Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương I đến IX

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương I đến IX

Câu 27: Ở vùng sinh sản của một tinh hoàn có 5 tế bào mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY đều nguyên phân một số đợt bằng nhau. Ở vùng sinh sản của một buồng trứng có 5 tế bào mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX đều nguyên phân một số đợt bằng nhau. Môi trường tế bào cung cấp cho quá trình trên nguyên liệu tương đương 785 nhiễm sắc thể giới tính X. Tổng số nhiễm sắc thể giới tính trong tất cả các tế bào con sinh ra sau nguyên phân là 960.Các tế bào con đều chuyển sang vùng chín tạo giao tử.Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng X là 5% của tinh trùng Y là 10%.Các hợp tử đều phát triển thành cá thể.

 a.Tìm số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục ban đầu ở tinh hoàn và buồng trứng

 b.Tìm số cá thể đực cái trong đàn

Câu 28 : Trong một vùng sinh sản của một cơ thể động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai A, B, C, D.Trong cùng một thời gian cả 4 tế bào này nguyên phân liên tiếp để tạo các tế bào sinh giao tử.Các tế bào sinh giao tử đều giảm phân tạo giao tử đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 3120 nhiễm sắc thể đơn. Các giao tử tạo ra có 12,5% tham gia thụ tinh tạo được 20 hợp tử.

 1.Xác định tên và giới tính của loài động vật này.

2. Số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào A bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào B bằng 1/4 bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào C . Số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào C bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào D.Hãy so sánh tốc độ sinh sản của 4 tế bào A, B, C, D.

Câu 29 : Có 2 tế bào A và B cùng nguyên phân một số lần cho tổng cộng 36 tế bào con . Hãy xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào A và B . Biết rằng số lượng tế bào con của B nhiều hơn số tế bào con của A .

 

docx 103 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 215Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương I đến IX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
1. Di truyền học
-Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu
-Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
-Mối quan hệ giữa di truyền và biến dị: Là 2 hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản.
-Đối tượng của di truyền học: Nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
-Nội dung:
+ Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền
+ Các quy luật di truyền
+Nguyên nhân và quy luật biến dị
-Ý nghĩa: Là cơ sở lý thuyết của khoa học và chọn giống, y học và công nghệ sinh học hiện đại.
2.Menđen
-Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích các thế hệ lai
-Đối tượng: Đậu Hà Lan vì chúng có đặc điểm ưu việt: Là cây tự thụ phấn nghiêm ngặt, có hoa lưỡng tính, thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, có nhiều tính trạng tương phản và trội lặn hoàn toàn, số lượng đời con lớn.
-Nội dung: 
+Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản(xanh –vàng; trơn-nhăn)
+Theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
+Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được->rút ra được quy luật di truyền.
Từ các kết quả nghiên cứu trên đậu Hà Lan, năm1965, ông đã rút ra các quy luật di truyền, đặt nền móng cho di truyền học.
