Giáo án Tin học Lớp 9 - Học kỳ II - Bài 9 đến 13 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tin học Lớp 9 - Học kỳ II - Bài 9 đến 13 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

HS nắm được

+ Vai trò của màu nền trang chiếu và cách tạo màu nền cho các trang chiếu.

+ Cách định dạng nội dung văn bản trên trang chiếu.

+ Tác dụng của mẫu bài trình chiếu và cách áp dụng bài trình chiếu có sẵn.

+ Các bước cơ bản để tạo nội dung cho bài trình chiếu.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

 Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính

 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

b. Năng lực chuyên biệt:

Sử dụng được màu nền và mẫu định dạng trên trang chiếu

Định dạng được nội dung văn bản

3. Phẩm chất

- Yêu quý bạn bè thầy cô, quan tâm, động viên khích lệ bạn bè, Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập

- Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân.

- Có trách nhiệm với công việc được giao ở lớp

- Có ý thức bảo quản và sử dụng hợp lí đồ dùng và tài sản chung và của bản thân.

 

docx 85 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 9 - Học kỳ II - Bài 9 đến 13 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
Bài 9: ĐỊNH DẠNG TRANG CHIẾU
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
HS nắm được 
+ Vai trò của màu nền trang chiếu và cách tạo màu nền cho các trang chiếu.
+ Cách định dạng nội dung văn bản trên trang chiếu.
+ Tác dụng của mẫu bài trình chiếu và cách áp dụng bài trình chiếu có sẵn.
+ Các bước cơ bản để tạo nội dung cho bài trình chiếu.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
b. Năng lực chuyên biệt: 
Sử dụng được màu nền và mẫu định dạng trên trang chiếu 
Định dạng được nội dung văn bản 
3. Phẩm chất
- Yêu quý bạn bè thầy cô, quan tâm, động viên khích lệ bạn bè, Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập
- Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân.
- Có trách nhiệm với công việc được giao ở lớp
- Có ý thức bảo quản và sử dụng hợp lí đồ dùng và tài sản chung và của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Máy tính, máy chiếu
2. Học sinh:
- Ôn tập bài cũ
- Chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Hình thành tư duy đầu tiên cho HS về định dạng 
b) Nội dung: Nhắc lại cách định dạng nội dung trên Word
c) Sản phẩm: HS có nhu cầu tìm hiểu về định dạng trang chiếu
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Hoạt động nhóm thảo luận tống nhất kết quả trên phiếu học tập.
*Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm thực hiện.
*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
- Gv: Để tạo được màu nền và sử dụng được các mẫu định dạng trên trang chiếu em làm như thế nào? Định dạng được văn bản trên trang chiếu có giống như Word hay không thì bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a) Mục tiêu: 
- Nắm được các bước chọn màu nền trang chiếu
- Sử được các mẫu định dạng trên trang chiếu
- Biết cách định dạng nội dung văn bản
b) Nội dung: Màu sắc trên trang chiếu, định dạng dữ liệu văn bản, sử dụng mẫu có sẵn.
c) Sản phẩm: Thực hiện thay đổi màu nền, định dạng nội dung văn bản trên trang chiếu và sử dụng mẫu có sẵn.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Tiến trình nội dung
a. Nội dung 1: Màu nền trang chiếu
*Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
- GV: Màu sắc trên trang chiếu gồm những gì ? 
- GV: Y/c hs quan sát  4 kiểu màu nền khác nhau trên trang chiếu (hình 3.14 sgk trang 76)
- HS; Quan sát
- Gv: Em có nhận xét gì về 4 dạng màu nền trên? 
- GV: Nên chọn màu nền sao cho phù hợp với nội dung của bài trình chiếu.
- HS: Lắng nghe 
- GV: Y/ C HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi: Để tạo màu nền cho một trang chiếu, ta thực hiện thao tác như thế nào?
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
- Màu sắc trên trang chiếu gồm màu nền trang chiếu và màu chữ (văn bản) 
- Có thể chọn một màu đơn sắc, hiệu ứng màu chuyển của hai hoặc ba màu, mẫu có sẵn hoặc hình ảnh để làm nền của trang chiếu.
- Thảo luận nhóm đôi và đại diện nhóm trả lời 
+ B1: Nháy chuột vào Design 🡪 Chọn nút    bên cạnh chữ  
+ B2: nháy chuột chọn   
+ B3:  Nháy chuột vào nút mũi tên bên phải mục Color 🡪 chọn màu thích hợp 
+ B4: nháy chuột chọn Appy to all để áp dụng màu nền cho mọi trang chiếu
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: 
b. Nội dung 2: Định dạng nội dung văn bản:
*Chuyển giao nhiệm vụ 2: 
- Gv: Treo bảng phụ, y/c HS quan sát một số định dạng văn bản trên trang chiếu
- HS: Quan sát
- Gv: Một số khả năng định dạng văn bản mà các em quan sát được?
- Gv: Y/ C HS quan sát tranh như Hình 3.17 SGK.  
- HS: Quan sát
- GV: Để thực hiện các lệnh định dạng trên dải lệnh home, ta thực hiện những thao tác nào? 
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập: 
- Một số khả năng định dạng văn bản
+ Chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ.
+ Căn lề (căn trái, căn phải, căn giữa trong khung chứa). 
+ Tạo các danh sách dạng liệt kê.
- Để thực hiện các lệnh định dạng trên dải lệnh home, ta thực hiện:
+ Chọn phần văn bản muốn định dạng bằng thao tác kéo thả chuột
+ Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ như B, I, U, font chữ, cỡ chữ, màu chữ, căn lề 
- GV: Em chọn màu chữ và màu nền như thế nào cho trang chiếu?
- HS: Chọn màu chữ và màu nền tương phản nhau để dễ đọc 
- GV: Y/c HS lấy ví dụ?
- HS: Nền xanh thì chữ vàng 
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
c. Nội dung 3: Sử dụng mẫu định dạng
*Chuyển giao nhiệm vụ 3: 
- GV: Hãy nêu tác dụng của mẫu bài trình chiếu? 
- GV: Y/c HS quan sát Hình 3.18 SGK trang 79 
- HS: Quan sát
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi: Để áp dụng các mẫu định dạng có sẵn em thực hiện như thế nào? 
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập: 
- HS: Giúp người dùng dễ dàng tạo các bài trình chiếu hấp dẫn. Sử dụng các mẫu đó, ta chỉ cần nhập nội dung cho các trang chiếu, nhờ thế tiết kiệm được thời gian và công sức.
- HS: Thảo luận nhóm đôi và đại diện nhóm trả lời 
+ B1: Nháy chuột chọn Design
+ B2: Nháy chuột vào nút   bên phải cạnh mẫu 
+ B3: Chọn mẫu thích hợp cho bài trình chiếu 
- Gv: yêu cầu HS các nhóm nhận xét 
- HS: Các nhóm nhận xét 
- GV: nhận xét 
- HS: Lắng nghe
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
1. Màu nền trang chiếu:
- Màu sắc trên trang chiếu gồm màu nền trang chiếu và màu chữ (văn bản).
Với phần mềm trình chiếu PowerPoint, để tạo màu nền cho một trang chiếu, ta thực hiện:
+ B1: Nháy chuột vào Design
 🡪 Chọn nút    bên cạnh chữ  
+ B2: nháy chuột chọn   
+ B3:  Nháy chuột vào nút mũi tên bên phải mục Color 🡪 chọn màu thích hợp 
+ B4: nháy chuột chọn Appy to all để áp dụng màu nền cho mọi trang chiếu 
Lưu ý: 
+ Để có một bài trình chiếu nhất quán, ta chỉ nên đặt một màu nền cho toàn bộ bài trình chiếu
+ Nên chọn màu nền sao cho phù hợp với nội dung của bài trình chiếu.
2. Định dạng nội dung văn bản:
- Một số khả năng định dạng văn bản gồm:
+ Chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ.
+ Căn lề (căn trái, căn phải, căn giữa trong khung chứa). 
+ Tạo các danh sách dạng liệt kê.
- Thao tác định dạng: 
+ Chọn phần văn bản cần định dạng 
+ Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng như B, I, U, font chữ, cỡ chữ, màu chữ, căn lề
* Lưu ý: Chọn màu chữ và màu nền tương phản nhau để dễ đọc 
Ví dụ: Nền đen thì chữ trắng, nền xanh thì chữ vàng, .
3. Sử dụng mẫu định dạng: 
- Các bước thực hiện:
+ B1: Nháy chuột chọn Design
+ B2: Nháy chuột vào nút   bên phải cạnh mẫu 
+ B3: Chọn mẫu thích hợp cho bài trình chiếu 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Nhớ lại kiến thức biết cách định dạng trang chiếu
b) Nội dung: Luyện tập
c) Sản phẩm: 
- Nhớ lại kiến thức vừa học
- Sử dụng kiến thức làm một số câu hỏi luyện tập
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: Nêu tác dụng của màu nền trang chiếu và định dạng văn bản trong một bài trình chiếu? 
*HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
- HS: Sử dụng màu nền trang chiếu và định dạng văn bản trong một bài trình chiếu giúp trang chiếu thêm sinh động và hấp dẫn.
- Gv: Hãy nêu các bước sử dụng mẫu định dạng có sẵn trên trang chiếu? 
*HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
- HS: 
+ B1: Nháy chuột chọn Design
+ B2: Nháy chuột vào nút   bên phải cạnh mẫu 
+ B3: Chọn mẫu thích hợp cho bài trình chiếu 
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
- Tác dụng của màu nền trang chiếu và định dạng văn bản trong một bài trình chiếu: Sử dụng màu nền trang chiếu và định dạng văn bản trong một bài trình chiếu giúp trang chiếu thêm sinh động và hấp dẫn.
- Các bước sử dụng mẫu định dạng có sẵn trên trang chiếu:
+ B1: Nháy chuột chọn Design
+ B2: Nháy chuột vào nút   bên phải cạnh mẫu 
+ B3: Chọn mẫu thích hợp cho bài trình chiếu 
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
a) Mục tiêu: - Nắm được cách sử dụng các lệnh định dạng văn bản để định dạng nội dung văn bản sao cho phù hợp với màu nền trang chiếu.
b) Nội dung: Vận dụng, mở rộng
c) Sản phẩm: 
- Mở rộng kiến thức của bài học
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: Để sử dụng các lệnh định dạng văn bản để định dạng nội dung văn bản sao cho phù hợp với màu nền trang chiếu em nên làm gì? 
- HS: 
+ Văn bản dễ đọc (nên dùng phông chữ có các chữ không chân như phông chữ Arial; Times New Roman cới cỡ chữ 40);
   + Văn bản có màu chữ nổi rõ trên màu nền các trang chiếu (màu văn bản tương phản với màu nền trang chiếu: Màu nền là màu xanh lam, màu chữ là màu đỏ (màu văn bản tương phản với màu nền trang chiếu);
   + Tiêu đề của các trang nội dung được định dạng như nhau, nội dung của các trang đó cũng được định dạng như nhau.
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
Bài thực hành 6: THÊM MÀU SẮC VÀ ĐỊNH DẠNG TRANG CHIẾU
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
+ Các thao tác tạo màu nền, áp dụng mẫu định dạng.
+ Định dạng được văn bản trên trang chiếu.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Định dạng được font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ trên trang chiếu
- Áp dụng được các mẫu định dạng trang chiếu được thiết kế sẵn
3. Phẩm chất
 - Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Có ý thức bảo quản và sử dụng hợp lí đồ dùng và tài sản chung và của bản thân.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: ... g dẫn.
+ GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát theo dõi và nhận xét bài làm của nhóm bạn thực hiện.
+ GV: Cho HS tự thực hiện theo cá nhân.
+ GV: Quan sát hướng dẫn và sửa sai cho các em.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV hoàn thiện dự án.
+ HS: Thiết lập dự án âm thanh theo chủ đề đã chuẩn bị.
+ HS: Thực hiện lệnh File à Save Project As để tạo một tệp dự án âm thanh mới.
+ HS: Dựa vào nội dung chuẩn bị ở trên thực hiện thu âm lời thuyết minh cho bức tranh.
+ HS: Dựa vào các bức tranh đã chuẩn bị đọc lời bình cho phù hợp với nội dung ý nghĩa của bức tranh theo chủ đề.
+ HS: Mỗi lời thuyết minh sau khi thu âm sẽ nằm trên một rãnh độc lập của dự án.
+ HS: Lần lượt thực hiện quá trình thu âm lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh.
+ HS: Thực hiện thao tác đã được tìm hiểu trong bài lý thuyết.
+ HS: Vì mỗi lời thuyết minh sau khi thu âm sẽ nằm trên một rãnh độc lập của dự án nên cần ghép thành một bài.
+ HS: Ghép các rãnh âm thanh phía dưới lên rãnh trên cùng bằng cách nối vào phía sau.
+ HS: Nháy chọn công cụ. Dùng chuột kéo thả phần âm thanh của rãnh bên dưới sang phải, sau đó đẩy lên rãnh trên. Dùng chuột để nối hai clips thành một.
+ HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV hoàn thiện dự án.
+ HS: Sử dụng nhạc nền đã chuẩn bị trong nội dung của tiết 1.
+ HS: Thực hiện lệnh File à Import à Audio, sau đó chọn tệp âm thanh là bản nhạc không lời.
+ HS: Tệp âm thanh này sẽ được đưa vào dự án như một rãnh mới phía dưới.
+ HS: Thực hiện thao tác theo sự hướng dẫn của GV.
+ HS: Thực hiện lệnh giảm âm lượng của rãnh này.
+ HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
+ HS: Cách thực hiện như sau: Dùng công cụ I, nháy chuột tại vị trí muốn tách và nhấn tổ hợp phím Ctrl + I (hoặc lệnh Edit à Cilp Boundaries à Split). Làm như vậy trên cả hai rãnh.
+ HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV các thao tác theo mẫu.
+ HS: Dùng lệnh File à Import à Audio để đưa bài hát đã chuẩn bị vào dự án.
+ HS: Bài hát sẽ nằm ở rãnh cuối cùng.
+ HS: Dùng công cụ I để chọn và cắt bỏ phần cuối của bài hát, chỉ để lại khoảng 10 – 15 giây đầu. Kéo âm thanh này ra giữa hai clip tương ướng với hai rãnh trên. 
+ HS: Quan sát GV thực hiện các thao tác trên.
+ HS: Thực hiện các thao tác theo từng cá nhân.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe.
+ HS: Thực hiện lệnh File à Export Audio, sau đó nhập tên tệp âm thanh (dạng .wav) để ghi ra sản phẩm cuối cùng.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe.
*Sản phẩm học tập:
1. Khởi động phần mềm Audacity, thiết lập dự án âm thanh.
2. Thu âm lời thuyết minh cho bức tranh. 
3. Ghép các lời thuyết minh thành một rãnh âm thanh hoàn chỉnh.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
+ HS: Một số HS lên bảng thực hiện các thao tác đã được hướng dẫn trên.
+ HS: Các bạn khác theo dõi và nhận xét bài làm của nhóm các bạn.
+ HS: Thực hiện các thao tác theo từng cá nhân.
+ HS: Thao tác dưới sự hướng dẫn của GV.
+ HS: Chú ý lắng nghe và sửa chữa những sai sót thường gặp.
+ HS: Một số HS lên bảng thao tác lại các nội dung đã chỉnh sửa. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tự đánh giá
- HS đánh giá chéo 
- GV nhận xét - Kết luận.
Thực hành
1. Khởi động phần mềm Audacity, thiết lập dự án âm thanh.
2. Thu âm lời thuyết minh cho bức tranh. 
3. Ghép các lời thuyết minh thành một rãnh âm thanh hoàn chỉnh.
4. Bổ sung thêm nhạc nền cho lời thuyết minh. 
5. Tách lời thuyết minh thành hai phần.
6. Đưa một bài hát vào khoảng giữa hai đoạn thuyết minh.
7. Xuất ra tệp wav tạo thành sản phẩm âm thanh hoàn chỉnh.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
b) Nội dung: Lọc tạp âm
c) Sản phẩm: Một sản phẩm âm thanh không chứa tạp âm
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu Hs lọc tạp âm trên file âm thanh đã tạo trên.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 1: Nhận biết, lấy mẫu tạp âm
- Đánh dấu đoạn âm thanh chỉ chứa tạp âm cần lọc
- Thực hiện lệnh Effect -> Noise Reduction
- Nháy chuột chọn nút Get Noise Profile trong hộp thoại.
Bước 2: Lọc tạp âm
- Đánh dấu toàn bộ đoạn âm thanh cần lọc tạp âm
- Thực hiện lệnh Effect -> Noise Reduction 
- Chỉnh sửa các thông số: + Noise Reduction: âm lượng cần lọc
+ Sensitivity: độ nhạy khi lọc
+ Frequancy smoothing: khả năng làm mịn kết quả
+ .
- Nháy chọn OK để tiến hành lọc tạp âm
*Sản phẩm học tập: 
- File âm thanh đã hoàn thiện, không còn tạp âm
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện từng nhóm báo cáo
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tự đánh giá
- HS đánh giá chéo 
- GV nhận xét - Kết luận.
Lọc tạp âm
Bước 1: Nhận biết, lấy mẫu tạp âm
- Đánh dấu đoạn âm thanh chỉ chứa tạp âm cần lọc
- Thực hiện lệnh Effect -> Noise Reduction
- Nháy chuột chọn nút Get Noise Profile trong hộp thoại.
Bước 2: Lọc tạp âm
- Đánh dấu toàn bộ đoạn âm thanh cần lọc tạp âm
- Thực hiện lệnh Effect -> Noise Reduction 
- Chỉnh sửa các thông số: + Noise Reduction: âm lượng cần lọc
+ Sensitivity: độ nhạy khi lọc
+ Frequancy smoothing: khả năng làm mịn kết quả
+ .
- Nháy chọn OK để tiến hành lọc tạp âm
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện tạo 1 tệp âm thanh thuyết minh 1 chủ đề của cuộc sống.
b) Nội dung: Tạo 1 tệp thuyết minh bằng phần mềm Audacity.
c) Sản phẩm: 1 tệp wav hoàn thiện.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Hãy thiết kế 1 bài thuyết minh với chủ đề em yêu thích bằng phần mềm Audacity có kết hợp lời thoại và nhạc nền, xuất ra tệp dạng wav không chứa tạp âm. 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thực hiện tại nhà 
*Sản phẩm học tập:
- 1 tệp wav hoàn chỉnh
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Báo cáo vào đầu tiết học tiếp theo. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tự đánh giá
- HS đánh giá chéo 
- GV nhận xét - Kết luận.
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
ÔN TẬP
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS ôn tập lại các kiến thức đã học
- Biết cách định dạng màu nền trang chiếu và nội dung văn bản trên trang chiếu
- Biết cách thêm hình ảnh vào trang chiếu và các thao tác với hình ảnh đó
- Biết cách tạo hiệu ứng động và hiệu ứng chuyển trang chiếu
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Tạo được màu nền trang chiếu theo yêu cầu; Định dạng được nội dung văn bản thống nhất trong bài trình chiếu
- Sử dụng được mẫu định dạng phù hợp yêu cầu
- THêm được hình ảnh để minh họa phù hợp nội dung; Thực hiện được các thao tác với hình ảnh, vị trí phù hợp trên trang chiếu
- Tạo được hiệu ứng chuyển trang chiếu, hiệu ứng động phù hợp, thống nhất trong bài trình chiếu
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
	- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, máy tính, máy chiếu
- Nội dung bài thực hành
2. Học sinh: 
- SGK, Bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: 
- Biết được các công việc phải làm để hoàn thiện bài trình chiếu
b) Nội dung: 
- Tạo màu nền, định dạng văn bản, thêm hình ảnh; tạo hiệu ứng
c) Sản phẩm: 
Bài trình chiếu hoàn chỉnh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Hoạt động nhóm thảo luận tống nhất kết quả trên phiếu học tập.
*Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm thực hiện.
*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
Câu hỏi:
GV cho HS xem bài trình chiếu (5 trang chiếu, mới chỉ có nội dung văn bản)
? Cần thực hiện những thao tác gì để hoàn thiện bài trình chiếu?
2. Hoạt động 2: Ôn tập 
a) Mục tiêu: 
Nêu được các thao tác cần thực hiện để hoàn thiện bài trình chiếu
b) Nội dung: 
Cách thực hiện các thao tác trên
c) Sản phẩm: 
Kể tên được các thao tác cần thực hiện để hoàn thiện bài trình chiếu và cách thực hiện các thao tác đó
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 2.1: (Tên hoạt động)
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
? Để hoàn thiện bài trình chiếu trên, em cần thực hiện các thao tác gì?
? Thực hiện thao tác mẫu
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
 *Sản phẩm học tập:
+ Định dạng nội dung văn bản
+ Tạo màu nền
+ Chèn hình ảnh
+ Tạo hiệu ứng chuyển, hiệu ứng động
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: 
I. Ôn tập
+ Định dạng nội dung văn bản
+ Tạo màu nền
+ Chèn hình ảnh
+ Tạo hiệu ứng chuyển, hiệu ứng động
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
Thực hiện được các thao tác với bài trình chiếu:
+ Định dạng nội dung văn bản
+ Tạo màu nền
+ Chèn hình ảnh
+ Tạo hiệu ứng chuyển, hiệu ứng động
b) Nội dung: 
	Thực hiện được các thao tác trên phần mềm trình chiếu
c) Sản phẩm: 
	Bài trình chiếu hoàn chỉnh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sao chép cho HS file bài trình chiếu đã có nội dung văn bản => HS thực hiện các thao tác để hoàn thiện bài trình chiếu
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thưc hiện thao tác trên máy tính theo nhóm đã phần công
*Sản phẩm học tập:
Bài trình chiếu hoàn chỉnh
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Nhóm báo cáo
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
GV chiếu một bài tập minh họa:
Hs thực hiện các thao tác trên máy tính:
+ Định dạng nội dung văn bản
+ Tạo màu nền
+ Chèn hình ảnh
+ Tạo hiệu ứng chuyển, hiệu ứng động
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Luyện các thao tác với bài trình chiếu
b) Nội dung: Tạo được bài trình chiếu hoàn chỉnh
c) Sản phẩm: Bài trình chiếu
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS: Tạo bài trình chiếu hoàn chỉnh, nội dung là chủ đề tự chọn (học tập, du lịch, giải trí).
Nộp qua mail cho GV để chấm điểm
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
KIỂM TRA HỌC KỲ 2
Thời gian thực hiện: 01 tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_9_hoc_ky_ii_bai_9_den_13_nam_hoc_2020_20.docx