Giáo án Tiếng Việt - Tập đọc – kể chuyện Ai có lỗi

Giáo án Tiếng Việt - Tập đọc – kể chuyện Ai có lỗi

I/ Mục tiêu:

A Tập đọc.

a) Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ mới: kiêu căng, hối hận, cam đảm.

- Nắm được diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện đó là phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

- Đọc trôi chảy cả bài.

- Đọc đúng các từ có vần khó, các từ dễ phát âm sai, cáctừ phiêm âm tên người nước ngoài.

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí. Biết phân biệt lời người kể và lới các nhân vật.

c) Thái độ:

 - Giáo dục cho Hs phải biết nhận lỗi, quan tâm giúp đỡ bạn.

B Kể chuyện.

 - Giúp Hs dựa vào trí nhớ và tranh, biết kể từng đoạn của câu chuyện. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

 - Rèn luyện khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

II/ Chuẩn bị:

 

doc 42 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt - Tập đọc – kể chuyện Ai có lỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .. . . 
Tập đọc – kể chuyện
Ai có lỗi?
I/ Mục tiêu:
A Tập đọc.
Kiến thức: 
- Nắm được nghĩa của các từ mới: kiêu căng, hối hận, cam đảm.
- Nắm được diễn biến của câu chuyện. 
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện đó là phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
Kỹ năng: Rèn Hs
Đọc trôi chảy cả bài.
Đọc đúng các từ có vần khó, các từ dễ phát âm sai, cáctừ phiêm âm tên người nước ngoài.
Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí. Biết phân biệt lời người kể và lới các nhân vật.
Thái độ: 
 - Giáo dục cho Hs phải biết nhận lỗi, quan tâm giúp đỡ bạn.
B Kể chuyện.
 - Giúp Hs dựa vào trí nhớ và tranh, biết kể từng đoạn của câu chuyện. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
 - Rèn luyện khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học và truyện kể trong SGK.
 Bảng viết sẵn câu, đoạn văn dài cần hướng dẫn.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
- Gv mời 2 Hs đọc bài “ Đơn xin vào Đội” và nêu nhận xét về cách trình bày lá đơn.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu nắm được cách đọc và đọc đúng các từ khó, câu khó.
Gv đọc mẫu bài văn
- Đoạn 1: đọc chậm rãi, nhấn giọng các từ: nắn nót, nguệch ra, nổi giận, càng tức, kiêu căng.
- Đoạn 2: Đọc nhanh, căng thẳng hơn, nhấn giọng: trả thù, đẩy, hỏng hết, giận đỏ mặt.
- Đoạn 3: Đọc chận rãi, nhẹ nhàng, nhấn mạnh: lắng xuống, hối hận.
- Đoạn 4, 5 nhấn giọng : ngạc nhiên, ngây ra, ôm chầm.
- Gv cho Hs quan sát tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv đọc từng câu.
Gv viết bảng: Cô-rét-ti, En-ri-cô.
-Gv mời Hs đọc từng đọan trước lớp.
Gv mời Hs giải thích từ mới: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây.
Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gv yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp.
Gv theo dõi Hs, hướng dẫn Hs đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu nội dung của bài, trả lời đúng câu hỏi.
- Gv đưa ra câu hỏi:
+ Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì?
+ Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
+ Vì sao En-ri-cô hối hận, muốm xin lỗi Cô-rét-ti?
- Gv nhận xét.
+ Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
- Gv cho Hs thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn?
+ Bố đã trách mắng Eân-ri-cô thế nào?
+ Lời trách mắng của bố có đúng không? Vì sao?
+ Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
- Gv chốt lại: 
 . Eân –ri-cô đáng khen vì cậu biết ân hận, thương bạn.
. Cô-rét-ti đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại bài học, qua việc các em sắm vai từng nhân vật.
- GV chia Hs ra thành các nhóm. Mỗi nhóm 3 Hs đọc theo cách phân vai
- Gv nhận xét nhóm đọc hay nhất.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn Hs kể từng đọn của câu chuyện theo tranh.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs dựa vào những bức tranh để nhớ và kể lại nội dung câu chuyện.
- Gv treo 5 tranh minh hoạ 5 đoạn của câu chuyện.
- Gv mời 5 Hs quan sát tranh và kể năm đoạn của câu chuyện.
Tranh 1:
Tranh 2:
Tranh 3:
Tranh 4:
Tranh 5:
- Gv và Hs nhận xét
- Tuyên dương những em Hs có lời kể đủ ý, đúng trình tự, lời kể sáng tạo.
Nêu lên những điểm các thể hiện chưa tốt cần điều chỉnh. Khi kể không nhìn sách mà kể theo trí nhớ.
 Gv hỏi: Em học được điều gì qua câu chuyện này?
Gv chia lớp thành 4 nhóm.
Cho Hs thi đua kể tiếp nói câu chuyện
Gv và Hs nhận xét.
Gv tuyên dương nhóm kể hay nhất.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs quan sát
Hs đọc nối tiếp nhau từng câu, mỗi Hs đọc từng câu dưới dạng nối tiếp nhau.
2, 3 Hs nhìn bảng đọc, cả lớp đọc ĐT.
Hs tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
Hs giải nghĩa từ.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Hs luyện đọc theo cặp.
Ba nhóm tiếp nốùi nhau đọc ĐT đoạn 1,2,3.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải.
Hs đọc thầm đoạn 1,2:
Em-ri-cô và Cô-rét-ti.
Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷa tay vào En-ri-co làm En-ri-cô viết hỏng. En-ti-cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô-Rét-ti, làm hỏng trang viết của Cô-rét-ti.
Hs đọc thầm đoạn 3:
Sau cơn giận En-ri-cô nghĩ lại, Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷa tay mình. Nhìn thấy áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn nhưng không đủ can đảm.
Hs đọc thầm đoạn 4:
Tan học, Cô-rét-ti đi theo, En-ti-cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thước cầm tay.Cô-rét-ti cười hiền hậu đề nghị “ Ta lại thân nhau như trước đi”.
Hs phát biểu tự do theo suy nghĩ của mình.
Hs đọc thầm đoạn 5:
Eân-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn laị giơ thước đánh bạn.
Rất đúng, vì người có lỗi phải xin lỗi trước.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện nhóm lên trình bày.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
Hs tiến hành đọc.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, thực hành.
Hs quan sát.
Hs kể.
1 Hs kể đoạn 1.
1 hs kể đoạn 2.
1 Hs kể đoạn 3.
1 Hs kể đoạn 4. 
1 Hs kể đoạn 5.
Hs nhận xét.
Bạn bè phải nhường nhịn lẫn nhau..
Phải can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với nhau.
Tổng kết – dặn dò.
Về tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài:Khi mẹ vắng nhà.
Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .. . . 
Tập viết
 – Âu Lạc
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa Ă, Â. Viết tên riêng “Âu Lạc” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị:	* GV: Mẫu viết hoa Ă, Â, L.
	 Các chữ Âu lạc và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nê vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết cách viết đúng con chữ trên bảng con.
Luyện viết chữ hoa.
- Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài: Ă, Â, L.
- Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Gv yêu cầu Hs viết từng chữ “ Ă, Â, L” trên bảng con.
Hs viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: Âu Lạc
 - Gv giới thiệu: Âu Lạc là tên nước ta thời cổ, có Vua An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa.
- Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
- Gv cho Hs viết bảng con.
- Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
- Gv giải thích câu tục ngữ: Phải biết nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, những người đã làm ra những thứ cho mình thừa hưởng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
- Gv nêu yêu cầu:
 + Viết chữ Ă: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viế chữ Â, L: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viế chữ Âu Lạc: 2 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu tục ngữ: 2 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là L. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
