I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS hệ thống hoá kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy về sinh học cá thể và sinh học tế bào
- HS biết vân dụng kiến thức vào thực tế
2. Kĩ năng
Rèn kỹ năng thu thập thông tin, khái quát tổng hợp kiến thức và kỹ năng hoạt động nhóm
II. Chuẩn bị
Giáo viên chuẩn bị: Nội dung đáp án các bảng chuẩn kiến thức, PHT.
Học sinh: Kẻ sẵn các bảng
III. Phương pháp
Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Ngày soạn: 16/4/2022 Ngày giảng: 18/4/2022 (9B); 19/4/2022 (9A) Tiết 67. Bài 65 TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP (Tiếp) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS hệ thống hoá kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy về sinh học cá thể và sinh học tế bào - HS biết vân dụng kiến thức vào thực tế 2. Kĩ năng Rèn kỹ năng thu thập thông tin, khái quát tổng hợp kiến thức và kỹ năng hoạt động nhóm II. Chuẩn bị Giáo viên chuẩn bị: Nội dung đáp án các bảng chuẩn kiến thức, PHT. Học sinh: Kẻ sẵn các bảng III. Phương pháp Vấn đáp, thảo luận nhóm. IV. Tổ chức giờ học. 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ Không KT 3. Các hoạt động. Vào bài (1’): GV đặt vấn đề dẫn dắt vào bài học mới. Hoạt động 1: (18’) Sinh học cơ thể Hoạt động của thầy trò Nội dung - GV yêu cầu: + Hoàn thành bảng 65.1 và 65.2 SGK tr. 194 qua PHT số 1. Xây dựng sơ đồ tư duy từ nội dung 2 bảng. - HS tiến hành TLN lớn thống nhất ý kiến ghi vào PHT trong 7’. - GV: Theo dõi các nhóm hoạt động giúp đỡ nhóm yếu. - Đại diện nhóm chia sẻ, trao đổi bài chấm chéo kết quả. - GV thông báo kết quả, chiếu bài làm tốt, nhận xét. - GV nhận xét đánh giá hoạt động nhóm giúp đỡ HS hoàn thiện kiến thức qua HT sơ đồ tư duy. III. Sinh học cơ thể 1. Cây có hoa SĐTD gồm (CQSD + CQSS) 2. Cơ thể người SĐTD con người (Các cơ quan, hệ cơ quan) Đáp án bảng 65.1: Chức năng của các cơ quan ở cây có hoa Các cơ quan Chức năng Rễ Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây. Thân Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận khác của cây. Lá Thu nhận ánh sáng để quang hợp, tạo chất hữu cơ cho cây; trao đổi khí với môi trường ngoài và thoát hơi nước. Hoa Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả. Quả Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt. Hạt Nảy mầm thành cây con duy trì và phát triển nòi giống. Đáp án bảng 65.2: Chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan ở người Các cơ quan và hệ cơ quan Chức năng Vận động Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể giúp cơ thể cử động và di chuyển. Tuần hoàn Vận chuyển chất dinh dưỡng oxi vào tế bào và chuyển sản phẩm phân giải từ tế bào tới hệ bài tiết. Hô hấp Thực hiện trao đổi khí với môi trường ngoài cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. Tiêu hóa Biến đổi thức ăn thành những chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải các chất thừa không thể hấp thụ được. Bài tiết Thải ra ngoài cơ thể các chất dư thừa, không cần thiết hay độc hại cho cơ thể. Da Cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể Thần kinh và giác quan Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, bảo đảm cho cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn. Tuyến nội tiết Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể đặc biệt là các quá trình trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng đảm bảo tính ổn định của môi trường bên trong của cơ thể. Sinh sản Sinh con, duy trì và phát triển nòi giống * Hoạt động 2: (21’) Sinh học tế bào Hoạt động của thầy trò Nội dung - GV yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng SGK trang 195, liên hệ kiến thức, tiến hành TLN lớn trong 8’ hoàn thiện PHT số 2. - HS tiến hành thảo luận, chia sẻ - GV nhận xét - Yêu cầu HS thực hiện như mục III, hoàn thành sơ đồ tư duy. - HS thực hiện - GV nhận xét, chốt KT theo dạng sơ đồ tư duy. * GV lưu ý: Nhắc nhở HS khắc sâu kiến thức về các hoạt động sống của tế bào, đặc điểm quá trình các nguyên nhân giảm phân. II. Sinh học tế bào (SĐTD của 3 ND) Đáp án bảng 65.3: Chức năng của các bộ phận ở tế bào Các bộ phận Chức năng Thành tế bào Bảo vệ tế bào. Màng tế bào Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất. Chất tế bào Thực hiện các hoạt động sống của tế bào. Ti thể Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng. Lục lạp Tổng hợp chất hữu cơ. Ribôxôm Nơi tổng hợp protein. Không bào Chứa dịch tế bào. Nhân Chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Đáp án bảng 65.4: Các hoạt động sống của tế bào Các quá trình Vai trò Quang hợp Tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng. Hô hấp Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng. Tổng hợp prôtêin Tạo protein cung cấp cho tế bào. Đáp án bảng 65.5: Những điểm khác nhau cơ bản giữa NP và GP Các kì Nguyên phân Giảm phân Kì giữa Các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Kì sau Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào. Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc. Kì cuối Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST). - Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép. - Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n. Kết thúc Ý nghĩa: - Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau. - Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể. Ý nghĩa: - Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau. - Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài . - Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới. 4. Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà. a. Tổng kết. (3’) GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm. b. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1’) Ôn tập kiến thức trong chương trình sinh học 9. Hoàn thành nội dung các bảng SGK tr.196 + 197.
Tài liệu đính kèm: