Giáo án sinh học 9 - Trường THCS Quảng Đông

Giáo án sinh học 9 - Trường THCS Quảng Đông

/ Mục tiêu: Sau tiết thực hành , HS đạt được các mục tiêu sau:

- Giúp hs tìm được dẫn chứng vè ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.

- Rèn cho HS kĩ năng thực hành

- Giáo dục cho HS lòng yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

II/ Đồ dùng dạy học:

 

doc 51 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án sinh học 9 - Trường THCS Quảng Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 25: Ngày soạn: 24/2/2010
 Ngày dạy: 1/3/2010
 Tiết 47 : 
 thực hành:
 tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của 1 số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
I/ Mục tiêu: Sau tiết thực hành , HS đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp hs tìm được dẫn chứng vè ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
- Rèn cho HS kĩ năng thực hành
- Giáo dục cho HS lòng yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học: 
1/ GV: - Dụng cụ: Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây, giấy kẻ li, bút chì, vợt bắt côn trùng, lọ, túi nilong đựng ĐV, dụng cụ đào đất.
 - Tranh: Mẫu lá cây. 
2/ HS : - Nghiên cứu thông tin sgk.
III/ Tiến trình lên lớp: 
1 ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, trang phục
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới: 
 Chúng ta đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên đời sống sinh vật. Vậy hôm nay chúng ta cùng chứng minh điều này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật
- GV yêu cầu HS kẻ bảng 45.1 SGK 
(trang135) “ Các loại sinh vật sống trong môi trường” 
- GV bật băng hình 2 - 3 lần
- GV lưu ý nếu hs không biết tên sinh vật trong băng GV thông báo theo họ, bộ.
- GV dừng băng hình Ư nêu câu hỏi: 
? Em đã quan sát được những sinh vật nào? Số lượng như thế nào?
? Theo em có những môi trường sống nào trong đoạn băng trên? Môi trường nào có số lượng sinh vật nhiều nhất? Môi trường nào có số lượng loài ít nhất? Vì sao?
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái lá cây 
- GV yêu cầu HS kẻ bảng 45.2 vào vở bài tập.
- GV cho HS xem tiếp băng hình về thế giới thực vật.
- GV lưu ý: Dừng băng hình ở những loại lá cây có những đặc điểm theo yêu cầu để HS dễ quan sát.
- GV hỏi: 
? Từ những đặc điểm của phiến lá cây quan sát được là loại lá cây nào? ( Ưa sáng hay ưa bóng)
- HS: thảo luận theo nhóm theo gợi ý sgk trang 137 Ư sắp xếp cho phù hợp vào cột 5 trong bảng 45.2
- GV nhận xét đánh giá hoạt động của cá nhân và nhóm sau khi hoàn thành nội dung 1 & 2.
I/ Môi trường sống của sinh vật.
- Môi trường có điều kiện sống về nhiệt độ, ánh sángthì số lượng sinh vật nhiều, số loài phong phú.
- Môi trường sống có điều kiện không thuận lợi thì số lượng sinh vật ít hơn.
II. ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái lá cây.
IV/ Tổng kết:
1/ Kiểm tra, đánh giá: 
- GV thu vở HS để kiểm tra
- GV nhận xét thái độ học tập của học sinh.
2/ Dặn dò: 
 - Cá nhân báo cáo thu hoạch theo nội dung sgk
- Sưu tầm tranh ảnh: ĐV, TV.
o0o..
Tuần 25 : Ngày soạn: 24/2/2010.
 Ngày dạy: /3/2010.
Tiết 48 : thực hành: (tiếp theo)
 tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của 1 số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
I/ Mục tiêu: Sau tiết thực hành HS đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp HS tìm được dẫn chứng vè ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
- Rèn cho HS kĩ năng thực hành
- Giáo dục cho HS lòng yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học:
 1/ GV: - Dụng cụ: Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây, giấy kẻ li, bút chì, vợt bắt côn trùng, lọ, túi nilong đựng ĐV, dụng cụ đào đất.
 - Tranh: Mẫu lá cây. 
 2/ HS: - Nghiên cứu thông tin sgk.
III/ Tiến trình lên lớp: 
1/ ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, trang phục.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới: 
Chúng ta đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên đời sống sinh vật. Vậy hôm nay chúng ta cùng chứng minh điều này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường sống của động vật
- GV cho HS xem băng hình về thế giới động vật.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 45.3
- GV hỏi: 
? Em đã quan sát được những loài động vật nào?
? Loài động vật trên băng hình có đặc điểm nào thích nghi với môi trường?
- GV lưu ý: yêu cầu HS điền thêm bảng 45.3 một số sinh vật gần gủi với đời sống như: Sâu, ruồi, gián. muỗi
- GV đánh giá hoạt động của HS
- GV cho HS xem đoạn băng về tác động tiêu cực, tích cực của con người tới thiên nhiên và neu câu hỏi:
? Em có suy nghĩ gì sau khi xem đoạn băng trên?
? Bản thân em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên ?( Đối với Thực vật và động vật)
III/ Môi trường sống của động vật.
IV/Tổng kết:
1/ Kiểm tra, đánh giá: 
- GV thu vở HS để kiểm tra
- GV nhận xét thái độ học tập của học sinh.
2/ Dặn dò: 
 - Cá nhân báo cáo thu hoạch theo nội dung sgk
 - Sưu tầm tranh ảnh: ĐV, TV.
 .........................................................oOo.............................................................
	Kí duyệt giáo án đầu tuần:
	Tổ trưởng:
	Nguyễn Văn Liệu
.o0o
Tuần 26 : Ngày soạn: 1/3/2010
 Ngày dạy: /3/2010
 chương ii: hệ sinh thái.
 Tiết 49: quần thể sinh vật.
I/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải: 
1/ Về kiến thức:
 - HS hiểu được khái niệm quần thể, biết cách nhạn biết quần thể SV, lấy ví dụ minh họa
- HS chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.
2/ Về kĩ nằng:
- Rèn cho HS kĩ năng khái quát hóa, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, phát huy tư duy logic.
3/ Về thái độ:
- Giáo dục cho HS ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học:
1. GV: -Tranh hình quần thể thực vật, động vật
2: HS : - Nghiên cứu sgk
III/ Tiến trình lên lớp: 
1/ ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, trang phục.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới: 
 GV giới thiệu nội dung chương và những vấn đề sẽ học trong chương. Hôm nay chúng ta nghiên cứu bài quần thể thực vật.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Thế nào là một quần thể sinh vật?
- GV cho HS quan sát tranh đàn bò, đàn kiến, bụi tre, rừng dừa Ư chúng được gọi là quần thể.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 47.1 sgk(trang 139) 
- GV đánh giá kết quả của HS & thông báo đáp án đúng
- GV yêu cầu HS kể thêm 1 số quần thể khác mà em biết Ư GV cho HS phát biểu khái niệm quần thể.
- GV nhận xét và giúp HS hoàn chỉnh khái niệm.
- GV mở rộng:
? 1 lồng gà, 1 châu cá chép có phải là quần thể hay không? Tại sao?
( HS: Không phải nó mới chỉ có biểu hiện bên ngoài của quần thể( có thể HS trả lời: phải vì cùng loài, sống cùng 1 nơi)
- GV thông báo:Để nhận biết 1 quần thể cần có dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bên trong.
Hoạt động 2: Những đặc trưng cơ bản của quần thể 
- GV giới thiệu 3 đặc trưng cơ bản của qthể: Tỉ lệ giới tính, TP nhóm tuổi, Mật độ quần thể
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk Ư trả lời: 
? Tỉ lệ giới tính là gì? Tỉ lệ này ảnh hưởng tới quần thể như thế nào? Cho ví dụ.
? Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này như thế nào?
(HS : Tùy từng loài mà điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp)
- GV bổ sung: ở gà số lượng con trống thường ít hơn số lượng con mái rất nhiều. 
- GV nêu vấn đề: So sánh tỉ lệ sinh, số lượng cá thể của quần thể hình 47 sgk( trang 141) 
-> HS: + Hình A: Tỉ lệ sinh cao, SL cá thể tăng 
 + Hình B: Tỉ lệ sinh TB, SL cá thể ổn định
 + Hình C: Tỉ lệ sinh thấp, SL cá thể giảm
- GV yêu cầu HS nhận xét phần trả lời của bạn.
- GV hỏi: 
? Trong quần thể có những nhóm tuổi nào? Nhóm tuổi có ý nghĩa gì?
(HS : 3 nhóm tuổi, liên quan đến số lượng cá thể Ư sự tồn tại của quần thể.)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgK trang 141 trả lời câu hỏi -> HS khác bổ sung.
? Mật độ là gì? Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể?
(hs: Mật độ liên quan đến thức ăn)
- GV liên hệ:
? Trong SXNN cần có biện pháp kĩ thuật gì để luôn giữ mật độ thích hợp?
(hs: trồng dày hợp lí, loại bỏ cá thể yếu, cung cấp thức ăn)
- GV mở rộng:
? Trong các đặc trưng trên thì các đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao?
(Mật độ quyết định các dặc trưng khác)
- GV gợi ý: Tỉ lệ giới tính cũng phụ thuộc vào mật độ
Hoạt động 3: ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi sgk tr. 141.
- GV hỏi :
? Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm nào của quần thể?
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV mở rộng: 
? Số lượng cá thể trong quần thể có thể bị biến động lớn do nguyên nhân nào?
( Do những biến cố bất thường như lũ lụt, cháy rừng) 
- GV liên hệ:
? Trong sản xuất việc điều chỉnh mật độ cá thể có ý nghĩa như thế nào?
(hs: trồng dày hợp lí, thả cá phù hợp với diện tích)
I/ Thế nào là một quần thể sinh vật?
- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản.
- Ví dụ: Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én
II/ Những đặc trưng cơ bản của quần thể.
1/ Tỉ lệ giới tính
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái.
- Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản.
2/ Thành phần nhóm tuổi. 
- Bảng 47.2 sgk trang 140 
3/ Mật độ quần thể 
- Mật độ là số lượng hay khối lượng SV có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
- VD: Mật độ muỗi: 10 con/ 1m2 
 Mật đọ rau cải: 40 cây/ 1m2 
- Mật đọ quần thể phụ thuộc vào: chu kì sống SV, nguồn thức ăn của quần thể, yếu tố thời tiết, hạn hán, lũ lụt 
III/ ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật.
- Môi trường ( nhân tố sinh thái) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể. 
- Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh
ở mức cân bằng. 
IV/ Tổng kết:
1/ Củng cố:
- HS đọc kết luận SGK
- GV sử dụng câu hỏi SGK để củng cố.
2/ Dặn dò: 
 - Học bài và trả lời câu hỏi sgk
- Tìm hiểu: Độ tuổi, dân số, kinh tế xã hội, giao thông..
 .....................................................oOo...............................................................
Tuần 26:	Ngày soạn: 1/3/2010
	Ngày giảng: /3/2010
Tiết 50: quần thể người .
I/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này,HS phải:
1/ Về kiến thức:
- Giúp HS hiểu và trình bày được 1 số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số, từ đó thay đổi nhận thức về dân số và xã hội.
- Giúp các em sau này cùng với mọi người thực hiện tốt pháp lệnh dân số.
2/ Về kĩ năng: 
- Rèn cho HS 1 số kĩ năng biểu đồ, tháp dân số tìm kiếm kiến thức, khái quát và liên hệ thực tế
3/ Về thái độ: 
- Giáo dục cho hs ý thức nhận thức về dân số và chất lượng cuộc sống.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh hình SGK, tranh quần thể SV, tranh về 1 nhóm người, Tư liệu dân số VN 2000- 2006
- HS: Tranh ảnh về tuyên truyền dân số.
III/ Tiến trình lên lớp: 
1/ ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, trang phục.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là 1 quần xã sinh vật? Một quần xã sinh vật có những đặc trưng cơ bản nào?
3/ Bài mới: 
 Quần thể người theo quan niệm sinh học nó mang những đặc điểm của quần thể và về mặt XH có đầy đủ dặc trưng về pháp luật, chế độ kinh tế, chính trị
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật 
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 48.1 SGK (trang 143) 
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- GV thông báo: Đặc điểm chỉ có ở quần thể người là pháp ... E G H
Nhiễm sắc thể sau khi bị biến đổi có cấu trúc: A B C B C D E G H
Hãy cho biết đột biến trên thuộc dạng nào?
Đáp án môn sinh học 9 học kì II năm học 2009- 2010 Mã đề 01:
Câu
Tổng điểm
Nội dung
Điểm thành phần
1
2
3
4
3 điểm
3 điểm
3 điểm
1 điểm
ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị nhiễm bẩn đồng thời các tính chất lí học, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước:
+ Nước bẩn thải từ các nhà máy, từ các khu dân cư
+ Nước thải y tế.
+ Do hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật làm môi trường nước bị nhiễm độc.
+ Do mưa axit, lũ lụt.
Biện pháp khắc phục:
+ Xây dựng hệ thống cấp thải nước ở các đô thị, khu công nghiệp để nguồn nước thải không làm ô nhiễm nguồn nước sạch..
+ Xây dựng hệ thống xử lí nước thải để nước thải trở nên an toàn đối với con người và môi trường.
+ Cải tiến công nghệ sản xuất để hạn chế tới mức thấp nhất việc thải chất độc hại ra môi trường.
+ Sử dụng các phương pháp bảo vệ thực vật cải tiến không gây ô nhiễm môi trường nước: Biện pháp canh tác, biện pháp thủ công, biện pháp sinh học.
	Sâu	ếch	Gà	Cáo
Thực vật	 Hổ
	VSV
a. Số nu loại X= số nu loại G = 900( nu)
b. Tổng số nu của gen:
N= 2A + 2G = 2( 600 + 900) = 3000( nu)
c. Số nu mỗi loại môi trường nội bào cần cung cấp cho gen nhân đôi liên tiếp 2 lần:
A = T = 600( 22 -1) = 1800( nu)
G = X = 900( 22 - 1) = 2700( nu)
Thuộc dạng đột biến đảo đoạn: Đoạn B và đoạn D đổi chỗ cho nhau.
1 điểm
Mỗi ý 0.25 điểm
Mỗi mũi tên đúng 0.3 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
Đáp án môn sinh học 9 học kì II năm học 2009- 2010 Mã đề 02:
Câu
Tổng điểm
Nội dung
Điểm thành phần
1
2
3
4
3 điểm
3 điểm
3 điểm
1 điểm
ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị nhiễm bẩn đồng thời các tính chất lí học, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
Nguyên nhân: 
- Khí thải từ các nhà máy và đun nấu sinh hoạt.
- Quá trình đốt cháy nhiên liệu.
- Khí thải của các phương tiện giao thông.
- Do cháy rừng, vòi rồng, lốc xoáy.
Biện pháp:
- Quy hoạch khi xây dựng các khu công viên, vành đai xanh hạn chế tiếng ồn, bụi.
- Lắp đặt các hiết bị lọc bụi và xử lí khí thải trước khi thải ra môi trường.
- Phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng sạch: năng lượng mặ trời, thuỷ triều...
- ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí bioga.
	 Sâu 	Chim
Thực vật	 Gà	 Rắn
	Chuột
	Vi sinh vật
a. Số nu loại X= số nu loại G = 900( nu)
b. Tổng số nu của gen:
N= 2A + 2G = 2( 600 + 900) = 3000( nu)
c. Số nu mỗi loại môi trường nội bào cần cung cấp cho gen nhân đôi liên tiếp 2 lần:
A = T = 600( 22 -1) = 1800( nu)
G = X = 900( 22 - 1) = 2700( nu)
Đột biến trên thuộc dạng đột biến lặp đoạn: Lặp đoạn B- C
1 điểm
Mỗi ý 0.25 điểm
3 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
....................................................................o0o..............................................................
Tuần:	Ngày soạn:
	Ngày giảng:
Tiết 68 :TổNG KếT CHƯƠNG TRìNH toàn cấp.
I/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS đạt được các mục tiêu sau: 
1/ Về kiến thức: Giúp HS 
+ Hệ thống hóa kiến thức thức sinh học về các nhóm sinh vật
+ Đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật.
2/ về kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, tư duy so sánh và khái quát hóa kiến thức.
3/ Về thái độ: Giáo dục cho HS lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên và ý thức nghiên cứu bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng 64.1 - 64.5.
- HS: Kiến thức đã học.
III/ Tiến trình lên lớp: 
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, trang phục.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hôm nay chúng ta cùng ôn lại kiến thức sinh học của chương trình toàn cấp.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1: ( 20’) 
Mục tiêu: HS hệ thống về đặc điểm nhóm TV, ĐV.
- GV chia lớp thành 5 nhóm.
- GV giao việc cho từng nhóm và yêu cầu HS hoàn thành nôi dung của các bảng.
- GV cho đại diện nhóm trình bày và cho nhóm khác bổ sung thêm.
- GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng.
- GV thông báo nội dung đầy đủ của các bảng kiến thức.
HĐ 2: ( 16’) 
Mục tiêu: HS chỉ ra sự tiến hóa của giới ĐV và sự phát sinh phát triển
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sở SGK
( trang 192, 193) .
- GV cho các nhóm thảo luận để trả lời.
- GV cho các nhóm trả lời bằng cách gọi đại diện từng nhóm lên viết trên bảng.
- GV nhận xét và thông báo đáp án đúng.
- GV yêu cầu lấy ví dụ đại diện cho các ngành động vật và thực vật.
I. Đa dạng sinh học.
- Nội dung các bảng kiến thức.
II. Sự tiến hóa của thực vật và động vật. 
- Thực vật: Tảo xoắn, tảo vòng, cây thông, cây cải, cây bưởi, cây bàng
- Động vật: Trùng roi, trùng biến hình, sán dây, thủy tức, sứa, giun đất, trai sông, châu chấu, sâu bọ, cá, ếchgấu, chó, mèo.
- Sự phát triển của thực vật: Sinh học 6 
- Tiến hóa của giới động vật: 1d; 2b; 3a; 4e; 5c; 6i; 7g; 8h.
IV/ Tổng kết:
- GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm.
- Ôn tập các nôi dung ở bảng 65.1 - 65.5 SGK.
.................................................................o0o.............................................................
Tuần:	Ngày soạn:
	Ngày giảng:
Tiết 69: TổNG KếT CHƯƠNG TRìNH toàn cấp (tt) 
I/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
1/ Về kiến thức: Giúp HS
+ Hệ thống hóa kiến thức thức sinh học cá thể và sinh học tế bào.
+ Vận dụng kiến thức vào thực tế.
2/ Về kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng tư duy so sánh tổng hợp và khái quát hóa kiến thức.
3/ Về thái độ: Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên và ý thức nghiên cứu bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng 65.1 - 65.5.
- HS: Kiến thức đã học.
III/ Tiến trình lên lớp: 
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, trang phục.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
 Hôm nay chúng ta cùng ôn lại kiến thức sinh học của chương trình toàn cấp.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1: ( 20’) 
Mục tiêu:
+ HS chỉ rõ và khái quát kiến thức về chức năng và các hệ cơ quan của TV và của con người.
+ Lấy ví dụ về sự liên quan giữa các hệ cơ quan trong cơ thể.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 65.1 và 65.2 SGK ( trang 194) 
? Cho biết những chức năng của các hệ cơ quan ở thực vật và người.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động giúp đỡ nhóm yếu.
- GV cho đại diện nhóm trình bằng cách dán lên bảng và đại diện trình bày.
- GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng.
- GV thông báo nội dung đầy đủ của các bảng kiến thức.
- GV hỏi thêm:
? Em hãy lấy ví dụ chứng minh sự hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật liên quan mật thiết với nhau.
HĐ 2: ( 16’) 
Mục tiêu:
+ HS khái quát được chức năng về các bộ phận của tế bào
+ Khái quát được các hoạt dộng sống của tế bào.
- GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung các bảng 65.3 - 65.5.
? Cho biết mối liên quan giữa quá trình hô hấp và quang hợp ở tế bào thực vật.
- GV cho đại diện các nhóm trình bày
- GV đánh giá kết quả và giúp hs hoàn thiện kiến thức.
- GV lưu ý HS: Nhắc nhở HS khắc sâu kiến thức về các hoạt động sống của tế bào, đặc điểm các quá trình nguyên phân, giảm phân.
I. Sinh học cá thể.
- ở thực vật: Lá làm nhiệm vụ quang hợp Ư để tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.Nhưng lá chỉ quang hợp được khi rễ hút nước, muối khoáng và nhờ hệ mạch trong thân vận chuyển lên lá.
- ở người: Hệ vận động có chức năng giúp cơ thể vận động, lao động, di chuyển. Để thực hiện được chức năng này cần năng lượng lấy từ thức ăn do hệ tiêu hóa cung cấp, oxi do hệ hô hấp và được vận chuyển tới từng TB nhờ hệ tuần hoàn.
II. Sinh học tế bào.
IV/ Tổng kết:	
- GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm.
- Ôn tập các nôi dung ở bảng 66.1 - 66.5 SGK.
..............................................................o0o...................................................................
Tuần:	Ngày soạn:
	Ngày giảng
Tiết 70 :TổNG KếT CHƯƠNG TRìNH toàn cấp (tt)
I/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
1/ Về kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa kiến thức thức sinh học cơ bản toàn cấp THCS, vận dụng kiến thức vào thực tế.
2/ Về kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng tư duy so sánh tổng hợp và khái quát hóa kiến thức.
3/ Về thái độ: Giáo dục cho HS lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên và ý thức nghiên cứu bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng 66.1 - 66.5.
- HS: Kiến thức đã học.
III/ Tiến trình lên lớp: 
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, trang phục.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
 Hôm nay chúng ta cùng ôn lại kiến thức sinh học của chương trình toàn cấp.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1: ( 20’) 
Mục tiêu: HS hệ thống được toàn bộ kiến thức về di truyền và biến dị.
- GV chia lớp thành 8 nhóm thảo luận chung 1 nội dung 
- GV cho hs chữa bài và trao đổi toàn lớp.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động giúp đỡ nhóm yếu.
- GV cho đại diện nhóm trình bằng cách dán lên bảng và đại diện trình bày.
- GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng.
- GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3.
- GV yêu cầu HS phân biệt được đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST, nhận biết được dạng ĐB.
HĐ 2: ( 16’) 
Mục tiêu:Khái quát mối quan hệ và môi trường
- GV yêu cầu HS giải thích sơ đồ hình 66 SGK ( trang 197) 
- GV chữa bằng cách cho HS thuyết minh sơ đồ trên bảng.
- GV tổng kết những ý kiến của HS và đưa nhận xét đánh giá nội dung chưa hoàn chỉnh để bổ sung.
- GV lưu ý: HS lấy được ví dụ để nhận biết quần thể, quần xã với tập hợp ngẫu nhiên.
1. Di truyền và biến dị.
- Kiến thức ở bảng SGV.
- Ví dụ: Đột biến ở cà độc dược và đột biến ở củ cải đều thể hiện kích thước, cơ quan sinh dưỡng to.
 II. Sinh vật và môi trường.
- Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức cơ thể thường xuyên có sự tác động qua lại.
- Các cá thể cùng loài tạo nên đặc trưng về tuổi, mật độcó mối quan hệ sinh sản Ư Quần thể.
- Nhiều quần thể khác loài có quan hệ dinh dưỡng.
- Kiến thức ở bảng.
Bảng 66.1: Các cơ chế của hiện tượng di truyền
Cơ sở vật chất
Cơ chế
Hiện tượng
Cấp phân tử( AND)
ADN ARNPr.
Tính đặc thù của Pr.
Cấp tế bào( NST)
Nhân đôi- phân li- tổ hợp-
Nguyên phân- giảm phân- thụ tinh
Bộ NST đặc trưng của loài
Con giống bố mẹ
Bảng 66.3: Các loại biến bị
Biến dị tổ hợp
Đột biến
Thường biến
Khái niệm
Sự tổ hợp lại các gen của P tạo ra ở thế hệ lai những kiểu hình khác P.
Những biến đổi về cấu trúc của AND và NST, khi biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến.
Những biến đổi ở kiểu hình của một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
Nguyên nhân
Tính chất và vai trò
IV/ Tổng kết:
? Trong chương trình sinh học THCS em đã học được những gì.	
- GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm.
- Ghi nhớ kiến thức đã học để chuẩn bị cho việc học kiến thức sinh học THPT.
.o0o..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh 9 ki II.doc