PP: Trực quan, hỏi đáp, giảng giải, thực hành.
Hs tìm.
Hs quan sát, lắng nghe.
Hs viết chữ vào bảng con.
Hs đọc: tên riêng Âu Lạc.
Hs tập viết trên bảng con.
Hs đọc câu ứng dụng:
 Aên quả nhớ kẻ trồng cây.
Aên khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng..
Hs viết trên bảng con các chữ: Aên khoai, Aên quả.
PP: Thực hành.
Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Hs viết vào vở
PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi. 
Đại diện 2 dãy lên tham gia.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Bố hạ.
Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .. . . 
 Chính tả
Nghe – viết : Ai có lỗi?
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Nghe viết chính xác đoạn 3 của bài “ Ai có lỗi”.
- Viết đúng tên riêng của người nước ngoài. 
- tìm đúng các từ có vần uênh, vần uyu.
Kỹ năng: Rèn Hs nghe viết đúng. Tránh viết thừa, viết thiếu từ.
Thái độ: Giáo dục Hs có ý .
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết nội dung BT3.
	 Vở bài tập.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: 
- GV mời 3 Hs lên viết bảng :ngọt ngào, ngao ngán, hiền lành, chìm nổi, cái liềm.
- Gv nhận xét bài cũ
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc một lần đoạn văn viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 2 –3 HS đọc lại đoạn viết.
 - Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Đoạn văn nói điều gì?
+ Tên riêng trong bài chính tả? 
+ Nhận xét về cách viết tên riêng nói trên?
- Gv hướng dẫn Hs viết bảng con : Cô-rét-ti, khuỷa tay, sứt chỉ.
Hs chép bài vào vở.
- Gv đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc từ 2 đến 3 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 ba ... Tại sao thầy giáo khuyên 2 bạn nhỏ phải mặc áo ấm, đội mũ, đi tất?
+ Hình 5: Điều gì đã khiến một bác sĩ đi qua phải dừng lại khuyên 2 bạn nhỏ đang ngồi ăn kem.
+ Hình 6: Khi bị viên khí quản, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nguyên nhân gì? Bệnh này thường có biểu hiện gì? Tác hại của nó?
- Gv chốt lại.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số cặp Hs lên trình bày. Nhóm khác bổ sung
- Gv giảng: Người bị viên phổi, viên khí quản thường bị ho sốt. Đối với trẻ em nếu không chữa trị kịp thời có thể gây tự vong do không thở được.
- Gv cho Hs thảo luận câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viên đường hô hấp?
- Gv chốt: Chúng ta phải mặc đủ ấm, không để lạnh cổ lạnh cổ, tay , chân, ăn đủ chất và không ăn đồ quá lạnh.
- Gv chốt lại
=> Các bệnh đường hô hấp thường gặp là: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Nguyên nhân : do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng. Cách đề phòng: giữ ấm cho cơ thể, giữ vệ sinh mũi họng, ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên.
 * Hoạt động 3: Trò chơi
- Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại kiến thức đã học.
- Gv cho Hs chơi trò chơi “ Bác sĩ”. Một Hs đóng vai bệnh nhân, một Hs đóng vai bác sĩ.
- Yêu cầu: Bệnh nhân kể những biểu hiện của bệnh. Bác sĩ nêu được tên bệnh
- Gv nhận xét.
PP: Thảo luận nhóm.
Hs trả lời.
Số mũi, ho, đau họng, sốt.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs quan sát hình trong SGK.
Hs trao đổi với nhau.
Hs làm việc theo cặp.
Hs nhận xét.
Hs lắng nghe.
Hs cả lớp thảo luận.
Hs trình bày.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs từng cặp lên chơi.
Hs nhận xét
5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Bệnh lao phổi.
Nhận xét bài học.
v Rút kinh nghiệm:
Thứ , ngày tháng năm 200
Hát nhạc.
Học hát : Bài Quốc Ca Việt Nam.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Hát đúng bài Quốc Ca Việt Nam (lời 2).
Kỹ năng: 
Hát đúng, hát hay.
Thái độ: 
