Giáo án Sinh học 9 - Tiết 34: Ôn tâp chương II

Giáo án Sinh học 9 - Tiết 34: Ôn tâp chương II

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

 - Hệ thống lại các kiến thức đã học về sắp xếp đồ đạc trong nhà ở, cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp, ôn lại công dụng cách lựa chọn một số đồ vật, cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở .

2. Kĩ năng.

 - Sắp xếp, giữ gìn và trang trí nhà ở ngăn lắp, sạch sẽ. Lựa chọn và trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa hợp lí

3. Thái độ.

 - Có ý thức giữ gìn và hứng thú với công việc trang trí nhà ở.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 - Tiết 34: Ôn tâp chương II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 03.12. 09.
Ngày soạn: 04.12.09(6b).
 09.12.09(6a)
Tiết 34:
Ôn tâp chương II 
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
 - Hệ thống lại các kiến thức đã học về sắp xếp đồ đạc trong nhà ở, cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp, ôn lại công dụng cách lựa chọn một số đồ vật, cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở .
2. Kĩ năng.
 - Sắp xếp, giữ gìn và trang trí nhà ở ngăn lắp, sạch sẽ. Lựa chọn và trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa hợp lí
3. Thái độ.
 - Có ý thức giữ gìn và hứng thú với công việc trang trí nhà ở.
B. Đồ dùng dạy học.
1. GV: 
2. HS: 
C. Tổ chức giờ học.
* Khởi động ( 7 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ.
H: Khi cắm hoa trang trí cần tuân theo nguyên tắc nào?
H: em hãy trình bày quy trình thực hiện cắm hoa?
2. Giới thiệu bài: 
Trong chương II các em đã tìm hiểu cách sắp xếp, giữ gìn nhà ở sạh sẽ ngăn nắp. Đồng thời các em cũng đã biết công dụng của trang trí nhà ở bằng một số đồ vật cho ngôi nhà của chúng ta trở lên đẹp hơn. Vậy trong tiết ôn tập này các em cùng hệ thống lại các kiến thức đã học.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ1: Hệ thống lại các kiến thức. 
( 30 phút)
- Mục tiêu: hệ thống lại về cách sắp xếp đồ đạc, giữ gìn nhà ở và công dụng của một số đồ vật trong trang trí nhà ở
- Đồ dùng:
- GVH: Nhà ở có vai trò như thế nào đối với con người?
- HS: cá nhân trả lời câu hỏi.
- GV: nhận xét và kết luận.
- GVH: trong nhà ở thường có các khu vực nào? nêu cách sắp xếp các khu vực đó cho hợp lí?
- HS: cá nhân trả lời câu hỏi
- GV: kết luận
- GVH: ở nhà em thường làm các công việc gì để giúp cho nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
- HS: trả lời câu hỏi.
- GV: nhân xét và kết luận .
- GVH: nhà em thường trang trí nhà ở bằng các đồ vật nào? vì sao lại sử dụng các đồ vật đó để trang trí?
- HS: cá nhân trả lời
- GV: nhận xét câu trả lời và kết luận
- GVH: trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa có ý nghĩa như thế nào?
- HS: cá nhân trả lời
- GV: kết luận
- GV: Em thường sử dụng những loại cây cảnh và hoa nào để trang trí nhà ở?
- HS: cá nhân phát biểu.
- GV: kết luận
- GV: em thường trang trí cây cảnh và hoa ở vị trí nào? khi trang trí cần chú ý lựa chọn như thế nào?
- HS: cá nhân phát biểu.
- GV: nhắc lại lưu ý vị trí trang trí cây cảnh và hoa và cách chăm sóc: đặt cây cảnh ở tường vào nhà, gần cửa ra vào; hoa lọ thấp đặt ở bàn uống nước, bàn ăn; lọ cao đặt ở kệ tủ, giá sách
H: khi cắm hoa trang trí em cần tuân theo nguyên tắc nào?
- HS: cá nhân trả lời
- GV: nhận xét và kết luận
- GVH: khi cắm hoa trang trí cần chuẩn bị và thực hiện theo quy trình như thế nào?
- HS: cá nhân trả lời
- GV: nhận xét câu trả lời và kết luận
I. Kiến thức.
1. Cách sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.
- Vai trò của nhà ở: 
+. Nhà ở là nơi trú ngụ của con nguời.
+. Bảo vệ con nguời tránh những ảnh hưởng xấu của thiên nhiện, xã hội
+. Là nơi đáp ứng các nhu cầu của con nguời về vật chất và tinh thần.
- Các khu vực thường có trong nhà ở
+. Chỗ sinh hoạt chung: rộng rãi, thoáng mát, đẹp.
+. Chỗ thờ cúng: cần trang trọng.
+. Chỗ ngủ nghỉ: riêng biệt, yên tĩnh.
+. Chỗ ăn uống và khu vực bếp: sạch sẽ, sáng sủa, có đủ nước sạch và thoát nước tốt.
+. Khu vệ sinh: đặt xa nhà và cuối hướng gió.
+. Chỗ để xe, kho: kín đáo, an toàn, chắc chắn.
2. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
- Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt sạch sẽ, ngăn nắp: giữ gìn vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn gọn gàng, không vứt rác bừa bãi, khạc nhổ
- Cần làm các công việc như quét dọn sạch sẽ trong phòng ở và xung quanh nhà, đổ rác đúng nơi quy định
- Dọn dẹp nhà ở thường xuyên sẽ mất ít thời gian và có hiệu quả tốt hơn.
3. Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật
 - Gương: dùng để soi, tạo cảm giác căn phòng sáng sủa và rộng rãi hơn, tạo vẻ đẹp cho căn phòng.
- Tranh ảnh: tạo sự vui mắt, duyên dáng, thoải mái, dễ chịu.
- Rèm cửa: tạo vẻ râm mát, che khuất, và tăng vẻ đẹp cho căn phòng.
- Mành: che bớt nắng, gió, che khuất và tăng vẻ đẹp cho căn phòng. 
4. Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
a. ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở: 
- Làm cho con người thấy gần gũi với thiên nhiên và àm đẹp cho căn phòng, mát mẻ hơn.
- Làm trong sạch không khí.
- Đem lại niềm vui, thư giãn và thu nhập cho gia đình.
b. Một số loại cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở.
- Cây cảnh: cây có hoa ( lan ngọc điểm, cây buồm trắng..); cây chỉ có lá ( cây lưỡi hổ, cây phát tài); cây leo, cho bóng mát ( hoa giấy, ti gôn).
- Hoa: hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa lan..
c. Nguyên tắc cắm hoa:
- Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng, màu sắc.
- Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm.
- Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí.
d. Cắm hoa trang trí
(SGK-Tr 56)
* Củng cố và hướng dẫn học bài (8 phút).
1. Củng cố:
H: nhà ở có vai trò như thế nào đối với con người?
H: trong nhà thường có các khu vực nào?
H: trong nhà em thường sử dụng các đồ vật nào để trang trí nhà ở?
2. Hướng dẫn học bài::
- ôn lại toàn bộ kiến thức đã học và ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • doct 34 - CN6-09.doc