1. Kiến thức
- Học sinh nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.
- Mô tả đựơc cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân.
- Nêu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
2. Kĩ năng
- Rèn cho hs kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. Kĩ năng làm việc nhóm
3. Thái độ.
- Giáo dục hs ý thức ham thích nghiên cứu khoa học. Tư duy khoa học biện chứng
4. Năng lực – phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
4.2. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương , đất nước.
CHƯƠNG II- NHIỄM SẮC THỂ Tiết 8: Bài 8: NHIỄM SẮC THỂ I. MỤC TIÊU: Qua bài học này hs đạt được: 1. Kiến thức - Học sinh nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. - Mô tả đựơc cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân. - Nêu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng. 2. Kĩ năng - Rèn cho hs kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. Kĩ năng làm việc nhóm 3. Thái độ. - Giáo dục hs ý thức ham thích nghiên cứu khoa học. Tư duy khoa học biện chứng 4. Năng lực – phẩm chất: 4.1. Năng lực: - Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống 4.2. Phẩm chất: - Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương , đất nước II. CHUẨN BỊ. Gv : Tranh phóng to hình 8.1 đến 8.5 SGK. - Máy chiếu. Bài soạn powerpoint. Hs : nghiên cứu trước nội dung bài học III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức * Kiểm tra sĩ số. * Kiểm tra bài cũ. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học 2.1. Khởi động. Yêu cầu hs thảo luận câu hỏi tình huống Bố mẹ, ông bà, tổ tiên đã truyền cho con cháu vật chất gì để con cháu giống với bố mẹ, ông bà, tổ tiên? Gv: Tổ chức trò chơi “bóng chuyền” Luật chơi: - Lần lượt từng học sinh sẽ nêu các đáp án của câu hỏi ( mỗi hs trả lời 1 đáp án sau đó chỉ định bạn tiếp theo trả lời ) cho đến khi tìm dược hs trả lời sai. Gv ghi các ý của hs ra góc bảng Gv tổng kết nhận xét phần thi và vào bài mới 2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1: TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA BỘ NHIỄM SẮC THỂ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, khăn trải bàn - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ - Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: KT trình bày 1 phút - Nhiễm sắc thể là gì ? - GV chốt khái niệm về NST.( NST là cấu trúc hiển vi trong nhân TB bị bắt màu bằng thuốc nhuộm kiềm tính ) - Yêu cầu HS đọc £ mục I, quan sát H 8.1 hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: - HS nghiên cứu phần đầu mục I, quan sát hình vẽ => trả lời câu hỏi - NST tồn tại như thế nào trong tế bào sinh dưỡng? Hs: thành cặp - Nhận xét hình dạng các NST trong mỗi cặp ? Hs: Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại từng cặp giống nhau về hình dạng kích thứơc - Thế nào là cặp NST tương đồng? - Nhận xét nguồn gốc mỗi NST ? Gv: NST tồn tại thành cặp tương đồng => các gen trên NST tồn tại thành cặp tương ứng - Phân biệt bộ NST lưỡng bội, đơn bội? Hs nghiên cứu thông tin-> trả lời - Yêu cầu HS quan sát H 8.2 bộ NST của ruồi giấm, đọc thông tin cuối mục I. Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: - Mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng ở con đực và con cái? - HS quan sát tranh, nêu được: có 4 cặp NST gồm: + 1 đôi hình hạt + 2 đôi hình chữ V + 1 đôi khác nhau ở con đực và con cái. - GV phân tích thêm: cặp NST giới tính có thể tương đồng (XX) hay không tơng đồng tuỳ thuộc vào loại, giới tính. Có loài NST giới tính chỉ có 1 chiếc (bọ xít, châu chấu, rệp...) NST ở kì giữa co ngắn cực đại, có hình dạng đặc trưng có thể là hình que, hình hạt, hình chữ V. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm ( khăn phủ bàn) và trả lời câu hỏi: - Nhận xét về số lượng NST trong bộ lưỡng bội ở các loài? - Số lượng NST có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không? Vì sao? - Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật? - HS trao đôi nhóm, nêu được: + Số lượng NST ở các loài khác nhau. + Số lượng NST không phản ánh trình độ tiến hoá của loài. Gv nhận xét , chốt kiến thức - NST là cấu trúc hiển vi trong nhân TB bị bắt màu bằng thuốc nhuộm kiềm tính - Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng ( giống nhau về hính dạng , kích thước - Trong cặp NST tương đồng, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. -Bộ NST lưỡng bội ( 2n ) là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng -Bộ NST đơn bội ( n ) là bộ NST của giao tử chỉ chứa 1 NSTcủa mỗi cặp tương đồng - Hình thành cho hs năng lực: năng lực quan sát, phân tích - Hình thành cho hs năng lực: năng lực hợp tác nhóm, chia sẻ thông tin, tổng hợp ý kiến - ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa con đực và con cái ở 1 cặp NST giới tính kí hiệu là XX, XY ( không tương đồng ) - Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng. Hoạt động 2: CẤU TRÚC CỦA NHIỄM SẮC THỂ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ - Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước Gv: NST có hình dạng đặc trưng ở kì giữa Gv hướng dẫn hs quan sát tranh cấu trúc NST . Yêu cầu: - Mô tả hình dạng, kích thước của NST ở kì giữa? HS quan sát và mô tả. - Gv hướng dẫn HS quan sát H 8.5 hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: KT trình bày 1 phút - Các số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST? - Mô tả cấu trúc NST ở kì giữa của quá trình phân bào? - GV giới thiệu H 8.4 - HS điền chú thích 1- 2 crômatit 2- Tâm động Gv nhận xét , chốt kiến thức - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa. + Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V. + Dài: 0,5 – 50 micromet, đường kính 0,2 – 2 micromet. + Cấu trúc: ở kì giữa NST gồm 2 cromatit gắn với nhau ở tâm động. + Mỗi cromatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn. - Hình thành cho hs năng lực: năng lực quan sát, năng lực tự tin trình bày ý kiến Hoạt động 3: CHỨC NĂNG CỦA NHIỄM SẮC THỂ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân - Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước - Yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi: Kt động não, trình bày 1 phút - NST có đặc điểm gì liên quan đến di truyền? - Hs khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức Gv giới thiệu thêm về chức năng NST. - NST là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. Những biến đổi về cấu trúc, số lượng NST đều dẫn tới biến đổi tính trạng di truyền. - NST có bản chất là ADN, sự tự nhân đôi của ADN dẫn tới sự tự nhân đôi của NST nên tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể. - Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trình bày ý kiến. 2.3. Hoạt động luyện tập. - Phương pháp: vấn đáp gợi mở - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân - Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước - Cho 1 HS đọc kết luận SGK Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Câu 1: NST là cấu trúc có ở: A. Bên ngoài tế bào B. Trong các bào quan C. Trong nhân tế bào D. Trên màng tế bào Câu 2: Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng: A. Hình que B. Hình hạt C. Hình chữ V D. Nhiều hình dạng Câu 3: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì: A. Vào kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau Câu 4: Ở trạng thái co ngắn, chiều dài của NST là: A. Từ 0,5 đến 50 micrômet B. Từ 10 đến 20 micrômet C. Từ 5 đến 30 micrômet D. 50 micrômet Câu 5: Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm: A. Một crômatit B. Một NST đơn C. Một NST kép D. cặp crômatit Câu 6: Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là: Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng Luôn co ngắn lại Luôn luôn duỗi ra Câu 7: Cặp NST tương đồng là: A.Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau 2.4. Hoạt động vận dụng. Thày cô tải đủ năm bộ giáo án trên Website: tailieugiaovien.edu.vn https://tailieugiaovien.edu.vn hoặc liên hệ số 0969 325 896 để được tư vấn nhé Còn nhiều giáo án các môn học khác từ lớp 1-12 trên website - Mô tả và vẽ lại bộ NST của ruồi giấm ? - Tại sao nói bộ NST của mỗi loài có tính đặc trưng ổn định? - Nêu vai trò của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền của các tính trạng? 