Giáo dục ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Thuộc hai lời bài quốc ca.
 Bảng phụ, băng nhạc, máy nghe.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:Bài Quốc ca Việt Nam.
- Gv gọi 2 Hs lên hát lại bài Quốc ca Việt Nam. Và hỏi:
+ Ai là tác giả bài Quốc ca Việt Nam?
+ Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế naò?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Học hát Quốc ca Việt Nam lời 2.
a) Giới thiệu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu làm quen với bài Quốc ca Việt Nam.
- Quốc ca là bài hát trong nghi lễ chào cờ. Khi hát phải đứng nghiêm trang và hướng nhìm Quốc lì
- Gv giới thiệu hình ảnh Quốc kì và lễ chào cờ.
- Gv cho Hs nghe băng bài Quốc ca Việt Nam.
 - Gv cho hs tập đọc lời ca: Dùng bảng phụ chép sẵn lời bài hát. Sau đó cho Hs đọc đồng thanh lời 2 của bài hát.
 Dắt giống nồi quê hương qua nơi lầm than.
Đứng đều lên gông xích ta đập tan.
Từ bao lâu ta đã nuốt căm hờn.
- Gv chia Hs ra thành các nhóm nhỏ lần lượt Hs ôn luyện lời 2.
- Gv cho Hs hát lời 1 nối tiếp lời 2.
* Hoạt động 2: Hs đứng hát bài quốc ca.
- Mục tiêu: Giúp Hs hát đúng bài quốc ca với tư thế nghiêm trang.
- Gv yêu cầu Hs đứng Quốc ca Việt Nam với tư thế nghiêm trang như khi chào cờ.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm cho các em thi hát
- Gv nhận xét.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs lắng nghe.
Hs quan sát.
Hs nghe băng nhạc.
Hs đọc lời ca.
Hs ôn luyện theo từng nhóm nhỏ.
Hs hát lời 2 bài Quốc ca Việt Nam.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đứng lên hát Quốc ca Việt Nam.
Hai nhóm thi hát với nhau.
Hs nhận xét.
Tổng kềt – dặn dò.
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Bài ca đi học.
Nhận xét bài học.
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .. . . 
Thủ Công
Bài 2	: Gấp tàu thủy 2 ống khói 	Tiết :1
 MỤC TIÊU :
Kiến thức : HS biết cách gấp tàu thủy 2 ống khói.
Kỹ năng : Rèn HS gấp được tàu thủy 2 ống khói đúng quy trình kỹ thuật 
Thái độ : HS yêu thích gấp hình
CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
Mẫu tàu thủy 2 ống khói được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để HS cả lớp quan sát được ( 2 mẫu)
Tranh quy trình gấp tày thủy 2 ống khói.
Vận dụng để làm thao tác mẫu : giấy thủ công, kéo 
Học sinh :Giấy nháp hoặc giấy thủ công, kéo 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
.Khởi động : hát
Bài cũ : ( 1’)
Nhận xét việc thực hiện bọc vở của lớp.
Giới thiệu bài (2’)
GV giớ thiệu ghi tựa 
4.. Các hoạt động (28’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : (6’) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
Mục tiêu : HS nắm được đặc điểm, hình dạng của tàu thủy
GV gắn mẫu tàu thủy 2 ống khói.
Mẫu gấp tàu thủy 2 ống khói.
Nêu câu hỏi định hướng quan sát :
Màu sắc của tàu thủy ?
Nêu đặc điểm của 2 ống khói?
Hình dáng của mỗi bên thành tàu?
GV giải thích : hình mẫu chỉ là đồ chơi được gấp gần giống như tàu thủy. Trong thực tế, tàu thủy được làm bằng sắt, thép và có cấu tạo phức tạp hơnhiều.
GV gợi ý để HS suy nghĩ : Gấp chiếc tàu thủy như thế nào ?
Mẫu gấp tàu thủy 2 ống khói.
GV gọi 1 HS lên mở dần tàu thủy mẫu.
Hoạt động 2 : (19’) Hướng dẫn mẫu.
Mục tiêu : HS nắm được quy trình gấp tàu thủy 2 ống khói.
GV theo bẳng quy trình.
Yêu cầu HS nêu cách tạo tờ giấy hình vuông.
Bảng quy trình gấp tàu thủy 2 ống khói 
Tờ giấy thủ công hình chữ nhật và hình vuông
Yêu cầu HS dựa vào bảng quy trình nêu các bước thực hiện
GV ghi bước 1 lên bảng 
GV chỉ quy trình (hình 2) và câu hỏi :
Muốn có điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông ta làm thế nào ?
Mẫu hình vuông
Gọi HS lên thực hiện gấp, xác định điểm O và 2 đường dấu gấp giữa hình
GV ghi bước 2 lên bảng.
GV nêu câu hỏi : 
Các ký hiệu ở hình 2 cho ta biết gì ?
Em gấp vào như thế nào ?
GV thao tác gấp hình 3. Lưu ý HS cách miết hình.
GV đặt ướm hình vừa gấp vào hình vẽ ở quy trình. Yêu cầu HS nhận xét.
Hỏi : Nhìn ký hiệu ở hình 3, em sẽ thực hiện thao tác nào để gấp được hình 4 ?
GV gọi HS lên thực hiện gấp hình 4.
Yêu cầu HS nhận xét.
GV yêu cầu HS dựa vào hình 4 và nêu cách gấp hình 5 
Gọi 1 HS lên thực hiện gấp 
GV chốt lại cách gấp hình 5. Chú ý ở các nếp gấp. Yêu cầu HS so sanh hình vừa gấp với hình trong quy trình.
GV hỏi : ta gấp 4 đỉnh hình vuông vào điểm O bao nhiêu lần?
GV lật mặt sau và ướm vào hình 6 của quy trình.
GV gợi ý HS tìm hiểu cách gấp từ hình 6 sang hình 7 : em hay quan sát và so sánh hình 6 với hình 7
Mẫu gấp hình 6 
Nhận xét số ô vuông trong từng hình. Làm thế nào để tạo được hình 2 ống khói ?
GV vừa gấp hình 7 vừa nêu cách làm : cho ngón tay trỏ vào khe giữa của 1 ô vuông và dùng ngón cái đẩy ô vuông đó lên. Tương tự đối với ô vuông đối diện.
Lưu ý cách đẩy ô vuông lên để tạo được 2 ống khói.
GV tiếp tục gợi ý làm thế nào để gấp được tàu thủy có 2 ống khói ở giữa và 2 bên thành tàu có mũi tàu thẳng đứng ?
GV gấp mẫu hình 8 và nêu cách làm : lòng 2 ngón tay trỏ vào phía dưới 2 ô vuông còn lại để kéo sang hai phía. Đồng thời dùng ngón cái và ngón giữa của 2 tay ép vào.
Lưu ý HS sử dụng ngón tay để kéo 2 ô vuông còn lại sang 2 phía.
GV ghi bảng bước 3.
GV làm mẫu toàn bộ quy trình gấp tàu thủy 2 ống khói
Mẫu hình vuông để thao tác lại quy trình
Hoạt động 3 : (4’) luyện gấp nháp.
Mục tiêu : rèn HS gấp được tàu thủy theo quy trình.
GV chia nhóm 4 HS.
GV theo dõi sửa chữa.
Nhận xét 
Củng cố : (2’)
Yêu cầu HS nhắc lại các bước gấp.
Thi đua : gấp hình theo quy trình.
GV chia 3 nhóm. Nêu yêu cầu : gắn các hình gấp theo thứ tự. Nhóm nào thực hiện đúng và nhanh sẽ thắng
GV phát cho mỗi nhóm bảng ghi tên các hình.
GV tổng kết thi đua - tuyên dương
PP : Trực quan , vấn đáp
HS quan sát.
Màu xanh biển
2 ống khói ở giữa tàu và giống nhau.
Mỗi bên thành tàu có 2 hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng.
HS tiếp tục quan sát mẫu
HS mở dần mẫuvà nhận xét : sử dụng tờ giấy hình vuông để gấp.
HS theo dõi
Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật sao cho 1 cạnh của chiều rộng trùng với 1 cạnh của chiều dài, miết đường gấp và cắt bỏ phần giất thừa. Mở ra được hình vuông.
Bước 1 : Gấp cắt bỏ tờ giấy hình vuông.
Bước 2 : gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông
Bước 3 : gấp thành tàu thủy 2 ống khói
HS nhắc lại bước 1
Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần bắng nhau. Mở hình vuông ta được điểm O ở giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông
HS thực hiện và nêu.
HS nhắc lại bước 2
Gấp vào để tạo hình vuông mới
Gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào điểm O sao cho các cạnh gâp vào phải nằm đúng đường dấu gấp giữa hình
HS quan sát.
Hình vừa gấp giống hình 3 ở quy trình
Lật mặt sau gấp lần lượt 4 đỉnh hình vuông vào điểm O.
1 HS lên gấp
Nhận xét và so sánh hình 4 ở bảng quy trình.
Lật mặt sau tiếp tục gấp 4 đỉnh hình vuông vào điểm O.
HS thực hiện
HS rút ra nhận xét : 2 hình giống nhau.
3 lần. Từ hình 2 gấp để có hình 3, hình 3 gấp để có hình 4, hình 4 gấp để có hình 5 
HS nhận xét : lật mặt sau hình 5 được hình 6
HS thảo luận nhóm đôi.
HS trình bày cách làm và thực hiện thao tác gấp 2 ống khói.
Nhận xét
HS theo dõi. Nhận xét hình vừa gấp với hình 7 quy trình.
HS suy nghĩ và nêu cách làm
1 HS lên thực hiện gấp thử
nhận xét
HS theo dõi
HS nhắc lại bước 3 
HS theo dõi.
HS thực hiện gấp trên giấy nháp. 
1 HS nêu.
HS ngồi theo nhóm, thực hiện sắp xếp và gắn các hình theo thứ tự của bảng quy trình.
Nhóm nào xong xẽ lên gắn trên bảng lớp.
HS tham gia nhận xét.
DẶN DÒ : (1’)
Tập gấp tàu thủy 2 ống khói.
Chuẩn bị : tiết sau thực hành và trang trí sản phẩm, mang theo giấy màu, kéo, hồ dán, bút màu.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 02.doc