Giáo án sinh học 9 - Hoàng Ngọc Văn - Trường THCS Tiên Thanh

Giáo án sinh học 9 - Hoàng Ngọc Văn - Trường THCS Tiên Thanh

I. Mục tiêu :

- HS hiểu được khái niệm Công nghệ tế bào.

- Nắm được những công đoạn chính của công nghệ tế bào và vai trò của từng công đoạn.

- Thấy được những ưu điểm của công việc nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương pháp ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.

- Rèn kĩ năng khái quát hoá, vận dụng thực tế.

II. Kiểm tra, đánh giá :

 

doc 94 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án sinh học 9 - Hoàng Ngọc Văn - Trường THCS Tiên Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VI. ứng dụng di truyền học
Tiết 32. Bài 31. công nghệ tế bào
NS : ./ ND : ..
I. Mục tiêu :
HS hiểu được khái niệm Công nghệ tế bào.
Nắm được những công đoạn chính của công nghệ tế bào và vai trò của từng công đoạn.
Thấy được những ưu điểm của công việc nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương pháp ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.
Rèn kĩ năng khái quát hoá, vận dụng thực tế.
II. Kiểm tra, đánh giá :
Tranh phóng to H31.SGK 
Tư liệu về nhân bản vô tính ở trong và ngoài nước.
III. Tiến trình bài học :
A. Kiểm tra :
B. Bài giảng :
	* Mở bài :
	* Các hoạt động dạy- học : 
HĐGV
HĐHS
* HĐ1 : Khái niệm công nghệ tế bào :
- Y/c HS nghiên cứu thông tin Sgk .
- Y/c HS trả lời câu hỏi SGK/89 :
- GV gọi HS trả lời.
- GV chốt kiến thức. 
- HS nghiên cứu thông tin Sgk/89 , ghi nhớ kiến thức.
- HS thảo luận theo nhóm, ghi câu trả lời ra giấy => y/c nêu được :
+ Khái niệm CNTB.
+ Công nghệ TB gồm 2 giai đoạn.
+ Cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen như dạng gốc vì được sinh ra từ 1 tế bào của dạng gốc có bộ gen nằm trong nhân tế bào và được sao chép.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung .
Tiểu kết 1
Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn :
+ Tách tế bào từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo mô sẹo.
+ Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể
 hoàn chỉnh
* HĐ2 : ứng dụng công nghệ tế bào :
- Hãy cho biết, thành tựu công nghệ tế bào trong sản xuất ?
1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng :
- GV nêu câu hỏi :
+ Cho biết các công đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm ?
+ ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ?
+ Cho ví dụ minh hoạ ?
- GV: Ngoài ra nhân giống vô tính còn có ưu điểm: Làm sạch vi rút để phục tráng những giống đã bị thoái hoá.
- GV trả lời các thắc mắc của học sinh.
2. ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng :
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi:
+ Nhờ thành tựu CNTB mà chúng ta có thể chọn giống cây trồng mới bằng cách nào? Cho VD?
- GV yêu cầu HS nhắc lại.
3. Nhân bản vô tính ở động vật.
- GV hỏi:
+ Nhân bản vô tính thành công ở động vật có ý nghĩa như thế nào?
- GV trình chiếu hình ảnh thành tựu nhân bản vô tính ở động vật ở Việt Nam và trên thế giới.
+ Cho biết nhữnh thành tựu nhân bản ở Việt Nam và thế giới?
GV thông báo thêm:
- Đại học Texas ở Mỹ nhân bản thành công ở hươu sao, lợn.
- Italy nhân bản thành công ở ngựa.
- Trung Quốc tháng 8 năm 2001 dê nhân bản đã đẻ sinh đôi.
- HS nghiên cứu SGK trả lời.
+ Nhân giống vô tính ở cây trồng.
+ Nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng.
+ Nhân bản vô tính ở động vật.
- Cá nhân quan sát hình 31 và nghiên cứu SGK tr.89, ghi nhớ kiến thức, trả lời câu hỏi. 
- Nghiên cứu SGK trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét bổ sung.
- HS lấy ví dụ.
- HS nghiên cứu SGK và ghi nhớ kiến thức, trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung.
- Một vài học sinh nhắc lại.
- HS tự rút ra kết luận 
- HS nghiên cứu SGK tr.90 trả lời câu hỏi.
- HS nghiên cứu SGK và các tài liệu sưu tầm được trả lời câu hỏi.
Tiểu kết 2
 1/ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng
 - Quy trình nhân giống vô tính:
 (1): Tách mô phân sinh.
 (2): Nuôi trong môi trường dinh dưỡng đặc để tạo mô sẹo.
 (3): Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cây con hoàn chỉnh.
 (4): Cây con được trồng trong bầu trong vườn ươm có mái che.
 (5): Trồng ngoài đồng ruộng 
 - Ưu điểm
 + Tăng nhanh số lượng cây trồng.
 + Rút ngắn thời gian tạo cây con.
 + Bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quý hiếm.
Thành tựu: Nhân giống thành công đối với: 
+ Cây nông nghiệp ( khoai tây, mía,dứa...) 
 + Cây gỗ quý( lát hoa, sến, bạch đàn...).
 + Cây thuốc quý ( nhân sâm, sinh địa,râu mèo..).
 + Cây có giá trị thẩm mỹ và kinh tế: Phong lan....
 2/ ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng.
 - Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn tế bào xôma biến dị.
 Ví dụ:
 + Chọn dòng tế bào chịu nóng và khô từ tế bào phôi của giống CR203.
 + Nuôi cấy để tạo ra giống lúa mới cấp quốc gia DR2 có năng suất và
độ thuần chủng cao, chịu hạn, chịu nóng tốt.
 3/ Nhân bản vô tính ở động vật.
 - ý nghĩa:
 + Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
 + Tạo cơ quan nội tạng của động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan.
 - Thành tựu: 
 + Thế giới: Nhân bản thành công ở cừu( Cừu dolly, 1997),bò( bê nhân bản vô tính, 2001).
 + Việt Nam: Nhân bản thành công đối với cá trạch.
Iv. kiểm tra đánh giá.
1. Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm: 
ưu thế của CNTB là:
a. Chỉ nuôi cấy tế bào, mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh.
b. Rút ngắn thời gian tạo giống.
c. Chủ động tạo các cơ quan nội tạng thay thế cho bệnh nhân.
d. Cả a, b và c.
Đáp án “d”.
2. Yêu cầu HS làm bài tập điền khuyết:
 	Công nghệ tế bào là .......(1)..........về quy trình......(2)..........hoặc........(3)........để tạo ra....(4)........hoặc......(5).......hoàn chỉnh.
 	Công nghệ tế bào gồm......(6).......là: Tách..(7)..........hoặc .....(8).....từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo ..(9)...., dùng hoocmôn kích thích....(10)......phân hoá thành....(11)......hoặc .....(12)........hoàn chỉnh.
 	Công nghệ tế bào được ứng dụng trong......(13)..........hay......(14)........hoặc trong chọn dòng xôma biến dị để tạo ra......(15).......
3. Công nghệ tế bào là gì ? Thành tựu của công nghệ tế bào có ý nghĩa như thế nào?
v. dặn dò
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Đọc mục " Em có biết ".
Chuẩn bị trước bài 32: đọc trước bài, sưu tầm tư liệu về ứng dụng công nghệ gen.
----------------------------------------------------
Tiết 33: bài 32: công nghệ gen
NS :  / ND : .
i. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS hiểu được khái niệm kỹ thuật gen,trình bày được các khâu trong kỹ thuật gen.
- HS nắm được công nghệ gen, công nghệ sinh học.
- Từ kiến thức về khái niệm kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học, HS biết được ứng dụng của kĩ thuật gen, các lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tư duy lôgic tổng hợp, khả năng khái quát.
- Kĩ năng nắm bắt quy trình công nghệ, kĩ năng vận dụng thực tế.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, quý trọng thành tựu sinh học.
ii. đồ dùng dạy - học
- Tranh phóng to hình 32 SGK tr.92
- Tư liện về ứng dụng công nghệ sinh học ( phô tô nhiều bản cho HS ).
iii- Hoạt động dạy - học
 Hoạt động 1: khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV nêu câu hỏi:
+ Kỹ thuật gen là gì? Mục đích của kĩ thuật gen.
+ Kỹ thuật gen gồm những khâu nào? 
+ Công nghệ gen là gì ?
- GV nhận xét nội dung trình bày của nhóm và yêu cầu HS nắm được 3 khâu của kĩ thuật gen.
- GV lưu ý: Các khâu của kỹ thuật gen HS đều nắm đươc, những GV phải giải thích rõ việc chỉ huy tổng hợp Prôtêin đã mã hoá trong đoạn đó để sang phần ứng dụng HS mới hiểu được
- Cá nhân nghiên cứu SGK đ ghi nhớ kiến thức
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến.
- Yêu cầu:
+ Trình bày 3 khâu.
+ Mục đích của công nghệ đối với đời sống.
+ Khái quát thành khái niệm.
- Đại diện nhóm trình bày trên sơ đồ hình 32 phóng to, chỉ ro AND tái tổ hợp.
- Nhóm khác theo dõi, bổ sung.
đ Khái quát kiến thức
- HS ghi nhớ nội dung kiến thức
Tiểu kết 1
 - Kỹ thuật gen: Là các thao tác tác động len AND để chuyển 1 đoạn AND mang 1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào nhận nhờ thể truyền.
 - Các khâu của kỹ thuật gen:
 + Tách AND gồm tách AND nhiễm sắc thể của tế bào cho và AND làm thể truyền từ vi khuẩn, vi rút.
 + Tạo AND tái tổ hợp (AND lai) nhờ Enzim.
 + Chuyển AND tái tổ hợp vào tế bào nhận.
 - Công nghệ gen: Là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.
Hoạt động 2: ứng dụng công nghệ gen
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV giới thiệu khái quát 3 lĩnh vực chính được ứng dụng công nghệ gen có hiệu quả.
- GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
+ Mục đích tạo ra chủng vi sinh vật mới là gì?
+ Nêu ví vụ cụ thể:
- GV nhận xét hoàn thiện kiến thức.
- GV nêu câu hỏi:
+ Công việc tạo giống cây trồng biến đổi gen là gì?
+ Cho ví dụ cụ thể.
- ứng dụng công nghệ gen để tạo động vật biến đổi gen thu được kết quả như thế nào?
- HS nghiên cứu SGK và các tư liệu mà GV cung cấp đ ghi nhớ kiến thức và trả lời câu hỏi đ HS khác bổ sung.
- HS nghiên cứu SGK tr.93 trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS nghiên cứu thông tin Sgk/94
Yêu cầu :
+ Nêu được hạn chế của biến đổi gen ở ĐV.
+ Nêu thành tựu đạt được .
Tiểu kết 2
a/ Tạo ra chủng vi sinh vật mới
- Các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết (Như axit amin, prôtêin, kháng sinh) với số lượng lớn và giá thành rẻ.
Ví dụ: Dùng E.coli và nấm men cấy gen mã hoá đ sản ra kháng sinh và hoocmôn Insulin.
b/ Tạo giống cây trồng biến đổi gen:
- Tạo giống cây trồng biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý vào cây trồng.
Ví dụ:
- Cây lúa được chuyển gen quý định tổng hợp b- Caroten (tiền Vitamin A) vào tế bào cây lúa đ tạo ra giống lúa giàu Vitamin A
- ở Việt Nam: Chuyển gen kháng sâu kháng bệnh, tổng hợp Vitamin A, gen chín sớm vào cây lúa, ngô, khoai tây, đu đủ.
c/ Tạo động vật biến đổi gen
- Trên thế giới: Đã chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lơn giúp hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn.
- ở Việt Nam: Chuyển gen tổng hợp hoocmôn sinh trưởng của người vào cá trạch.
Hoạt động 3: khái niệm công nghệ sinh học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK tr.94
- HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi
 => lớp nhận xét bổ sung.
- Mỗi lĩnh vực HS lấy 1 ví dụ.
Tiểu kết 3
 * Khái niệm công nghệ sinh học: 
 - Là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
 - Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học:
 + Công nghệ lên men
 + Công nghệ tế bào 
 + Công nghệ chuyển nhân, phôi 
 + Công nghệ enzim/protêin 
 + Công nghệ gen 
 + Công nghệ sinh học y-dược 
 + Công nghệ sinh học xử lí môi trường.
Iv. kiểm tra đánh giá.
GV yêu cầu HS nhắc lại 1 số khái niệm: Kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học.
 v. dặn dò
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Đọc mục " Em có biết "
Chuẩn bị trước bài 33.
-----------------------------------------------------------
Tiết 34. ôn tập học kì I
ôn tập phần di truyền và biến dị (bài 40)
NS :  / ND : .
i. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS tự hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến di.
- Biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng tư duy, tổng hợp, hệ thố ... inh thái
Nhân tố sinh thái
 Nhóm thực vật
Nhóm động vật
ánh sáng
Nhóm cây ưa sáng
Nhóm cây ưa bóng
Nhóm động vật ưa sáng
Nhóm động vật ưa tối
Nhiệt độ
Thực vật biến nhiệt
Động vật biến nhiệt
Động vật hằng nhiệt.
Độ ẩm
Thực vật ưa ẩm
Thực vật chịu hạn
Động vật ưa ẩm
Động vật ưa khô
Bảng 63.3. Quan hệ cùng loài và khác loài
Quan hệ
 Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
 Quần tụ cá thể
 Cách li cá thể
Cộng sinh
Hội sinh 
Cạnh tranh
 Cạnh tranh thức ăn, nơi ở, con đực - cái trong mùa sinh sản
Cạnh tranh, kí sinh
Vật chủ - con mồi, 
ức chế - cảm nhiễm
Bảng 63.4. Các khái niệm
Khái niệm
Ví dụ minh hoạ 
* Quần thể: Là tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản.
* Quần xã: Là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống.
* Cân bằng sinh học: Là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học
* Hệ sinh thái: Bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống. Trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
* Chuỗi thức ăn: Là 1 dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là 1 mắt xích, vừa là vật tiêu thụ vừa là sinh vật bị tiêu thụ.
Lưới thức ăn: Là các chuỗi thức ăn có mắt xích chung.
- Ví dụ: Quần thể thông Đà Lạt, cọ Phú Thọ, voi Châu Phi
- Ví dụ: Quần xã ao, quần xã rừng Cúc Phương.
Ví dụ: Thực phẩm phát triển đ sâu ăn thực vật tăng đ chim sâu tăng đ sâu ăn thực vật giảm.
- Ví dụ: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái biển
- Ví dụ: Rau đ sâu đ chim ăn sâu
- VD:
Rau đ sâu đ chim ăn sâu
Thỏ đ Đại bàng
Hoạt động 2
 một số câu hỏi ôn tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS nghiên cứu các câu hỏi ở SGK tr.190.
- Thảo luận để trả lời và các nhóm bổ sung.
- Nếu hết giờ thì phần này HS tự trả lời.
- Lưu ý: GV giới thiệu câu hỏi số 4: 
Phân biệt quần xã và quần thể.
Quần thể
Quần xã
Thành phần SV
Thời gian sống
Mối quan hệ
- Các nhóm nghiên cứu câu hỏi đ thảo luận để trả lời đ các nhóm khác bổ sung.
- Hoàn thành câu trả lời số 4 SGK tr.190.
Quần thể
Quần xã
1.Thành
 phần SV
Tập hợp cá thể cùng loài sống trong 1 sinh cảnh
Tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong 1 sinh cảnh
2.Thời
 gian sống
Sống trong cùng 1 thời gian
Được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài
3.Mối 
quan hệ
Chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở và đặc biệt là sinh sản ề nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể
- Mối quan hệ sinh sản trong quần thể.
- Mối quan hệ giữa các quần thể thành 1 thể thống nhất nhờ quan hệ sinh thái hỗ trợ và đối địch
iv. kiểm tra đánh giá
- GV nhắc nhở HS hoàn thành nội dung ở các bảng trong bài.
v.dặn dò
- Hoàn thành nốt 1 số câu hỏi ôn tập của mục 2.
- Ôn tập lại chương trình sinh học lớp 6 và chuẩn bị nội dung ở bảng 64.1đ 64.6.
-----------------------------------------------------------------------
Tiết 67. kiểm tra học kì II
Tiết 68. bài 64. tổng kết chương trình toàn khóa
NS :  / ND : .
i. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS hệ thống được kiến thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật.
- HS nắm được sự tiến hoá của giới động vật, sự phát sinh phát triển của thực vật.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ vận dụng lý thuyết và thực tiễn.
- Kỹ năng tư duy so sánh, kĩ năng khái quát hoá kiến thưc.
ii. đồ dùng dạy - học
- Máy chiếu, bút dạ.
- Phim trong có in sẵn nội dung các bảng 64.1 đ 64.5
- Tờ giấy khổ to có in sẵn nội dung bảng 64.4
iii- Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: đa dạng sinh học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 - GV chia lớp thành 5 nhóm.
+ Giao việc cho từng nhóm
+ Yêu cầu: Hoàn thành nội dung công việc trong 10 phút.
+ GV chữa bài bằng cách chiếu phim của các nhóm.
- GV để các nhóm lần lượt trình bày nhưng lưu ý sau mỗi nội dung của nhóm GV cần phải đưa ra đánh giá và yêu cầu HS liên hệ thực tế, hãy lấy ví dụ cho bài học sinh động.
- Các nhóm tiến hành thảo luận về nội dung được phân công.
- Thống nhất ý kiến đ ghi vào phim trong hoặc giấy khổ to.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình trên máy chiếu hoặc trên giấy khổ to.
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung, hỏi thêm về vấn đề chưa rõ.
- Các nhóm tìm ví dụ cho bài
* Kết luận: 
Nội dung các bảng kiến thức như SGK.
Hoạt động 2
 Sự tiến hoá của thực vật và động vật
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 - GV yêu cầu:
+ Hoàn thành bài tập mục t ở SGK tr.192 + 193.
- GV chữa bài bằng cách gọi đại diện từng nhóm lên viết bảng.
- Sau khi các nhóm thảo luận đ GV thông báo đáp án đúng.
 - GV yêu cầu HS lấy ví dụ động vật và thực vật đại diện cho các ngành động vật và thực vật.
- Các nhóm tiếp tục thảo luận để hoàn thành 2 bài tập SGK tr.192 +193.
- Đại diện 2 nhóm lên viết kết quả lên bảng để lớp theo dõi và bổ sung ý kiến
- Các nhóm so sánh bài với kết quả GV đưa ra đ tự sửa chữa.
- HS nêu ví dụ:
+ Thực vật: Tảo xoắn, tảo vòng, cây thông, sán dây, thuỷ tức, sứa, giun đất, trai sông, châu chấu, sâu bọ, cá ếch  gấu, chó, mèo.
* Kết luận :
 - Sự phát sinh phát triển của thực vật ( SGK sinh học 6).
 - Tiến hoá của giới động vật: 1-d, 2-b, 3-a, 4-e, 5-c, 6-i, 7-g, 8-h
iv. kiểm tra đánh giá
- GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm.
v.dặn dò
- Ôn tập các nội dung ở bảng 65.1 đ 65.5 SGK.
------------------------------------------------------------------
Tiết 69. bài 65. tổng kết chương trình toàn cấp ( Tiếp theo )
NS :  / ND : .
i. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS hệ thống được kiến thức về sinh học cá thể và sinh học tế vào
- HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng tư duy so sánh tổng hợp.
- Kĩ năng khái quát hoá kiến thức.
ii. đồ dùng dạy - học
- Máy chiếu, bút dạ.
- Phim trong in sẵn nội dung các bảng 65.1 đ 65.5 vào vở học bài.
iii- Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: sinh học cá thể
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 - GV yêu cầu:
+ Hoàn thành bảng 65.1 và 65.2 SGK tr.194.
+ Cho biết những chức năng của các hệ cơ quan ở thực vật và người.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động giúp đỡ nhóm yêu.
- GV chữa bài bằng cách chiếu phim trong của các nhóm đ lớp theo dõi
- GV nhận xét đánh giá hoạt động nhóm đ giúp đỡ HS hoàn thiện kiến thức.
* GV hỏi thêm :
Em hãy lấy ví dụ chứng minh sự hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật liên quan mật thiết với nhau.
- Các nhóm trao đổi đ thống nhất ý kiến đ ghi vào phim trong.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án trên máy chiếu.
- Các nhóm theo dõi bổ sung.
- Các nhóm sửa chữa dưới sự hướng dẫn của GV cho những nội dung còn thiếu.
- HS có thể nêu ví dụ. 
 * ở thực vật
- Lá làm nhiệm vụ quan hợp đ để tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.
- Nhưng lá chỉ quang hợp được khi rễ hút nước, muôi khoáng và nhờ hệ mạch trong thân vận chuyển lên lá.
* ở người
- Hệ vận động có chức năng giúp cơ thể hoạt động, lao động, di chuyển. Để thực hiện được chức năng này cần có năng lượng lấy từ thức ăn do hệ tiêu hoá cung cấp, O2 do hệ hô hấp và được vận chuyển tới từng tế bào nhờ hệ tuần hoàn.
* Kết luận :
- Kiến thức như SGV.
Hoạt động 2 : sinh học tế bào
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 - GV yêu cầu:
+ Hoàn thành nội dung bảng 65.3 đ 65.5 
+ Cho biết mối liên hệ giữa quá trình hô hấp và quang hợp ở tế vào thực vật.
- GV chữa bài như ở hoạt động 1.
- GV đánh giá kết quả và giúp HS hoàn thiện kiến thức. 
* GV: Nhắc nhở HS khắc sâu kiến thức về các hoạt động sống của tế bào, đặc điểm quá trình các nguyên nhân giảm phân.
- HS tiếp tục thảo luận đ khái quát kiến thức đ Ghi ý kiến vào phim trong và vở học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày đ Các nhóm khác bổ sung.
- HS tự sửa chữa nếu cần.
* Kết luận:
Nội dung trong các bảng như SGV.
iv. kiểm tra đánh giá
- GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
v.dặn dò
- Ôn tập kết thức trong chương trình sinh học 9.
- Hoàn thành nội dung các bảng SGK tr.196 + 197.
 ---------------------------------------------
Tiết 70. bài 66. tổng kết chương trình toàn cấp
( Tiếp theo )
NS :  / ND : .
i. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS hệ thống được kiến thức về sinh học cơ bản toàn cấp PTCS.
- HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
2. Kỹ năng
- Tiếp tục rèn kỹ hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng tư duy so sánh tổng hợp.
- Kĩ năng hệ thống hoá kiến thức.
ii. đồ dùng dạy – học
- Máy chiếu, bút dạ.
- Phim trong in sẵn nội dung các bảng 66.1 đ 66.5 vào vở học bài.
- Phim trong in sẵn sơ đồ hình 66 (tr.197 SGK ).
iii- Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: di truyền và biến dị
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 - GV chia lớp thành 8 nhóm thảo luận chung 1 nội dung.
 - GV cho HS chữa bài và trao đổi toàn lớp.
- GV nhận xét nội dung thảo luận của các nhóm, bổ sung thêm kiến thức còn thiếu.
- GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3
- GV yêu cầu HS phân biệt được đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến số lượng nhiễm sắc thể, nhận biết được dạng đột biến.
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến đ ghi vào phim trong hay vở học bài
- Đại diện nhóm trình bày trên máy chiếu kết quả của nhóm.
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung .
- HS theo dõi và tự sửa chữa.
- HS lấy ví dụ minh hoạ:
+ Đột biến Thể hiện
ở cà độc kích thước
dược cơ quan
+ Độ biến sinh dưỡng
ở củ cải to
* Kết luận:
- Kiến thức ở các bảng trong SGV.
Hoạt động 2: sinh vật và môi trường 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 - GV yêu cầu:
+ HS giải thích sơ đồ hình 66 SGK tr.197.
- GV chữa bài bằng cách cho HS thuyết minh sơ đồ trên máy chiếu.
- GV tổng kết những ý kiến của HS và đưa nhận xét đánh giá nội dung chưa hoàn chỉnh để bổ sung.
- GV tiếp tục yêu cầu HS hoàn thành bảng 66.5
- GV lưu ý: HS lấy được ví dụ để nhận biết quần thể, quần xã với tập hợp ngẫu nhiên.
- HS nghiên cứu sơ đồ hình 66. Thảo luận nhóm đ thống nhất ý kiến giải thích mối quan hệ theo các mũi tên.
- HS đưa các ví dụ minh hoạ.
Yêu cầu nêu được.
+ Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức cơ thể thường xuyên có sự tác động qua lại.
 + Các cá thể cùng loài tạo nên đặc trưng về tuổi, mật độ  có mối quan hệ sinh sản đ quần thể
+ Nhiều quần thể khác loài có mối quan hệ dinh dưỡng.
- Các nhóm theo dõi bổ sung.
- Các nhóm hoàn thành bảng 66.5 và trình bày đ nhóm khác bổ sung.
* HS nêu ví dụ:
- Quần thể: Rừng đước Cà Mau, đồi cọ Phú Thọ, rừng thông Đà Lạt.
- Quần xã: Ao cá, hồ cá, rừng rậm.
* Kết luận:
Kiến thức trong các bảng như SGV.
iv. kiểm tra đánh giá
- GV có thể kiểm tra HS bằng các câu hỏi: Trong chương trình sinh học THCS em đã học được những gì?
v.dặn dò
- Kết thúc chương trình sinh học THCS.
- Ghi nhớ kiến thức đã học để chuẩn bị cho việc học kiến thức sinh học THPT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 9 ki 2(1).doc