2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng. - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Tìm hiểu thêm về cấu trúc NST qua Internet - Kẻ sẵn bảng 9.1 và 9.2 vào vở bài tập. - Đọc trước bài 10 – Nguyên phân. Tuần 5 Ngày soạn 14 tháng 9 Ngày dạy 21 tháng 9 Tiết 9 :Bài 9: NGUYÊN PHÂN I. MỤC TIÊU: Qua bài học này hs đạt được: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào. - Trình bày được những biến đổi cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân. - Giải thích được nguyên phân thực chất là phân bào nguyên nhiễm và ý nghĩa của nó đối vói sự duy trì bộ NST trong sự sinh trưởng của cơ thể 2. Kĩ năng: - Rèn cho hs phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước lớp 3. Thái độ: - Giáo dục hs ý thức ham thích nghiên cứu khoa học, liên hệ thực tế 4. Năng lực – phẩm chất: 4.1. Năng lực: - Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tự học - Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống 4.2. Phẩm chất: - Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Nhân ái, khoan dung II. CHUẨN BỊ Gv: - Tranh phóng to hình 9.1; 9.2; 9.3 SGK.- Bảng 9.2 ghi vào bảng phụ. Video clip nguyên phân - Máy chiếu. Bài soạn powerpoint. Hs : nghiên cứu trước nội dung bài học III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức * Kiểm tra sĩ số. * Kiểm tra bài cũ. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học 2.1. Khởi động. Gv: Tổ chức học sinh khởi động qua trò chơi “Chọn mặt gửi vàng”: Luật chơi: Gv đưa ra một số câu hỏi. Chỉ định 1 hs đứng tại chỗ trả lời câu hỏi thứ nhất, hs đó trả lời đúng sẽ được phép chỉ định bạn tiếp theo trả lời câu hỏi thứ 2.... cho đến hết câu hỏi Câu hỏi: - NST là gì? - NST tồn tại như thế nào trong tế bào sinh dưỡng? - Thế nào là cặp NST tương đồng? - Nhận xét nguồn gốc mỗi NST trong cặp tương đồng ? - Phân biệt bộ NST lưỡng bội, đơn bội? - Mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng ở con đực và con cái? - Nhận xét về số lượng NST trong bộ lưỡng bội ở các loài? - Số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không? - Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật? Gv nhận xét phần thi của hs, biểu dương hs làm tốt Mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định. Tuy nhiên hình thái của NST lại biế ... : 44A+XX (gái) , 44A+XY (trai) - Tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1 do số lượng giao tử (tinh trùng mang X) và giao tử (mang Y) tương đương nhau, xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử này với trứng X như nhau ->sẽ tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY ngang nhau. - Hình thành cho hs năng lực: năng lực hợp tác nhóm, năng lực trình bày ý kiến Hoạt động 3: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - PP: vấn đáp tìm tòi - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút - GV giới thiệu: bên cạnh NST giới tính có các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính. - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi: Kt trình bày 1 phút - Nêu những yếu tó ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính? Gv ; Rối loạn tiết hooc môn sinh dục sẽ làm biến đổi giới tính tuy nhiên cặp NST giới tính không đổi. ? Sự hiểu biết về cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính có ý nghĩa gì trong sản xuất? Gv nhận xét và chốt kết luận Gv giới thiệu về 1 số hiện tượng lệch lạc giới tính ở người - Có nên kì thị những người giới tính không rõ dàng? - Gv nhận xét và chốt - Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự tin trình bày ý kiến + ảnh hưởng của MT trong: Rối loạn tiết hooc môn sinh dục + ảnh hưởng của MT ngoài: Nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ CO2 ... cũng làm biến đổi giới tính. * ý nghĩa: giúp con người chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực, cái phù hợp với mục đích sản xuất. - Hình thành cho hs phẩm chất: Nhân ái, khoan dung 3. Hoạt động luyện tập, củng cố - Gọi hs đọc kết luận SGK Chọn Câu trả lời đúng Câu 1: Đặc điểm của NST giới tính là: A. Có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng B. Có 1 đến 2 cặp trong tế bào C. Số cặp trong tế bào thay đổi tuỳ loài D. Luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng Câu 2: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì NST giới tính: A. Luôn luôn là một cặp tương đồng B. Luôn luôn là một cặp không tương đồng C. Là một cặp tương đồng hay không tương đồng tuỳ thuộc vào giới tính D. Có nhiều cặp, đều không tương đồng Câu 3: Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là: A. XX ở nữ và XY ở nam B. XX ở nam và XY ở nữ C. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX D. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY Câu 4: Loài dưới đây có cặp NST giới tính XX ở giới đực và XY ở giới cái là: A. Ruồi giấm B. Các động vật thuộc lớp Chim C. Người D. Động vật có vú Câu 5: Ở người, thành ngữ ''giới đồng giao tử” dùng để chỉ: A. Người nữ B. Người nam C. Cả nam lẫn nữ D. Nam vào giai đoạn dậy thì Thày cô tải đủ năm bộ giáo án trên Website: tailieugiaovien.edu.vn https://tailieugiaovien.edu.vn hoặc liên hệ số 0969 325 896 để được tư vấn nhé Còn nhiều giáo án các môn học khác từ lớp 1-12 trên website 4. Hoạt động vận dụng Bài 1: Hoàn thành bảng sau: Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính. NST thường NST giới tính 1. Tồn tại 1 cặp trong tế bào sinh dưỡng. 2. ............ 3.............. 1........ 2. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng. 3. Mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể. Bài 2: Tại sao trên thực tế gặp nhiều gia đình chỉ có toàn con trai hoặc toàn con gái? Sinh trai hay gái có phải do người mẹ? 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Học bài và trả lời câu hỏi 3,4 SGK. - Làm bài tập 1,2,5 vào vở. - Đọc mục “Em có biết”. - Tìm hiểu thêm cở chế xác định giới tính qua internet Ngày soạn 28 tháng 9 Ngày dạy 5 tháng 10 Tiết 13 : Bài 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT I. MỤC TIÊU: Qua bài học này hs đạt được: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền. - Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moocgan và nhận xét kết quả thí nghiệm đó - Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống. 2. Kĩ năng: - Phát triển cho hs tư duy thực nghiệm – quy nạp. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ - Giáo dục hs ý thức ham học hỏi, hợp tác , chia sẻ. Có thế giới quan khoa học biện chứng 4. Năng lực – phẩm chất - Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT - Hình thành cho hs phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương , đất nước II. CHUẨN BỊ GV: Tranh phóng to hình 13.1 SGK. Máy chiếu Hs: ôn lại kiến thức lai hai cặp tính trạng của Menden III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động * Ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ : - Trình bày cơ chế sinh con trai hay con gái ở người? Quan niệm cho rằng sinh con trai, gái do người mẹ quyết định có đúng không? * Hoạt động khởi động Tổ chức học sinh khởi động qua câu hỏi - Cho 1 HS làm bài tập ở góc bảng: Viết sơ đồ lai: F1: Đậu hạt vàng, trơn AaBb x Đậu hạt xanh, nhăn aabb Gv Trong trường hợp các gen phân li độc lập, kết quả phép lai phân tích trên cho ra 4 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau. trong trường hợp các gen di truyền liên kết (cùng nằm trên 1 NST) thì chúng sẽ cho tỉ lệ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Thí nghiệm của Moocgan Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - PP: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin SGK và trả lời: - Tại sao Moocgan lại chọn ruồi giấm làm đối tượng thí nghiệm? - HS nghiên cứu mục 1 và nêu được: Ruồi giấm dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn, có nhiều biến dị, số lượng NST ít còn có NST khổng lồ dễ quan sát ở tế bào của tuyến nước bọt. - Yêu cầu HS nghiên cứu tiếp thông tin SGK và trình bày thí nghiệm của Moocgan. - 1 HS trình bày thí nghiệm. - Yêu cầu HS quan sát H 13, thảo luận nhóm và trả lời: - Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích? Hs; Vì đây là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang kiểu gen lặn - Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì? Hs: nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực. - Vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan cho rằng các gen quy định tính trạng màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST? Hs: Vì ruồi cái thân đen cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử, ruồi đực phải cho 2 loại giao tử => Các gen nằm trên cùng 1 NST. - So sánh với sơ đồ lai trong phép lai phân tích về 2 tính trạng của Menđen em thấy có gì khác? (Sử dụng kết quả bài tập). Hs: Thí nghiệm của Menđen 2 cặp gen AaBb phân li độc lập và tổ hợp tự do tạo ra 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab. - GV chốt lại kiến thức và giải thích thí nghiệm. - Hiện tượng di truyền liên kết là gì? GV giới thiệu cách viết sơ đồ lai trong trường hợp di truyền liên kết. Lưu ý: dấu tượng trưng cho NST. 2 gen B và V cùng nằm trên 1 NST. Nếu lai nghịch mẹ F1 với bố đen, cụt thì kết quả hoàn toàn khác. 1. Đối tượng thí nghiệm: ruồi giấm (Ruồi giấm dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn, có nhiều biến dị, số lượng NST ít) 2. Nội dung thí nghiệm: - Hình thành cho hs năng lực: năng lực quan sát, năng lực hợp tác nhóm, năng lực trình bày ý kiến Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST, cùng phân li trong quá trình phân bào, cùng tổ hợp trong thụ tinh. P: BV (Xám. dài ) X bv(Đen, cụt) BV bv GP: BV bv F1: BV ( 100% xám, dài) bv Đực F1: BV Xám, dài X bv Cái đen, cụt bv bv GF1: BV ; bv bv FB: 1 BV , 1 bv bv bv 1 xám, dài: 1 đen, cụt Hoạt động 2: Ý nghĩa của di truyền liên kết Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - PP: vấn đáp tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - GV nêu tình huống: ở ruồi giấm 2n=8 nhưng tế bào có khoảng 4000 gen. - Sự phân bố các gen trên NST sẽ như thế nào? - HS nêu được: mỗi NST sẽ mang nhiều gen. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: - So sánh kiểu hình F2 trong trường hợp phân li độc lập và di truyền liên kết? - ở DTLK có xuất hiện biến dị tổ hợp ? Hs thảo luận nhóm nêu được: PLĐL F2 cho 4 hiểu hình, DTLK F2 cho 2 kiểu hình - HS căn cứ vào kết quả của 2 trường hợp và nêu được: nếu F2 phân li độc lập sẽ làm xuất hiện biến dị tổ hợp, di truyền liên kết thì không. - ý nghĩa của di truyền liên kết là gì? Gv nhận xét và chốt kết luận - Hình thành cho hs năng lực: năng lực hợp tác nhóm Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST. Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau. 3. Hoạt động luyện tập, củng cố - Gọi hs đọc kết luận SGK Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Ruồi giấm được xem là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền vì: A. Dễ dàng được nuôi trong ống nghiệm B. Đẻ nhiều, vòng đời ngắn C. Số NST ít, dễ phát sinh biến dị D. Cả A, B, C đều đúng Câu 2: Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình: A. Đều có thân xám, cánh dài B. Đều có thân đen, cánh ngắn C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn D. Thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài Câu 3: Hiện tượng di truyền liên kết là do: A. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau B. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên cung một cặp NST C. Các gen phân li độc lập trong giảm phân D. Các gen tự do tổ hợp trong thụ tinh Câu 4: Khi cho các ruồi giấm F1 có thân xám, cánh dài giao phối với nhau, Mocgan thu được tỉ lệ kểu hình ở F2 là: A. 3 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn B. 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn C. 3 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài D. 1 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài Câu 5: Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên: A. Nhóm gen liên kết B. Cặp NST tương đồng C. Các cặp gen tương phản D. Nhóm gen độc lập 4. Hoạt động vận dụng 1. Di truyền liên kết là gì? 2. Khi nào thì các gen di truyền liên kết? Khi nào các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do? (Các gen cùng nằm trên 1 NST thì di truyền liên kết. mỗi gen nằm trên 1 NST thì phân li độc lập). => Di truyền liên kết gen không bác bỏ mà bổ sung cho quy luật phân li độc lập. 3. Ý nghĩa của di truyền liên kết? Hoàn thành bảng so sánh sau: Đặc điểm so sánh Di truyền độc lập Di truyền liên kết Pa (lai phân tích) Hạt vàng, trơn x Xanh, nhăn AABB aabb Xám, dài x Đen, cụt BV bv bv bv G Fa: - Kiểu gen - Kiểu hình Biến dị tổ hợp 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Học bài và trả lời câu hỏi 2,3,4 SGK. - Làm bài tập 3, 4 vào vở bài tập. - Tìm hiểu thêm về di truyền liên kết qua internet - Tìm xem các video về nguyên phân, giảm phân trên youtube
Tài liệu đính kèm: