửa, giữ lửa". Em nghĩ gì về nhận xét ấy
- HS: Thảo luận, trả lời.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
1. Đoàn thuyền đánh cá.
- Cảnh đoàn thuyền ra khơi:
-> Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm là tấm cửa không lồ, sóng biển là then cài
 -> Biển cả kì vĩ , tráng lệ ,rộng lớn mà gần gũi với con người .
-> " Lại " : chỉ công việc tiếp diễn hàng ngày cứ vào thời điểm ấy đoàn thuyền lại ra khơi 
-> Tinh thần nhiệt tình lao động của người dân
-> Con người không xuất hiện trực tiếp mà hiện ra qua tiếng hát căng lên cùng cánh buồm.
-> tiếng hát có sức mạnh cùng gió biển thổi căng cánh buồm đẩy thuyền tiến ra khơi -> thái độ hào hứng, hăm hở, tin tưởng, khoẻ khoắn của lòng người.
-> Huy Cận hoà vào nhịp sống LĐ của người đánh cá bằng nhạc điệu trong thơ . 
-> Con người say sưa hứng khởi bởi sự giàu đẹp của biển quê hương và niềm tin đánh được nhiều cá.
- Hình ảnh đoàn thuyền: 
-> Hình ảnh lãng mạn và thơ mộng : Gió là người lái, mảnh trăng là cánh buồm. Con thuyền lướt đi giữa mây cao biển lớn . Bút pháp lãng mạn đã biến con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la thành con thuyền kì vĩ khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ. 
-> NT liệt kê -> Rất nhiều cá quý chen nhau đông đúc . Dưới ánh trăng, màu sắc cá càng lấp lánh rực rỡ, cử động càng linh hoạt sinh động, làm trăng đẹp hơn, biển sáng hơn -> Tâm hồn nhà thơ thêm rung động, bật lên tiếng '' em" trìu mến.
-> Cái mới của sự sáng tạo nghệ thuật 1 hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ - 1 tưởng tượng đẹp của nhà thơ tạo nên cảnh lao động vừa đẹp, vừa vui, vừa nên thơ bởi sự hoà nhập con người và thiên nhiên cùng lao động.
-> Hình ảnh đàn cá trong lưới rực rỡ sắc màu 
tươi rói lấp lánh dưới ánh bình minh, vừa thể hiện sự giàu đẹp của biển quê hương vừa thể hiện hiệu quả tốt đẹp của buổi lao động. Con người Việt Nam cần cù nhiệt tình lao động với tình cảm trí tuệ, tình yêu biển, yêu nghề.
-> Báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
-> Dự báo một cuộc sống hạnh phúc ấm no cho nhân dân vùng biển.
- Nghệ thuật:
-> Bằng bút pháp lãng mạn và nhịp điệu thơ khoẻ khoắn, nhà thơ đã có những tưởng tượng đẹp đẽ nói lên sự giàu đẹp của biển quê hương và tinh thần nhiệt tình lao động để khai thác tài nguyên làm giàu cho đất nước của con người Việt Nam. 
2. Bếp lữa.
* Nội dung:
- Bài thơ có ý nghĩa triết lí thầm kín: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ của mỗi ngươi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt cả cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện của tình yêu thương, gắn bó với gia đình, quê hương, là khởi đầu của tình người, tình yêu đất nước.
* Nghệ thuật:
- Kết hợp miêu tả + biểu cảm + tự sự + bình luận.
- Giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm.
IV. Củng cố.
 - Học sinh nhắc lại nội dung và giá trị nghệ thuật của hai bài thơ trên.
V. Dặn dò.
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; tiếp tục sưu tầm tài liệu, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. 
Ngày soạn: 14/12/2008 
Ngày dạy: 15/ 12/2008
 Tiết 3. ôn tập phần tập làm văn
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
	- Hiểu thế nào là độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
	- Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn.
b. nội dung: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Ôn tập lý thuyết. 
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu bài học.
- HS: Đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong đoạn văn trên ?.
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Độc thoại là gì ?.
? Đối thoại là gì ?.
? Đối thoại nội tâm là gì ?.
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
- HS: Ghi nhớ.
1. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
* Đối thoại: Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người, trong văn tự sự được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở lời trao và lời đáp.
* Độc thoại: Là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Khi nói thành lời, có dấu gạch ngang đầu dòng.
* Độc thoại nội tâm: là độc thoại trong suy nghĩ.
=> Tác dụng: Tăng tính chân thật, sinh động của chuyện, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật. Đồng thời khắc hoạ rõ nét tâm trạng nhân vật.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1. Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.
* Yêu cầu: Sử dụng các nghệ thuật đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. 
A. Mở bài:	
- Giới thiệu chung về lần trót xem nhật kí của bạn.
B. Thân bài:	
- Tình huống xem nhật kí của bạn:
+ Vào lúc nào? ở đâu? diễn ra như thế nào?
 ... . Ngôi kể
- Ngôi thứ nhất: Chiếc lược ngà
- Ngôi thứ 3: Làng, Lặng lẽ SaPa
4. Vai trò tác dụng của miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản tự sự
- Miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản tự sự giúp nổi bật các sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
- Trong văn bản (tự sự) có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, lập luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự . Vì :
- Các yếu tố miêu tả, lập luận, biểu cảm chỉ là hỗ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính .
- Gọi tên văn bản -> căn cứ và phương thức biểu đạt chính .
- Thực tế khó có một văn bản nào chỉ vận dụng một hình thức biểu đạt 
II. Luyện tập.
 - GV: Chuẩn bị bảng phụ theo mẫu của SGK câu 9, trang 220, cho học sinh lên điền và gọi các em nhận xét.
- HS: Tìm hiểu, trả lời.
* Yêu cầu.
STT
Kiểu văn bản chính
Các yếu tố kết hợp
Tự sự
Miêu tả
Lập luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
Tự sự
x
x
x
x
Miêu tả
x
x
x
Biểu cảm
x
x
x
Thuyết minh 
x
x
Điều hành
Lập luận
x
x
x
IV. Củng cố.
 - HS: Nhắc lại nội dung về văn bản tự sự.
V. Dặn dò.
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
- BTVN: Làm hoàn thiện các bài tập vào vở.
Ngày soạn: 03/01/2009 
Ngày dạy: 06/01/2009
 Tiết 6. ôn tập phần văn
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
- Biết rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương, nắm được nghệ thuật kể chuyện của Gorki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
b. nội dung: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản.
? Em hiểu gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ?
- HS: Xác định.
- GV: Đặt tiêu đề.
? Tìm ra điểm giống và điểm khác nhau trong hoàn cảnh xuất hiện của chúng?
? Quan hệ giữa hai gia đình như thế nào? Tại sao bọn trẻ lại chơi thân với nhau.
? Đọc truyện tự thuật này em cảm nhận tình bạn giữa bọn trẻ như thế nào ? Tại sao nhà văn lại có thể khắc ghi sâu sắc và kể lại xúc động như vậy?
- HS: Nhận xét và lí giải.
? Tìm những đoạn văn câu văn thể hiện sự quan sát tinh tế của Aliôsa nhìn nhận về những đứa trẻ?
? Phân tích những cảm nhận, nhận xét bằng những câu văn giàu hình ảnh so sánh của nhà văn?
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét.
- GV: Tổng hợp, kết luận.
? Những câu văn biểu cảm của Aliôsa khi liên tưởng về mẹ có tác dụng gì?
- HS: Nhận xét và lí giải.
? Vì sao trong câu chuyện Aliôsa (nhà văn) không nhắc tên đến bọn trẻ nhà đại tá? 
- HS: Nhận xét và lí giải: câu truyện thêm kết quả, đậm đà màu sắc cổ tích.
? Nêu khái quát nội dung chính của đoạn trích học?
? Những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản là gì?
- HS: Tóm tắt lại. 
- GV: Tổ chức cho HS luyện tập viết đoạn văn.
- HS: Viết, trình bày, nhận xét.
- GV: Bổ sung.
I. Phân tích.
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương 
- Đều sống thiếu tình thương, thuộc các giai cấp khác nhau.
- Tình bạn trong sáng hồn nhiên .
 Tác giả nhớ lại tuổi thơ cay đắng, nhưng đôi khi cũng có những khoảnh khắc ngọt ngào của mình.
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế của Aliôsa.
- Thể hiện sự cảm thông của Aliôsa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
- So sánh chính xác thể hiện dáng dấp của bọn trẻ và thể hiện được thế giới nội tâm của chúng đồng thời cảm thông với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn.
3. Chuyện đời thường và vườn cổ tích. 
- Trí tưởng tượng phong phú và sự lo lắng thương các bạn.
- Động viên các bạn và nỗi thất vọng trẻ thơ thể hiện khao khát tình yêu thương của mẹ.
- Hình ảnh người bà nhân hậu kể chuyện cho cháu nghe, khái quát chúng kể về ngày trước, trước kia, có lúc.
 Nhớ nhung hoài niệm những ngày sống tươi đẹp .
- Yếu tố cổ tích làm cho truyện đầy chất thơ thể hiện ước mong hạnh phúc yêu thương của trẻ thơ hồn hậu đáng yêu
II. Nội dung - nghệ thuật. 
- Chủ đề: Tình bạn thân thiết giữa chú bé Ali ôsa với 3 đứa trẻ hàng xóm sống thiếu tình thương, bất chấp cản trở của người lớn .
- Nghệ thuật kể chuyện :
+ Đời thường, cổ tích lồng vào nhau .
2. Luyện tập.
- Viết một đoạn văn cảm nhận về tình cảm của những đứa trẻ.
IV. Củng cố.
 - HS: Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của văn bản.
V. Dặn dò.
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
- BTVN: Làm hoàn thiện bài tập vào vở.
Ngày soạn: 21/02/2009 
Ngày dạy: 25/02/2009
 Tiết 7. ôn tập tiếng việt
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
- Ôn lại kiến thức về khởi ngữ và thành phần biệt lập.
b. nội dung: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Ôn lại phần khởi ngữ.
- GV: Tổ chức cho HS ôn lại về khái niệm khởi ngữ.
? Xác định chủ ngữ trong các câu văn?
- HS: Xác định.
? Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ và quan hệ với vị ngữ trong câu?
- HS: Phân biệt.
? Các từ ngữ in nghiêng quan hệ ý nghĩa trong câu như thế nào?
- HS: Phát hiện , nhận xét.
? Vậy em hiểu khởi ngữ là gì ? 
+ Nêu đặc điểm? Vai trò của khởi ngữ trong câu ? 
- HS: Rút ra kết luận, nhận xét. HS đọc ghi nhớ SGK.
VD1: Tạp chí này tôi đọc rồi. 
 B N đảo
VD2 : Tạp chí này, tôi đọc nó rồi.
 Khởi ngữ.
- Phân biệt khởi ngữ và chủ ngữ .
VD1: Bông hoa này cánh mỏng quá .
 Chủ ngữ 
VD2: Bông hoa này, cánh mỏng quá .
 Khởi ngữ 
+ Quan hệ trực tiếp: Khởi ngữ có thể được lặp lại nguyên văn hoặc thay thế bằng từ ngữ khác .
VD : Giàu, tôi cũng giàu rồi .
+ Quan hệ gián tiếp : 
VD : Kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới xử cho được.
I. Đặc điểm và vai trò của Khởi ngữ trong câu.
1. Ví dụ:
1.1 xác định CN trong các câu: 
a. Anh in đậm : không là CN
 Anh không in đậm : là CN .
b. Tôi là CN .
c. Chúng ta là CN .
1. 2 Phân biệt các từ ngữ in đậm với CN 
- Vị trí : Các từ ngữ in đậm đứng trước CN .
- Quan hệ với VN: Các tữ ngữ in đậm không có quan hệ trực tiếp với VN theo quan hệ C - V . 
- ý nghĩa trong câu: dùng để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
* Những từ ngữ đứng trước CN, dùng để nêu lên đề tài được nói đến trong câu là khởi ngữ.
2. Kết luận :
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
- Vai trò của khởi ngữ trong câu : 
Nêu lên đề tài được nói đến trong câu chứa nó.
- Dấu hiệu nhận biết : 
+ Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ tữ : về , đối với .
+ Sau khởi ngữ có thể thêm trợ từ " thì "
Hoạt động 2: Hương dẫn ôn tập thành phần biệt lập
( GV tổ chức cho HS luyện tập )
Bài 1: Các thành phần tình thái, cảm thán 
- Tình thái gồm: a. Có lẽ. c. Hình như. d. Chả nhẽ
- Cảm thán gồm: b. Chao ôi
Bài 2: Sắp xếp các từ chỉ độ tin cậy tăng dần:
Hình như, dường như có vẻ như có lẽ, chắc là chắc hẳn chắc chắn.
Bài 3:
a. Từ chỉ độ tin cậy thấp: hình như.
Từ chỉ độ tin cậy bình thường: chắc.
Từ chỉ độ tin cậy cao: Chắc chắn.
b. Tác giả chọn từ "chắc" vì người nói không phải đang diễn tả suy nghĩ của mình nên dùng từ mức độ bình thường để không tỏ ra quá sâu và quá thờ ơ.
Tìm các ví dụ khác.
a. Chao ôi, đối với những người ở quanh ta...
b. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được.
IV. Củng cố.
 - Học sinh nhắc lại nội dung về sự phát triển từ vựng và thuật ngữ..
V. Dặn dò.
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
- Bài tập: Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập.
Ngày soạn: 23/02/2009 
Ngày dạy: 25/ 02/2009
 Tiết 8. ôn tập phần tập làm văn
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
- Nắm được một kiểu bài nghị luận xã hội: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo đức.
- Nhận diện văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Rèn kĩ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
b. nội dung: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết.
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu bài học.
- HS: Tìm hiểu, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
? Bố cục của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí gồm có mấy phần ? Nêu nội dung của các phần đó ?.
- HS: Trả lời: 3 phần: Mở bài: nêu vấn đề cần bàn luận. Thân bài: nêu ví dụ chứng minh vấn đề cần bàn luận. Kết bài: Đánh giá những vấn đề cần bàn luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? So sánh sự khác nhau giữa nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội với nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí 
- HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
1. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí.
- Bố cục : 3 phần :
+ Mở bài: nêu vấn đề cần bàn luận.
+ Thân bài: nêu ví dụ chứng minh vấn đề cần bàn luận. 
+ Kết bài: Đánh giá những vấn đề cần bàn luận.
- Phép lập luận : chứng minh .
- Phân biệt : 
+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội là từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng.
+ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là dùng giải thích, chứng minh, ...làm sáng tỏ các tư tưởng đạo lí quan trọng đối với đời sống con người.
2. Luyện tập.
Đề bài: Tinh thần tự học
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề. HS làm việc cá nhân.
1. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luân: Tinh thần tự học
- Loại bài : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí .
- Yêu cầu : nêu suy nghĩ về tinh thần tự học trong học sinh nói riêng và mỗi con người nói chung. 
- Phương pháp nghị luận: Giải thích.
Hoạt động 2: GV cho HS trao đổi, thảo luận hình thành dàn bài chung cho bài văn.
2. Lập dàn bài 
Mở bài : 
- Giới thiệu tinh thần tự học và nêu khái quát đặc điểm, vai trò của tinh thần tự học đối với học sinh.
Thân bài :
a, Giải thích :
- Tinh thần tự học là tinh thần tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, cha mẹ.
- Tinh thần tự học còn thể hiện ở chỗ tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của nhân loại qua sách vở, báo chí........ 
b, Đánh giá ý nghĩa của tự học :
- Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh, thể hiện sự sáng tạo, ham hiểu biết, không ngừng vươn lên để chủ động tiếp thu những tri thức có ích, làm hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.
- Cần có phương pháp để tự học có hiệu quả:
+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lí, phù hợp với việc học tập trên lớp.
+ Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường nhằm nâng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó.
+ Tạo cho mình một thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông.
Kết bài : 
- Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với học sinh.
- Cần phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với những tri thức mới nhất của nhân loại .
Hoạt động 3: Giáo viên cho học sinh viết các đoạn văn (chia nhóm) theo dàn ý trên, chú ý khi viết bài vận dụng kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn, cách kết hợp miêu tả, tự sự vào bài viết.
HS: Viết theo yêu cầu, đọc trước lớp. Lớp góp ý, bổ sung, sửa chữa cho hoàn thiện.
GV: Cho điểm những bài làm tốt.
IV. Củng cố.
	- GV: Nhận xét ưu nhược điểm các bài viết của học sinh.
V. Dặn dò.
- Hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTẬP GIÁO ÁN PHỤ ĐẠO VĂN 9.doc