-Một số thuật ngữ: SGK
+Tính trạng
+ Cặp tính trạng tương phản
+Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật
+Giống thuần chủng
3. Một số kí hiệu:SGK
P:
F:
X:
G:
LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
1. Thí nghiệm của MenĐen
-Men đen chọn các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng
-Các bước thí nghiệm của MenĐen
Bước 1: Ở cây chọn làm mẹ(cây hoa đỏ) cắt bỏ nhị từ khi chưa chín
Bước 2: Ở cây chọn làm bố(cây hoa trắng, khi nhị chín lấy hạt phấn rắc lên đầu nhụy của cây làm mẹ, (cây hoa đỏ)->thu được F1
Bước 3: Cho F1 tự thụ phấn-> F2
Kết quả một số thí nghiệm của Men đen:Bảng SGK
-MenĐen gọi tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội(hoa đỏ), tính trạng xuất hiện ở F2 là tính trạng lặn( hoa trắng)
-Hoa đỏ, hoa trắng là kiểu hình- Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể
-Kết luận: Khi lai bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng, tương phản, thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có tỉ lệ phân ly tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội :1 lặn
2. MenĐen giải thích kết qủa thí nghiệm
-Quy ước: 
+Gen A-quy định tính trạng hoa đỏ
+Gen a-quy định tính trạng hoa trắng
+Cây đậu thuần chủng hoa đỏ kiểu gen AA, cây đậu hoa trắng thuần chủng kiểu gen aa
-Sơ đồ lai:
P: (Hoa đỏ) AA x (Hoa trắng) aa
G: (A), (A) (a), (a)
F1: Hoa đỏ: Aa
F1 x F1: (Hoa đỏ) Aa x (Hoa đỏ)Aa
G: (A), (a) (A), (a) 
F2: Kiểu gen: 1AA:2Aa:1aa
 Kiểu hình: 3 Hoa đỏ: 1 Hoa trắng
-Nhận xét
F1: Kiểu gen dị hợp tử Aa 100%, kiểu hình 100% hoa đỏ
F2: Kiểu gen: 1AA : 2 Aa : 1aa, Kiểu hình: 3 Hoa đỏ:1 Hoa trắng
F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 hoa đỏ:1 hoa trắng vì kiểu gen Aa biểu hiện kiểu hình giống kiểu gen AA
AA có kiểu gen đồng hợp cho kiểu hình hoa đỏ ->kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau là kiểu gen đồng hợp( kiểu gen đồng hợp trội AA, kiểu gen đồng hợp lặn aa)
Aa có kiểu gen dị hợp cho kiểu hình hoa đỏ->kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau là kiểu gen dị hợp.
-Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể
-Giải thích kết quả thí nghiệm: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh , đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
-Nội dung của quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử , mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.
-Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li: Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, không có đột biến xảy ra.
HIỆN TƯỢNG TRỘI KHÔNG HOÀN TOÀN
-Là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 trội: 2 trung gian : 1 lặn.
-VD: SGK
PHÉP LAI PHÂN TÍCH
-Khái niệm: Là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn
-Kết quả: 
Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp AA
Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp Aa
-Ý nghĩa của tương quan trội lặn:
-Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể sinh vật và người.
-Để xác định được tương quan trội lặn người ta sử dụng phép lai phân tích.
-Ý nghĩa: Dựa vào phép lai phân tích
+ Trong chọn giống nhằm đáp ứng nhu cầu : Xác định các tính trạng mong muốn và tập trung nhiều gen quý vào một kiểu gen để tạo giống có giá trị cao.
+Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra (ở F1) làm xuất hiện tính trạn sấu (tính trạng lặn) ảnh hướng tới phẩm chất và năng xuất vật nuôi cây trồng người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
1.Thí nghiệm
-Đem lai thứ đậu Hà Lan thuần chủng , khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản : Hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn
-Thí nghiệm: Sơ đồ SGK
-Phân tích kết quả thí nghiệm của MenĐen
 Kiểu hình F2
 Số hạt
Tỉ lệ kiểu hình F2
 Tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2
 Vàng -trơn
 315
 9/16
Vàng:xanh=(315+101)/(108+32)=3:1
 Trơn:nhăn=(315+108)/(101+32)=3:1
 Vàng-nhăn
 101
 3/16
 Xanh-trơn
 108
 3/16
 Xanh-nhăn
 32
 1/16
-Tỉ lệ của từng cặp tính trạng:
Vàng : xanh=3:1theo quy luât phân li của MenĐen thì tính trạng trội là vàng chiếm ¾, tính trạng lặn là xanh chiểm ¼.
-Trơn : nhăn= 3 : 1 theo quy luật phân li của MenĐen thì tính trạng trội là trơn chiếm ¾, tính trạng lặn là nhăn chiểm ¼.
-Nhận xét: Tỉ lệ các kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỉ lệ của từng tính trạng hợp thành nó.
+ Hạt vàng, trơn = 3/4 vàng x ¾ trơn = 9/16
+Hạt vàng, nhăn = 3/4 vàng x ¼ nhăn = 3/16
+Hạt xanh, trơn = 1/4 xanh x ¾ trơn = 3/16
+ Hạt xanh, nhăn = ¼ xanh x ¼ nhăn = 1/16
-Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 = 9:3:3:1 = (3:1) x (3:1) (tích tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng). Các tính trạng về màu sắc và hình dạng hạt phân li độc lập với nhau.
-Kết luận: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
2. Biến dị tổ hợp
Quan sát thí nghiệm ta nhận thấy:
-Ở F2 ngoài các kiểu hình giống bố mẹ ở P là vàng, trơn và xanh nhăn
- Xuất hiện thêm các tính trạng khác là xanh, trơn và vàng, nhăn được gọi là biến dị tổ hợp
- Biến dị tổ hợp :Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng của P đã làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp
-Ý nghĩa: Làm phong phú di truyền ở các loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính(giao phối)
3. MenĐen giải thích kết qủa thí nghiệm
-Ta có tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng ở F2 là:
Vàng: xanh= 3:1
Trơn: nhăn=3:1
-Từ kết quả thí nghiệm trên MenĐen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một nhân tố di truyền quy định. Ông quy ước gen
A: Hạt vàng, a: hạt xanh gen
B: Vỏ trơn, b: Vỏ nhăn
Kiểu gen vàng, trơn thuần chủng là: AABB. Kiểu gen xanh, nhăn thuần chủng là aabb
-Kết quả thí nghiệm được giải thích bằng sơ đồ: SGK
Kết quả: Tỉ lệ kiểu gen:
 1AABB: 2AABb:2AaBB:4AaBb:1aaBB:1AAbb:2Aabb:2aaBb:1aabb
Tỉ lệ kiểu hình:
 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
F1 x F1: AaBb x AaBb
AaBb mỗi bên cho 4 giao tử: AB, Ab, aB, ab
F2 có 4 x4 = 16 hợp tử
Phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng:
Kiểu hình F2
Hạt vàng, trơn
Hạt vàng, nhăn
Hạt xanh, trơn
Hạt xanh, nhăn
Tỉ lệ của mỗi kiểu gen ở F2
1AABBB: 2AaBB:
4AaBb:2AABb
1AAbb:2Aabb
1aaBB: 2aaBb
1aabb
Tỉ lệ của mỗi kiểu hình ở F2
9
3
3
1
-Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền(cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
-Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập:
+Các cặp nhân tố di truyền(cặp alen) nằm trên các cặp NST khác nhau. 
+Các cặp NST phân li ngẫu nhiên (độc lập)trong quá trình giảm phân
4. Ý nghĩa quy luật phân li độc lập
Trên thí nghiệm của MenĐen đã xuất hiện các biến dị tổ hợp đó là xanh, trơn và vàng , nhăn. Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do các cặp nhân tố di truyền của P tạo ra các kiểu gen khác P như: AAbb, aaBB, Aabb, aaBb.
Các loài sinh sản hữu tính trong tự nhiên có thể tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn thế vì chúng có rất nhiều gen và thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử-> sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo ra vô số kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu.
Ý nghĩa quan trọng: Giải thích được 1 trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen.
Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng trong chọn giống và tiến hóa.
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
I. Các quy luật di truyền
1.Tìm số loại giao tử và kiểu gen của các loại giao tử 
- Một cơ thể có n cặp gen dị hợp thì tối đa sẽ có 2n loại giao tử
-Muốn xác định kiểu gen của giao tử, chúng ta tiến hành kẻ sơ đồ phân nhánh. Cặp gen dị hợp có hai nhánh, cặp gen đồng hợp có 1 nhánh. Giao tử là các gen từ gốc đến ngọn.
VD1: AaBbdd B d : ABd
 A b d : Abd
 a B d : aBd
 b d : abd
VD2: Cơ thể có kg: AABbDdee giảm phân sẽ cho ra bao nhiêu loại giao tử? Loại gt mang kg Abde chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
TL: Cơ thể có kg trên có 2 cặp gen dị hợp nên có 22 = 4 loại. Mỗi loại chiếm t/l: ¼=25%
Loại gt mang gen ABde chiếm tl: 25%
2.Tìm số kiểu tổ hợp giao tử, số loại kiểu gen, số loại kiểu hình
-Muốn tìm số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình của một phép lai thì phải viết giao tử của phép lai đó, sau đó tiến hành kẻ bảng (gt đực x gt cái) để tìm đời con
-Số kiểu tổ hợp giao tử =số loại giao tử đực x số loại giao tử cái
VD: Ở phép lai Bố AaBb x mẹ Aabb
Cơ thể bố có 2 cặp gen dị hợp nen có 4 loại giao tử
Cơ thể mẹ có 1 cặp gen dị hợp nên có 2 loại giao tử
-> Số kiểu tổ hợp giao tử =4 x 2 =8 kiểu tổ hợp
-Số loại kiểu gen = tích số loại kiểu gen của mỗi cặp gen
VD: Ở phép lai Bố AaBb x mẹ Aabb có thể viết thành: = (Aa x Aa)(Bb x bb)
Ở cặp lai Aa x Aa, đời con có 3 loại kiểu gen là AA, Aa, bb
Ở cặp lai Bb x bb, dời con có 2 loại kg: Bb, bb
-> Số loại kg ở đời con = tích số loại kg của mỗi cặp = 3 x 2 = 6
-Số loại kiểu hình bằng tích số loại kiểu hình của mỗi cặp tính trạng
VD: Ở phép lai Bố AaBb x mẹ Aabb có thể viết thành: = (Aa x Aa)(Bb x bb)
Ở cặp lai Aa x Aa, đời con có 2 loại kiểu hình là k/h trội và k/h lặn
Ở cặp lai Bb x bb, dời con có 2 loại kiểu hình là k/h trội và k/h lặn
-> Số loại k/h ở đời con = 2 x 2 = 4 loại k/h
-Khi tính trạng trội hoàn toàn thì 1 kiểu hình có thể có nhiều kiểu gen nên số loại kiểu hình ít hơn số loại kiểu gen
VD: Ở phép lai bố AaBbdd x mẹ AabbDd
Cơ thể bố c ...  đến môi trường trong thời kì xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp.
Câu 50:
a.Hiện tượng tính trạng trội không hoàn toàn là gì?hãy nêu ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa từ P->F2 của phép lai 1 tính trạng với trường hợp tính trội không hoàn toàn.
b.So sánh quá trình nhân đôi ADN với quá trình sao mã (tổng hợp ARN)
c. Hãy cho biết đặc điểm cơ bản về kiểu gen, giới tính của trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng. Nghiên cứu trẻ đông fsinh có ý nghĩa gì?
d.Trình bày cơ chế phát sinh trẻ bị hội chứng Đao?
e.Phân biệt thường biến với đột biến?
Câu 51:
a.Thoái hóa giống là gì? Vì sao việc tự thụ phấn bắt buộc ở những giống giao phấn sẽ gây ra thoái hóa giống nhưng vẫn được sử dụng trong tạo giống mới?
b.So sánh trội hoàn toàn với trội không hoàn toàn?
c.Di truyền liên kết là gì? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống?
d.Tương quan trội lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
Câu 52: Trình bày cấu trúc của NST kép và những diễn biến cơ bản của NST kép trong giảm phân I.
Câu 53: Trình bày cấu trúc của protein. Vì sao nói protein quy định tính trạng của cơ thể sinh vật?
Câu 54:
a.Giới hạn sinh thái là gì?Trong giới hạn sinh thái có những khoảng giá trị nào?
b.Hãy nêu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật. Con người đã vận dụng hiểu biết về tác động của nhân tố ánh sáng vào sản xuất như thế nào?
Câu 55: 
a.Trình bày phương pháp xác định tính trạng trội , tính trạng lặn?
b.Menđen đã giải thích thí nghiệm của mình trong phép lai 1 cặp tính trạng , 2 cặp tính trạng ở đậu Hà Lan như thế nào? Vì sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên đậu Hà Lan?
Câu 56: 
a.trình bày những đặc trưng của bộ NST ở loài lưỡng bội. Những cơ chế nào giúp ổn định bộ NST 2n của loài qua các thế hệ?
b.Hãy chỉ ra 3 sự kiện trong giảm phân giúp tạo sự đa dạng của các loại giao tử.
c.Có ý kiến cho rằng những trẻ đồng sinh cùng trứng thì có kiểu gen và kiểu hình giống hệt nhau.Quan điểm trên có chính xác không, tại sao?
Câu 57: Hãy nêu mối quan hệ giữa gen, mARN, protein, và tính trạng.
Câu 58:
a.Người mang 3 NST 21 bị hội chứng nào?Giải thích cơ chế phát sinh hội chứng đó?
b.Phân biệt thể tam bội với thể lưỡng bội.
c.Những khó khăn và thuận lợi của việc nghiên cứu di truyền ở người? nêu 2 phương pháp nghiên cứu di truyền ở người?
Câu 59: 
a.Phép lai kinh tế là gì?Tại sao không dùng con lai kinh tế để làm giống?
b.Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỷ lệ đực/cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa giftrong thực tễn?
Câu 60: Quan sát 1 cây bưởi đang thời kì ra hoa, phát hiện bọ xít đang hút nhựa cây, nhện chăng tơ bắt bọ xít, tò vò đang bay săn nhện.
a.Hãy viết sơ đồ biểu diễn chuỗi thức ăn trên.
b.Trên ngọn cây bưởi, có nhiều rệp đang bám , quanh vùng rệp bám lại có nhiều kiến đen. Hãy cho biết mối quan hệ sinh thái giữa các loài: Cây bưởi, bọ xít, nhện, tò vò, rệp, kiến đen. Cho biết rệp tiết dịch cho kiến đen, kiến đen bảo vệ rệp.
Câu 61:
a.Môi trường là gì?Môi trường sống của các loài sinh vật sau đây thuộc loại môi trường nào?
-Bò rừng
-Giun đất
-Sán lá gan
b.Hãy nêu 2 nhân tố sinh thái vô sinh và 2 nhân tố sinh thái hữu sinh có tác động đến đời sống của một cây gỗ trong rừng.
Câu 62:
a.Lai phân tích là gì?Mục đích của phép lai phân tích ? Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiệm lai nào khác để xác định một cơ thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp hay thể dị hợp? Viết sơ đồ lai minh họa.
Câu 63: Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào? Trong cơ chế di truyền?Nếu vi phạm nguyên tắc trên sẽ dẫn tới hậu quả gì?
Câu 64: 
a.Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?
b.Nêu các nguyên nhân phát sinh bệnh, tật di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các bệnh, tật đó.
c.Công nghệ sinh học là gì?Công nghệ sinh học gồm những lĩnh vực nào?
Câu 65:
a.Hãy nêu mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài và mối quan hệ giữa các cá thể khác loài.
Câu 66:
a.Trình bày cấu trúc và chức năng của protein. Glucagon là phân tử protein được cấu tạo từ 1 chuỗi axit amin thì glucagon có cấu trúc tối đa bao nhiêu bậc? Giải thích.
b.So sánh đột biến với thường biến.
c.Phân biệt thể đa bội với thể lưỡng bội.
d.Thế nào là hiện tượng đồng sinh. Phân biệt đồng sinh cùng trứng với đồng sinh khác trứng. Vai trò của trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền ?
Câu 67: Môi trường nước có những đặc điểm cơ bản nào? Nêu những đặc điểm thích nghi của sinh vật sống trong nước?
Câu 68:
a.Giải thích vì sao đời con vừa nhận vật chất di truyền của bố, vừa nhận vật chất di truyền của mẹ?
b.Một bạn học sinh thấy rằng: Bố của bạn ấy có tóc xoăn và bạn ấy cũng có tác xoăn giống bố. Từ đó kết luận, bố đã truyền tính trạng tóc xoăn cho bạn ấy. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh đó có đúng không? Giải thích?
c.So sánh chọn lọc hàng loạt với chọn lọc cá thể?
d.Phân biệt NST kép với cặp NST tương đồng 
e.Trong quá trình phân bào , hãy cho biết:
-Ở những kì nào NST tồn tại ở dạng kép?
-Ở những kì nào , NST tồn tại thành từng cặp tương đồng?
Câu 69: 
a.Ưu thế lai là gì? Đặc điểm của ưu thế lai. Tại sao không dùng cơ thể có ưu thế lai cao để nhân giống?
b.Một quần thể thực vật, thế hệ ban đầu có thành phần kiểu gen là 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa. Hãy tính tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn.
Hướng dẫn: Thế hệ xuất phát của một giống có tỉ lệ kiểu gen là xAA + y Aa + z aa = 1.Qua quá trình tự thụ phấn thì ở thế hệ Fn , tỉ lệ kiểu gen là:
[x+ y( 1-1/2n) /2]AA + y(1/2n)Aa + [z + y( 1-1/2n) /2]aa
Vì cứ qua mỗi thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp (Aa) giảm đi ½.
Câu 70. Môi trường sống là gì? Có mấy loại môi trường? Vì sao khi chuyển sinh vật ra khỏi môi trường sống của nó thì sinh vật sẽ chết?
Câu 71: 
a.Hoạt động của NST ở giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân?
b.Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác với kết quả của giảm phân II?Trong 2 lần phân bào của giảm phân , lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm?
c. Nêu quy trình nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Câu 72: 
a.Thế nào là giới hạn sinh thái ? Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống trong khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu và khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh thái nào đó?
b.Mối quan hệ giữa giới hạn sinh thái với vùng phân bố và đời sống của sinh vật?
c. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền?
Câu 73: 
a.Biến dị tổ hợp là gì? Vì sao ở các loài sinh sản hữu tính có kiểu hình phong phú hơn so với các loài sinh sản vô tính?
b.Mô tả cấu trúc của gen. Nêu vai trò của các loại liên kết giữa các nucleotit trong gen.
Câu 74: Cơ chế NST xác định giới tính ở người được thực hiện như thế nào? Giải thích vì sao tỉ lệ sinh con trai/con gái là 1:1? Việc sinh con trai hay con gái do bố hay mẹ quyết định? Giải thích.
Câu 74: 
a.Kĩ thuật gen là gì?Gồm những khâu cơ bản nào
b. Hiện tượng thoái hóa là gì? Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa giống? Lấy ví dụ minh họa.
c. Trong thực tiễn sản xuất con người đã áp dụng những biện pháp gì để giảm cạnh tranh , nhằm đảm bảo năng xuất cây trồng, vật nuôi?
d.Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào?
e.Thế nào là “hiệu suất nhóm”? Lấy 1 ví dụ minh họa.
Câu 75: Nêu các bước khi tiến hành nhân giống vô tính trong ống nghiệm. Các cá thể được tạo ra bằng phương pháp này có đặc điểm gì?Giải thích?
Câu 76: 
a.Cấu tạo của phân tử ADN phù hợp với chức năng của nó như thế nào?
b.Bằng kiến thức về giảm phân và thụ tinh hãy giải thích sự đa dạng về kiểu gen, kiểu hình ở loài sinh sản hữu tính.
Câu 77: Xét các ví dụ sau đây:
1.Linh cẩu ăn hươu
2.Dây tơ hồng bám trên cây bụi
3.Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần rễ cây họ đậu
4.Chim ăn sâu non
5.Giun sống trong ruột người
6.Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến 
7.Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn
8.Các cây thông gần nhau liền rễ với nhau
9.Địa y
10.Một loài cỏ mọc quần tụ với nhau thành nhóm
a.Hãy cho biết:
-Những ví dụ nào thuộc mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?Giải thích
-Những ví dụ nào thuộc quan hệ cộng sinh?Giải thích
-Những ví dụ nào thuộc quan hệ hợp tác?Giải thích
-Những ví dụ nào thuộc quan hệ hội sinh?Giải thích
-Những ví dụ nào thuộc quan hệ kí sinh-vật chủ?Giải thích
b.So sánh mối quan hệ ở ví dụ 3 với mối quan hệ ở ví dụ 6
Câu 78: Giải thích vì sao luật hôn nhân gia đình lại cấm kết hôn trong vòng 3 đời? Nêu các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền ở người?
Câu 79:
a.Vận dụng kiến thức về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình phân tích vai trò của các nhân tố:”nước, phân , cần , giống” trong việc nâng cao năng xuất cây trồng, từ đó nêu ý nghĩa của việc đưa giống mới vào nông nghiệp để nâng cao năng xuất lúa trong bước tiến nhảy vọt về năng xuất lúa hiện nay.
Câu 80: 
a.Nguyên nhân phát sinh đột bến cấu trúc NST?Tại sao những biến đổi trong cấu trúc NST lại gây hại cho sinh vật?
b.Quá trình tổng hợp ADN và mARN có gì giống và khác nhau.
Câu 81:
a.NST được cấu trúc bởi những thành phần nào? Vì sao có thể dựa vào bộ NST để xác định một cơ thể sinh vật thuộc loài nào?
b.Hãy trình bày cấu trúc siêu hiển vi của NST. So sánh NST thường với NST giới tính.
c.Nêu ý nghĩa sinh thái các thành phần nhóm tuổi trong quần thể.
d.Dòng thuần chủng là gì?Trình bày phương pháp kiểm tra độ thuần chủng của dòng?
Câu 82: Giải thích vì sao hoa của những loài cây trồng từ hạt thường có màu sắc đa dạng hơn hoa của loài cây được trồng từ cành?
Câu 83: Cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân sẽ tạo ra những loại giao tử nào trong các trường hợp sau:
a.Tất cả các NST không phân li ở giảm phân 1, ở giảm phân 2 phân li bình thường.
b.Tất cả các cặp NST đều phân li bình thường , giảm phân 2 tất cả các NST đều không phân li.
Câu 84:
a.Giải thích vì sao giảm phân lại tạo ra được tế bào con có bộ NST n?
b. Tại sao ít sử dụng pp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống vật nuôi?
c.Nêu và giải thích những tác động của con người khiến 1 loài động vật có nguy cơ bị diệt vong. Nếu 1 loài động vật đang có nguy cơ bị diệt vong thì chúng ta cần phải có biện pháp gì để duy trì và phát triển loài này?
Câu 85: 
a.So sánh ADN với protein 
b.Tại sao trâu ăn cỏ, bò cũng ăn cỏ nhưng thịt trâu khác với thịt bò?
c.Có các loài sinh vật sau; Cỏ, ếch , thỏ, châu chấu, rắn, đại bàng, sán kí sinh ở động vật, giun đất, vi sinh vật phân giải.
a.Nêu điều kiện cần thiết để các loài sinh vật trên thành 1 quần xã sinh vật. 
b.Nếu loại bỏ hết cỏ thì quần xã đó sẽ bị biến đổi như thế nào?
c.Môi trường sống có ảnh hưởng như thế nào tới quần thể sinh vật?
d.Mức phản ứng là gì?Trình bày phương pháp xác định mức phản ứng của một kiểu gen?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_chuong_i_den_ix.docx